Monday, 26 March 2018

Trung Quốc không dễ ‘hô phong hoán vũ’ ở Biển Đông, Hoa Đông

Mỹ sẽ củng cố lực lượng chống tiếp cận của các nước láng giềng của Trung Quốc bằng cách viện trợ tiền bạc và vũ khí. Còn nếu trường hợp nổ ra chiến tranh, quân đội Mỹ sẽ hậu thuẫn những nước này bằng cách chia sẻ thông tin tình báo, hỗ trợ hậu cần và nếu cần thiết thì sẽ thực hiện các cuộc không kích và tấn công tên lửa…, National Interest phân tích.
Trung Quốc không dễ 'hô phong hoán vũ' ở Biển Đông, Hoa Đông - Ảnh 1
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ luôn thường trực tại các điểm nóng trên thế giới
Hơn 70 năm qua, quân đội Mỹ đã thống trị Đông Á, được hưởng quyền tự do đi lại và không cho đối thủ được hưởng quyền tự do đó. Tuy nhiên giờ đây, Trung Quốc đã có thể có đủ khả năng để tiêu diệt tàu, máy bay và các căn cứ của Mỹ trong bán kính 500 dặm cách lãnh thổ Trung Quốc và phá hủy vệ tinh cũng như các mạng lưới máy tính giúp củng cố sức mạnh quân sự Mỹ ở Đông Á.
Nhiều chuyên gia lo sợ Trung Quốc có thể sử dụng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) để kiềm chế khả năng quân sự của Mỹ, đồng thời củng cố các yêu sách lãnh thổ phi pháp của mình trên các vùng biển. Thậm chí nhiều người còn cho rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành bá chủ khu vực và bắt đầu triển khai sức mạnh quân sự sang cả các khu vực khác, kể cả ở tây bán cầu
Do đó hiện nay đang diễn ra cuộc tranh luận Mỹ nên đáp trả quân sự ra sao trước khả năng chống tiếp cận của Trung Quốc? Có hai luồng ý kiến trái chiều rõ rệt: (1) Mỹ củng cố quân sự bằng cách chuẩn bị quét sạch lực lượng tấn công của Trung Quốc ngay khi xảy ra xung đột; (2) Mỹ nên rút quân khỏi Đông Á, từ bỏ các liên minh trong khu vực và trao cho Trung Quốc vùng ảnh hưởng này.
Cả hai lựa chọn này đều có nhiều hạn chế. Chiến lược củng cố quân sự sẽ không chỉ tốn kém mà còn làm gia tăng nguy cơ chiến tranh, trong khi đó lựa chọn rút lui lại không những làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới, mà còn có thể khuyến khích Trung Quốc cố gắng chinh phục cả khu vực.
Đứng trước cả hai lựa chọn đều nhiều nhược điểm như vậy, một số chuyên gia đã đưa ra cho Mỹ sự lựa chọn thứ ba, đó là chiến lược “chủ động bác bỏ”. Theo chiến lược này, Mỹ sẽ không phải nỗ lực chỉ huy hoạt động hàng hải ở Đông Á mà thay vào đó chỉ cần tập trung giúp các nước láng giềng của Trung Quốc bác bỏ sự kiểm soát trên biển và trên không của Trung Quốc trong khu vực.
Trong thời bình, Mỹ sẽ củng cố lực lượng chống tiếp cận của các nước láng giềng của Trung Quốc bằng cách viện trợ tiền bạc và vũ khí. Còn khi có chiến tranh, quân đội Mỹ sẽ hậu thuẫn những nước này bằng cách chia sẻ thông tin tình báo, hỗ trợ hậu cần và nếu cần thiết thì sẽ thực hiện các cuộc không kích và tấn công tên lửa vào các lực lượng của Trung Quốc hoạt động ở ngoài khu vực bờ biển nước này.
Chiến lược này sẽ giúp duy trì sự răn đe bằng cách không cho phép Trung Quốc có cơ hội giành được chiến thắng quân sự mang tính quyết định, trong khi vẫn củng cố sự ổn định trong khu vực nhờ trấn an được Trung Quốc rằng nước này sẽ không bị tấn công nặng nề trong những ngày đầu chiến tranh.
