Sunday, 25 March 2018

LỊCH-SỬ HẢI-QUÂN Việt-Nam Cộng-Hòa (V.N.C.H.) - Điệp Mỹ Linh



CHƯƠNG  I

SƠ LƯỢC LỊCH-SỬ HẢI-QUÂN
Việt-Nam Cộng-Hòa (V.N.C.H.)


image001

Theo thỏa ước được ký tại Paris ngày 30-12-1949 giữa chính phủ Việt-Nam và Pháp, quân đội Việt-Nam được thành lập.Trong sự tổ chức và huấn luyện để hình thành quân đội Việt-Nam thuần nhất, Hải-Quân Việt-Nam ra đời.
Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa (V.N.C.H.) ra đời và trưởng thành theo những diễn tiến sau đây:

1950.- Một số rất ít thanh niên Việt-Nam được gửi sang Pháp thụ huấn tại trường Hải-Quân Pháp. (The Naval Academy in Brest).

1951.- Dự án về một Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Việt-Nam được khởi xướng. Cũng trong năm này, hai đơn vị Hải-Quân chiến đấu được dự trù sẽ thành lập.
Tháng 11-1951, công cuộc xây cất Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nhatrang bắt đầu,

1952.- 350 nhân viên được tuyển lựa; một số ít được gửi sang thụ huấn tại The Naval Academy in Brest; và năm mươi người trở thành hạ sĩ quan.
- Tháng 3  ngày 6, Hải-Quân Việt-Nam chính thức ra đời.
- Tháng 5 ngày 20, Bộ-Tư-Lệnh Hài-Quân được thành lập.
- Tháng 7 ngày 12, Đô-Đốc Ortoli khánh thành Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang. Cũng trong tháng này, Hải-Quân Việt-Nam nhận lãnh trách nhiệm trên sông và dọc bờ biển.
- Tháng 9, chín sĩ quan Hải-Quân Việt-Nam đầu tiên – khóa I Hải-Quân Nha-Trang, được huấn luyện tại Việt-Nam –tốt nghiệp và ra đơn vị phục vụ. Khóa này gồm một số cựu sinh viên Hàng-Hải Thương-Thuyền.
- Tháng 10, sáu ứng viên được tuyển chọn để theo học tại The Naval Academy in Brest.


1953.- Trong chiều hướng bành trướng quân đội Việt-Nam, Hải-Quân Việt-Nam được tăng thêm hai đơn vị chiến đấu – đã được dự trù từ năm 1951. Cũng trong thời gian này, vấn đề được đặt ra là Bộ-Binh hay Hải-Quân kiểm soát các giang đỉnh. Vấn đề này khiến Phó-Đề-Đốc Auboyneau nảy sinh ra ý kiến và đề nghị thành lập đơn vị Thủy-Quân Lục-Chiến.
- Tháng 4 ngày 10, đơn vị Hải-Quân Việt-Nam đóng tại Cần-Thơ là đơn vị Hải-Quân đầu tiên mang Quốc-Kỳ Việt-Nam. Đơn vị này được trang bị:
1 Soái-đỉnh (Command).
2 Quân-vận-đỉnh (LCM – Langding Craft Mechanized)
2 Trung-vận-đỉnh (LCVP–Langding Craft Vehicle and Personnel).
- Tháng 4, Pháp chuyển giao cho Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang một giang-pháo-hạm (LSIL – Langding Ship, Infantry, Large). Chiến hạm này mang cờ Pháp.
- Tháng 6, đơn vị Hải-Quân tại Vĩnh-Long hoạt động. Lúc này sự tranh luận về Quốc-Kỳ trên kỳ đài của các chiến đỉnh bột phát giữa hai chính phủ Việt-Nam và Pháp.

