Monday, 26 March 2018

Tình Dục Và Các Nhà Văn Nữ Di Dân Việt… - Thế Uyên

Dương Như Nguyện

Image result for dương như nguyện

Như Nguyện nhiều lần để văn hóa Việt văn hóa Mỹ xen kẽ nhau, từng lớp như dầu và nước, lúc trích dẫn Kiều, lúc điển tích tây phương đủ loại, tiếng Việt xen kẽ với Anh văn, có khi quên không chuyển ngữ, là chuyện thường có. Một đặc điểm trội bật nữa cần nhắc tới là nhan sắc: đàn bà xấu viết văn khác, đàn bà đẹp viết văn khác... Dương Như Nguyện học giỏi tới hai lần tiến sĩ nhưng nhan sắc có thể nói là đẹp, duyên dáng, ngồi ở đâu trong một party là đàn ông da trắng da vàng bu quanh, như ruồi bu quanh một giọt mật giữa bầu trời nhiệt đới.

Dương Như Nguyện viết:"Tôi cúi xuống khuôn mặt hắn, bộ ngực tôi đong đưa trên những nét gẫy của khuôn mặt người tình"{Bắc Âu}."Hai núm vú màu mật ong tiêu biểu cho sự nồng nàn của phụ nữ miền nhiệt đới. Tôi là đứa con nhiệt đới, da nâu, mắt và tóc sẫm màu". {Mùi hương quế}

Dù đã xuất hiện trong văn học hải ngoại đã khá lâu, nhưng Dương Như Nguyện không viết được nhiều, thời gian của cô phải chia cho nhiều việc, mà việc nào cũng đòi hỏi toàn tâm toàn trí và toàn cơ thể đàn bà, như học hết đại học này đến đại học khác, làm luật sư, công tố viên, chánh án, viết văn và diễn xuất (hai hobby của cô), và dĩ nhiên thay đổi boyfriend luôn luôn. Khỏi phải nói những người tình của cô đều là da trắng, khoa bảng, thuộc những đại gia địa phương, và có khi là một ông cao to tóc màu nhạt, hậu duệ của dân cướp biển Bắc Âu...
Lần duy nhất Dương Như Nguyện khen đàn ông châu Á là đẹp lại là thứ đàn ông không lấy được dưới bất cứ dạng nào: trong tập văn duy nhất của cô đã xuất bản là Mùi hương quế, một tập văn tương tự Ngọn cỏ bồng của Nguyễn Bá Trạc, gồm cả tự truyện, nhật ký, truyện ngắn, thơ văn phú lục đủ cả, Dương Như Nguyện đã tả loại đàn ông đó như sau:

"Nàng sửng sốt nhìn.
Họ đứng trước mặt nàng, sáu người đàn ông cao lớn, tươi đẹp như nhựa thông, như gỗ thông, như sương sa buổi sáng. Họ nói líu lo ngôn ngữ Tây Tạng. Họ đi thoăn thoắt như trình diễn khinh công trong tiểu thuyết Kim Dung của độc giả Việt Nam thập niên sáu mươi. Những vạt áo nâu, cam, hồng, tía quấn quít quanh những thân hình lực lưỡng. Cả đời nàng chưa thấy đàn ông nào đẹp như vậy. Sáu cáùi đầu trọc lóc tròn trĩnh đều đặn, sáu ngấn cổ cao ngời khỏe mạnh. Sáu bộ vai rắn chắc. Bỏ xa những thân thể Tây phương đầy chất steroid trong những phòng tập thể dục của các thành phố lớn Âu Mỹ.

Họ đứng trước mắt nàng rồi cùng di chuyển với nàng. Sáu ông sư Tây Tạng. Hình như họ không có tuổi... Nước da họ màu mật ong. Mắt đen hoắc, sâu, sáng và trong, nằm ngay ngắn dưới những lông mày cong rậm. Những đôi mắt đoan chính, tươi tắn, không hề láo liêng, không hề liếc ngang liếc dọc... Những cánh tay lực lưỡng, những bàn tay rộng, dài. Những đôi chân dài thoăn thoắt, khỏe mạnh, ẩn hiện dưới vạt áo cà sa".

Đó là đàn ông Tây Tạng, tăng lữ. Còn đàn ông VN còn lâu mới được Dương Như Nguyện chiêm ngưỡng như vậy. Dưới ngọn bút của các bậc đàn chị Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương... các chàng VN đa số ngoại hình dưới trung bình, và ngòi bút hai nhà văn này, chỉ vớt vát được có bộ mông là quyến rũ được cái nhìn của các nàng. Thôi, thế cũng được rồi... Còn hơn là bị 'nụ cười khúc khích trên lưng' như một lời thơ nhạc Trịnh Công Sơn: các nàng cười khe khẽ sau lưng... vì sao mà chàng gầy ốm thế... Nếu không gầy ốm quá, chàng VN lại quê một cục và nghèo quá, như Thịnh, nhân vật nam da vàng duy nhất lọt vào Mùi hương quế với thân phận không khá. Là bị văng ra ngoài.

Như vậy những nhân vật của Dương Như Nguyện, dù mang những tên khác nhau trong Mùi hương quế, Wendy, Eve, Yên Vi, Mị nương, Uyên hay Hoàng Ngự... chỉ còn một con đường là kết bồ và lấy da trắng bản địa thôi, con đường mà tác giả đã tóm tắt ở đầu một chương sách:

"Trong kiếp đàn bà di dân, tôi đứng lặng
ngắm nhìn:
Có những tình yêu lối Việt
Có những tình yêu lối Mỹ
Và có những tình yêu
mắc cạn giữa hai dòng.

Uyên ba mươi hai tuổi, tóc dài, làm luật sư tố tụng ở Hoa Thịnh Đốn. Trên giấy thông hành, Uyên quốc tịch Mỹ. Uyên có bồ làm cùng nghề. Uyên gọi bồ là 'hắn'. Hình như Uyên có yêu hắn. Một nhận thức làm Uyên vừa thích thú vừa rụng rời... Chung quy chỉ vì nàng sống và suy nghĩ theo lối Mỹ nhưng tâm hồn còn chất chứa cái lãng mạn của Việt Nam xưa như trái đất... Một cô bạn cảnh cáo:

- Hắn là Mỹ mà mày yêu theo lối Việt là mày chết trước... Mày yêu 'thằng Mỹ'. Mà lại là 'thằng' luật sư Mỹ chuyên môn ngụy biện. Thằng khốn nạn lại thuộc cái giống luật sư Harvard tâm hồn cứng ngắc...''

Cô Uyên luật sư da vàng tóc đen dài không nghe bạn khuyên, cứ yêu để rồi sau cùng không chết, nhưng cũng phải từ hôn vì không chịu làm một thứ 'nạn nhân văn hóa' khi hai nền văn hóa khác biệt, Việt và Mỹ, đụng độ, đối đầu nhau:"Uyên tì tay trên thành cầu, nàng nhìn xuống chiếc nhẫn đính hôn lóng lánh kim cương quanh hột sa phia xanh ngắt. Tự nhiên Uyên muốn tháo chiếc nhẫn ném vào lòng nước... Nàng chợt nghĩ đến triết lý vụn của Tịnh Thủy: 'Yêu theo kiểu Việt hay kiểu Mỹ'... Một người đàn bà nào tinh nghịch đã nóùi, khi người đàn ông ra đi, chiếc nhẫn ở lại 'When the man leaves, the ring stays'... Hình như ở điểm này, thì Uyên phải nghe theo lời bạn, giải quyết tình yêu thực tế, tiền bạc kiểu Mỹ. Uyên gỡ chiếc bút chì giữ máùi tóc trên đỉnh đầu. Mái tóc xổ tung... Nàng ném chiếc trâm cài đầu... dã chiến ấy vào lòng nước thay chiếc nhẫn". {trg 92 sđd}

Sau khi ném chiếc bút chỉ dùng làm trâm dã chiến cài đầu xuống dòng nước, thay vì nhẫn đính hôn, nhân vật nữ của Dương Như Nguyện tiếp tục yêu đương và lần này là một ông Bắc Âu to khỏe. Tương tự bậc đàn chị Trùng Dương làm tình lung tung chỉ vì vấn đề triết lý 'tôi làm tình, vậy tôi hiện hữu', nhận vật của Dương Như Nguyện 'tôi ngủ với đàn ông để chứng minh tôi là đàn bà': "Khi rãnh rỗi, tôi ngủ với hắn. Không hạnh phúc, không đau khổ. Tôi ngủ với hắn để cảm thấy mình có ngủ với đàn ông, vô tội vạ, vô tình cảm. Tôi ngủ với hắn để chứng minh mình là đàn bà. Có thế thôi... Hắn chỉ là một sinh vật giống đực..."

