Thursday, 13 September 2018

Tin Tức

https://baomai.blogspot.com/
Hình chụp bằng vệ tinh cho thấy bão nhiệt đới Florence, giữa, trong vùng Đại Tây Dương

Bão nhiệt đới Florence, nay cách khu vực bờ biển tiểu bang North Carolina chừng 1,500 dặm, hiện đang có thể trở thành một trận bão lốc lớn, kéo tới vùng bờ biển Đông Nam Hoa Kỳ trong tuần tới, theo Trung Tâm Bão Quốc Gia (NHC) hôm Thứ Bảy, 8 Tháng Chín.

Bản tin USA Today nói rằng bão Florene có thể sẽ trở thành bão lốc với sức gió lên tới hơn 74 dặm/giờ vào chiều tối ngày Thứ Bảy.

Trong khi đó, tàn dư của bão nhiệt đới Gordon sẽ làm sũng nước nhiều nơi ở vùng Trung Tây và Đông Hoa Kỳ trong ngày Thứ Bảy cùng Chủ Nhật, đưa tới tình trạng lụt lội nguy hiểm.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Chuyên gia khí tượng Ryan Adamson của cơ quan AccuWeather nói rằng “nhiều khu vực ở Missouri, Illinois và Indiana sẽ tiếp tục bị đe dọa lụt trong suốt ngày Thứ Bảy.”

Thống đốc cả South Carolina và North Carolina đã ban hành tình trạng khẩn cấp ở hai tiểu bang hầu có đủ thời giờ chuẩn bị trước khi bão tới.

https://baomai.blogspot.com/ 
Dự đoán hướng đi của bão Florence.

Thống đốc North Carolina, ông Roy Cooper, tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tối ngày Thứ Sáu. Ông Cooper nói “hiện còn quá sớm để biết bão đi hướng nào,” nhưng cư dân phải lợi dụng cuối tuần này để chuẩn bị cho thiên tai có thể xảy ra.

Tại South Carolina vào sáng ngày Thứ Bảy, Thống Đốc Henry McMaster cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì nguy cơ bão Florence kéo tới.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Các tin tức khí tượng mới nhất cho thấy bão Florence hôm Thứ Năm sẽ đến gần bờ biển Miền Đông Hoa Kỳ với sức gió có thể lên tới 140 dặm/giờ, nghĩa là sẽ trở thành bão cấp 4. Các trận bão ở cấp này có thể làm mất điện trong mấy tuần lễ liền.

https://baomai.blogspot.com/

Đài Weather Channel nói rằng tất cả khu vực bờ biển Miền Đông Hoa Kỳ, từ Florida tới New England phải cẩn thận theo dõi hướng đi của bão Florence. 

https://baomai.blogspot.com/

Lời kêu gọi Ủng Hộ TT. TRUMP của Tướng Khôi và Bà Elizabeth Hoàng 
Chúng Tôi tha thiết kêu gọi mọi người VN tỵ nạn CS trên toàn thế giới lên tiếng ũng hộ triệt để Tổng Thống Donald Trump đang bị đảng Dân Chủ đối lập đe dọa trầm trọng.
Đặc biệt chúng tôi kêu gọi tất cả người Việt Nam tỵ nạn CS trên toàn nước Mỹ hảy kêu gọi nhau đi bầu, dồn phiếu cho TT.Donald Trump và đảng Cộng Hòa . Đây là vấn đề sống chết của dân tộc và đất nước VN chúng ta.
                                                                                 
Bọn Tàu cộng phương Bắc, Tập Cận Bình đang giãy chết. Đừng nghe lời kêu gọi của cựu Tổng Thống Obama và cựu Tổng  Thống Bill Clinton, và tất cả báo chí của Mỹ và của VN cánh tã, chống Tổng Thống Donald Trump.
Nên nhớ , Tổng Thống Donald Trump là vị cứu tinh của dân tộc VN và của nước VN tương lai độc lập, dân chủ và phú cường.
Xin hảy tin lời kêu gọi của tôi.
                    
                                        Virginia, ngày 01 tháng 9, 2018
                                      Chuẩn Tướng TGKB Trần Quang Khôi.