1954.-
- Tháng 1, Hải-Quân Việt-Nam có 22 sĩ quan và 684 đoàn viên.
- Tháng 2 ngày 11, vấn đề Quốc-Kỳ được giải quyết thỏa đáng. Pháp chuyển giao cho Hải-Quân Việt-Nam 3 Trục-Lôi-Hạm (YMS – Auxiliary Motor Minesweeper):
HQ 112 Chương Dương.
HQ 113 Bạch-Đằng.
HQ 114 Hàm-Tử.
- Tháng 3, Hải-Quân Việt-Nam nhận thêm:
2 Hải-Vận-Đỉnh (LCU – Landing Craft Utility).
Hải-Đoàn 22 Xung-Phong.
- Tháng 7, hai căn cứ tiếp vận được thành lập; một tại Hải-Phòng; một tại Saigon. Hải-Quân Việt-Nam có 45 sĩ-quan và 975 đoàn viên.
- Tháng 8, Pháp chuyển nhượng Hải-Đoàn 25 Xung-Phong.
- Tháng 10 ngày 30, Hải-Quân Việt-Nam có 131 sĩ quan và sinh viên sĩ quan cùng 1353 thủy thủ. Trong số này, 86 sinh viên sĩ quan và 233 thủy thủ được thụ huấn tại Việt-Nam và Pháp.
Khi chiến tranh Việt Pháp kết thúc, Pháp đã chuyển giao cho Hải-Quân Việt-Nam:
4 Hải-Đoàn Xung-Phong.
2 căn cứ tiếp vận.
Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quan Nha-Trang.
2 giang-pháo-hạm HQ 330 Lôi Công và HQ 331 Tầm Sét
300 Wizards (Wizard dài 20 feet, võ bằng nhựa, máy 25 mã lực, chạy bằng dầu cặn).
Hải-Quân Hoa-Kỳ đã xuất hiện tại Việt-Nam từ tháng 8 năm 1950 với một thành phần rất nhỏ, gồm 08 sỹ quan trong MAAG (Military Assistance Advisory Group); nhưng mãi đến năm 1954 quân nhân Hoa-Kỳ mới trở thành cố vấn cho Hải-Quân Việt-Nam.

1955.-
- Tháng 6 ngày 30, Thủ-Tướng Ngô-Đình-Diệm bổ nhiệm Tướng Trần-Văn-Đôn chỉ huy Hải-Quân.
- Tháng 8 ngày 20, Thủ-Tướng Ngô-Đình-Diệm chỉ định Hải-Quân Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ Tư-Lệnh Hải-Quân kiêm Tư-Lệnh Thủy-Quân Lục-Chiến.
Ngay khi vừa nhận chức, Tư-Lệnh Hải-Quân Lê-Quang-Mỹ bổ nhiệm sĩ quan Hải-Quân Việt-Nam vào những chức vụ then chốt, thay thế sĩ quan Pháp.
Kể từ tháng này, mỗi năm Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang đào tạo khoảng 1.200 nhân sự các cấp.
- Tháng 11 ngày 7, Pháp chuyển giao Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang cho Hải-Quân Việt-Nam.
- Tháng 12 ngày 7, để bành trướng những hoạt động ở sông rạch, mỗi Hải-Đoàn được trang bị:
6 LCM.
4 LCVP.
6 Hors-bord có vận tốc cao.
Hải-Quân Việt-Nam tiếp nhận hai trợ-chiến-hạm (LSSL – Landing Ship Support Large).
Thời điểm này Hải-Quân Việt-Nam có 4.000 nhân sự, kể cả 1837 Thủy-Quân Lục-Chiến.
Cũng trong năm này, Hải-Quân Việt-Nam thành lập 3 Lực-Lượng chính yếu: Hải-Trấn, Hải-Lực và Giang-Lực.
Bộ-chỉ-huy của ba Lực-Lượng này đều đặt tại Saigon.

1.- HẢI-TRẤNgồm có:
Ø  04 Duyên-Khu. Bộ chỉ huy của mỗi Duyên-Khu đặt tại Phú-Quốc, Nha-Trang, Vũng-Tàu, Đà-Nẵng.
Ø  Trung-Tâm Huấn-Luyện Nha-Trang.
Ø  03 thủy xưởng tại Saigon, Cần-Thơ và Đà-nẵng.