Khi yêu đương, làm tình kiểu khơi khơi như vậy, đàn bà thường khách quan, sáng suốt: "...tôi cảm thấy hơi thở của hắn miên man trên ngấn cổ của mình. Tôi thở dài, lại một cuộc tấn công thân xác. Nhu cầu đầu ngày. Thói quen buổi sáng. Tôi đã quen thuộc nên vẫn còn để trong người cái diaphram của tối trước. Tôi xoay người lại để hắn lật cái áo ngủ dễ dàng hơn. Hắn cởi cái nịt da. Kéo thốc áo sơ mi... Hắn cần tôi nhưng tôi không cần hắn. Tay hắn sửa soạn cho cuộc tấn công... Tôi như nữ thần tình yêu, óc tôi lạnh, mà người tôi vẫn nóng. Tôi nhớ đến trái mít nồng nàn của Hồ Xuân Hương. Trái mít không cần yêu, không cần hưởng thụ, vẫn ngọt ngào hương nhựa. Vì tự trong cá tính của trái mít là có nhựa. Cho nên khi tôi ướt át, mềm mại, thì giống đực ngu xuẩn cứ tưởng rằng tôi đã yêu mê, sẵn sàng trông đợi, đã cong người mà hứng nhận. Một sự hiểu lầm tai hại. Chỉ cần không ghét, không kinh tởm, không oán hận, chỉ cần được vuốt ve một chút, là tôi trở thành trái mít của Hồ Xuân Hương. Điều đó không ăn nhập đến vấn đề tình yêu. Gã đàn ông này mê bàn chân tôi, mê từng ngón, mút trong miệng từng ngón, liếm từng vết chai vì tôi đi giày cao gót, hay tập nhảy múa. Kéo bàn chân tôi lên hôn, là dốc ngược người tôi lên..."
Dù là con cháu của những tên cướp biển Viking mỗi lần vượt biển xuống phía nam là phụ nữ ven biển Tây Âu khiếp vía, nhưng dù 'king size'đến đâu chăng nữa, chỉ cần một đêm ân ái không ngưng nghỉ là nội lực đã tiêu tan hết, nên chàng ở đây cũng vậy: "Rồi hắn xìu đi, khoảng da thịt tiêu điều xuống. Hắn vòng hai tay nâng tôi lên... Nhưng rồi con ngựa đã yếu sức, da thịt hắn phản bội hắn. Hắn rớt ra khỏi tôi như một sợi bún lèo nhèo. Da thịt tôi không réo gọi, cho nên tôi không mất mát không đau đớn. Và con đàn bà trong tôi sung sướng reo cười..." {trg 148 sđd}

Trong văn học Việt Nam trước đây, đã có một nhà văn là Võ Phiến nói tới hiện tượng đàn ông đương làm tình bình thường, bỗng nhiên cái đó của mình xìu xuống đến độ tụt ra ngoài người đàn bà. Sự kiện đó thường chứng tỏ thân thể đã quá no đủ sex, nhưng đàn ông trong trường hợp này thường tự ái, cho rằng nam tính của mình đã sút giảm. Và trong trường hợp như thế, đàn ông thường 'thúc ngựa tiến lên' (từ của Võ Phiến). Chàng da trắng của Dương Như Nguyện cũng vậy: "Hắn leo lên người tôi lần nữa. Như để chứng minh cái nam tính của hắn. Tôi ngoảnh đầu qua một bên để khỏi nhìn hắn. Hắn ngồi sát vào, kéo đôi chân tôi lên hôn. Đôi chân tôi dựng ngược lên là con dốc đi xuống vũng lầy cho hắn... Là giống đực, hắn phải gỡ gạc lại sự thất bại của mình. Để băng bó vết thương khó mà giải thích được của đàn ông. Hắn làm tình với tôi như là một sự cố gắng giận dữ... Hắn thúc vào người tôi, như những cái đá dữ dội, tôi không thể tránh được. Tôi nghiến răng lại để khỏi rên vì đau.. Hắn cắn mạnh vào gót chân tôi, gập người tôi lại, tôi kêu lên thảng thốt. Rồi hắn từ từ, từ từ tụt khỏi người tôi một lần nữa. Súng chưa nổ, hắn đã đầu hàng như một tên lính quèn run sợ. Lại một thất bại thứ hai. Hắn gục xuống. Chúng tôi không nhìn nhau. Tôi bước ra khỏi giường". {trg 149-150 sđd}

Nhân vật của Võ Phiến đã gặp cảnh cái đó đột nhiên 'tiêu điều, mềm như bún', nhưng không sao vì đang làm tình với vợ, chỉ bị vợ cười khúc khích một tí thôi. Còn ở đây chàng chỉ là bồ tôi, thứ bồ bị nàng gọi là 'hắn', cuộc tình phải đi tới chỗ chấm dứt thôi:"Tôi muốn đi tìm những chàng trai trẻ, nhỏ tuổi hơn tôi, biết nghe lời, biết phục vụ, như những cái máy không biết mệt, không đem đến cho tôi những điềm gỡ, không làm cho tôi phải suy nghĩ về vùng tâm linh khó hiểu của giống đực..."

Suy nghĩ như vậy rồi, nhân vật nữ lại lên đường đi tìm người đàn ông ước mơ, và như các cụ xưa bên ta đã có lần nhận định, 'tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa'. Không phải là đụng phải một ông đầu đen đậm đặc chất phụ hệ vừa mới nhập cảnh Mỹ, đi xe used car cũ mèm, làm janitor cho Mc Donald, rảnh rỗi là tụ họp bạn bè nói chuyện quang phục lục địa, phá vỡ bờ Đảng khai mở lối về... Nhưng thà là như vậy, nhân vật nữ của Dương Như Nguyện còn đỡ vất vả, và đỡ đau hơn... là rơi vào tay của mấy ông Mỹ gọi tắt là S.M. Chàng hay 'hắn' lần này đi limousine và có cách uống rượu đáng chú ý:"Tôi nghĩ đến hắn và băng sau chiếc limousine quen thuộc. Mới hôm qua, hắn đón tôi đi ăn. Tôi mặc áo lụa đỏ khoét cổ rộng. Hắn cầm trong tay ly rượu. Hắn hôn phớt lên má tôi, rồi đổ nguyên ly rượu xuống ngực áo lụa đỏ. Tôi thảng thốt kêu lên vì lạnh... Hắn cầm cục nước đá ép sát vào đầu vú... Tôi lạnh toát cả tứ chi, vùng vẫy... Tôi nghe âm thanh những cục nước đá chạm vào nhau trong ly rượu vàng ánh..."

Đừng vội phê phán chàng là đồ tàn bạo, đồ sa-đíc này nọ, đồ 'Mỹ ngụy đồi trụy'... Chàng này chỉ thích đùa quá lố, tinh nghịch quá đối với phụ nữ thôi. Trong một phim Tàu lục địa thực hiện cách đây không lâu, kiều nữ Gong Li (trong nước gọi là Củng Lợi) cũng bị khách chơi Á châu đè ra phun rượu vào miệng, nàng Lara của nhà văn Pasternak trong phim Bác sĩ Jivago cũng bị ông luật sư bồ của mẹ ép uống rượu tràn ra ướt ngực áo dạ hội, cũng màu đỏ. Còn tại Việt Nam, trong một ký sự của Hoàng Hải Thủy trước 1975, buổi sáng thức dậy sau một đêm ân ái, chàng gọi hầu phòng mang lên một ly cà phê sữa, cứ uống một ngụm lại hôn, truyền sang miệng nàng. Còn bạo dâm thứ thiệt, chính cống, cư xử như thế này đối với một nhân vật nữ của Dương Như Nguyện thuộc loại 'child abuse', con gái một ông lớn Việt Nam chuyên môn đập vợ đánh con nhừ tử:

"Tôi choàng tỉnh dậy. Hắn đang đổ một muỗng yogurt mát lạnh lên ngực tôi... Tôi dụi mắt nhìn chung quanh, kinh ngạc... Bốn bức tường quanh chỗ tôi nằm được che phủ bởi bốn màn ảnh lớn. Tôi nằm trần truồng trên tấm ra trải giường trắng... Bỗng nhiên phòng tối om, ánh đèn vụt tắt, và bốn màn ảnh sáng lên... Tôi hét lên kinh hoàng, tiếng hét dội lại như nuốt chửng lấy hình hài tôi trơ trọi. Tôi ôm mặt, lùi dần, nhưng không chỗ thoát, vì sau lưng tôi, trước mặt, hai bên, đều là những hình hài kinh tởm nhầy nhụa trên bốn màn ảnh trắng... hàng trăm con rắn bò lổm ngổm. Những con trăn dài đầy màu sắc gớm ghiếc.

Tôi bíu chặt lấy tay hắn, tiếp tục hét như đang đối diện với cái chết. Toàn thân tôi co rúm. Tiếng hét thất thanh, lạc lõng. Hắn luồn tay giữa hai chân tôi, nâng người tôi lên, tiếng hắn thở đứt quãng, nặng nề..."

