Sau
khi sáchChiến tranh 1946-1954, từ chiến
tranh Việt Minh-Pháp đến chiến tranh ý thức hệ Quốc-Cộng được nhà xuất bản
Tự Lực phát hành tại California vào tháng 3-2018 và quảng cáo trên Internet, có
độc giả ở xa e-mail hỏi người viết tại sao lại gọi chiến tranh 1946-1954 là chiến
tranh Việt Minh-Pháp?
Lý
do câu hỏi nầy có thể vìtrước đây, người ta thường quen gọi chiến tranh
1946-1954 là “Chiến tranh Việt-Pháp”, hay là “Cuộc kháng chiến chống
Pháp”. Nếu gọi như thế, có nghĩa là xem
cuộc chiến nầy xảy ra giữa toàn dân Việt với người Pháp.Trong thực tế, chiến
tranh xảy ratối 19-12-1946 không phải giữa toàn dân Việt với người Pháp, mà là
giữa mặt trận Việt Minh và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) với người Pháp. Việt Minh và đảng CSĐD chỉ là một thành phần
nhỏ trong toàn dân Việt mà thôi, nên không thể gọi là chiến tranh Việt-Pháp.Lý
do chiến tranh chứng thực điều nầy.
1.- LÝ DO CHIẾN TRANH
Tháng
8-1945, Việt Minh và đảng CSĐD cướp chính quyền, thành lập nhà nước cộng sản đầu
tiên ở Á Châu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH). Khi làm lễ ra mắt ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, Hồ
Chí Minh hô hào cương quyết chống Pháp đến cùng, nguyên văn như sau: “Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi
xin thề: không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực
cho Pháp, không đưa đường cho Pháp.” (Tô Tử Hạ và nhiều tác giả, 60 năm chính phủ Việt Nam, Hà Nội: Nxb.
Thông Tấn, 2005, tr. 26.)
Quân
đội Pháp càng ngày càng gia tăng áp lực, uy hiếp Việt Minh. Sáng 18-12-1946, tại Hà Nội, một chiếc xe của
Pháp bị tự vệ Việt Minh tấn công trước trụ sở bộ Tài chính và bộ Giao
thông. Pháp gởi cho Việt Minh một thư
báo tin Pháp sẽ chiếm trụ sở hai bộ đó, và yêu cầu Việt Minh dẹp bỏ những chướng
ngại vật trong thành phố; nếu không Pháp sẽ tự mình khai thông đường sá. Việt Minh xem đây là tối hậu thư thứ nhứt. (Stein Tonnesson, Vietnam 1946 –
How the War Began, University of California Press, 2010, tr. 198.)
Cùng ngày 18-12-1946, thiếu tá Pháp Jean
Julien gởi cho Việt Minh một thư khác, phàn nàn rằng cảnh sát Việt Minh không
chu toàn nhiệm vu, và cho biết nếu việc nầy tiếp tục, Pháp sẽ đảm trách giữ gìn
an ninh Hà Nội từ ngày 20-12-1946. Việt Minh xem đây là tối hậu thư thứ hai. (Stein Tonnesson, sđd. tr.
198.)
Cũng trong ngày 18-12-1946, Hoàng Hữu Nam tức
Phan Bôi, thứ trưởng bộ Nội vụ Việt Minh, họp công chức Hà Nội, ra lệnh tản cư
khỏi thủ đô. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm
qua, 1945-1964,Sài Gòn 1965, California: Nxb. Xuân Thu tái bản không đề
năm, tr. 30.) Dân chúng phải tản cư toàn
diện.Dân quân du kích đến từng nhà, gõ cửa kiểm soát hằng ngày, thúc giục dân
chúng phải di tản. (Vân Dung Nguyên, Du
lotus au sapin, Québec: Les Éditions GID, 2016, tt. 60-61.)
Sáng 19-12-1946, tướng Louis Morlière, tư lệnh
lực lượng Pháp ở Bắc kỳ, gởi thư cho Hoàng Hữu Nam, buộc Việt Minh tước khí giới
quân Tự vệ ở Hà Nội, chấm dứt bạo động, đình chỉ việc chuẩn bị chiến tranh và để
cho Pháp bảo vệ an ninh thành phố Hà Nội.
Đồng thời, Morlière còn đề nghị với Hoàng Hữu Nam triệu tập cuộc họp khẩn
cấp để tìm biện pháp tránh xung đột. Việt
Minh cho đây là tối hậu thư thứ ba. (Stein Tonnesson, sđd. tr. 204.)
