Chữ & Nghĩa… thời nay
Tôi thường bị bạn bè ở nước ngoài “phê bình” về lối viết. Họ nói văn tôi viết có đôi lúc khó hiểu vì có nhiều lúc dùng những từ ngữ thời nay. Thế cho nên chuyện Chữ và Nghĩa được bàn đến trong bài viết này.
Tôi không ngụy biện… chỉ biết lấy câu của các cụ ta xưa thường nói: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” để “biện minh” cho những lỗi của mình. Người ta thường “đổ thừa” cho môi trường mình đang sống, không tí thì nhiều cũng ảnh hưởng đến lối hành xử và đặc biệt là sinh hoạt văn hóa, văn chương, nghệ thuật.
Thật tình, khi dùng những “ngôn ngữ thời đại” tôi thường để trong ngoặc kép nhưng có những khi, vì sơ suất hay vô tình, nên không dùng hoặc quên đến cách viết an toàn này. Nhất là những khi dòng tư tưởng của mình đang dâng trào và khi viết xong lại không chú ý đến chữ và nghĩa khi đọc lại.
Tôi lớn lên trong môi trường giáo dục ở miền Nam, trải qua nhiều chế độ chính trị cho đến nay đã hơn 70 năm, cứ tưởng như không bao giờ “mất gốc”. Ấy thế mà nhiều lúc thấy mình bị “lai căng” trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Đó là hiện tượng chính trị ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa của từng người.
Ngày Sài Gòn đổi chủ (nói theo bây giờ là “giải phóng”) người miền Nam ngỡ ngàng với các từ ngữ lạ lẫm như “máy bay lên thẳng”, “lính thủy đánh bộ”, “giặc lái”… rồi sau này là những “cụm từ” như “giải phóng mặt bằng”, “gậy tự sướng”, “ăn mặc chỉnh chu”, “chuẩn không cần chỉnh”…
Có một nhà văn đương thời đã phải lên tiếng trước hiện tượng văn chương hiện tại:
“Việt Nam đã bước vào Thế Kỷ 21 với một gia tài học thuật, văn chương phong phú, trác tuyệt do bao thế hệ cha ông để lại từ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Gia Văn Phái, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều… rồi cận đại có Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn, Đặng Thái Mai, Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương. Về kinh tế, luật học, chính trị học có Vũ Văn Mẫu, Đoàn Thêm, Nguyễn Cao Hách… và bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo lỗi lạc của Miền Nam… mà lại sản sinh ra một thứ Việt ngữ “đương thời” như thế. Thật chua xót!”
Dĩ nhiên đó là “sự chua xót” mang tính cách cá nhân của một người có thể nói là quá… quan tâm đến chữ Việt “đương thời”. Song cũng có phần nào đúng nếu ta làm một sự so sánh giữa các phương tiện truyền thông ở hải ngoại ngày trước và bây giờ. Tôi muốn so sánh cụ thể hơn về hai đài BBC tại Anh Quốc và VOA tại Hoa Kỳ.
Ngày xưa dân Sài Gòn thường nghe VOA và BBC để theo dõi tình hình thế giới vì tin tức của họ được cập nhật rất nhanh, rất chính xác và rất trung thực. Lớp thính giả ngày nay thuộc lứa “U60, U70” chắc không thể nào quên những xướng ngôn viên quen thuộc như Lê Văn, Đỗ Văn, Xuân Kỳ, Hữu Đại… Họ là những người có giọng nói truyền cảm nhưng quan trọng hơn cả là nội dung tin tức trước khi phát đã được biên tập cẩn thận về cả Chữ lẫn Nghĩa.
Bây giờ thì ngược lại: người nghe hai đài này luôn ở vào tư thế của người phải suy nghĩ về những gì họ nói, và cứ như vậy hàng ngày có một sự so sánh âm thầm giữa Xưa và Nay. Tôi biết một người làm báo ở Việt Nam sau năm 1975 đã sang Anh và anh được BBC tuyển vào hàng ngũ biên tập viên. Anh thuộc thế hệ được đào tạo dưới thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là điểm mấu chốt và tôi xin đưa ra đây một vài thí dụ điển hình.