Khủng bố nàng bằng hình ảnh cho nàng sợ co rúm ngưỡi rồi đè ra cưỡng hiếp chưa đủ, chàng sa-đíc còn đi một đường 'bondage' (trói nàng lại, hay để nàng trói mình như trong phim Basic Instinct do tài tử Sharon Stone và Michael Douglas đóng): "Hắn kéo tôi vào lòng, cười nửa miệng, môi hắn dán lấy môi tôi, tay túm lấy mái tóc đen tuyền, dúi đầu tôi xuống. Tôi nhìn roi da, dây trói và cùm tay. Hắn còng tay tôi lại, treo tôi lên, kéo cho hai chân xoải dài, dang rộng bằng dây trói. Hắn nhét mảnh khăn lụa vào miệng tôi, đội chiếc mặt nạ da vào mặt tôi. Vạt áo ngủ mỏng mang bay chờn vờn trong không khí. Trong không gian đen tối, tôi mường tượng hắn quay tròn chiếc giày cao gót của tôi. Hắn đặt chiếc giày lên ngực, một lúc sau ngồi dậy pha rượu, tay cầm ly rượu hắt lên người tôi. Môi hắn đuổi theo những hột rượu chảy xuống thân tôi lạnh lẽo..."

Một lần nữa đừng vội kết luận 'Mỹ nó đồi trụy nên mới thế', còn các cụ bên ta bên Tàu vốn đứng đắn, nghiêm túc và chín chắn, đâu có như vậy. Các cụ bên Tàu thời xưa chỉ thỉnh thoảng nhậu say kéo tụt giày nữ nhân ra, làm vật đựng rượu, mời nhau uống. Và không cần đi đâu xa ngược thời gian cho vất vả, trên báo Sống của Chu Tử trước 1975, trong một mục tạp ghi, một ký giả nhìn chiếc áo hở lưng của một người đẹp tài tử trong một bữa tiệc, mà bàn với bạn bè rằng: Nếu được rót rượu từ cái gáy nuột nà đó, cho rượu chảy dọc lưng, xuống nữa, rồi để một cái ly phía dưới hứng rượu đó mà uống, thì thật đã, đủ lãng quên đời...

Trở lại với nàng của Dương Như Nguyện, sau khi bị chàng sa-đíc dùng thân thể mình làm cái đựng rượu, bị chàng đánh:"Tôi mơ hồ nghe tiếng roi da vun vút trong không khí. Như tiếng gió rít lên, sắc bén... Tôi có cảm tưởng mình là con nộm được treo bằng dây. Tôi không còn cảm giác vì hồn tôi hình như đang lìa khỏi xác. Tôi rướn mình theo từng đường roi đi như người con gái tập hát đi tìm bóng Trương Chi trong tuyệt vọng... Tôi mường tuợng tiếng roi đi trong không khí nghe vun vút như tiếng xe lửa trong điển tích Trung Hoa... Tôi rướn người lên một lần cuối và hình như dây trói bật tung..." {trg 124 và kế tiếp}.

Không phải lúc nào nhân vật nữ của Dương Như Nguyện cũng gặp một chàng da trắng sa-đíc như thế (chữ da trắng là thừa, vì Dương Như Nguyện cũng như hầu hết các nhân vật VN, không ưa dân da đen. Không phải là kỳ thị màu da, không ưa là không ưa, thế thôi). Có lúc đụng độ một chàng vừa khổ dâm vừa bạo dâm như thế này:

"Hắn bế tôi trong tay, lau nước mắt, đặt vào tay tôi chiếc nịt da vừa vòng tay cầm:Hắn nằm sấp xuống mặt nệm bọc sa tanh ngà. Tôi quật cái roi da lên người hắn. Người đàn ông to lớn này không thể gãy làm hai. Tôi nức nở quật đòn thù lên gã hung thần trong người hắn. Hắn xoay người, lăn lộn. Tôi quật chiếc nịt da lên vòng ngực vạm vỡ. Những phiến lông dày cám dỗ. Người hắn đỏ ửng dưới ánh đèn mờ. Tôi ném cái roi lên tường thả người xuống như vừa nhìn thấy dung nhan tình yêu...

Hắn cầm con dao rọc giấy luồn vào khoảng trống mỏng manh giữa da thịt tôi và chiếc T-shirt. Hắn xẻ chiếc T-shirt bằng dao rọc giấy, rạch lớp tất chặt như lưới quanh đùi. Mũi dao lạnh ngắt chạy trên da tôi... Hắn nhét một mảnh vụn khác vào miệng tôi... Tôi cảm thấy bàn tay hắn dò dẫm quanh ngấn cổ, những sợi tóc cứng của hắn đâm vào cổ tôi, rồi dấu răng cắn mạnh vào ngấn cổ. Tôi kêu không thành tiếng. Môi hắn đặt lên môi tôi, hình như có vị mặn của máu..."

Như vậy nhân vật nữ của Dương Như Nguyện đã gặp một vampire thứ thật, một thứ ma cà rồng chuyên cắn cổ hút máu đàn bà trẻ đẹp. Không biết đoạn văn trên có xảy ra trong thực tế, hay chỉ một thứ day dream, một fantasy, một giấc mơ quái đản giữa ban ngày của tác giả... Dù thực hay ảo tưởng ảo giác, đến đây các nhân vật coi bộ mệt nhoài, nên nhân vật cuối của tác phẩm Mùi hương quế, là cô Nguyễn Cửu Hoàng Ngư đã tắt máy vi tính, đóng cửa văn phòng tại Mỹ, giã từ các ông bồ da trắng đi limousine, để làm một chuyến viễn du một mình sang châu Á. Chẳng cứ cô Hoàng Ngư này, nhiều phụ nữ Mỹ tự lập và độc lập bây giờ cũng hay làm những chuyến du lịch xa, đến bất cứ đâu, một mình, không sợ ai hay bất kể cái gì.

Cô Hoàng Ngư này một mình đến tận xứ Katmandu, lên cao ngắm mặt trời mọc trên dãy núi Himalaya, rồi lẽo đẽo đi theo sáu nhà sư Tây Tạng đi bộ theo các đường mòn chân dãy núi, đến vùng đất sinh trưởng ngày nào Tất Đạt Đa. Cô đi hành hương đất Phật chăng? Không biết. Chỉ biết cô nói thầm: "Đi tìm tự do tuyệt đối là một sự ích kỷ... Không kể đến người khác, không quan hoài tới ai, một cá nhân trở thành thực thể tự do tuyệt đối..." {trg 205}

Mai Ninh

Nước Pháp là miền đất cũ, truyền thống văn hoá lâu đời của Âu Châu, nên êm đềm tinh tế và hơi già nua so với Mỹ trẻ trung, thôi bạo đôi khi. Sự kiện này có ảnh hưởng ít hay nhiều tới các cư dân, nên khi đi vào địa hạt tình dục, Mai Ninh có bút pháp bóng bẩy, văn hoa... đặc Tây của các nhà văn miền này. Dù có tiếng nhà văn Việt nữ viết bạo nhất ở Pháp, cũng vẫn tinh tế, êm đềm như cách thể chảy của giòng sông Seine. Chúng ta hãy đọc một truyện tiêu biểu, Ảo đăng, của nhà văn này:"Bàn tay kéo tấm áo của tôi lên. Nó ấp vào da đùi một mềm ấm đến nỗi tôi không co quắp sợ mà các thớ thịt tự động dãn ra, hứng lấy. Cố mở mắt nhưng toàn một màu tối mênh mang hay là thứ sương dầy đặc bao phủ chập chùng. Bàn tay thứ nhì vờn lên ức ngực, tìm tòi núm vú xoay tròn. Cả thân tôi giựt cướn, bàn tay ấy vỗ về ấn nhẹ tôi xuống như trấn tĩnh, tuột hẳn chiếc áo khỏi người, ôi hình nhân trần trụi... Những ngón vẽ vòng trên da bụng tôi bắt đầu căng nứt, rồi bỗng lần xuống dưới vuốt, vân. Tôi giựt mình, đoá mận tiá như đang đón đợi mời mọc tự bao giờ, vội vã bấn lên. Những cọ sát mơn man, những tấm cánh lịm hồng viền tím vén ra, rung rinh bao giọt sương li ti. Bất chợt, mặc kệ hoa còn đang hốt hoảng, một chiếm hữu chợt xâm suốt qua nhụy qua đài qua cuống, lọt vào không nể nang. Lạ lùng, nó là gì mà đủ trơn đủ mềm đủ cứng để phá nứt bao tầng đất hoang, đụng tới đáy động thâm sâu, vùng vẫy. Nó là gì mà có khả năng buốt tê và mềm nhũn lòng hoa không ngờ như thế. Những cánh hoa như búp tay từng ngón xoè ra vươn lên đón nhận rồi lại quắp vào ấp chặt giữ níu lấy nó không rời, cùng nhau chuyển động vừa nhịp nhàng vừa thôi thúc. Tất cả từ đáy lưng tôi cong lên náo nức, những giọt sương không còn là hơi nước mà đã là cuộn vỡ của mạch sống dâng trào. Bóng trắng chờn vờn trên tôi. Một vành môi chụm đầu ngực, đặt lên mắt, phớt qua vành tai, vờn quanh bụng. Tôi muốn níu lấy những sợi tóc nhưng chàng đã vuột ra, ấp đầu vào giữa vùng chân tôi mở bung quơ quíu. Dường như có mùi hương lẫn rượu nồng, có tiếng chim kêu hoan lạc, có tiếng sáo rơi từ trên không rớt lặn vào mặt nước con kinh rồi thổi sục lên, những giọt vỡ hoang tuôn tưới, đẫm tràn hai bờ rêu cỏ. Con rắn xanh của chàng cuốn lấy cả thân tôi, nó đẩy bụng tôi rướn cao, nó ghìm lưng tôi trĩu xuống. Những mấu răn cắn nhẹ, chiếc lưỡi nhọn lóc lách, nhụy hoa tơi tả. Tôi không giữ nổi hơi thở nói chi phân biệt được đâu là tay người hay ý rắn."{HL68, 12-2002}