2.- HẢI-LỰCgồm có:
Ø  5 PC (Patrol Craft or Submarine Chaser) Hộ-Tống-Hạm: HQ 6 Vân-Đồn, HQ 1 Chi-Lăng, HQ 2 Vạn Kiếp, HQ 3 Đống-Đa I, HQ 4 Tụy Động, HQ 5 Tây-Kết và HQ 7 Đống-Đa II.
Ø  03 YMS trục-lôi-hạm: HQ 211 Hàm-Tử, HQ 112 Chương-Dương, HQ 113 Bạch-Đằng.
Ø  02 LSSL Trợ-Chiến-Hạm: HQ 225 Nỏ Thần và HQ 226 Linh Kiếm.
Ø  04 LSM (Landing Ship Medium) Hải-Vận-Hạm: HQ 400 Hát-Giang, HQ 401 Hàn-Giang, HQ 402 Lam-Giang, HQ 403 Ninh-Giang.
Ø  10 WBP (Coast Guard Patrol Cutters)

3.- GIANG-LỰC gồm có05 Hải-Đoàn. Mỗi Hải-Đoàn được trang bị:
5 quân-vận-đỉnh.
4 trung-vận-đỉnh.
5 hô-bo ( Hors-bord)
4 giang-pháo-hạm.
5 hải-vận-đỉnh.
4YTL (Harbor Craft)
Hậu cứ của Hải-Đoàn được đặt tại Cần-Thơ, Mỹ-Tho, Vĩnh-Long và Long-Xuyên.
Tháng 12 ngày 21, Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam Lê-Quang-Mỹ công bố sự hình thành của Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam.

1956.-Lực-Lượng Hải-Thuyền được đề xướng nhưng chưa được phê chuẩn.
Hải-Lực nhận được 05 LSIL(Giang-Pháo-Hạm): HQ 327 Long-Đạo, HQ 328 Thần-Tiễn, HQ 329 Thiên Kích. HQ 330 Lôi-Công và HQ 331 Tầm Sét.

1957.-Tháng 5, sĩ quan Hải-Quân Pháp cuối cùng rời Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang, giao hoàn toàn trọng trách huấn luyện cho sĩ quan Hải-Quân Việt-Nam.
Hải-Quân Việt-Nam nhận: 02 LCM, 01 LSSL HQ 227 và nhiều MLC. MLC (Modified Landing Craft – loại tiểu đỉnh có khả năng chạy trên sông và trên ruộng lúp xúp nước).
Hầu hết những giang đỉnh và chiến hạm này đều do Hoa-Kỳ viện trợ cho Pháp trong thời kỳ chiến tranh Đông-Dương và lúc này Pháp giao lại cho Việt-Nam. Điều rất buồn cười là khi chuyển giao những chiến hạm và tiểu đỉnh đó cho Hải-Quân Việt-Nam, Hải-Quân Pháp – không hiểu nguyên do nào – đã phá hoại bằng cách bỏ cát trong dầu chạy máy hoặc nhận bùn vào các ống dẫn dầu, khiến một số chiến hạm chỉ xử dụng được một thời gian ngắn rồi phế thải!

1958.- Khóa sĩ quan Hải-Quân Việt-Nam đầu tiên – khóa 8 Hổ-Cáp –  được chính sĩ quan Hải-Quân Việt-Nam tuyển mộ và huấn luyện.

1959.- Lực-Lượng Hải-Thuyền được thành lập.
Thời gian này Giang-Lực có tổng cộng 96 giang-đỉnh, tổ chức thành 05 Hải-Đoàn.
 Hải-Lực nhận thêm: 03 MSC (trục-lôi-hạm): HQ 114 Hàm-Tử II, HQ 115 Chương-Dương II.Và HQ 116 Bặch-Đằng II.
Nâng tổng số chiến hạm và chiến đỉnh đủ loại lên đến 119 chiếc.
Nhiều sĩ quan, hạ-sĩ-quan được gửi sang Hoa-Kỳ tu nghiệp. Những sĩ quan cao cấp tu nghiệp tại The Naval War College ở Newport, Rhode Island. Vị sĩ quan đầu tiên theo học tại The Naval War College là Hải-Quân Trung-Tá Trần-Văn-Chơn. Sĩ quan trung cấp tu nghiệp tại U.S. Naval Postgraduate School ở Monterey, California.