Trên BBC phần tin tức vào khoảng tháng 1 năm 2013 có tin về bệnh tình của nhạc sỹ Phạm Duy (người có câu hát bất hủ: “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…”) có đoạn như sau:
“Nhạc sỹ Phạm Duy có tiền sử bệnh tim và từng qua hai lần giải phẫu tim”. Nếu hiểu “tiền sử” là “pre-history” (tức là thời kỳ con người còn “ăn lông ở lỗ” theo cách hiểu Xưa) thì câu văn này cần sửa lại để tránh hiều lầm: “Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng bị bệnh tim và đã qua hai lần giải phẫu.”
Bạn nghĩ gì về tin trên VOA: “Công dân cao niên Mỹ quan ngại về việc cắt giảm ngân sách”. Tôi thì nghĩ tác giả tiêu đề này dùng chữ quá khó và cũng quá cầu kỳ, nếu không muốn nói là “cầu toàn”. Nói một cách khác, sử dụng những từ ngữ “đao to, búa lớn” trong khi đây chỉ là một nội dung tin bình thường trong cuộc sống hàng ngày.
Tại sao không viết một câu văn đơn giản hơn, chẳng hạn như “Người già ở Mỹ lo sợ việc cắt giảm ngân sách”. Tôi lại nghĩ người viết tin và người kiểm duyệt bản tin này thấy nó quan trọng “trên mức cần thiết” nên mới dùng những “cụm từ” như “công dân cao niên”, “quan ngại”. Đó là bệnh hình thức trong Chữ và Nghĩa ngày nay.
Nói đến VOA không thể nào không nhắc đến nhà văn quá cố Bùi Bảo Trúc, người đã một thời cộng tác với đài này tại Mỹ. Bàn về nền tảng giáo dục giữa hai thời kỳ, trước và sau 1975, ông viết:
“Ngày nay ở các trường học trong nước không dạy những điều như thế [ý nói phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn”]. Nghe cách ăn nói, xem cách cư xử, hành động của những thành phần được đặt cho một cái tên (khá mới đối với những người không ở Việt Nam đã lâu) là “trẻ trâu” hay “sửu nhi” thì người ta tin chắc là như thế”.
Cũng vẫn Bùi Bảo Trúc, trong một bài viết có nhan đề “hà nội… chửi” (hoàn toàn không viết hoa) trong cuốn “Thư gửi ban ta… chuyện thật mà như đùa” (2016) đã phải thừa nhận:
“… nhiều người đồng ý rằng làn sóng người từ miền Bắc sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tạo nên một cú “shock” lớn khi đông đảo những thành phần ấy đem kiểu ăn nói thô tục, chửi thề độc địa ấy vào miền Nam, không một chút hạn chế, không một chút kiêng nể gì hết. Người lớn đã đành, luôn cả tuổi trẻ, thầy cô giáo cũng chửi thề văng tục một cách rất “vô tư” cùng khắp mọi nơi…”
Trích dẫn trên hoàn toàn không mang ý “kỳ thị vùng-miền” vì trước 1975 hai miền Nam – Bắc đã “sống chung hòa bình”. Ngày đó, người ta chấp nhận những từ ngữ có xuất xứ từ hai miền một cách “hồn nhiên” và “vô tư”! Chẳng hạn như “nhặt hộ tôi quả bóng” cũng có giá trị như “lượm dùm qua trái banh”; “xấu hổ” tương đương với “mắc cở” và cả từ cái chuyện nhỏ nhặt như “cục gôm” nếu gọi là “cục tẩy” cũng chẳng ai phản đối.