Trên đây là chép nguyên văn một đoạn văn tả một cuộc làm tình của Mai Ninh, một đoạn văn lê thê không xuống hàng một lần, nhiều văn ảnh bóng bẩy, bóng gió, văn chương đến độ người đọc phải mò mẫm đoán ý chính của tác giả. Thỉnh thoảng lại dùng những chữ Việt thuộc loại bí mật, không biết xuất phát từ miền nào VN. Thí dụ như hai câu chót: 'mấu răng', 'lưỡi nhọn lóc lách', 'ý rắn' dùng để chỉ những gì vậy? Thắc mắc là thắc mắc thế thôi, không có nghĩa là chê Mai Ninh viết không hay. Chỉ có điều khi đọc văn Mai Ninh, nên đọc theo lối ghi nhận những con chữ để lại nơi mình, hiểu đại khái theo những ấn tượng này. Nhất là đừng đòi hỏi truyện, miêu tả nào cũng phải tuân theo dàn bài cổ điển: Nhập đề (những tán tỉnh vuốt ve mở đầu), Thân bài (những động tác chính), Kết luận (xuất tinh). Gần đây một số phụ nữ thuộc loại feminist chê lối dàn bài như thế là quá đàn ông, quá phụ hệ, chỉ hợp với nam giới. Bởi vì, như một số nhà nghiên cứu gần đây về tình dục đã công bố, sự khoái cảm của phụ nữ là từ từ dâng, là miên man trước khi cực điểm, là kéo dài rồi tan dần như sóng biển vào bãi cát phẳng, chứ không 'một phút huy hoàng rồi chợt tắt'{Xuân Diệu}.

Mưa đá âm dương. Đó là tên một truyện ngắn hơi dài của Mai Ninh. Đọc cái tên truyện, đã thấy phảng phất hương vị thần thoại rồi, nhưng đây không là truyện cổ viết lại, nếu có phân loại, chắc sẽ được gọi là hiện thực huyền ảo. Nhân vâït nữ là Phượng, tên của một loài chim, còn chàng là Ngư, nghĩa là cá. Chàng và nàng ân ái trên bãi cát ven biển: "Phượng bỏ rơi mình lâng lâng trong cảm giá rạt rào bất giác tuôn trào từ bụng, thốn lên co cứng hai đầu ngực. Nàng cọ nửa mặt vào những hạt cát li ti xoay tròn một sắc hồng kỳ diệu, rướn người ủ ấp từng đợt nước dồn rung động dưới thân... Ngư dội lên những dùi chuông chắc nịch dịu dàng. Thế rồi Ngư bất ngờ hất nàng xuống, đột ngột bỏ đi, cơ thể cuộn dài như thân cá, duỗi theo dòng nước ra biển nhanh không ngờ." {Việt 6, 2000}
Chàng tuyên bố mình là loài cá giam mình trong biển ấm, còn nàng là loài chim, chỉ đoàn tụ được khi: "Bao giờ em sờ tay lên hòn đá âm dương khoanh vòng nửa trắng nửa đen ở cửa sông ấy là em giải thoát, gỡ thả anh về bơi lội trong thế giới của sự sống." Nói xong chàng từ giã để đến vùng đất ngút ngàn, miền địa đầu trái đất. Dĩ nhiên nhớ chàng, nàng bắt đầu một hành trình đi tìm khắp các cửa sông trên thế giới để kiếm đá âm dương. Một đêm trên bãi biển có nhiều thanh niên đốt lửa vui chơi có một cô gái trẻ du mục nhẩy múa với "hai bầu ngực đầy căng như chỉ chực bứt sợi dây cột manh áo bó sát thân, cũn cỡn trên cái váy xoè nhiều mầu, để lộ lõm xoay tròn xoe giữa bụng". Phượng ngủ thiếp đi và khi thức giấc lúc khuya, nàng được chứng kiến màn làm tình của cô gái với một chàng trai:

"Cô gái co cặp đùi nở nang quấn cứng dưới vành mông của chàng trai chỉ còn manh áo trắng mỏng manh, đang dạng chân cử động dồn dập... Phượng mở bừng mắt, hai gò ngực nhức căng. Hơi thở gấp rút của gã trai và tiếng đứa con gái gầm gừ như thú mắc bẫy... rung đứt những sợi thần kinh của Phượng... Bỗng nhiên Ngư lại hiện ra lừng lững giữa bầu trời băng xanh lạnh giá..." như để khuyến khích Phượng tiếp tục cuộc hành trình đang dang dở, đến khi nàng lọt vào được một căn nhà lạ lùng có một người đàn ông tàn tật đang ngồi hút thuốc. Biết mục đích của cô gái, người đàn ông chống nạng dẫn cô gái đi tới một cửa sông có đá âm dương. Và đúng lúc nàng nhìn hòn đá, người đàn ông vòng tay ôm, quật ngã trên nền đá và hỏi cô chàng Ngư đang ở nơi nào. Khi đã biết, "Người đàn ông ấy đã quỳ trên mặt đất, hai tay thành khẩn khép lại vạt áo đẫm nước trên khuôn ngực trần của cô gái, xốn xang lời tạ tội... người con gái đã đứng dậy, lững thững xuống đồi. Khi ấy trận mưa đá cũng vừa ngưng, hồng hạc lại họp đàn bình thản la đà nơi cửa con sông." Truyện chấm dứt ở câu trên, với bầy chim hồng hạc la đà nơi cửa con sông, để người đọc ngẩn ngơ theo đúng văn phong của Mai Ninh: cái gì đã xảy ra vậy, mọi sự sẽ ra sao vậy?

Nguyễn Thị Thanh Bình

Related image

Trái ngược với lối viết văn hoa bóng bẩy của Mai Ninh là Nguyễn Thị Thanh Bình định cư ở một thành phố lớn miền Đông nước Mỹ có rất nhiều da đen. Bằng một bút pháp thẳng băng, hay dùng lối trực tả, nghĩa là thấy sao tả vậy, thấy vú tả vú thấy chim tả chim, không ngượng ngập khách sáo. 'Thế thái nhân tình' ra sao, cứ thế phăng phăng kể ra, không thả một bức màn mỏng hay một lớp sương khói lờ mờ bay che cho mọi sự, cho bớt chất sống vật sống nhiều tính chất nguyên thủy. Đọc văn Nguyễn Thị Thanh Bình thấy sức sống mãnh liệt của cuộc đời bốc lên nghi ngút, nóng bỏng. Có thể nói những bậc đạo đức, thật cũng như giả, ở Mỹ khó lòng mà thưởng ngoạn yên ổn văn chương của Thanh Bình, không phải vì nhà văn này tả chi tiết tình dục hơn những nhà văn khác, mà vì không khí nóng bỏng của một củ khoai nướng, còn vùi trong tro nhưng đã tỏa hương nồng nàn, quyến rũ mọi dạ dày trống rỗng.