Thua Quý Vị,

Email hay forward bài viết để biết và thông hiểu tin tức đâu là thật đâu là giả.Cũng như xem ai theo xã hội chủ nghĩa ( theo cộng sản ) .Ai muốn tàn phá nước Mỹ để thay đổi nước Mỹ trở thành một nước theo Cộng sản.

Chúng ta những người Việt Nam Cộng Hòa sang đây ti nạn cộng sản không thể chấp nhận một nước Mỹ là nơi chúng ta đương sinh sống lại trở thành một nước Xã Hội Chủ Nghĩa được.

Vì vậy chúng ta hãy kêu gọi tất cả người Việt ti nạn cộng sản cũng như những người bạn Mỹ cần đi bỏ phiếu cho đảng Cộng Hoà ( Replubican ).Nếu Thượng Viện và Hạ viện đảng Dân Chủ thắng sẽ là một đại họa cho nước Mỹ và TT Trump không thể xoay sở theo kế hoạch của TT Trump mang nước Mỹ GREAT AGAIN được.

Tôi đã xem những lời bình phẩm và ủng hộ cho TT Trump gần như 98% đó là những net của những người thích TT Trump.Chúng ta không nên quá tự tin vì bọn phe tả sẽ tung tiền mua chuộc những kẻ mê muội để bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ.

Tôi,gia đình và các bạn bè Việt Nam lẫn Mỹ của chúng tôi ủng hộ TT Trump 100%.Đó không phải giúp cho cá nhân của TT Trump mà là giúp cho nước Mỹ và những người dan Mỹ trong đó có chúng ta.
Mong Quý vị kêu gọi bạn bè,người quen đi bỏ phiếu cho đảng Cộng Hoà.Rất là quan trọng.Một hai lá phiếu có thể thay đổi vận mệnh nước Mỹ.
Kính chào Quý Vị,

Elizabeth Hoàng

TÔI ĐI HC
Từ Thức

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay dổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

Tôi nói : Đéo muốn đi học. 

Mẹ mắng : sư cha mày, nhà nghèo tiền đâu mua bằng giáo sư, tiến sĩ. Khôn không muốn, muốn ngu. Đi học lớn lên làm dư luận viên, cảnh sát lưu thông không muốn, muốn đi ăn mày hả ?

Tôi nghe mẹ, dậy sớm theo mẹ tới trường. Từ nhỏ, vẫn mơ ước sau này lớn lên làm dư luận viên, được trả tiền chửi cha thiên hạ, hay làm cảnh sát giao thông, cần tiền nhậu hay rút bài, chỉ việc ra góc đường, tóm đầu mấy thằng lớ ngớ chạy xe, về tội vượt đèn đỏ, hay vượt đèn xanh, đội nón hay không đội nón an toàn, vừa chạy xe vừa gọi điện thoại, hay chạy xe mà không trả lời iPhone.

Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn, vừa uy nghiêm như đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Mái trường không còn, tường trống trơn : cán bộ đã gỡ ngói, gạch về cất nhà riêng. Cũng như tượng trong chùa đã bị các cán bộ sư đem bán, mua rượu thịt nhậu nhẹt với bồ nhí sau những giờ tụng niệm. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

Ông hiệu trưởng gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trưóc lớp ba. Trường làng không có văn phòng hiệu trưởng. Bàn ghế, bảng đen ông đã khênh về tặng vợ lẽ. Ông nhìn chúng tôi, nói nhỏ nhẹ :

-Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ vui lòng, thầy dạy các em sung sướng. Năm đầu, và những năm sau, các em chỉ học tư tưởng Bác. Đứa nào không thuộc bài, lần đầu phải đóng cho tao 100 ngàn , lần thứ hai 200 ngàn. Các em đã nghe chưa ? ( Các em đều nghe, nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may mà có tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại ) . 