Cái gọi là “VC language” (theo cách nói của người Việt tại hải ngoại) bao gồm rất nhiều lãnh vực trong cuộc sống hiện nay. Thay vì dùng “phi cơ riêng” của các VIP nay đổi thành “chuyên cơ”; còn “phi công chính”, “phi công phụ” lại là “cơ trưởng”, “cơ phó”. “Phi hành đoàn” chỉ rút lại còn là “tổ lái”, một sự miệt thị đối với những người nắm trong tay hàng trăm sinh mạng của hành khách.
Trong xây dựng, một miếng đất, khu đất hay một diện tích nay được gọi là “mặt bằng”. Từ đó phát sinh ra “cán bộ giải phóng mặt bằng”, “cho thuê mặt bằng”, “tìm mặt bằng để kinh doanh” và thậm chí còn có cả “mặt bằng thù lao” tức là mức lương, có khi còn là mức thưởng cho một dịch vụ được cung cấp!
Một từ ngữ đã khá phổ biến trong giới thực hiện các chương trình giải trí trên truyền hình là… “cặp đôi”, như trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”. Đã dùng “cặp” (2 cái, 2 chiếc) mà lại còn dùng “đôi” thì quả là thừa. E rằng sẽ có một ngày nào đó, tiếng Việt sẽ được “cải tiến” để trở thành “cặp đôi đũa”, “cặp rượu” biến thành “cặp đôi rượu”.
Lại nói về chuyện “cải tiến” tiếng Việt. Gần đây mạng xã hội lại có lúc đã rộ lên sự phản đối một ông Giáo sư – Tiến sỹ đã có “nhã ý” đơn giản hóa cách viết chữ Việt bằng những ký hiệu thật là “quái gở”. Nếu, một ngày nào đó, những “đề xuất” (đề nghị) của ông được “nhà nước” (chính phủ) “nhất trí” (đồng ý) thì không biết tương lai của Chữ & Nghĩa tiếng Việt sẽ đi về đâu?
Chúng ta không mong chữ Việt ngày một “hoành tráng” nhưng tối thiểu cũng phải là một loại ngôn ngữ được mọi người sử dụng hàng ngày một cách tự nhiên, cả trong cuộc sống lẫn trong văn chương, Chữ & Nghĩa.
Tiếng Việt chỉ cần sự “trong sáng”. Bạn có “nhất trí” với “phát biểu” của chúng tôi không?
Tôi thường bị bạn bè ở nước ngoài “phê bình” về lối viết. Họ nói văn tôi viết có đôi lúc khó hiểu vì có nhiều lúc dùng những từ ngữ thời nay. Thế cho nên chuyện Chữ và Nghĩa được bàn đến trong bài viết này.
Tôi không ngụy biện… chỉ biết lấy câu của các cụ ta xưa thường nói: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” để “biện minh” cho những lỗi của mình. Người ta thường “đổ thừa” cho môi trường mình đang sống, không tí thì nhiều cũng ảnh hưởng đến lối hành xử và đặc biệt là sinh hoạt văn hóa, văn chương, nghệ thuật.
Thật tình, khi dùng những “ngôn ngữ thời đại” tôi thường để trong ngoặc kép nhưng có những khi, vì sơ suất hay vô tình, nên không dùng hoặc quên đến cách viết an toàn này. Nhất là những khi dòng tư tưởng của mình đang dâng trào và khi viết xong lại không chú ý đến chữ và nghĩa khi đọc lại.
Ngày Sài Gòn đổi chủ (nói theo bây giờ là “giải phóng”) người miền Nam ngỡ ngàng với các từ ngữ lạ lẫm như “máy bay lên thẳng”, “lính thủy đánh bộ”, “giặc lái”… rồi sau này là những “cụm từ” như “giải phóng mặt bằng”, “gậy tự sướng”, “ăn mặc chỉnh chu”, “chuẩn không cần chỉnh”…
Có một nhà văn đương thời đã phải lên tiếng trước hiện tượng văn chương hiện tại:
“Việt Nam đã bước vào Thế Kỷ 21 với một gia tài học thuật, văn chương phong phú, trác tuyệt do bao thế hệ cha ông để lại từ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Gia Văn Phái, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều… rồi cận đại có Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn, Đặng Thái Mai, Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương. Về kinh tế, luật học, chính trị học có Vũ Văn Mẫu, Đoàn Thêm, Nguyễn Cao Hách… và bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo lỗi lạc của Miền Nam… mà lại sản sinh ra một thứ Việt ngữ “đương thời” như thế. Thật chua xót!”