Đọc nhiều nhà văn định cư ở Mỹ khác ít thấy sự hiện diện, xuất hiện của sắc dân da đen. Với Thanh Bình thì khác. Bà đã viết một vài truyện da đen đóng vai gần như chính, hay những người homeless với thế giới gầm cầu ống cống của họ. Và tình yêu tình dục của các nhân vật này cũng không ít thì nhiều có cái gì khác thường. Đọc văn bà, đôi khi thấy như một sự pha trộn giữa Maxime Gorki của Nga với Jean Genet của Pháp. Hãy đọc một đoạn văn mới viết của nhà văn này trong Hợp Lưu số 75, 2-2004, đặt trong khung cảnh miền Nam nước Mỹ còn tàn dư kỳ thị đen trắng, trong một đêm hội tà đạo Mardi Gras mà mấy ông bà thanh giáo Mỹ, cũng như Việt rất kỵ, ở thành phố cảng New Orleans, cựu thuộc địa của Pháp. Trong lễ hội tà đạo này, có diễn hành xe hoa và hình nộm, mọi người ca hát nhảy múa những điệu giật gân nhất, Phi Châu nhất ngoài đường phố và trên ban công các nhà các cô gái đen trắng cùng vàng, được thoải mái tốc áo lên trong một thoáng, khoe hai trái đào tiên của Văn Cao, khi được đám con trai tặng cho đủ số vòng đeo cổ lòe loẹt cô đòi hỏi. Thường thì hai hay ba vòng là đủ thưởng thức đôi vú. Còn muốn nhìn thoáng cái 'liên tồn' đầy cỏ mọc của thi sĩ Bùi Giáng, số vòng phải tăng lên gấp bội. Trong một bầu không khí như thế, nhân vật nữ của Thanh Bình tham gia lễ hội cùng một bạn gái:"Trời đất đìu hiu vuốt ve da thịt cô. Buổi chiều bắt đầu khá đáng yêu, gợi cảm, mượt mà như cặp đùi thon thả... Những đám trai gái túa ra như thác lũ từ mọi đường phố, mọi hàng quán, và càng lúc họ càng dồn đuổi về tụ điểm chính. Con đường Bourbon về đêm bấn loạn trong hơi thở. Người và người lẫn miết vào nhau những vòng tay ôm, những dìu dặt bước. Đêm như một món xào trộn hổ lốn với hương hơi thở của đủ mọi thành phần, đủ mọi giống phái... Đâu đó là những bộ ngực bốc lửa được phơi trần một cách thỏa thuê, sung mãn. Những xâu chuỗi óng ánh đủ màu được tung lên tức thời như một màn cổ võ..."

Sau khi lang thang ngắm cảnh ngắm người cùng một bạn gái, có lúc lạc vào quán dành cho những người đồng tính luyến ái, hay lại cái, hai cô gái ra về. Đến bãi đậu xe, hai cô đụng độ một nhóm thanh nhiên da trắng KKK kỳ thị màu da cực đoan, ăn mặc giả cảnh sát, bắt lên xe cùng với một thanh niên da đen. Chúng phát ngôn như sau:

"Tụi bay cút về nước hết đi. Đất này là đất của Mỹ trắng. Mỹ vàng như tụi bay đến đây chỉ giỏi lãnh trợ cấp, trốn thuế và mướn người gian lậu... Những nhóm lửa cháy phừng phực trên những cây gỗ cắt hình thập tự giá... Đúng là thời của Ma vương quỷ lộng nên KKK mới còn xuất hiện như thế... Và cô đâu có thể ngờ rằng một ngày kia cô là nân nhân của họ. Chui vào rọ cùng một lần với gã Mỹ đen kia. Thoạt đầu người ta đẩy cô xuống một bãi cỏ sau một ngôi nhà thờ hoang vắng. Người ta xé toạc những mảnh fermeture cuối cùng trên người cô. Cô nằm sóng xoài, lõa lồ là trăng để cho con beo dũng mãnh là hắn đến xé xác, giữa tiếng xập xoa reo hò điên cuồng của lũ súc sanh. Trong vùng tối, người ta bắt gã Mỹ đen gục mặt uống đầy những ngụm trăng. Cô muốn chết điếng trong cảm giác đau đớn, uất hận và bắn tung thể xác. Một tên quỷ râu xanh nào đó lên tiếng: "Mỹ đen tụi bay chỉ được "phắt" Mỹ vàng như vậy đó. Thằng nào lớ quớ đụng vào bất cứ sợi lông của một em Mỹ trắng, ông bắn chết...

Còn nỗi lăng nhục nào lớn hơn cho cô... Hắn là một người đàn ông xa lạ, đang nhễ nhại trần truồng cắm sâu vào người cô một thứ bộ phận cứng đờ như một thanh sắt nguội. Cô càng kêu lên vì đau đớn, hắn càng kêu lên vì kích động. Hắn có rướn người đến ngàn năm cũng không tìm được những khít khao trên người cô. Vậy tại sao hắn còn trồi lên như sóng dâng, để cô rờn rợn những luồng khí. Những cố gắng kháng cự cuối cùng rồi cũng vô ích, cô biết từ đây cô khó lòng yêu nổi đàn ông. Đàn ông, cô phải mất bao nhiêu suối, bao nhiêu sông, bao nhiêu biển mới rửa hết những tinh khí đã lỡ bắn tung tóe vào người cô?" {Thiên thần trong bóng tối, HL75}

Hãy tiếp tục theo dõi bút pháp trực tả có sao tả vậy không văn hoa vẽ rắn thêm chân... của Thanh Bình trong truyện ngắn khá dài Khỏa thân đêm, cũng đăng trên Hợp Lưu, số 70, 4-2003, trg 191. Cốt truyện giản dị: Một cô gái một con đang túng tiền, đi đánh bạc lại thua, một con bạc đứng tuổi đề nghị tặng một vòng vàng với năm ngàn tiền mặt, để đổi lấy một cuộc làm tình. Cô gái chịu và "...ông xô kéo tôi trở lại phòng vệ sinh, thì rõ ràng đây là một cơn bão không đài báo khí tượng. Trong đó tôi là một ngọn cỏ, một cành hoa, một cánh bướm. Thoạt đầu bão trượt lên ngực tôi căng căng. Tôi không kịp kháng cự, đã bị bão quét một đường hôn vũ bão lên môi. Được trớn, khuôn mặt bão dữ của ông ta nổi cơn thịnh nộ.

- Hôn tôi đi. Ù lì như vậy đừng trách tôi gian ác.

Vừa nói ông vừa mài thân thể nóng rắn căng cứng lên hai đầu vú người đàn bà. Một sự cọ xát kỳ dị không hẳn là tình yêu cũng không hẳn là tình dục đối với tôi. Ông kỳ vọng gì ở một sự mua bán cảm xúc, khi cùng lắm tôi cũng chỉ là con mèo nhồi bông cho ông ta mặc sức ve vuốt. Hay tôi có trơ ra như con búp bê bằng sứ, bằng plastic thì hình như chỉ làm khích động thêm nỗi dâm đãng của ông ta. Càng lúc người đàn ông càng biểu diễn vẻ man rợ đắm đuối của dục cảm. Ông ta hết phả vào cổ tôi hơi thở dồn dập của tên đàn ông đầy sung mãn, lại cúi xuống tốc váy tôi lên như thể biến tôi thành con yêu tinh, bởi vì đàn bà khi không yêu, không thích thì khó diễn tả được những rung động kệch cỡm. Đàn ông thì khác, mặc dù tình yêu và tình dục cũng có thể phân biệt rạch ròi, nhưng tình dục cũng có lúc xâm chiếm mạnh mẽ đến nỗi họ có thể tìm thỏa mãn với bất kỳ con cái nào... Tôi nói giả lả khi ông bắt đầu tụt quần xuống.

- Xin lỗi ông, tôi vừa kinh nguyệt một hai ngày, chưa sạch đâu đấy...

- Thôi được rồi, cô làm khẩu dâm cho tôi đi.

Vậy là ông dí đầu của tôi xuống, bắt vít ngay nhánh củi trơn nhẵn (như đã gọt dũa) khá bự và dĩ nhiên là ấm nóng vào miệng. Tôi khục khặc, muốn ói một hai bận và cuối cùng không chịu được nữa, tung cửa chạy bay như một con mẹ ăn quịt. ...Tôi càng chạy càng thấy mình không thể đứng lại để chịu trận tiếp, nên mặc dù sau lưng là tiếng còi thổi ra lệnh dừng lại của mấy gã an ninh, tôi vẫn lọt vào thang máy và kiếm đường. Chưa bao giờ tôi chạy đua tài tình như vậy... với cuộc đời, khi đằng sau là những vờn đuổi bén gót của ông ta:

-Bắt nó lại. Bắt cô ta giùm tôi.. Giựt hết bóp tiền của tôi rồi, trời ơi!"

Phản ứng đuổi theo của người đàn ông là có lý, vì đã tặng vòng vàng và tiền mặt gần mười ngàn đô la cho cô gái mà không được... sướng, dù bằng kiểu cổ điển hay khẩu dâm. Cũng không cả một hứa hẹn tương lai, một số điện thoại. Cô gái cắm đầu chạy ngoài vỉa hè tối, húc vào một người đàn ông khác. Cô cầu cứu ông này và được trợ giúp bằng cách cho mượn áo, khoác tay giả làm một đôi vợ chồng. Ông này vốn là người cũng kinh dị, bất thường (các nhân vật nam của Thanh Bình thường không kinh dị thì cũng không bình thường), mở một nắp cống cho cả hai chui xuống nấp, trốn lũ người đuổi theo. Khi đã quen với bóng tối, cô mới nhận ra đang 'đụng vào một thế giới ngập ngụa sa lầy':"Trời ạ, địa ngục là nơi nào khi trước mặt tôi là một khối trắng lõa lồ như trăng vữa. Khuôn mặt người đàn bà nấp sau vòm tóc hất ngược xuống, rũ bung ra như ngàn năm biếng chải đang chống hai tay quỳ sấp người, man rợ hóa thân thành loài thú, khi chú chó tơ chồm chụp mải mê lên lưng con mụ như hai con thú hoang động cỡn giữa vòm đêm dục cảm. Trong mơ hồ dường như có tiếng loài sói đến múa hú trăng rền lên điên dại. Hay hắn đang tìm môi tôi và bỗng gắn siết vào một cái hôn đang dắt đến ngộp thở, đến không kháng cự nổi và đến như ngày mai tận thế và ngày đời sẽ không còn một bờ lưỡi nào nóng ran mềm mại như thế..."