Nếu
quân đội Pháp nắm giữ an ninh Hà Nội, nghĩa là kiểm soát luôn lực lượng võ
trang Việt Minh, thì sinh mệnh của chính phủ Hồ Chí Minh, các lãnh đạo Việt
Minh, các lãnh đạo đảng CSĐD hoàn toàn nằm trong tay quân đội Pháp. Việt Minh không thể chấp nhận điều nầy.Vì vậy, một mặt Việt Minh chuẩn bị chiến tranh, một mặt Hồ Chí Minh họp
Trung ương đảng CSĐD lấy quyết định.
Để Pháp khỏi nghi ngờ về những chuẩn bị của Việt
Minh, Hoàng Hữu Nam trả lời rằng vấn đề sẽ được cứu xét trong phiên họp hằng tuần
vào ngày hôm sau, thứ Sáu 20-12-1946.Hồ Chí Minh viết thư ngắn cho đại diện
Pháp là Jean Sainteny yêu cầu Sainteny thương thuyết với Hoàng Minh Giám, thứ
trưởng Ngoại giao Việt Minh. Sainteny hẹn
gặp Giám cũng vào ngày hôm sau là thứ Sáu 20-12-1946.Võ Nguyên Giápcòn cố gắng
thuyết phụctư lệnh quân Pháp ở Bắc kỳ là Louis Morlière rằng để làm cho tình
hình bớt căng thẳng, quân Pháp phải tỏ thiện chí bằng cách bỏ lệnh cấm trại,
cho lính nghỉ ngơi.
Morlière đồng ý.Tuy nhiên, lúc 5 giờ chiều
ngày 19-12, Louis Morlière nhận được tin tình báo cho biết Việt Minh sẽ tấn
công tối hôm đó. Morlière liền đổi kế hoạch,
ra lệnh duy trì lệnh cấm trại, không cho quân Pháp ra khỏi căn cứ, tập trung
thường dân Pháp vào những khu vực gần căn cứ Pháp để dễ bảo vệ, và chuẩn bị đối
phó với tình hình. (Đoàn Thêm, Hai mươi
năm qua 1945-1964, California: Xuân Thu tái bản không đề năm, tr. 30.)
Trong
lúc đó, Hồ Chí Minh triệu tập Trung ương đảng CSĐD họp trong hai ngày 18 và
19-12-1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông. Đảng
CSĐD đã được Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán ngày 11-11-1945 và thay bằng Hội
Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư [Mác-xít] do Trường Chinh Đặng Xuân Khu làm tổng
thư ký. Tuy nhiên, theo lời Hồ Chí Minh
“dù là bí mật, đảng [CSĐD] vẫn lãnh đạo chính nghĩa và nhân dân.” (Hồ Chí Minh toàn tập [tập 6], xuất bản lần
thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 161.)
Không
thể để bị Pháp bắt, và cũng không thể âm thầm bỏ trốn khỏi Hà Nội một cách nhục
nhã, Trung ương đảng CSĐD quyết định tấn công Pháp, dùng chiêu bài toàn quốc
kháng chiến chống Pháp, bảo vệ độc lập, để giới lãnh đạo Việt Minh và đảng CSĐD
có cơ hội thoát thân một cách hợp lý khỏi Hà Nội mà không bị dân chúng chê
trách.Vì vậy, Trung ương đảng CSĐD quyết định phát động cuộc chiến chống Pháp
trên toàn quốc.
Khi
kiếm cách nghị hòa với Pháp, Việt Minh giao cho ban Thường trực Quốc hội gởi điện
văn ngày 30-11-1946, yêu cầu Quốc hội Pháp can thiệp để dàn xếp cuộc xung đột
Việt Pháp. Trái lại, khi quyết định phát
động chiến tranh với Pháp, Hồ Chí Minh không hỏi ý kiến Quốc hội, trên danh
nghĩa là cơ quan quyền lực tối cao của người Việt lúc đó, hay ban Thường trực
Quốc hội, đại diện cho Quốc hội, gồm những người luôn luôn có mặt tại Hà Nội,
mà chỉ hỏi ý kiến Trung ương đảng CSĐD.
Tuy
hiến pháp ngày 9-11-1946 bị bãi bỏ ngày 14-11-1946 tức năm ngày sau khi được quốc
hội thông qua, và hiến pháp nầy không được ban hành, nhưng lúc đó ban Thường trực
Quốc hội đã được bầu lên và có mặt thường xuyên ở Hà Nội. Ban Thường trực có nhiệm vụ liên lạc với
chính phủ để góp ý và phê bình, quy định việc thi hành hiến pháp, liên lạc với
đại biểu quốc hội khi cần thiết, cùng với chính phủ quyết định tuyên chiến,
đình chiến hay ký hiệp ước.