Dĩ nhiên đó là “sự chua xót” mang tính cách cá nhân của một người có thể nói là quá… quan tâm đến chữ Việt “đương thời”. Song cũng có phần nào đúng nếu ta làm một sự so sánh giữa các phương tiện truyền thông ở hải ngoại ngày trước và bây giờ. Tôi muốn so sánh cụ thể hơn về hai đài BBC tại Anh Quốc và VOA tại Hoa Kỳ.
Ngày xưa dân Sài Gòn thường nghe VOA và BBC để theo dõi tình hình thế giới vì tin tức của họ được cập nhật rất nhanh, rất chính xác và rất trung thực. Lớp thính giả ngày nay thuộc lứa “U60, U70” chắc không thể nào quên những xướng ngôn viên quen thuộc như Lê Văn, Đỗ Văn, Xuân Kỳ, Hữu Đại… Họ là những người có giọng nói truyền cảm nhưng quan trọng hơn cả là nội dung tin tức trước khi phát đã được biên tập cẩn thận về cả Chữ lẫn Nghĩa.
Bây giờ thì ngược lại: người nghe hai đài này luôn ở vào tư thế của người phải suy nghĩ về những gì họ nói, và cứ như vậy hàng ngày có một sự so sánh âm thầm giữa Xưa và Nay. Tôi biết một người làm báo ở Việt Nam sau năm 1975 đã sang Anh và anh được BBC tuyển vào hàng ngũ biên tập viên. Anh thuộc thế hệ được đào tạo dưới thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là điểm mấu chốt và tôi xin đưa ra đây một vài thí dụ điển hình.
Trên BBC phần tin tức vào khoảng tháng 1 năm 2013 có tin về bệnh tình của nhạc sỹ Phạm Duy (người có câu hát bất hủ: “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…”) có đoạn như sau:
“Nhạc sỹ Phạm Duy có tiền sử bệnh tim và từng qua hai lần giải phẫu tim”. Nếu hiểu “tiền sử” là “pre-history” (tức là thời kỳ con người còn “ăn lông ở lỗ” theo cách hiểu Xưa) thì câu văn này cần sửa lại để tránh hiều lầm: “Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng bị bệnh tim và đã qua hai lần giải phẫu.”
Bạn nghĩ gì về tin trên VOA: “Công dân cao niên Mỹ quan ngại về việc cắt giảm ngân sách”. Tôi thì nghĩ tác giả tiêu đề này dùng chữ quá khó và cũng quá cầu kỳ, nếu không muốn nói là “cầu toàn”. Nói một cách khác, sử dụng những từ ngữ “đao to, búa lớn” trong khi đây chỉ là một nội dung tin bình thường trong cuộc sống hàng ngày.
Tại sao không viết một câu văn đơn giản hơn, chẳng hạn như “Người già ở Mỹ lo sợ việc cắt giảm ngân sách”. Tôi lại nghĩ người viết tin và người kiểm duyệt bản tin này thấy nó quan trọng “trên mức cần thiết” nên mới dùng những “cụm từ” như “công dân cao niên”, “quan ngại”. Đó là bệnh hình thức trong Chữ và Nghĩa ngày nay.
Nói đến VOA không thể nào không nhắc đến nhà văn quá cố Bùi Bảo Trúc, người đã một thời cộng tác với đài này tại Mỹ. Bàn về nền tảng giáo dục giữa hai thời kỳ, trước và sau 1975, ông viết:
“Ngày nay ở các trường học trong nước không dạy những điều như thế [ý nói phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn”]. Nghe cách ăn nói, xem cách cư xử, hành động của những thành phần được đặt cho một cái tên (khá mới đối với những người không ở Việt Nam đã lâu) là “trẻ trâu” hay “sửu nhi” thì người ta tin chắc là như thế”.
