ĐỨC CHA HOÀNG ĐỨC OANH
https://www.youtube.com/watch?v=PgBGQGaXYoA
Xin bấm link để nghe
Buổi nói chuyện của chương trình Từ Cánh Đồng Mây với
DÂN OAN CẤN THỊ THÊU
https://www.youtube.com/watch?v=C3m1kK4KerA
Xin bấm link để nghe
DÂN OAN CẤN THỊ THÊU
https://www.youtube.com/watch?v=C3m1kK4KerA
Xin bấm link để nghe
Buổi nói chuyện của chương trình Từ Cánh Đồng Mây với
LUẬT SƯ NGUYỄN THANH LƯƠNG
https://www.youtube.com/watch?v=xbxoDRaLSHg
Xin bấm link để nghe
LUẬT SƯ NGUYỄN THANH LƯƠNG
https://www.youtube.com/watch?v=xbxoDRaLSHg
Xin bấm link để nghe
Buổi nói chuyện của chương trình Từ Cánh Đồng Mây với
LUẬT SƯ HÀ HUY SƠN
https://www.youtube.com/watch?v=iFeF4UYMILo
Xin bấm link để nghe
LUẬT SƯ HÀ HUY SƠN
https://www.youtube.com/watch?v=iFeF4UYMILo
Xin bấm link để nghe
Luật pháp không bảo vệ được quyền khởi kiện của dân
21/02/2017
Luật sư Hà Huy Sơn
21/02/2017
Luật sư Hà Huy Sơn
Công ty Formosa có trụ sở ở thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung, Việt Nam, vào tháng 4/2016, làm thiệt hại trực tiếp, vô cùng to lớn và lâu dài về vật chất, tinh thần cho người dân ở một số tỉnh miền Trung.
Theo quy định của Điều 4, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người dân có quyền khởi kiện Công ty Formosa ra Tòa án để đòi bồi thường thiệt hại.
“Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”
Căn cứ vào pháp luật, khoảng cuối tháng 9 năm 2016, người dân ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đã nộp 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa ra Tòa án thị xã Kỳ Anh để yêu cầu Tòa án giải quyết, nhưng sau đó ngày 5/10/2016, Tòa án trả lại đơn với lý do: Ngày 29/9/2016, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1880/QĐ-TTg, trong đó không xác định tỉnh Nghệ An nằm trong diện bị thiệt hại môi trường biển. Đây là một quyết định hành chính không đúng với thực tế và can thiệp trái pháp luật vào quan hệ dân sự. Tiếp theo, ngày 14/2/2017, hàng trăm người dân Giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, lại đi đến Tòa án thị xã Kỳ Anh để nộp đơn khởi kiện Công ty Formosa thì bị Công an dùng vũ lực ngăn chặn. Hành vi này, trách nhiệm cuối cùng là thuộc về Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ. Trong khi Điều 96, Hiến pháp năm 2013, quy định Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thi hành luật, bao hàm việc phải bảo đảm quyền khởi kiện hợp pháp của người dân.
“Điều 96. Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.”
Như trên đã nêu, quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ tướng có thể bị kiện ra Tòa án nhưng Luật tố tụng hành chính 2015, quy định Tòa án chỉ có thẩm quyền thụ lý vụ án cao nhất là đến cấp bộ.
“Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.”
Như vậy, hệ thống pháp luật hiện hành không bảo vệ được quyền khởi kiện hợp pháp của người dân.
LS. Hà Huy Sơn: 'Tòa không công bằng ngay từ đầu đối với Mẹ Nấm'
29/06/2017
29/06/2017
Sau khi phần thẩm vấn trong buổi sáng 29/6 của phiên tòa xét xử Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh kết thúc với mức án đề nghị của Viện Kiểm sát từ 8-10 năm tù, Luật sư Hà Huy Sơn, người được Mẹ Nấm yêu cầu làm luật sư bào chữa nhưng không được tòa chấp nhận, nói với VOA rằng tòa án ngay từ đầu đã “không công bằng” đối với Mẹ Nấm ở hai điểm:
Thứ nhất là ở quyền mời luật sư vì tòa đã không chấp nhận đề nghị luật sư bào chữa của bị can, bị cáo, trong trường hợp này là Luật sư Hà Huy Sơn.
Thứ hai, “tòa đã sử dụng các kết luật của các giám định viên mà không theo một tiêu chuẩn hay quy định pháp luật nào, mặc định cho rằng Mẹ Nấm có tội trước khi phiên tòa được xét xử”.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm, từng được nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế vinh danh về những hoạt động cho dân chủ và nhân quyền trong nước. Gần đây nhất, vào tháng 3/2017, Mẹ Nấm được Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump vinh danh với “Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế”.
Trước đó, bà được trao giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Người bảo vệ Quyền Dân sự năm 2015, và giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền năm 2010.
Hồi đầu tháng 10/2016, chính quyền Khánh Hòa đã bắt giữ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vì đã viết và đăng trên internet rất nhiều bài với bút danh "Mẹ Nấm" nói về hiện thực xã hội và đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.
Blogger Mẹ Nấm bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 88.
Luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa trong nhiều phiên tòa tương tự, nói với VOA rằng việc ông không được chấp thuận bào chữa cho Mẹ Nấm cho thấy “cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không thay đổi, vẫn coi thường vai trò của luật sư và vẫn ngang nhiên xâm phạm các quyền của bị can, bị cáo”.
Có 3 trong số 4 luật sư bào chữa cho Mẹ Nấm có mặt trong phiên tòa ngày 29/6. Đó là LS. Võ An Đôn, LS. Lê Văn Luân và LS. Nguyễn Khả Thành.
Tin tức cập nhật từ khu vực Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho hay yêu cầu hoãn phiên tòa vì không có đầy đủ luật sư của Blogger Mẹ Nấm đã không được tòa chấp thuận. Bà Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chỉ được theo dõi phiên tòa qua màn hình từ một phòng riêng. An ninh xung quanh khu vực tòa án được thắt chặt.
Theo dự đoán của LS. Hà Huy Sơn, mức án dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ nằm trong khoảng mức án mà viện kiểm sát đề nghị.