Ông hiệu trưởng ra dấu cho chúng tôi vào lớp. Một cô giáo nạ dòng, mặt mũi sơn phết son phấn, quần áo xỉn, ân cần đón chúng tôi vào lớp. Khi cả đám đã ngồi xuống đất ẩm, vì nền nhà đã bị cô giáo .., cô ôn tồn nói :

-Năm nay, các em sẽ được học tư tưởng Bác. Phải chăm chỉ học hành cho xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Nhưng trước khi học tư tưởng Bác, phải học thuộc lòng nội quy : không thuộc bài, nộp cô giáo 200 ngàn, nói chuyện trong lớp 300 ngàn, đi trễ 400, đái ra quần 500 ngàn

Một thằng dơ tay hỏi :

-Thầy hiệu trưởng nói không thuộc bài chỉ đóng 100 ngàn

-Thằng nào, con nào muốn lấy bao nhiêu tao đéo cần biết. Đây là giang sơn của tao, nội quy do tao đặt ra. Đứa nào không thích thì cút. Mặt mũi chúng mày ngu như lợn, ngoài tao ra, không có đứa nào dạy chúng mày thành người được đâu.

Thằng nhỏ hỏi lại :

-Nếu nhà nghèo quá, không có tiền nộp thì sao ?

-Đéo cãi cọ lôi thôi nữa, không có tiền nộp thì cút. Tiên sư cha nhà mày, nghèo mà bày đặt đi học. Tao đéo nói nhiều nữa, chỉ lộn ruột. Con nhà mất dạy, chưa học đã phá đạo đức nhà trường. Nhắc lại cho cả lớp : đứa nào không có tiền nộp thì cút ngay cho khuất mắt

Thằng nhỏ đứng dậy, vùng vằng ra khỏ lớp :

-Ông đéo muốn học. Ông đi chăn trâu sướng hơn.

Lớp học yên tĩnh trở lại. Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ trống ( cánh cửa đã bị cô giáo…), hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi. Nhưng đó chỉ là những kỷ niệm. Ngày nay, cánh đồng không còn một tiếng chim hót, bờ sông trở thành đất của hãng Tàu, nước sông đen, cá chết nổi lềnh bềnh vì hóa chất.

Tiếng phấn của cô giáo gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn cô viết và lẩm bẩm đọc : Bài tập viết : ‘’ không có gì quý hơn độc lập, tự do ‘’( 1 )

 ( 1 ) Bài này, nếu có những câu giống văn Thanh Tịnh, chỉ là một sự tình cờ, ngoài ý muốn của tác giả.

Thanh Thúy, hiện tượng khó giải thích

Du Tử Lê/Người Việt
Nữ danh ca Thanh Thúy. (Hình: thanhthuy.me)

Ngay từ thời đầu của nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, trước sự phát triển đồng đều tất cả mọi bộ môn văn học, nghệ thuật, chỉ trong một thời gian rất ngắn, khiến hôm nay nhìn lại, nhiều người còn ngạc nhiên. Người ta ghi nhận được sự thăng hoa từ lãnh vực thi ca qua tới hội họa, kịch nghệ, điện ảnh và, nhất là ở lãnh vực trình diễn âm nhạc.