Cũng vẫn Bùi Bảo Trúc, trong một bài viết có nhan đề “hà nội… chửi” (hoàn toàn không viết hoa) trong cuốn “Thư gửi ban ta… chuyện thật mà như đùa” (2016) đã phải thừa nhận:
“… nhiều người đồng ý rằng làn sóng người từ miền Bắc sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tạo nên một cú “shock” lớn khi đông đảo những thành phần ấy đem kiểu ăn nói thô tục, chửi thề độc địa ấy vào miền Nam, không một chút hạn chế, không một chút kiêng nể gì hết. Người lớn đã đành, luôn cả tuổi trẻ, thầy cô giáo cũng chửi thề văng tục một cách rất “vô tư” cùng khắp mọi nơi…”
Trích dẫn trên hoàn toàn không mang ý “kỳ thị vùng-miền” vì trước 1975 hai miền Nam – Bắc đã “sống chung hòa bình”. Ngày đó, người ta chấp nhận những từ ngữ có xuất xứ từ hai miền một cách “hồn nhiên” và “vô tư”! Chẳng hạn như “nhặt hộ tôi quả bóng” cũng có giá trị như “lượm dùm qua trái banh”; “xấu hổ” tương đương với “mắc cở” và cả từ cái chuyện nhỏ nhặt như “cục gôm” nếu gọi là “cục tẩy” cũng chẳng ai phản đối.
Cái gọi là “VC language” (theo cách nói của người Việt tại hải ngoại) bao gồm rất nhiều lãnh vực trong cuộc sống hiện nay. Thay vì dùng “phi cơ riêng” của các VIP nay đổi thành “chuyên cơ”; còn “phi công chính”, “phi công phụ” lại là “cơ trưởng”, “cơ phó”. “Phi hành đoàn” chỉ rút lại còn là “tổ lái”, một sự miệt thị đối với những người nắm trong tay hàng trăm sinh mạng của hành khách.
Trong xây dựng, một miếng đất, khu đất hay một diện tích nay được gọi là “mặt bằng”. Từ đó phát sinh ra “cán bộ giải phóng mặt bằng”, “cho thuê mặt bằng”, “tìm mặt bằng để kinh doanh” và thậm chí còn có cả “mặt bằng thù lao” tức là mức lương, có khi còn là mức thưởng cho một dịch vụ được cung cấp!
Một từ ngữ đã khá phổ biến trong giới thực hiện các chương trình giải trí trên truyền hình là… “cặp đôi”, như trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”. Đã dùng “cặp” (2 cái, 2 chiếc) mà lại còn dùng “đôi” thì quả là thừa. E rằng sẽ có một ngày nào đó, tiếng Việt sẽ được “cải tiến” để trở thành “cặp đôi đũa”, “cặp rượu” biến thành “cặp đôi rượu”.
Lại nói về chuyện “cải tiến” tiếng Việt. Gần đây mạng xã hội lại có lúc đã rộ lên sự phản đối một ông Giáo sư – Tiến sỹ đã có “nhã ý” đơn giản hóa cách viết chữ Việt bằng những ký hiệu thật là “quái gở”. Nếu, một ngày nào đó, những “đề xuất” (đề nghị) của ông được “nhà nước” (chính phủ) “nhất trí” (đồng ý) thì không biết tương lai của Chữ & Nghĩa tiếng Việt sẽ đi về đâu?
Chúng ta không mong chữ Việt ngày một “hoành tráng” nhưng tối thiểu cũng phải là một loại ngôn ngữ được mọi người sử dụng hàng ngày một cách tự nhiên, cả trong cuộc sống lẫn trong văn chương, Chữ & Nghĩa.
Tiếng Việt chỉ cần sự “trong sáng”. Bạn có “nhất trí” với “phát biểu” của chúng tôi không?