Với người đàn ông thứ hai gặp trong đêm này, mọi sự diễn ra khá lâu nhưng chỉ có hôn dài đến hụt hơi ngạt thở và nói chuyện vớ vẩn thôi. Lý do người đàn ông này đang tính đi ra sông nhảy tòm xuống tự tử cho rồi đời, gặp cô gái này cầu cứu bèn ra tay tế độ, không ngờ hôn xong hết muốn tự tử luôn. Rút cục đôi trẻ (ngày nào còn nam nữ yêu nhau, thì ngày đó còn có 'đôi trẻ', bất kể tuổi tác) vui vẻ dắt tay nhau ra khỏi ống cống, chia tay ai về nhà người ấy. Dĩ nhiên cô gái vẫn còn giữ nguyên chiếc vòng vàng cùng số tiền mặt, sau một đêm đầy cảm giác cảm xúc cảm tính như vậy, mà vẫn không sao cả... Thật đúng như một chuyện thần tiên hay cổ tích. Nhưng là thứ thần tiên cổ tích cho người đã trưởng thành về tình dục (gọi như thế bởi vì ở đâu thời nào cũng có những người không, hay chưa trưởng thành về tình dục, dù 7 hay 77 tuổi...).


Nếu Nguyễn Thị Thanh Bình có bút pháp thẳng băng, cái gì nói đúng cái đó, thường dùng các từ giản dị thường ngày, ít ấn tượng, ẩn dụ bóng bẩy, Nguyễn Thị Ngọc Nhung ngược lại, có bút pháp cổ điển, trau chuốt hơn. Lối đặt câu ngắn dài xen kẽ nhau, dùng từ chọn lọc. Sự miêu tả được đặt trong khung cảnh nhất định, thí dụ như những ngày có thứ gió được gọi là "...gió Santa Ana ngặt nghèo. Mang theo hơi nóng. Mang theo bụi bặm. Mang theo bông phấn. Mang theo mọi thứ mà nó mang được, phủ cho chỗ này, vất cành khô lá rụng bên kia. Những thứ không mang được, nó lung lay vật vạ cho đến đứt ngang hay lật lìa phất phơ. Cơn gió Santa Ana thổi sạch đường này bằng cách vứt rác sang đường kia..."

Nhân vật chính của truyện về ngày gió lớn và khét nóng cỏ đồi cháy miền Cali Hạ, là cô gái Cảo có bồ trai là một ông có vợ, sau một thời gian sống chung, vừa bỏ đi về với gia đình. Cảo là một người nữ trưởng thành về tình dục, có thói quen đêm ngủ thường hay nắm lấy con chim của chàng, không khóc lóc vì chuyện tình dang dở. Thức dậy trong tiếng gió mạng khi chàng đã đi rồi, nàng pha cà phê, trong khi đợi cà phê chảy nàng đọc thư trên mạng, chợt nghe thấy tiếng vật thủy tinh rơi bể trong sân nhà bên cạnh thấp hơn. Nàng vén màn nhìn xuống và được chứng kiến một hoạt cảnh diễn ra, như trên sân khấu thấp:"...người đàn bà đưa lưng trần về phía Cảo cúi khom nhặt vật gì quanh quẩn chiếc ghế lưng ngửa dài... Hai trái vú tròn đong đưa khi cô ta cúi khom. Thứ vú to khi thõng lại gợi tính kích thích... Người đàn ông nhìn quanh rồi nhìn người đàn bà nói gì, cô ta cười, tiếng cười dòn theo gió lúc lớn lúc nhỏ... Cô lắc lắc đầu theo chiều gió để tóc bay cùng hướng, một tay gom tóm tóc nơi gáy, tay kia vén mấy sợi tóc chạy lạc. Dáng đứng của người đàn bà gợi cảm. Hai tay giơ lên bận bịu với tóc, cặp vú tròn, đầu vú nổi bật hai vết sẫm lớn, mông vun cao, đường eo uốn cong khúc quanh gắt. Chợt người đàn ông vất cái chổi, sấn lại gần, từ sau lưng ôm vòng ra trước úp chụp lấy một vú. Người đàn bà ôm giữ cánh tay hắn... Cả hai đều cười. Tiếng cười vỡ lớn được gió đưa lên dốc đến tận nơi Cảo đứng, màn cửa sổ giữ trong tay.

Cảo thản nhiên đứng nhìn... người đàn bà trẻ ôm người đàn ông trong tay âu yếm hơn... Gió thổi hốt xoáy lá quay vòng nơi sân sau của ngôi nhà đó. Bàn tay người đàn ông lần cởi cái quần pyjama thắt dây hững hờ nửa bộ mông của người đàn bà. Cô ta cười, Cảo không nghe rõ tiếng. Gió vút mạnh. Cô nhỏm người lên, lấy sợi dây lưng quần của mình nơi tay người đàn ông, nới lỏng mối cột. Hắn buông dây cho cô rồi đưa tay vuốt hai bầu vú. Đầu hắn gục sát ngực cô, một tay vẫn vần vần xoay xoay đầu vú khi cô rướn mình lên cao hơn tí nữa để tuột quần khỏi bàn chân. Bên này rồi bên kia. Gió vẫn mạnh hơn, hơi rít rồi hú lớn, vụt chạy đâu đó rượt đuổi. Hai ba chiếc lá khô rơi trên vai trần của người đàn bà trẻ rồi trên ngực người đàn ông. Hắn phủi phủi lá rồi một tay ôm người đàn bà nơi mông, tay kia chống xuống mặt ghế lấy thế từ từ nhỏm dậy. Người đàn bà ôm cổ hắn, cười hắt tiếng lục khục đứt đoạn, hai chân cô quấn chặt lưng người đàn ông... Thoáng cô ngẩng lên. Cảo không tránh. Người đàn bà nhìn lên. Hình như cô mỉm cười rất tự nhiên, với Cảo." {Ngày gió, HL69, 2-2003}

Thời tiền chiến trước 1945 là thời của tình yêu lãng mạn, romantic, ...thời của Tự Lực Văn Đoàn, có một cảnh đôi trẻ tình tự trên đồi sắn một ngày gió lộng, lá khô rơi tơi bời trên hai người. Nhưng hai người quần áo chỉnh tề và không ai đụng chạm tới áo quần, không cởi cho mình và cũng không cởi cho ai hết, gió thổi phần phật, mặc gió, lá rơi mặc lá muốn rơi đâu thì rơi. Trong một truyện khác cũng nổi danh của văn đoàn này, một đôi nam nữ đi chơi trên đồi cỏ, rất yêu nhau nhưng chàng và nàng chỉ nằm dài trên cỏ, nhìn mắt nhau qua lớp cỏ may. Thế thôi. Và như thế được coi như những cảnh lãng mạn điển hình không những trong tiền chiến ở Việt Nam, mà còn cả bên Pháp, bên Âu Châu từ thế kỷ 19. Còn bây giờ, đầu thế kỷ 21, nhà văn dù lãng mạn hay không, ít khi tả cảnh trai gái yêu đương như thế nữa, mà tả xa hơn đến chỗ ôm nhau và hôn môi hôn miệng, rồi thông qua chuyện làm tình (độc giả hiểu ngầm cho), chuyển đến hồi sau khi làm tình. Còn tả đại khái như nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Nhung trong đoạn văn trích trên, dứt khoát đi xa hơn thời tiền chiến nhiều chặng, dù chưa tới giai đoạn làm tình đích danh, cũng thừa đủ các ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên ở nơi nội địa và hải ngoại chê là khiêu dâm.

Phần người viết bài, khi đọc Ngọc Nhung, vẫn thấy phảng phất một không khí lãng mạn đâu đây, dù sự miêu tả đã đi tới chặng đôi trẻ cởi quần áo cho nhau rồi quấn chặt, bồng bế nhau đi vô nhà, trong cơn gió Santa Ana khô nóng làm lá khô rơi rụng nhiều như trong Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng ngày nào. Chỉ khác một điểm là lãng mạn bây giờ là lá rụng tơi tả trên da thịt trần truồng của đôi trẻ. Như một lời thơ nhạc của Lê Uyên Phương: Hãy ngồi xuống đây yêu nhau trần truồng kiếp sống hoang sơ... Thế thôi. Vẫn tình yêu như thế đó, vẫn gió mạnh và lá rụng tơi tả, khác nhau giữa lãng mạn thời xưa và hiện nay là ở chỗ xưa mặc quần áo, còn bây giờ thì không chăng?