Tuy nhiên gót chân Asin của chiến lược này là nó đòi hỏi các nước láng giềng của Trung Quốc phải thống nhất chống lại tham vọng của Trung Quốc trong một thời gian dài và có thể là không xác định. Liệu những nước này có sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ này hay không?
Tác giả Michael Beckley phát hiện ra rằng nhiều nước láng giềng biển của Trung Quốc trên thực tế đã phát triển năng lực chống tiếp cận, có thể bác bỏ sự kiểm soát trên không và trên biển của Trung Quốc ở những vùng biển gần bờ. Hơn nữa, Trung Quốc không thể đủ khả năng triển khai sức mạnh nước này cần có để có thể qua mặt lực lượng chống tiếp cận của các nước láng giềng vì lực lượng triển khai sức mạnh còn tốn kém hơn nhiều so với lực lượng chống tiếp cận. Trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc lại đang mất động lực và rơi vào nợ nần, các hoạt động an ninh trong nước cũng tiêu tốn phần lớn nguồn lực quân sự của Trung Quốc.
Do thế, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ không thể vẽ lại bản đồ ở Đông Á bằng vũ lực được nếu như các nước láng giềng của Trung Quốc sẵn sàng sử dụng lực lượng chống tiếp cận và Mỹ tiếp tục củng cố và hậu thuẫn cho các nước này.
Trở ngại đối với tham vọng hải quân của Trung Quốc
Trong lịch sử hiện đại chỉ có hai nước từng thiết lập bá quyền trên biển trong khu vực là Mỹ vào những năm 1980 và Nhật vào những năm 1930 và đầu 1940. Để làm được như những nước này, Trung Quốc cần hai thứ để thực thi học thuyết Monroe ở Đông Á: đó là độc quyền sức mạnh hàng hải trong khu vực và duy trì sự hiện diện quân sự ở các bờ biển xung quanh Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tuy nhiên hiện nay Trung Quốc chưa đạt được cả hai điều này.
Trung Quốc không dễ 'hô phong hoán vũ' ở Biển Đông, Hoa Đông - Ảnh 2
Trung Quốc xây dựng cụm tác chiến tàu sân bay rập khuôn mô hình Mỹ
Đầu tiên, khi Mỹ và Nhật kiểm soát được các vùng biển gần bằng cách chiếm đóng các vùng đất xung quanh, nối bờ biển với các căn cứ quân sự và ngăn chặn các nước láng giềng không xây dựng hải quân độc lập. Trung Quốc hiện nay lại hoàn toàn ngược lại, nước này không thể kiểm soát bờ biển Đông Á. Các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc đều rất đông dân cư và có quân đội hiện đại. Do đó Trung Quốc sẽ rất khó thực hiện các cuộc tấn công đổ bộ, nếu không muốn nói là không thể.
Thứ hai, Mỹ và Nhật Bản đã xây dựng và duy trì được tình trạng độc quyền về sức mạnh hải quân, chiếm khoảng 80-99% tổng trọng tải hải quân trên các khu vực tương ứng. Trong khi đó hải quân Trung Quốc hiện nay chỉ chiếm khoảng 30% tổng trọng tải hải quân của châu Á. Các nước châu Á khác cũng chi những khoản tương xứng với Trung Quốc trong việc mua sắm các tàu ngầm, tàu, máy bay và các thiết bị bảo vệ bờ biển hiện đại trong vòng hai thập kỷ qua nhằm thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc có thể mạnh nhất ở châu Á nhưng các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc lại nằm sát cạnh các vùng biển tranh chấp, trong khi Trung Quốc đôi khi lại cách xa cả trăm dặm. Nếu có chiến tranh, lực lượng không quân và hải quân của Trung Quốc sẽ cần phải đi lại giữa các chiến trường và căn cứ ở đại lục. Điều này sẽ hạn chế số lượng các thiết bị quân sự mà Trung Quốc có thể duy trì trên chiến trường, trong khi các nước láng giềng của Trung Quốc có thể hoạt động từ các căn cứ gần đất nước tới chiến trường, do đó có thể tùy ý huy động kho vũ khí.