Ở lãnh vực này, cuối thập niên 1950 đã mang đến cho giới thưởng ngoạn nhiều tiếng hát lẫy lừng, như những vì sao rực rỡ trong bầu trời tân nhạc. Đó là thời gian lên ngôi hay đăng quang của những tiếng hát nữ; như Thái Thanh, Bích Chiêu, Hà Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao, Lệ Thanh, Bạch Yến, Lệ Thu… Rồi tới lớp trẻ hơn một chút, người ta thấy có Thanh Lan, Giao Linh, Phương Hồng Quế, Khánh Ly…
Nhưng có dễ không có một sự xuất hiện nào, như sự có mặt của tiếng hát Thanh Thúy, một sớm, một chiều, đã được ghi nhận là một hiện tượng khó giải thích: Cô được nhiều nhạc sĩ tên tuổi như Trúc Phương, Trịnh Công Sơn sáng tác những ca khúc nổi tiếng dành tặng, hay ngợi ca tiếng hát cũng như con người của cô. Điển hình là các ca khúc “Ướt Mi,” “Thương Một Người” của Trịnh Công Sơn; hoặc “Nửa Đêm Ngoài Phố,” “Phố Đêm”… của Trúc Phương.
Tài tử Nguyễn Long cũng đã thực hiện nguyên một cuốn phim về cô, tựa đề “Thúy Đã Đi Rồi,” khi người nữ danh ca không đáp ứng tình yêu cuồng nhiệt của ông. Nguyễn Long cũng là tác giả bài “Thôi” do Y Vân phổ nhạc.
Không chỉ có thế! Cùng lúc dư luận cũng ghi nhận sự ngợi ca của Giáo Sư Nguyễn Văn Trung, đại học Văn Khoa Sài Gòn, trước 1975, và thi sĩ Nguyên Sa (cũng từng là giáo sư đại học Văn Khoa) dành cho Thanh Thúy sau thời điểm 30 Tháng Tư, 1975, ở hải ngoại.
Rất nhiều người vẫn còn nhớ bốn câu thơ tuyệt tác của nhà thơ Hoàng Trúc Ly, viết tặng Thanh Thúy, ngay khi cô vừa trở thành người của quần chúng:
“Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc tay vời âm thanh
Sợi buồn chẻ xuống lòng anh
Lắng nghe da thịt tan thành hư vô”
 (1)
Tất nhiên, nhiều người cũng không quên một bài viết khá dài của nhà văn Mai Thảo, đăng trên tuần báo Kịch Ảnh hồi Tháng Tư, 1962, mệnh danh Thanh Thúy là “Tiếng hát không giờ;” bên cạnh “Tiếng hát liêu trai” của Giáo Sư Nguyễn Văn Trung chọn đặt cho Thanh Thúy. Hay “Tiếng sầu ru khuya” của nhà văn Tuấn Huy cũng dành cho tiếng hát hiếm, quý ấy.
Ca sĩ Thanh Thúy khi còn trẻ. (Hình: thanhthuy.me)