1960.-Thêm 40 sĩ-quan và 60 hạ-sĩ-quan được gửi sang Hoa-Kỳ tu nghiệp.
Hải-Quân Việt-Nam cũng gửi một toán tình-nguyện-quân sang Đài-Loan thụ huấn về U.D.T. (Underwater Demolition Team) để trở thành những Biệt-Hải đầu tiên của Hải-Quân.
·         Tháng 4 ngày 2, 45 tân sĩ quan Hải-Quân khóa 8 Hổ-Cáp ra trường.
·         Tháng 07, khóa đầu tiên với 400 đoàn viên Hải-Thuyền được tuyển mộ và huấn luyện tại Đà-Nẵng, dưới sự chỉ huy của Hải-Quân Trung-Úy Nguyễn-Văn-Thông.
·         Tháng 12, bốn Duyên-Đoàn đầu tiên được thành lập và đóng tại Cửa Việt, Huế, Đà-Nẵng và Hội-An.
Cũng trong năm nay, Lực-Lượng Hải-Thuyền thật sự ra đời.
Thời gian này, Lực-Lượng Giang-Cảnh cũng được thành lập với:
18 tiểu đỉnh STCAN (French-designed River Patrol Craft), 04 LCM và 08 LCVP.
Hải-Quân Trung-Tá Chung-Tấn-Cang là vị sĩ quan thứ hai được tu nghiệp tại U. S. Naval War College. Từ thời gian này trở về sau, mỗi năm, một sĩ quan cao cấp Hải-Quân được theo học tại Đại-Học Quân-Sự này.
Hải-Quân nhận 1 Hộ-Tống-Hạm (PC –Patrol Craft) HQ 6 Vân-Đồn.

1961.-Liên Đội Người Nhái được thành lập.
Chương trình MAP (Military Assistance Program) chấp thuận 406 sĩ quan Hải-Quân Việt-Nam du học Hoa-Kỳ về tất cả các ngành chuyên môn của Hải-Quân. Ngoài ra, nhiều sĩ quan được đưa ra thực tập trên những chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ.
Lúc này Hải-Quân Việt-Nam có gần 6.000 quân, kể cả sĩ quan, hạ-sĩ-quan và đoàn viên.
Lực-Lượng Hải-Thuyền có 80 ghe đủ loại, tuần tiểu từ vùng I Duyên-Hải, bên này vĩ tuyến 17.
Hải-Lực nhận: Hải-Vận-Hạm Hương-Giang HQ 404 và 01 PCE HQ 7.
Tổng số chiến hạm của Hải-Lực là 21 chiếc.

1962.- Tháng 2, Bộ-Chỉ-Huy Lực-Lượng Giang-Phòng được thành lập và đặt trực thuộc Bộ-Tư-Lệnh Địa-Phương-Quân.
Lực-Lượng Hải-Thuyền bành trướng với: 800 đoàn viên, 28 Duyên-Đoàn, 61 ghe chủ-lực, 200 ghe di-cư, 320 ghe buồm.
23 ghe chủ-lực đang đóng.
Ghe chủ-lực chạy bằng dầu cặn, máy 225 mã lực.
Tháng 6, Lực-Lượng Giang-Phòng nhận 145 LCVP để trang bị cho 24 Đại-Đội Tuần-Giang.
Tháng 8, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang tuyển chọn gấp đôi số sinh viên – từ 50 sinh viên cho mỗi khóa tăng lên 100 sinh viên – và thời gian thụ huấn được rút ngắn còn 18 tháng, thay vi hai năm như những khóa trước.
Tháng 10, sáu mươi hai Người Nhái tốt nghiệp, do sự huấn luyện của SEAL (Sea Air Land) Hoa-Kỳ.
Cũng thời gian này, Hải-Đoàn 22 Xung-Phong được thành lập với 19 chiến đỉnh và hơn 200 đoàn viên.
Hải-Lực tiếp nhận:
2 Hộ-Tống-Hạm: HQ 8 Chi-Lăng II và HQ 9 Kỳ-Hòa.
1 Hải-Vận-Hạm (LSM) HQ.405 Tiền-Giang.
2 Dương-Vận-Hạm (LST – Landing Ship, Tank): HQ 500 Cam-Ranh và HQ 501 Đà-Nẵng.