 Trân Sa

Trân Sa ở Gia Nã Đại thường được biết tới như một nhà thơ và một nhà báo. Mười năm trước đây, bà đã chủ biên nguyệt san đáng chú ý Trăm Con với khuynh hướng feminist, thường được dịch là tranh đấu cho nữ quyền. Giai đoạn đầu của cuộc tranh đấu này, thí dụ quyền bầu và ứng cử, bình đẳng nam nữ trong gia đình, xã hội và đời sống công ích... đã qua khá lâu rồi. Trong hai thập niên vừa qua, phong trào giải phóng phụ nữ tại Bắc Mỹ châu đã đi vào cuộc tranh đấu mới, đòi hỏi bình đẳng về giới tính. Nói cụ thể, đàn bà đòi hỏi quyền được sướng cực điểm, ai lãnh cảm phải đi tâm lý trị liêïu hay uống thuốc Tây, Ta, điều trị, như một nhà văn nữ ở Hà Nội tuyên bố ngày nào. Chưa hết, đàn bà được quyền thay cái thường gọi là sex partner, hay chồng. Gạt bỏ quan niệm 'gái chính chuyên chỉ có một chồng' chưa đủ, còn đòi hỏi được làm phi công chiến đấu, phi công phi thuyền không gian, ra tiền tuyến lãnh hòn tên mũi đạn nát người, như cô Jessica ở miền Đông hay làm quản giáo lột truồng nam tù binh rồi xích cổ kéo đi chơi, như cô Lyndie ở quân lao Mỹ bên xứ 'ngàn lẻ một đêm'... Được làm thủy thủ trên mọi loại chiến hạm chưa đủ, còn đòi phục vụ dưới tàu ngầm, nơi mà các hạm trưởng còn từ chối nữ binh, viện lẽ các hành lang tàu quá hẹp cho các cô vú bự đi lại... Nam giới Mỹ vốn có truyền thống cưng chiều phụ nữ từ thời lập quốc, nên đòi hỏi gì của các cô các bà trước sau cũng thuận hết. Thậm chí còn ra luật cấm các ông chủ Mỹ khi tuyển nhân viên, không được phân biệt xấu đẹp béo gầy già trẻ... Hậu quả phụ, side effect, làm ngành hàng không dân dụng Mỹ có một đội ngũ tiếp viên phi hành xấu gái nhất thế giới, và ở các Casino-hotel ở Reno Las Vegas... đã lác đác xuất hiện các bà nội bà ngoại đi vớ lưới, áo hở hang làm chiêu đãi viên bia rượu.

Đến đó rồi, chưa phải là hết là xong, bây giờ chặng chiến đấu mới là đòi quyền cho những cặp đồng tính dục nam được lấy nam, nữ được lấy nữ, làm giá thú và hôn lễ đàng hoàng. Trong cuộc chiến đấu loại này, có thể nói Trân Sa là một activist, một người cổ võ đấu tranh, cho những mối tình nữ nữ. Trong thời gian qua, ngoài việc làm thơ, bà viết một vài truyện tình, không phải là tình nam nữ, mà là tình nữ nữ. Nhưng ngọn bút của nhà thơ không thạo hay không thích tả chân, làm người đọc đọc xong, thấy mơ hồ phân vân. Thí dụ như truyện Hai người đàn bà trên Hợp Lưu 56, bà chỉ viết như sau, ai muốn hiểu, suy diễn ra sao, tùy nghi:"Cô cởi áo đi tắm. Rồi nhìn bầu ngực cô đang căng lên, nậu rám. Cô gầy đi thêm một chút, nhưng mà cái màu hồng rạo rực trên mặt... Và hai con mắt, hai con ngươi dôi đen, ướt rượt. Cô đứng trước gương, mình trần. Tim tôi đập nhanh hơn. Cô lấy lọ phấn thơm, thấm trên những đầu ngón tay bôi chấm vào hai nách, xoa trên ngực, xuống đùi. Chúng nẩy nhẹ, cười khẽ. Cô cũng cười, "Lạ à?" rồi thu dọn đống quần áo ngổn ngang trên sàn cho vào chiếc giỏ mây, mặc vào chiếc áo ngủ có in hình những con cá bé tí đang bơi trong nước xanh, thầm thì, "Thơm lắm!"-"Thơm hả?" tôi hỏi, muốn hít tấm áo mềm lả quấn quít trên da thịt mới gội tắm..."

Đọc xong đoạn văn trên, người đọc lơ mơ phân vân, phải coi lại đầu truyện, lướt xuống cuối, mới chắc được 'Tôi' đây cũng thuộc giống cái, như nhân vật được gọi là 'Cô' có vú rám nắng và thân thể đang thơm lừng. Mãi gần đây Trân Sa mới viết một truyện tình gái gái rõ ràng hơn, nhưng theo kiểu 'hiện thực huyền ảo', với nhan đề Ai đã bỏ muối vào máu tôi có vẻ sado maso:"Khi tôi vừa trổ mã, Nàng cũng dậy thì... Tôi sống trọn thời gian vô tư bay nhảy nhất của đời người, sung sướng làm cho Nàng cười, hôn cô gái dậy thì bằng cái lưỡi thiếu nữ, và cứ hồi hộp khi luồn tay vào bên trong lớp áo để vuốt ve thử trái ngọt lành trên lớp vỏ mịn màng và láng của nó. Những hình phạt quỳ, nhốt, roi vọt của gia đình hình như càng kích thích Nàng đến với tôi. Người ta thường thèm khát hơn trước những điều bị cấm đoán, nhất là khi đã được nếm qua một đôi lần và biết chúng mang tới hạnh phúc khan hiếm... Hai con mắt đen long lanh và đôi môi đỏ hồng sẽ cùng cười khi nàng ngửa cổ, chiếc cổ mong manh cho những cái hôn non nớt. Thuở ấy nàng và tôi chưa muốn biết điều gì khác ngoài hôn, hôn, hôn. Tôi hôn một cách thích thú hiếu kỳ từng biểu lộ thông minh nào đó mà tôi cảm thấy đang ngời sáng trên da thịt nàng.."{HL69, 2-2003}

Việt Nam và các nước đông Á châu, xã hội nói chung bao dung các sự đồng tính luyến ái, không đặt ra điều luật nào để chế tài, trừng phạt cả. Nếu giữ kín đáo, là được. Nếu để lộ ra, cặp nam nam bị chê cười nhiều, ế vợ và bị đối xử như những người dở hơi, man man, bất bình thường, không chịu lấy vợ đẻ con. Thế thôi. Còn các cặp nữ nữ, nam nhi ta, Tàu, Nhật Bản, thường coi như không biết tới, có nhìn cũng coi như không thấy. Các Hán tử cũng như samourai đều mặc kệ các nữ nhi đùa rỡn với nhau trong phòng khuê hay trên cỏ trong nước ao hồ hay suối. Những bậc quân tử ta và Tàu đôi khi còn nấp coi cọp, đang đi ngừng lại thưởng thức các 'toà thiên nhiên' nếu có dịp, và thản nhiên lấy các cô đó làm vợ. Không chê trách gì nếu các cô sinh con đầy đủ. Nếu vì quá mê gái mà lạnh nhạt với chồng, cũng không sao, tối đến vẫn phải chiều chồng vì Đông phương không có luật quy định tội 'hiếp vợ' như ở một số tiểu bang nước Mỹ hiện nay... Trở lại chuyện tình nữ nữ, 'cho muối vào máu' của Trân Sa, hai nàng phải lớn lên, cơ thể biến đổi và nhu cầu đụng chạm thân xác cũng gia tăng: "...Nàng cứ tinh quái ngồi áp vào người tôi, khều chân và nắm tay tôi trong hộc bàn mỗi khi thầy giáo tới gần để làm ông ta khó chịu ra lệnh: "Ngồi xê nhau ra!". Hơi ấm từ người Nàng, những ngón tay mân mê hay xiết chặt trong hộc bàn làm tôi cứ lâng lâng, xôn xao hạnh phúc..." Tình yêu một khi đã bắt đầu vào nhục thể, sẽ như chiếc xe xuống dốc hỏng thắng, mỗi ngày một đi xuống nhanh hơn, tác giả Trân Sa phác lược như sau:

"Gác lửng trong trái nhà hẹp khoá chặt cửa bên trong, chỉ trăng ngoài cửa sổ trắng mát toả vào, hai người con gái tháo gỡ quần áo nằm xuống cái ghế bố màu ô liu mê quyến lấy nhau. Những cảm giác rạo rực, kỳ dị lần đầu tìm thấy. Nàng thật mỏng, thật căng, thật láng lẫy, thật êm ái, thật nóng ấm. Đêm tối, hai thân thể vẽ những đường cong tròn trịa và mềm mại quấn quýt, lấp lánh trong ánh trăng. Tôi nghe bằng mấy tỷ tế bào da thịt đang cứ rung lên từng phút giây những gì nàng đang muốn bày tỏ, "mình sẽ không sống lại thời gian này một lần thứ hai nữa, biết không?" Nhiều đêm như thế, tôi được âu yếm mớm mãi vào miệng những trái dâu tẩm mượt mật ong và rượu..."{HL69}

Một người nữ thân kể rằng khi còn con gái học một trường nữ tại Sàigòn, nàng đã bị môt cô bạn mê theo kiểu tình gái như vậy. Nhưng từ khi từ giã giai đoạn những sờ soạn thầm lén trong lớp, chuyển sang giai đoạn cao hơn, người nữ này từ chối leo thang và nghỉ chơi với cô bạn, chỉ vì 'không thích đàn bà'. Và cự tuyệt không dễ, tốn nhiều nước mắt. Nhiều năm về sau cô bạn mê gái này trở thành một giáo sư trường nữ trung học Sàigòn, một trường thuận tiện để thoả mãn nhu cầu tình gái, cho đến khi xảy ra một scandale khá ồn ào vì cô bồ nữ sinh quá yêu cô giáo, bỏ nhà đến ở chung với cô giáo luôn. Chỉ ồn ào dư luận thế thôi và không lâu vì Việt Nam chẳng có luật nào trừng phạt gái quyến rũ gái...