Để giải thích hiện tượng đặc biệt về một ca sĩ, ở lãnh vực nghệ thuật, tại sao lại được giới trí thức, văn nghệ sĩ thuộc lãnh vực văn học như thế khen ngợi, có người nhấn mạnh tới sự kiện: Vì, gia đình gặp khó khăn tài chánh, để nuôi mẹ và các em, Thanh Thúy phải xin đi hát từ năm 16 tuổi…
Nhưng, đó không phải là trường hợp duy nhất; nếu người ta chưa quên, nữ danh ca Minh Hiếu từng bỏ Bình Long, lên Sài Gòn, khi mới 16 tuổi, với dự định đi học may vì hoàn cảnh gia đình cũng đang trong thời kỳ khó khăn. Bất đồ, cô được một người quen giới thiệu với nhạc sĩ Ngọc Chánh, khi đó là trưởng ban nhạc phòng trà Hồ Tắm Cộng Hòa, đường Lê Văn Duyệt, và được tác giả “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang” nhận cho hát.
Nhạc sĩ Ngọc Chánh kể, khởi đầu, Minh Hiếu chỉ biết có hai ca khúc là “Nỗi Lòng” của Nguyễn Văn Khánh và, “Gợi Giấc Mơ Xưa” của Lê Hoàng Long. Vậy mà cũng rất mau chóng, Minh Hiếu trở thành danh ca. Cuối cùng, cô còn trở thành phu nhân của một ông tướng trong QLVNCH.
Ngoài ra, trong sinh hoạt trình diễn của 20 năm tân nhạc miền Nam, theo một số người trong giới, thì chúng ta cũng có khá nhiều nữ ca sĩ có chung một hoàn cảnh như Thanh Thúy hoặc Minh Hiếu…
Tuy nhiên, các sự thật đó, không hề dẫn tới những vinh dự tương tự  như những vinh dự mà nữ danh ca Thanh Thúy đã nhận được.
Cũng có người nhấn mạnh tới yếu tố nữ ca sĩ Thanh Thúy đã có một nhân cách cũng hiếm, quý như tiếng hát của cô. Đó là sự kiện cô không bị mang tiếng hay vướng vào bất cứ một “scandal” lớn nhỏ nào, trong suốt thời gian đứng trên sân khấu, dưới ánh đèn chói lọi của danh vọng. Mặc dù cô được rất nhiều nhân vật tên tuổi, quyền thế, giàu có say mê, theo đuổi hằng đêm…
Giải thích này theo tôi, cũng không có tính thuyết phục. Bởi vì tất cả những vòng nguyệt quế vinh quang, Thanh Thúy nhận được đều xảy ra ở thời gian Thanh Thúy mới khởi nghiệp. Mọi thứ chấm dứt sau khi Thanh Thúy lập gia đình với ông Ôn Văn Tài, khi ông này còn là một sĩ quan Không Quân cấp nhỏ.
Tôi trộm nghĩ sẽ rất khó cho ai có ý định giải mã một cách rốt ráo trường hợp ngoại lệ của tiếng hát này.
Với một người như Giáo Sư Nguyễn Văn Trung, khi viết về Thanh Thúy, ông cũng đã chọn một tựa đề với từ ẩn ý rất phiếm định là “Ảo ảnh Thanh Thúy/ Tiếng hát liêu trai” (2). Nó đã sớm cho thấy, không thể có được một giải thích dứt khoát về việc tại sao tiếng hát đó lại nhận được quá nhiều ngợi ca, trong khi những tiếng hát nữ khác cũng tài hoa, chẳng những không kém, mà có phần còn trội hơn Thanh Thúy nữa.
Giáo Sư Nguyễn Văn Trung viết: “…Thường một ca sĩ ra hát, bao giờ cũng cố gắng làm sao cho người khác để ý đến mình, không những chỉ bằng sự hiện diện trước mặt họ mà còn bằng những cử động, những cái nhìn, nụ cười chiếu thẳng vào khán giả mong làm hài lòng khán giả như mời gọi, quyến rũ. Đứng trước máy vi âm, ca sĩ chú ý đến khán giả mong làm hài lòng khán giả bằng sự phô trương tất cả con người của mình. Trái lại Thanh Thúy ra hát, dĩ nhiên cũng là hát cho khán giả, nhưng làm ra vẻ không chú ý tới khán giả, không tự giới thiệu, đi đến với khán giả bằng cử chỉ nụ cười, cái nhìn Thanh Thúy e lệ, kín đáo, bước ra rụt rè như con cò, tiến đến gần máy vi âm mà không đưa mắt nhìn vào khán giả.”
“Lúc hát không làm một cử động nào, hai tay luôn nắm lấy cây sắt của máy vi âm, mắt nhìn xuống đất hoặc nhìn ngang, thỉnh thoảng mới nhìn lên liếc qua rất nhanh khán giả mà không cố ý nhìn một ai. Thanh Thúy không nhìn ai, để trở thành vật được nhìn của tất cả. Hình như đôi lúc Thanh Thúy lại nhắm mắt hay chỉ mở lim dim… Thái độ của Thanh Thúy là đi tới người khác không phải bằng cách cởi mở, đón tiếp, mời gọi với những cái nhìn, nụ cười cử chỉ mà bằng cách khép mình lại, thu mình vào bên trong không xét đến người khác đang nhìn mình. Thỉnh thoảng cô mỉm cười khi lời ý buồn cười, nhưng cũng như cười với mình thôi. Do đó, ra trình diễn mà lại như không muốn cho người xem thấy mình vì Thanh Thúy che giấu mặt đến quá nửa bằng mái tóc bỏ xõa… Hát xong một ca khúc, đi vào trong ngay, không đứng lại bên máy, bên dàn nhạc để hát tiếp ca khúc sau…” 
(Du Tử Lê)
Chú thích:
(1) Có bản chép “Lắng nghe da thịt tan tành xưa sau.”