1963.- Năm thủy xưởng được thành lập tại các Duyên-Khu. Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Thuyền tại Phú-Quốc được dời về Cam-Ranh.
Hải-Lực nhận:
Nhiều Tuần-Duyên-Hạm (PGM – Patrol Motor Gunboat). Trong số đó có 12 PGM được chương trình MAP chấp thuận, mang số từ HQ 600 đến HQ 611.
Hải-Vận-Hạm (LSM) HQ 406 Hậu-Giang.
Dương-Vận-Hạm (LST) HQ 502 Thị-Nại.
Tàu dầu (YOG – Gasoline Barge, Self-propelled) HQ 471.
2 Tuần-Duyên-Hạm (MSF – Minesweeper Fleet, nguyên thủy của Hải-Quân Hoa-Kỳ là MSF 300 Serene và MSF 301 Shelter.Về sau hai Tuần-Dương-Hạm này được biến cải thành hai Hộ-Tống-Hạm PCE).
12 MLM (Minesweeping Launch) mang số từ HQ 150 đến HQ 161.
Giang-Lực nhận: 24 Monitors và một số LCVP, nâng tổng số giang đỉnh lên 208 chiếc.
Thời gian này Hải-Quân có hơn sáu ngàn quân các cấp; Lực-Lượng Hải-Thuyền có 66 sĩ quan (sĩ quan Hải-Quân), 375 hạ sĩ quan và 3359 đoàn viên.

1964.- Lực-Lượng Hải-Tuần được thành lâp, trực thuộc Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải. Một Trung-Úy Hải-Quân và hầu hết nhân viên thuộc Biệt-Hải được biệt phái Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải.
- Tháng  1 Hải-Quân có 6.467 sĩ quan.
- Tháng 2 ngày 22, hai PT (Motor Torpedo Boat)  đều tiên đến Đà -Nẵng, đặt dưới quyền xử dụng của Lực-Lượng Hải-Tuần, thuộc Sở Phòng-Vệ Duyên-Hải.
- Tháng 6, danh xưng Bộ-Chỉ-Huy Lực-Lượng Giang-Phòng được đổi thành Bộ-Chỉ-Huy Liên-Đoàn Tuần-Giang và trực thuộc Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân.
- Tháng 11, Hải-Quân có 8.162 sĩ quan.
Trung-Tâm Huấn-Luyện kỹ thuật Hải-Quân (engineering School) từ Saigon được dời ra Cam-Ranh.Từ đó, Thủy-Quân Lục-Chiến tuần tự chuyển nhượng căn cứ Cam-Ranh cho Hải-Quân.
Hải-Lực tiếp nhận:
2 Tuần-Duyên-Hạm: HQ 610 Diên-Hải và HQ 611 Trường-Sa.
2 PGM cuối cùng trong số 12 PGM.
2 Hộ-Tống-Hạm (PCE): HQ 10 Chí-Linh và HQ 11 Nhựt-Tảo.
Tổng số chiến hạm là 44 chiếc.
  Ghe buồm của Lực-Lượng Hải-Thuyến được từ từ thay thế bằng ghe xi-măng Yabuta (Ferro ciment, đóng tại Hải-Quân Công-Xường)
Thời điểm này Giang-Lực lớn mạnh với 07 Hải-Đoàn; mỗi Hải-Đoàn có 19 giang đỉnh.
 Cũng trong năm này, nhiều căn cứ lớn được thành lập tại các hải cảng quan trọng như Cam-Ranh, Đà-Nẵng, Phú-Quốc, v.v…