Sau khi đến Mỹ, vẫn người nữ từ chối tình gái đó đeo túi sách theo học một trong ba trường đại học nổi tiếng là liberal ở miền Tây, liberal đến nỗi ban giám hiệu cấp cho các cô sinh viên lesbian một phòng riêng làm chỗ hội họp ngay cạnh cafeteria. Và cũng như ngày xưa học trung học ở VN, người nữ này lại bị các cô bạn da trắng tán tỉnh, dụ vào club tình gái. Khi lắc đầu từ chối, các cô xúm vào thuyết phục, có cô nói: Thân thể mình thuộc về mình chứ, sao mày chịu để thằng đàn ông nó xuyên hoài vào người mày, mà chịu được à... Một cô khác nói: Cái đó của mày là của mày, đâu có phải cái thùng rác để đàn ông muốn xịt muốn bỏ cái gì vào cũng được... Dĩ nhiên không thiếu câu chê cổ điển: Đàn ông bẩn, hôi như heo... Trân Sa cũng nhắc tới một vài lập luận trên, nhưng một cách văn chương, bóng bẩy và hơi cường điệu, lại vừa có vẻ khổ dâm và 'hiện thực huyền ảo' trong đoạn văn:"Nàng dạy tôi: '"Thân thể là một đền thờ, chỉ có Tình Yêu mới có thể chạm tới", và tôi quả thực nhìn thấy nó thật nguyên vẹn và tinh khiết. Đêm đêm, hơi ấm từ cái đền thờ ấy tỏa ra như một lò sưởi phủ trùm tôi khỏi cái lạnh của băng tuyết cứ len lần qua các khe cửa... Nhưng cô gái trẻ con của tôi một hôm trở về nhà thương tích đầy mình mẩy. Nàng nhợt nhạt ghê rợn, khốn nạn khốn khổ khóc oà, "Chúng làm tôi vỡ nát". Nàng, kẻ đã dạy tôi, "Thân thể là một đền thờ...", nhưng những vết thương trên thân thể Nàng đêm ấy toang hoác, sâu hoắm, máu cứ chạy tuôn ra như suối. Tôi chở nàng vô nhà thương, người ra rút những nhành cây khô, chai miểng và đất đá chúng đã nhét vào trong âm hộ Nàng và lau chùi băng bó. Tôi ủ nàng trong tay, cắn răng khi nàng rên xiết. Nàng chết dần đi mỗi ngày, thỉnh thoảng lại cứ bịt tai cho khỏi nghe tiếng cười thô bỉ ấy. Nàng không kể được rõ ràng: "Chúng ác độc lắm. Hèn hạ lắm. Ở khắp nơi, chỉ đợi dịp xông ra thôi, bọn súc vật..." Tôi van vỉ khi thấy Nàng cứ tàn tạ đi, ánh mắt đôi khi quắc lên những tia sáng hung dữ: "Sống chung trên trái đất này làm chi với lũ ác quỷ?"

Các cô các bà lesbian suy nghĩ đại khái như vậy và coi đàn ông như 'lũ ác quỷ', như thế, nên cũng dễ hiểu tại sao họ xa lánh đàn ông. Trong truyện ngắn vừa qua của Trân Sa, phần cuối có nói tới sự bạo dâm của đàn ông đối với phụ nữ, trong Sắc (đăng duy nhất ngoài nước) của Nguyễn Thị Minh Ngọc, ngược lại, nói tới sự bạo dâm của phụ nữ đối với đàn ông. Ở đây mở ngoặc để nói về một nhà văn nữ hãy còn ở VN, cũng xoay quanh cái giống như Trân Sa, nhưng lần này của đàn ông. Truyện được đặt ra trong khung cảnh cố đô Huế nhưng diễn ra trong một không khí huyền ảo, hoang đường như của một nhà văn giải Nobel Nam Mỹ. 'Chàng' là một chàng trai địa phương, 'nàng' là một cô gái trong một đoàn hát rong dừng lại vài đêm trong thành phố cổ này. Dĩ nhiên là nàng đẹp, man rợ, hoang đường, thần thoại. Đêm cuối cùng, nàng rủ chàng lên đèo ngắm trăng:

"Khi tôi theo kịp nàng, Thu Sắc đang quỳ ngửa nhắm mắt, ưỡn người ra phía sau để hứng đầy trăng. Tôi run rẩy tháo những lớp vải trên người nàng. Nàng đưa tay tìm tòi, nói khẽ:

- Nghe nè, không phải doạ đâu, những ai đi sâu vào trong người tôi đều chết, mà tôi không muốn anh chết chút nào. Anh không giống những người tôi đã gặp, anh là Thiền...

Chữ 'Sư 'chưa thoát ra được đã bị tôi bịt lại bằng một nụ hôn (...) Đúng như tôi nghĩ, môi nàng sinh ra như để khiêu khích người ta cưỡng đoạt nụ hôn. Nàng vùng vẫy một cách tuyệt vọng, đồng thời tôi cũng nhận ra sự cộng hưởng tuyệt vời. Rồi một lúc nào đó, tôi nhận ra mình là người được. Bằng cách nào không rõ, nàng như từng đợt sóng, nâng quấn rồi đẩy chìm tôi để môi tôi được trôi đến đỉnh cao cảm xúc, uống no nê tất cả những mật ngon tâïn nguồn. Đôi chân nàng quấn cổ tôi như muốn nghiền cổ kẻ tội đồ tham lam là tôi chẳng bao giờ thấy đủ (...)

Lẽ ra tôi nên dừng ở đó hay ngủ thiếp đi lúc đó. Nhưng tôi, đã không xứng với hai chữ Thiền Sư nàng tặng, không biết vâng lời để ngừng lại trước những bí ẩn đã được cảnh báo. Tôi nhổ mặt mình ra khỏi chân nàng. Nàng có vẻ đuối sức nằm đó, thân hình như đá trắng, tạc dưới trăng xanh, đẹp đến không ngờ. Phải đến lúc đó tôi mới bình tĩnh nhìn toàn thể người nàng. Thân thể nàng đẹp đến nỗi làm người ta sợ, và càng nhớ hơn lời cảnh báo của nàng (...) Tôi tháo hết quần áo của mình ra, liệng vương vãi một cách nhẹ nhàng và chợt nhận ra nãy giờ nàng nằm trên đá (...)

Tiếng nàng van vỉ:

- Sẽ chết mà, nghe em đi, phần thú trong em mạnh mẽ hơn người.

Lỗi tại ai trong câu năn nỉ can ngăn của nàng, lại hàm chứa một lời khuyến khích. Như nàng nói em thèm chết quá, cho em chết đi và tôi hiểu chữ chết là yêu.

Tôi đâm sâu vào người nàng. Người chết là tôi. Tôi rú lên vì cảm giác có một khe hẹp đầy dao nhọn bén chặt rọc đi phần mềm yếu nhất của tôi.

Tôi ngã ngửa người ra, vừa khi nàng uy nghi trỗi dậy. Chúng tôi vẫn chưa thoát khỏi nhau. Và tôi ngất đi trong ý nghĩ hoang mang nàng là ai vậy? {HL68, trg 116, 12-2002}

Những tư tưởng vụt thoáng qua như làn sét trong những phút gần cực điểm của làm tình mỗi người một khác. Và cực đoan cực điểm như đôi trẻ trên, là cũng có, tuy không xảy ra trên thực tế, ngoài đời mấy khi. Thành thực với bản thân mình, thiếu gì phụ nữ đã mơ màng trong lúc ngậm gọn cái đó của người tình trong miệng, ước ao được thú nghiến răng cắn thử cho đã. Đôi khi cũng có trường hợp có nàng cầm dao cắt phăng cái đó của người tình, như trong phim "In the realm of sense" của Nhật ngày nào, hay cô vợ Nam Mỹ lai da đỏ Incas hay Atzecs chi đó cầm dao cắt luôn cái đó của ông chồng Marines Mỹ, hay như một bà Thái sau khi xuống đao, đã bỏ cái đó của chồng vào máy xay thịt, xay nát ra mới hả dạ, mới đã...

(Còn tiếp)