Sunday 23 September 2018

Thời kỳ tăm tối nhất của giáo dục Việt Nam - Mỹ Nga

Trải qua bao tháng năm với nhiều biến cố trong lịch sử, nhà nước CSVN ngày nay đã mang nền giáo dục ra làm trò hề cho thiên hạ xem. Từ nhiều cuộc cải cách lớn nhỏ, từ việc biên soạn và in ấn quá nhiều lỗi sơ đẳng như hiện nay, chương trình công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại khiến nhiều phụ huynh có con em ở độ tuổi học lớp 1 trở nên hoang mang, lo lắng kèm cả sự phẫn nộ.

Những ô có hình dáng tròn, vuông và tam giác được nhiều phó giáo sư mà một số là học trò cũ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại giải thích rằng đó là bộ sách khoa học nhất hiện nay bởi giáo sư Đại đã bỏ rất nhiều tâm huyết cho ngành giáo dục. Nhưng trên thực tế thì bộ sách có những từ địa phương, tối nghĩa, nhìn hình để đọc thành chữ khiến trẻ em học như con vẹt, thói quen đó sẽ làm chúng dần trở nên không đọc được một chữ nào. Cộng thêm những bài tập đọc dạy cho những đứa trẻ trở thành kẻ lưu manh, lừa gạt, khôn lỏi và láo xược.



Vốn là con rể của Tổng Bí Thư Lê Duẫn, giáo sư Hồ Ngọc Đại từng được thủ tướng Phạm Văn Đồng mời làm thứ trưởng bộ giáo dục những năm ông Đồng đang tại vị nhưng giáo sư Đại đã thẳng thắn từ chối bởi ông muốn giành tâm huyết cả đời cho nền giáo dục, nhất là việc nghiên cứu để cải cách bộ sách lớp 1. Nhưng nào ngờ trường thực nghiệm của ông tại Hà Nội tới nay sau khoảng 40 năm mà không mấy tiến triển, thậm chí còn tệ hại hơn nhiều. Dù vậy ở đó vẫn có rất nhiều phụ huynh đến xếp hàng để xin cho con em vào học. Giáo dục Việt Nam đang trên đà phát triển theo chiều hướng xin xỏ, chạy chọt đút lót vì trường học thì ít mà số lượng học sinh muốn đi học thì quá đông.


Nhiều phụ huynh vốn không nghĩ đến sự việc con mình đến lớp học với chương trình mà ông giáo sư cho là tiến bộ, nhưng lại không đọc được viết được. Thế rồi mạng internet như face book tràn lan những clip không đồng tình với việc dạy dỗ này khi áp dụng cho một số các tỉnh thành trong cả nước. Nghe nói trước đó nhiều phụ huynh khác cho con cái của họ học trường thực nghiệm do giáo sư này đứng ra mở, họ vẫn ủng hộ cách dạy của giáo sư này. Có thể những người đang ủng hộ này là những người đứng về phía bộ giáo dục hoặc quá ngu muội khi nghe theo những thầy cô trong trường thực nghiệm. Một số còn lại thì phản đối bởi cách dạy này khi phân tích ra thì có vẻ hiện đại hơn cách cũ nhưng hệ quả thì vô cùng tai hại. Có nhiều em cứ nhìn vào các hình tam giác mà đọc thành câu chứ không hề biết một chữ nào. Vì thế nhiều người cho rằng đây là một chiêu trò lừa gạt tinh vì trong giáo dục để biến những em bé mới chập chững học chữ trở thành mù chữ.

Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo là ông Phùng Xuân Nhạ vẫn không thấy lên tiếng, sự im lặng của ông có lẽ phần nào nói lên việc ông giáo sư Đại đang làm là hoàn toàn đúng. Với việc giáo dục Việt Nam đã xuống cấp trầm trọng sau thời kỳ “giải phóng” miền Nam Việt Nam cho đến nay thì việc thêm một ông giáo sư thích nói gì thì nói, làm gì thì làm như giáo sư Hồ Ngọc Đại quả là không có gì khó hiểu. Tuy nhiên cách im lặng của bộ giáo dục càng chứng minh rằng họ cứ làm theo ý thích mà không cần quan tâm đến phản ứng của phụ huynh. Ông Đại còn nói, nếu em nào học giáo trình của công nghệ giáo dục thì phụ huynh không biết gì để kèm cặp con em, lúc đó nhà trường sẽ quyết định hoàn toàn việc học cho dù đúng hay sai.


Sau một thời gian tranh cãi sôi nổi giữa các báo đài và trên mạng xã hội, sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi một số tỉnh thành không chấp nhận việc áp dụng sách công nghệ giáo dục theo chỉ đạo của bộ giáo dục. Bà Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội CSVN đã lên tiếng nói rằng chính phủ chưa hề triển khai về công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại. Những vụ việc đúc kết lại làm cho nhiều người liên tưởng được một vở diễn hài kịch tồi tệ nhất của nhà cầm quyền. Có lẽ họ đang trong quá trình thử nghiệm trên người dân trong khi Trung Quốc thì đang chủ động về kinh tế, nắm quyền hành điều khiển các nhà lãnh đạo Việt Nam như một con rối. Cộng thêm phát minh cải cách chữ viết của phó giáo sư Bùi Hiền thì mọi trục trặc của đất nước này sẽ thành “cụk cặk” hết cả.


Nhiều người đã đồn đoán rằng thay đổi chữ viết có thể là một báo hiệu cho sự thay đổi chủ quyền của đất nước. Và việc của chính phủ làm không mang lợi ích gì cho dân, chỉ có thể khiến người dân còng lưng ra lao động để rồi sống mãi trong những khốn khó, cơm hoá chất, thực phẩm bẩn, trường học toàn lưu manh dạy dỗ, dốt nát và thoái hoá về nhân cách của thầy cô giáo.

Họ, những người làm giáo dục đua theo thành tích và dùng đồng tiền để được tuyên dương thành tích, cần số lượng hơn là chất lượng. Các giáo sư đầy bằng cấp cũng chỉ là con tốt xanh tốt đỏ cho đảng cộng sản điều khiển mà thôi chứ không có tác động lợi ích gì cho xã hội.


Hơn 90 triệu dân, có mấy ai muốn sống tại đất nước này kể cả những quan chức tham nhũng. Những người có tiền của rồi cũng sẽ tìm cách tẩu thoát sang nước ngoài sinh sống, những người ở lại sẽ phải chôn vùi ước mơ được sống an bình. Chỉ an bình còn chưa có được thì nói chi đến nếp sống văn minh thật là xa vời.
Dân tộc này, nền giáo dục này đã đến lúc làm nô bộc cho “nước láng giềng” vốn không ngừng mang dã tâm thâu tóm tất cả.


Mỹ Nga