Chuyện “Cái Nòn”
Tựa đề câu chuyện “Cái Nòn” tôi không đánh máy sai chính tả mà lấy từ một đoản văn của nhà báo Bùi Bảo Trúc [1]. Ông đã qua đời năm 2016 tại Hoa Kỳ và bài viết “Cái Nòn” nằm trong cuốn sách “Thư gửi bạn ta Chuyện Thật Mà Như Đùa”, gồm 86 chuyện cực ngắn do nhà xuất bản Vietstream phát hành tháng 12/2016 tại Hoa Kỳ.
Mới đọc tựa đề chuyện “Cái Nòn” (viết vào tháng 12/2015) người ta không khỏi thắc mắc:“Cái nòn là cái gì? Tại sao lại có tên “Cái Nòn”? Ngay câu đầu truyện, ta có thể hiểu được thâm ý của tác giả:
“Vào internet đọc báo ở trong nước tôi ghét nhất là những bức hình trên báo chụp những người đàn ông đội những cái nón cối màu cứt ngựa”.
À… như vậy là Bùi Bảo Trúc rất “dị ứng” với cái nón cối… nhưng mãi đến đoạn kết mới hiểu lý do tại sao tác giả gọi là “Cái Nòn” chứ không phải là “Cái Nón”. Ông kể lại sự tích một hôm trời mưa nặng hạt, bác Hồ xuống thăm “cơ sở” và nhà thơ “bình dân” Bút Tre [2] kể lại:
“Chị Định đón bác dưới mưa
Chị sợ bác ướt, chị đưa cán nòn…”
Sách của Bùi Bảo Trúc
“Cái Nòn” của Bút Tre là vậy! Và “Cái Nòn” của Bùi Bảo Trúc cũng xuất xứ từ đấy. Tuy nhiên, đối với nhà văn Nguyễn Bá Chổi, cái nón cối lại mang “nhiều ấn tượng nhất” trong số nhiều loại nón như mũ phớt, mũ lưỡi trai, mũ nồi, mũ rừng, mũ nhựa, mũ sắt và… mũ “bảo hiểm” mà ngày xưa còn có tên “mũ an toàn” (safety helmet). Tác giả tâm sự:
“Ngày ấy, sau Chiến Thắng Điện Biên Phủ một thời gian không lâu, quê tôi, làng Yên Phú bên bờ Sông La, lần đầu tiên đón tiếp các chú Bộ đội Cụ Hồ về đóng quân tại nhà dân. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được thấy tận mắt cái nón cối.
“Chiến thắng Điện Biên, Bộ đội ta kéo quân trở về, giữa mùa hoa nở”. Nghe các chú ấy hát, tôi hình dung những cái nón cối nhấp nhô trên đường phố Hà Nội giữa tiếng reo hò của đồng bào Thủ Đô, thấy oai phong lẫm liệt hùng tráng làm sao; bây giờ hồi tưởng laị cảm xúc lúc ấy, và để diễn tả cho chính xác hơn, chắc phải mượn mấy chữ của Công tử Hà Đông [biệt hiệu của nhà văn Hoàng Hải Thủy – Chú thích của NNC], “cảm khái cách gì”.
“Tình yêu nón cối” của tôi đã không qua mắt mẹ tôì dù bà luôn đi sớm về tối với đôi quang gánh trên vai lo việc buôn bán nơi chợ bên kia sông,và bà đã đi chợ Huyện sắm cho hai anh em tôi mỗi đứa một cái nón Cối và một đôi dép Lốp (sau này được biết còn gọi là dép Bình Trị Thiên hay dép Râu). Cái món thời trang quý hiếm này, hai anh em tôi may mắn có sớm nhất trong làng khiến những đứa khác trầm trồ càng làm tôi hãnh diện, và thích đi đó đây ngoài... đường.