Hồ
Chí Minh không tham khảo ý kiến ban Thường trực Quốc hội, mà Hồ Chi Minh chỉ hội
ý riêng với Trung ương đảng CSĐD, rồi quyết định tấn công Pháp. Điều nầy có nghĩa là không phải Quốc hội Việt
Nam hay ban Thường trực Quốc hội Việt Nam, tức không phải là đại biểu nhân dân
Việt Nam quyết định chiến tranh với Pháp, mà Hồ Chí Minh cùng với Trung ương đảng
CSĐD tự ý quyết định tấn công Pháp tối 19-12-1946.
Cần
chú ý là khi quân Pháp nhờ người Anh giúp đỡ tái chiếm Nam kỳ từ tháng 9-1945,
rồi lại đưa quân ra Trung và Bắc kỳ, tổ quốc Việt Nam đã thực sư lâm nguy từ
lúc đó. Dầu vậy, Việt Minh không kêu gọi
toàn dân chống Pháp, mà Việt Minh kiếm cách thương thuyết với Pháp để tồn tại,
duy trì quyền bính. Nay không còn thương
thuyết với Pháp được nữa, hết cách thỏa thuận với Pháp, Việt Minh mới quyết định
đánh Pháp, là vì Việt Minh lâm nguy chứ không phải là tổ quốc lâm nguy.
Như
thế rõ ràng đây là chiến tranh giữa Việt Minh với Pháp, nhưng ngày hôm sau,
20-12-1946, trên đài Phát thanh Bạch Mai, Hồ Chí Minh đưa ra chiêu bài độc lập
dân tộc, kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp, đổ gánh nặng chiến tranh lên
vai dân tộc Việt Nam. Do chiêu bài nầy mà nhiều người đứng lên đáp lời sông
núi, lên đường theo Việt Minh chống Pháp.
2.- THÀNH PHẦN TOÀN DÂN
Dựa
vào lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, các sách lịch sử do cộng sản xuất bản, gọi cuộc
chiến tranh bùng nổ tối 19-12-1946 giữa Việt Minh với Pháp là cuộc chiến chống
Pháp của toàn dân Việt Nam. Vậy toàn dân
lúc đó là những ai và thái độ chính trị như thế nào?
Trước
đây, xã hội Việt Nam được chia thành bốn hạng “sĩ nông công thương”. Qua thời Pháp thuộc, sự phân hạng trên không
còn thích hợp, vì trong xã hội mới, văn hóa thay đổi, chính trị thay đổi, kinh
tế thay đổi, quan hệ sản xuất thay đổi.Vì vậy, tốt hơn ở đây xin dựa vào nơi
sinh sống, để chia toàn dân thành dân thành thị và dân nông thôn, dân miền núi.
THÀNH
THỊ
Về
chính tri, dân thành thị thời đó gồm bốn nhóm: Đầu tiên là giới quan lại triều
đình, công chức thời Pháp thuộc và công chức thời chính phủ Trần Trọng
Kim. Có người bị Việt Minh gọi là “Việt
gian”, “tay sai thực dân Pháp”.Nhóm nầy tản cư để tránh lửa đạn
Nhóm
thứ hai gồm những người không có lập trường chính trị rõ ràng, không thân và
cũng không chống bên nào, chỉ muốn yên ổn làm ăn sinh sống. Khi chiến tranh xảy ra, họ tản cư về các vùng
nông thôn bình yên, tránh chiến tranh.
Khi
Pháp đẩy lui Việt Minh, thì hai nhóm nầy quay về thành thị, tiếp tục làm ăn
sinh sống dưới quyền của người Pháp như trước đây, không chú ý đến chuyện chính
trị. Như vậy, hai nhóm trên không tham
gia cuộc chiến Việt Minh-Pháp.
Nhóm
thứ ba ở thành thị là nhóm trí thức tiểu tư sản, có tinh thần yêu nước, chống
ngoại xâm, đứng lên đáp lời sông núi, tham gia kháng chiếng chống Pháp, không
nghi ngờ và không hay biết âm mưu và thủ đoạn của Việt Minh và đảng CSĐD. Nhóm nầy bị Việt Minh cộng sản thanh lọc năm
1949 sau khi Việt Minh bắt đầu khá mạnh nhờ nhận viện trợ của Trung Cộng.
Nhóm
thứ tư ở thành thị gồm những người có cảm tình và theo
Việt Minh, hay đảng viên CSĐD. Nhóm nầy
tuy ít nhưng hăng hái, tích cực, chấp nhận gian khổ, tranh đấu vì lý tưởng chủ
nghĩa cộng sản.
Khi trở lui Việt Nam, Pháp dùng
chiến thuyền đổ quân vào các hải cảng, đánh chiếm trước các thành phố duyên hải.Từ
đó, Pháp mở rộng vùng kiểm soát. Pháp để
yên cho dân chúng sinh sống trong vùng Pháp chiếm đóng nếu không chống Pháp,
không làm hại đến an ninh. Vì vậy, sau
khi Pháp ổn định các thành phố, thì nhiều người hồi cư về thành phố, tránh
chiến tranh, nhứt là từ năm 1949, khi chính phủ Quốc Gia Việt Nam được thành
lập và cũng là lúc Việt minh mở những cuôc thanh trừng nội bộ, loại bỏ những
thành phần trí thức tiểu tư sản.