1965.- Tháng 7, Lực-Lượng Hài-Thuyền được sát nhập vào Hải-Quân với 4.000 nhân viên, 389 ghe chủ-lực, 95 ghe buồm; được chia làm 28 Duyên-Đoàn, đóng rải rác tại 22 căn cứ Hải-Quân.
Mỗi Duyên-Đoàn trang bị:03 ghe chủ-lực, 03 ghe di-cư và 16 ghe chèo.
Về sau, tất cả loại ghe này được thay thế bằng Yabuta.
Hải-Lực tiếp nhận:
04 trợ-chiến-hạm (LSSL): HQ 228, HQ 229, HQ 230 vàHQ 231.
02 PC: HQ 5 và HQ 2.
01 LMS HQ 406.
Lúc này Hải-Lực có 2.000 quân, kể cả sĩ quan và đoàn viên. Nhiều LSIL va LSSL lưu động tuần tiểu trên sông Mékong. Một trong những Giang-Pháo-Hạm và Trợ-Chiến-Hạm này được biệt phái cho Đặc-Khu Rừng-Sát.Ba LST và vài LSM được xử dụng để chuyên chở quân dụng.Một LSM được chỉnh trang thành bệnh-viện-hạm với đầy đủ dụng cụ y khoa.
Vào thời điểm này quân số Hải-Quân tổng cộng là 13.000, kể cả sĩ-quan, hạ-sĩ-quan và đoàn viên. Bảy sĩ quan được gửi sang Hoa-Kỳ tu nghiệp tại U. S. Naval Postgraduate School.
Cũng trong năm này, danh từ Hải-Đoàn được thay bằng Giang-Đoàn Xung-Phong (River Assault Group). Sáu trong 07 Giang-Đoàn Xung-Phong được trang bị:
01 Commandement, 01 Monitor, 05 LCM, 06 LCVP và 06 truy-kích-đỉnh (fom)
Riêng Giang-Đoàn 27 Xung-Phong được trang bị: 01 Commandement, 01 Monitor, 06 LCM và 10 tiểu đỉnh (RPC – River Patrol Craft).
Mỗi Giang-Đoàn có 150 nhân sự, gồm sĩ quan, hạ-sĩ-quan và đoàn viên.
07 sĩ quan được sang Hoa-Kỳ theo học tại The Naval Postgraduate School.

1966.- Hải-Lực tiếp nhận những chiến hạm sau đây:
HQ 12 Ngọc-Hồi.
4 PGM, từ HQ 612 đến HQ 615.
2 sĩ quan được theo học tại The Naval Postgraduate School, Hoa-Kỳ.
Cuối năm, Giang-Đoàn 51 Giang-Đoàn 52 Tuần-Thám được chuyển giao cho Hải-Quân V.N.C.H.

1967.- Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa – với nhân số gần 9.000 sĩ quan, 27.000 hạ-sĩ-quan và đoàn viên – là một Lực-Lượng Hải-Quân lớn vào hàng thứ 14 trên toàn thế giới.
Hải-Lực nhận 4 PGM, từ HQ 616 đến HQ 619.

1968.-Tháng 02, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang trở thành Trung-Tâm Huấn-Luyện sĩ-quan Hải-Quân Nhatrang. Trung-Tâm Huấn-Luyện Cam-Ranh đào tạo thủy thủ và hạ-sĩ-quan.Trung-Tâm Huấn-Luyện Bổ-Túc Saigon trao dồi thêm về kỹ thuật và kiến thức chuyên môn.
Tháng 6 Giang-Lực nhận nhiều PBR (River Patrol Boat) theo tinh thần viện trợ của chương trình MAP.
Tháng 11, chương trình “Việt-Nam hóa chiến tranh” (ACTOV –Accelerated Turnover to the Vietnamese) chuyển nhượng 500 chiến hạm và chiến đỉnh đủ loại. Nhiều Tiền-Doanh Yểm-Trợ cũng được bàn giao cho Hải-Quân Việt-Nam theo tinh thần chương trình ACTOV.
1 sĩ quan được sang Hoa-Kỳ, tu nghiệp tại The Naval Postgraduate School.