“Nhưng rồi ngày vui qua mau. Làng bỗng xuất hiện một tốp người lạ cũng đội nón Cối mang dép râu, quần áo màu nâu và vai mang cái xắc cốt dây dài thượt... và không lâu sau đó dân làng người nhìn nhau xa lạ, kẻ nói nhau xầm xì, và những cuộc đấu tố... Bữa ăn cơm phải đóng kín cửa và nghe mẹ dặn "nay con phải gọi cá bằng cà, và thịt bằng dưa. Nhớ nha con, không thì chết cả nhà".
(hết trích)
Bộ đội cụ Hồ và chiếc nón cối
Nhân Nguyễn Bá Chổi có nhắc đến “Công tử Hà Đông” tức nhà văn Hoàng Hải Thủy nên cũng cần nói thêm đôi điều. Bài viết “Giải pháp Bảo Đại” trên trang mạng “Hoàng Hải Thủy a.k Công tử Hà Đông” (https://hoanghaithuy.wordpress.com/2008/03/11/gi%E1%BA%A3i-phap-b%E1%BA%A3o-d%E1%BA%A1i/) có đăng một bức hình với caption “Vua Bảo Đại xuất hiện trong một nghi lễ chính thức với quan chức Pháp năm 1930”, Hoàng Hải Thủy xác định “là không đúng”. Tác giả viết:
“Vua Bảo Đại chỉ về nước chính thức làm Vua năm 1934. Tôi đăng ảnh xưa này để quí vị thấy cái Nón Cối – Quan Tây gọi là – casque colonial – cát cô-lô-nhần, được các quí quan Đại Pháp đội vào nước ta từ những năm 1880, 1890. Ông Tây, bà Đầm từ giã 3 nước Đông Pháp, Nón Cối của quí quan Đại Pháp ở lại với người An-nam Bắc Kỳ mãi cho đến nay. Người Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa không dùng Nón Cối. Chủ Tịt Hồ chí Minh đáng được chính phủ Pháp ghi công là “người có công bảo tồn Nón Cối, di sản Văn Minh Phú-lăng-sa ở Đông Dương.”
Nhà văn Hoàng Hải Thủy phản bác chú thích của tấm hình này
Nhà văn Bùi Bảo Trúc cũng đã xác định về lai lịch của chiếc nón cối trong bài viết “Cái Nòn” đã dẫn:
“Những chiếc mũ cối ấy lại có nguồn gốc rất thực dân. Chính người Pháp đã đem nó vào Việt Nam. Nó được làm bằng bấc nên nó còn được gọi là mũ liège. Nó nhẹ, không giữ nóng nên rất thích hợp cho các vùng nhiệt đới.
“Ở Ấn Độ, ở Phi châu, ở Đông Nam Á nó đều có mặt. Kiểu có thể hơi khác nhau nhưng chung chung thì nó vẫn giống nhau. Bác sĩ Schweitzer đội nó ở rừng già Phi châu, toàn quyền Doumer đội nó trong bức ảnh chụp chung với vua Khải Định, phó vương Mountbatten ở Ấn Độ… và tôi cũng bị bắt đội nó trong mấy năm tiểu học. Có thể vì thế mà tôi thù ghét nó suốt bao nhiêu năm nay”
(hết trích)
Bác sĩ Albert Schweitzer và chiếc nón thuộc địa tại Phi châu (hình chụp năm 1933)
Cái nón cối xuất hiện tại Việt Nam thời xa xưa có mầu trắng hay mày vàng nhạt. Hình như nó mang những cái tên như “mũ muồng”, “mũ thuộc địa” thường thấy trên đầu mấy anh Tây thực dân mặc quần “short” áo “chemise” tay ngắn. Người ta cũng thấy những học sinh thời thuộc địa mặc quần áo dài chân mang “sandale” hay “pantoufle” trắng đội thêm chiếc nón muồng trên đầu.
Những người già trong làng Phương Trung kể lại: Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện lưu vực ven sông Luộc, nhất là vùng đất xã Hồng Nam, Hoàng Hanh, Phương Chiểu có điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với việc trồng cây muồng. Cũng từ việc phát hiện đó mà nơi đây đã hình thành nên vùng thâm canh cây muồng và sản xuất mũ muồng bán cho “quan Tây” và lính Pháp thời bấy giờ.