Từ đó, thành phố càng ngày càng đông
đúc.Ví dụ điển hình, trước chiến tranh, Chợ Lớn có 500,000 dân. Năm 1949, Chợ Lớn có 1,500,000 dân. (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb.Vĩnh Sơn, 1969, tr. 173.)
NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI
Dân nông thôn chiếm đại đa số trong
tổng dân số Việt Nam, gồm nhiều thành phần: chủ đất (dịa chủ), nông dân, tá
điền (cày thuê), thợ thủ công (mộc, nề, dệt, gốm…), buôn bán nhỏ, làm công
(giúp việc). Nông thôn ít trường học, có
vùng không có trường học, nhứt là miền núi, nên trình độ văn hóa trung bình thấp,
nhiều người mù chữ, dễ bị tuyên truyền, dụ dỗ.
Đất đai là tài sản của dân nông thôn, không di dời được, nên dân chúng
phải bám đất mà sống, ở yên tại chỗ, dù không theo cộng sản cũng bị cộng sản
khống chế, nên phải tuân theo lệnh của cộng sản để sống.
Nông thôn giữ vai trò quan trọng
trong đời sống: 1)
Về kinh tế, nông thôn cung cấp lúa gạo, thực phẩm cho thành phố, kể cả cung cấp
thực phẩm nuôi quân và cán bộ Việt Minh. 2) Về quân sự, Việt Minh dùng nông thôn và
vùng rừng núi làm hậu cứ, lập hầm bí mật để trốn tranh. Việt Minh ngụy trang thành nông dân, trà thộn
ở nông thôn.Nông dân là nguồn nhân lực cung cấp lính cho Việt Minh.Nhờ đi lại
với thành phố, nông dân còn cung cấp tin tức tình báo và quân sự cho Việt Minh. Việt Minh kiểm soát chặt chẽ dân cư nông
thôn, đoàn ngũ hóa dân chúng, huấn luyện dân quân, thi hành kế hoạch của Trung
Cộng: Lấy nông thôn bao vây thành thị.
Quân đội Liên Hiệp Pháp không thể
kiểm soát tất cả nông thôn khắp nước, mà chỉ đóng quân trong các căn cứ, ở các
thị trấn, rồi mở những cuộc hành quân tảo thanh Việt Minh. Quân Liên Hiệp Pháp (Pháp, Bắc Phi) khác
chủng tộc, khác ngoại hình, dễ bị nhận biết, nên hành quân đến đâu, dân chúng
biết ngay.Dân chúng bắt buộc phải báo tin cho Việt Minh vì nếu không sẽ bị Việt
Minh trừng trị ngay. Khi quân Liên Hiệp Pháp
rút về căn cứ, Việt Minh trở lại hoạt động, nhứt là ban đêm. Việt Minh tổ chức kiểm điểm và xét xử. Những ai bị tố cáo là “Việt gian”, tiếp tay
cho Pháp, sẽ bị tử hình. Nhờ khủng bố một
cách sự tàn ác, Việt Minh khống chế được dân nông thôn theo lệnh của Việt Minh.
KẾT LUẬN
Như thế, hai yếu tố trên đây (nguyên
nhân chiến tranh và thành phần dânchún đủ cho thấy chiến tranh 1946-1954 là
cuộc chiến giữa Việt Minh cộng sản với Pháp, chứ không phải giữa toàn dân Việt
Nam với Pháp.Đó là vì Việt Minh bị Pháp dồn vào thế cùng, nên Việt Minh đánh
Pháp để trốn chạy khỏi Hà Nội. Không phải
toàn dân chống Pháp, vì phần lớn dân chúng tìm đến vùng an ninh, nhứt là các
thành phố đề sinh sống. Dân chúng nông
thôn không chạy được, phải bám đất để cày bừa, dầu không theo Việt Minh vẫnbị
Việt Minh kềm kẹp,kiểm soát chặt chẽ.
Vì
vậy, không thể gọi chiến tranh 1946-1954 là chiến tranh Việt-Pháp, mà nên gọi cho
đúng sự thật là CHIẾN TRANH GIỮA VIỆT MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG VỚI PHÁP.Lúc
đầu Việt Minh thua chạy.Đến năm 1949, Trung Cộng thành công ở Trung Hoa. Trung
Cộng bắt đầu viện trợ dồi dào cho Việt Minh, làm thay đổicuộc diện chiến tranh
…
TRẦN
GIA PHỤNG
(Toronto,
29-04-2018)