1969.- Ba Lực-Lượng tác chiến sông ngòi được thành lập:
Ø  Lực-Lượng Tuần-Thám.
Ø  Lực-Lượng Thủy-Bộ.
Ø  Lực lượng Trung-Ương.
      Hải-Lực được chuyển nhượng:
Dương-Vận-Hạm HQ 503 Vũng-Tàu.
8 WPB mang số từ 700 đến 707.
Tháng 7, khoảng 425 PBR được Hoa-Kỳ chuyển nhượng cho Hải-Quân Việt-Nam trong một buổi lễ rất trang trọng, trước Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân, dưới sự chủ tọa của Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam và Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam, cùng nhiều sĩ quan cao cấp Việt-Mỹ..

1970.- Những chiến hạm sau đây được Hoa-Kỳ chuyển giao cho Hải-Quân Việt-Nam:
Tuần-Duyên-Hạm HQ 13 Hà-Hồi.
2 tàu dầu: HQ 472 và HQ 473.
3 Dương-Vận-Hạm: HQ 504 Qui-Nhơn, HQ 505 Nha-Trang, HQ 800 Mỹ-Tho.
18 WPB, mang số từ 708 đến 725.
PCER HQ 14 Van-Kiếp.
Ngoài ra, theo chương trình Việt-Nam hóa chiến tranh, A.C.T.O.V. Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển nhượng cho Hải-Quân Việt-Nam 242 chiến đỉnh.
1 sĩ quan được sang Hoa-Kỳ, theo học trường The Naval Postgraduate School.

1971.-Hải-Quân Việt-Nam tiếp nhận từ Hải-Quân Hoa-Kỳ:
2 Khu-Trục-Hạm (DER – Destroyer Escort Radar Picket) HQ 1 Trần-Hưng-Đạo và HQ 4 Tần-Khánh-Dư.
4 Tuần-Dương-Hạm (WHEC – White High Endurance  Cutter): HQ 2 Trần-Quang-Khải, HQ 3 Trần-Nhật-Duật, HQ 5 Trần-Bình-Trọng và HQ 6 Trần-Quốc-Toản.
2 Dương-Vận-Hạm loại lớn: HQ 801 Cần-Thơ và HQ 802 Vĩnh-Long.
1 sĩ quan theo học tại The Naval Postgraduate School, Hoa-Kỳ.

1972.- Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển nhượng cho Hải-Quân Việt-Nam:
3 Tuần-Dương-Hạm: HQ 15 Phạm-Ngũ-Lão, HQ 16 Lý-Thường-Kiệt và HQ 17 Ngô-Quyền.
Một tàu dầu HQ 475.
Và hầu hết những căn cứ của Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam.
Bốn sĩ-quan được gửi sang tu nghiệp tại The Naval Postgraduate School, Hoa-Kỳ.

1973.- Sáu sĩ-quan được sang Hoa-Kỳ tu nghiệp tại The Naval Postgraduate Scool.

1974.- Năm sĩ quan được tu nghiệp tại The Naval Postgraduate School.

1975.- 19 sĩ-quan tu nghiệp tại The Naval Postgraduate School.
1 sĩ-quan cao cấp Hải-Quân tu nghiệp tại U. S. Naval War College.
Những sĩ-quan này bị kẹt lại Hoa-Kỳ khi miền Nam Việt-Nam thất thủ.
Thời gian này Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam gồm có:
Ø  5 vùng Duyên-Hải.
Ø  2 vùng Sông Ngòi.
Ø  Hạm-Đội với 83 chiến hạm đủ loại.
Ø  650 sĩ-quan.
Ø  7.000 đoàn viên.
Ø  Mỗi chiến hạm có một sĩ-quan cơ khí.
Ø  Lực-Lượng Duyên-Phòng 213 thuộc Hành-Quân Lưu-Động-Biển.
Ø  28 Duyên-Đoàn.
Ø  Bốn Lực-Lượng đặc nhiệm thuộc Hành-Quân Lưu-Động-Sông:
·         Lực-Lượng Tuần-Thám (Lực-Lượng Đặc-Nhiệm  (212).
·         Lực-Lượng Thủy-Bộ ( Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 211).
·         Lực-Lượng Trung-Ương (Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 214).
·         Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 99 – được thành lập cấp tốc vào thánh 4 -1975.
Ø  Liên-Đoàn Tuần-Giang.
Ø  20 Giang-Đoàn Xung-Phong.
Ø  03 Trung-Tâm Huấn-Luyện:
Ø  Hải-Quân Công-Xưởng tại Saigon và vài thủy xưởng khác.
Ø  Nhiều Căn-Cứ Tiền-Doanh Yểm-Trợ rải rác khắp 05 vùng Duyên-Hải và 02 vùng Sông Ngòi.
Ø  Bệnh xá Bạch-Đằng với tòa nhà hai tầng đồ sộ, trang bị đầy đủ dụng cụ y-khoa, tọa lạc đối diện Hải-Quân Công-Xưởng.