Một cơ sở sản xuất “mũ muồng”, thôn Phương Trung, xã Phương Chiểu, Tiên Lữ, đạt sản lượng trên 4 vạn cốt mũ mỗi năm
***
Trên đây là những “chuyện xưa, tích cũ” còn chuyện mới nhất bây giờ là niên khóa 2017-2018 trường Trung học Phổ thông Thanh Chương 3 tại Nghệ An đồng loạt đội nón cối trong ngày khai giảng. Theo báo chí, “… Từ ý tưởng học môn Quốc phòng phải đội mũ cối, sáng 5/9, học sinh trường THPT Thanh Chương 3 mặc quần áo chỉnh tề, đội mũ cối dự lễ khai giảng năm học mới”.
Cũng theo báo “lề phải”, ý tưởng này được Đoàn trường đưa ra từ hai năm trước. Đây là lần thứ hai trường tổ chức khai giảng bằng cách cho học sinh đội mũ cối. Thầy Nguyễn Nhật Đức, Bí thư đoàn trường, chia sẻ: "Năm trước, học sinh có đội nhưng chỉ được gần 30% học sinh hưởng ứng". Theo thầy Đức, việc đội mũ cối vừa tạo ra nét riêng, học sinh được che nắng, mưa, đảm bảo sức khỏe.
Thầy Phan Bá Tiến - Hiệu trưởng trường THPT Thanh Chương 3 - cho biết khi Đoàn trường đề xuất ý tưởng này, ban giám hiệu hưởng ứng nhiệt tình. Nhà trường đánh giá cao những ý tưởng mà Đoàn trường đề ra.
Ngày khai giảng niên học 2017-2018 tại Nghệ An
Xin miễn bình luận thêm về sự kiện này. Nghĩ sao còn tùy chính kiến của mỗi người nhưng tác giả bài viết này chỉ xin một câu kết như sau:
“Từ chuyện “cái nòn” sang đến chuyện “cái nón” quả thật có nhiều ý nghĩa. Lịch sử của cái nón cối cũng khiến người đọc phải suy nghĩ. Và cuối cùng, chuyện học sinh đội mũ cối đi khai giảng niên học thật “ly kỳ”, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Hóa ra chuyện “cái nòn” ngày nào đành thua chuyện “cái nón cối” đi vào trường học ngày nay!”.
***
Chú thích:
[1] Trong “tiểu sử tự thuật” Bùi Bảo Trúc lúc còn sinh thời viết về mình có đoạn:
“Bùi Bảo Trúc sinh năm 1944 ở miền Bắc nhưng chỉ ở Hà Nội có đúng 10 năm đầu. Sống ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc, và sống ở ngoài Việt Nam lâu hơn là sống ở trong nước. Dậy học ở Sài Gòn rồi cho một community college ở Washington DC.
“Làm phát ngôn viên cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 rồi làm cho đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) trong hơn 20 năm cho đến khi về hưu. Viết cho một số báo chí Việt ngữ ở hải ngoại như đã gắn bó với nghề cầm bút từ thời còn đi du học và sau khi về nước. Dính cả với truyền thanh và truyền hình Việt Nam ở nước ngoài. Cũng đã làm truyền hình ở Sài Gòn hồi năm 1968”
(hết trích)
[2] Phải nói thêm cho rõ, thơ Bút Tre là loại thơ bình dân xuất xứ từ miền Bắc với phong cách thơ mang một sắc thái lạ: “cưỡng từ đổi nghĩa, sửa dấu ép vần” lại thêm đặc điểm thường hay dùng lối “cắt tên, xuống dòng” gây ngộ nhận và thích thú cho người đọc. Tham khảo thêm về Bút Tre tại http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/10/but-tre-va-truong-phai-tho-binh-dan.html