Nhiều nước láng giềng của Trung Quốc đã tận dụng lợi thế địa lý bằng cách phát triển khả năng chống tiếp cận, bao gồm các khẩu đội tên lửa trên bờ, các tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel, các đơn vị chiến đấu nhỏ cơ động cao trên mặt nước và các máy bay chiến đấu được trang bị tên lửa và ngư lôi chống tàu. Kết quả là Biển Đông và các khu vực phía tây và phía nam Biển Đông giờ đây được bao bọc bởi các lực lượng quân đội có khả năng bác bỏ sự kiểm soát trên không và trên biển của Trung Quốc.
Ở Biển Hoa Đông, Nhật Bản vẫn là một quân đội đáng gờm. Nhật Bản đã tuyên bố các kế hoạch kết nối các bệ phóng tên lửa dọc quần đảo Ryukyu, có thể nhắm mục tiêu vào tất cả các tuyến đường hải quân và không quân trong bán kính 200-300 dặm giữa lãnh thổ Nhật Bản và Đài Loan, khu vực bao gồm cả quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
Nhật Bản đang mở rộng hạm đội tàu ngầm, mua máy bay tàng hình thế hệ thứ năm được trang bị tên lửa hành trình chống tàu và duy trì lực lượng tác chiến chống tàu ngầm đẳng cấp quốc tế, cùng mạng lưới các cảm biến dưới nước có thể theo dõi các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Trung Quốc khi chúng rời cảng.
Trung Quốc không dễ 'hô phong hoán vũ' ở Biển Đông, Hoa Đông - Ảnh 3
Dàn chiến hạm hùng hậu của hải quân Nhật Bản
Trung Quốc không dễ 'hô phong hoán vũ' ở Biển Đông, Hoa Đông - Ảnh 4
Chiến đấu cơ của không quân Nhật Bản
Trung Quốc không dễ 'hô phong hoán vũ' ở Biển Đông, Hoa Đông - Ảnh 5
Tàu sân bay Izumo của Nhật diễn tập trên biển cùng hàng không mẫu hạm USS John Stennis của Mỹ
Sự cân bằng trọng tải hải quân đang nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc, nhưng Nhật Bản vẫn có nhiều gấp đôi Trung Quốc số lượng các tàu chiến lớn trên mặt nước. Cho dù Nhật Bản chỉ có 15 tàu khu trục tuần tra bờ biển (trong khi Trung Quốc có đến 57 tàu khu trục) nhưng tàu của Nhật Bản có thể được tiếp nhiên liệu và tiếp tải ngay tại các cảng dọc quần đảo Ryukyu. Và do đó duy trì được nhịp độ hoạt động cao hơn so với các tàu khu trục của Trung Quốc trong điều kiện chiến tranh trên Biển Hoa Đông.
National Interest đánh giá ở phía tây Biển Đông, Việt Nam đã trang bị các khẩu đội tên lửa chống hạm di động đầy uy lực trên bờ biển, rồi tàu ngầm lớp Kilo, tên lửa đất đối không tiên tiến và hàng chục máy bay chiến đấu và các tàu trên mặt nước được trang bị tên lửa hành trình tân tiến. Những nền tảng vũ khí này cho phép Việt Nam tiêu diệt các tàu và máy bay của đối phương manh động dám xâm phạm chủ quyền, hoạt động trong vòng 200 dặm tính từ bờ biển, khu vực này bao gồm phía tây Biển Đông và thậm chí còn xa hơn thế.
Ở phía Nam của Biển Đông, Indonesia và Malaysia cũng đã phát triển khả năng ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc. Quân đội hai nước không hề ấn tượng so với tiêu chuẩn của Trung Quốc, nhưng hai nước này lại có hàng chục căn cứ hải quân và không quân ở gần khu vực phía nam cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc, nơi Trung Quốc cách hơn 1.000 dặm. Nếu trong trường hợp có chiến tranh, Indonesia và Malaysia có thể huy động toàn bộ hải quân và không quân, trong khi Trung Quốc lại gặp khó khăn trong việc duy trì hơn một chục tàu, tàu ngầm và hàng chục máy bay chiến đấu trên chiến trường. 
Theo Viettimes