Thời điểm này, quân số Hải-Quân lên đến hơn 40.000.


CHƯƠNG II

TƯ-LỆNH HẢI-QUÂN

Kể từ khi thành lập cho đến tháng 04-1975, những vị sĩ-quan sau đây tuần tự đảm nhiệm chức vụ Tư-Lệnh Hải-Quân:
- Hải-Quân Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ          20/8/1955-/1957                
- Hải-Quân Trung-Tá Trần-Văn-Chơn                1957-1959                           
- Hải-Quân Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền               6/8/1959-1963                        
- Hải-Quân Đại-Tá Chung-Tấn-Cang            11/1963-1965                         
- Hải-Quân Đại-Tá Trần-Văn-Phấn            26/4/1965-1966                        
- Trung-Tướng Cao-Văn-Viên                    9/1966-10/1966                               
- Hải-Quân Đại-Tá Trần-Văn-Chơn        31/10/1966-1975*                    
- Đề-Đốc Lâm-Ngươn-Tánh                                         1975                  
- Phó-Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang                                   1975

*.- Khi bàn giao chức vụ Tư-Lệnh cho Đề-Đốc Lâm-Ngươn-Tánh, nguyên Tư-Lệnh Trần-Văn-Chơn mang cấp bậc Đề-Đốc. Và cựu Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn là sĩ-quan cao cấp nhầt của Hải-Quân V.N.C.H. bị Cộng-Sản Việt-Nam cầm tù.


CÁC VỊ TƯ-LỆNH HẢI-QUÂN

image004

Kể từ khi thành lập cho đến tháng 04 năm 1975, những vị sĩ quan sau đây tuần tự đảm nhiệm chức vụ Tư-Lệnh Hải-Quân:

Ø  Hải-Quân Thiếu-Tá Lê Quang Mỹ       20/8/1955 – 1957                
Ø  Hải-Quân Trung-Tá Trần Văn Chơn            1957 – 1959                          
Ø  Hải-Quân Đại-Tá Hồ Tấn Quyền           6/8/1959 – 1963                      
Ø  Hải-Quân Đại-Tá Chung Tấn Cang         11/1963 – 1965                         
Ø  Hải-Quân Đại-Tá Trần Văn Phấn         26/4/1965 – 1966                       
Ø  Trung-Tướng Cao Văn Viên                 9/1966 – 10/1966                               
Ø  Hải-Quân Đại-Tá Trần Văn Chơn *   31/10/1966 – 1974                    
Ø  Đề-Đốc Lâm Ngươn Tánh                            1974 ­– 1975                  
Ø  Phó-Đô-Đốc Chung Tấn Cang               3/1975 – 4/1975



* Khi bàn giao chức vụ Tư-Lệnh cho Đề-Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư-Lệnh Trần Văn Chơn mang cấp bậc Đề-Đốc.


Tư-Lệnh Hải-Quân Đầu Tiên
Hải-Quân Thiếu-Tá Lê Quang Mỹ

image005

Tư-Lệnh Hải-Quân Cuối Cùng
Phó-Đô-Đốc Chung Tấn Cang

image007

Vị sĩ quan Hải-Quân cao cấp nhất
bịCộng Sản cầm tù
Nguyên Tư-Lệnh Hải-Quân
Cựu Đề-Đốc Trần Văn Chơn



image009

Còn tiếp