(2) Theo tư liệu và được sự cho phép của tuần báo “Thế Giới Nghệ Sĩ” số 43, đề ngày 4 Tháng Mười Hai, 2015

Người Việt trước cơn bão Florence: Người lo chạy, người bình tĩnh chờ

Đằng-Giao/Người Việt

Cư dân địa phương cho cát vào bao để làm bao cát chống bão, tại Wrightsville Beach hôm 11 Tháng Chín, 2018, chuẩn bị để “chiến đấu” với cơn bão Florence. Dự trù cơn bão cấp 4 này sẽ ập đến vào Thứ Sáu tới, dọc theo bờ biển Virginia, North Carolina, và South Carolina. (Hình: Mark Wilson/Getty Images)
CAROLINA (NV) – Hôm Thứ Ba, 11 Tháng Chín, bão Florence đang ở cấp 4 và theo dự báo sẽ ập xuống đất liền tối Thứ Năm hay sáng Thứ Sáu.
Trung Tâm Theo Dõi Bão Quốc Gia (National Hurricane Center-NHC) cho biết cơn bão này ngày càng lớn, mạnh và đang trên đường đến đất liền.
Hiện tại, bão Florence đang cách Cape Fear, North Carolina khoảng 1,000 dặm.
Tại South Carolina, Thống Đốc Henry McMaster đã ra lệnh di tản cho một số khu vực ven biển. Số người phải di tản lên tới 1 triệu rưỡi người.
Cũng tại South Carolina, sáng nay, khu vực bờ biển Myrtle Beach đang bị nước biển dâng lên vài phân. Đây không phải vì bão mà do gió tạt sóng vào.
Em Diệp Thế Duy, sinh viên, phải di tản khỏi đại học quân đội Citadel ở Charleston. “Sáng Thứ Ba, 9 giờ 30 phút, tụi con tới nhà người quen ở Columbia, cách Charleston 1 tiếng rưỡi lái xe,” em nói.
Dọc đường, em thấy rất nhiều người cũng đang di tản nên có kẹt xe tuy không trầm trọng.

Nước biển Myrtle Beach, South Carolina từ từ dâng. (Hình: Mimi Trần cung cấp)

Cô Mini Trần, cư dân Florence, cho biết vì nơi cô ở cách biển khoảng 1 giờ 30 phút lái xe nên chưa thấy xáo trộn nặng nề ngoài việc rất đông người xếp hàng mua thực phẩm.
Cô kể: “Nước thì cứ bỏ lên kệ bao nhiêu thì người ta mua hết ngay. Vùng này toàn người da trắng và ngoài nước ra, họ mua sữa và bánh mì.”
Hiện tại, tình trạng khan hiếm chưa xảy ra nhưng “đồ hộp cũng như nước, cứ vừa đem ra là người ta mua hết.”
Cô thêm: “Người ta tranh nhau mua xăng đông lắm. Đổ đầy bình rồi lại mua thêm năm, sáu bình nhỏ nữa.”
Cô cũng cho hay là hôm Thứ Ba, tất cả mọi trường công lập đều bị đóng cửa để làm khu tạm trú cho những người từ vùng biển chạy lên theo lệnh. Trưa Thứ Tư, những khu tạm trú sẽ đầy người.

Chậm quá. Hết rồi. (Hình: Mimi Trần cung cấp.)

Tại Raleigh, thủ phủ North Carolina, cách xa vùng biển tới 3 giờ, cô Tuyến Võ cũng nhận thấy tình hình chưa đến mức phải báo động. “Ở đây rất đông người Việt. Đa số người mình có tính bình tĩnh hơn người bản xứ rất nhiều.”
Đêm qua, ở Raleigh có một cơn mưa to, nhưng chỉ kéo dài chừng một tiếng rồi tạnh hẳn.
Từ chiều qua, nhiều nơi trong thành phố đã hết thực phẩm và nước vì người ta mua dự trữ quá nhiều.
Sáng nay, thời tiết có vẻ bình thường. Cư dân được thông báo cơn bão Florence sẽ đến đây vào Thứ Năm.

Raleigh, NC, đi chợ, cngười ta chỉ cần mua mấy món này. (Hình: Tuyến Võ cung cấp)

Người ta xếp hàng đổ xăng và mua thực phẩm tại Costco, Walmart và Food Lion rất đông. “Nhà em vừa đi chợ hôm Thứ Bảy nên thực phẩm còn nhiều, chưa phải lo,” cô nói.
Tại sở cô, nhiều người bản xứ tỏ ra lo lắng đến nỗi bật khóc và than van, sợ sệt. Cô nói: “Em sẽ đem một ít đồ ăn và mì gói cho họ.”
Trưa Thứ Ba, cô vừa đổ đầy bình xăng. Tiệm Costco gần nơi cô ở vẫn mở cửa.
Trong lúc bão Florence ngày càng mạnh hơn và không thay đổi hướng, theo lệnh di tản của thống đốc, trưa nay, cùng với nhiều người thuộc các khu vực khác, cư dân vùng Myrle Beach bắt đầu lên xe đi sâu vào đất liền để lánh bão.

Có chợ vẫn mở cửa, nhưng… (Hình: Tuyến Võ cung cấp)

Tuy vậy, cũng có nhiều người trong khu Myrtle Beach vẫn chưa chịu di tản.
Ông Nguyễn Ngọc An là một trong những người đó. Ông ung dung trình bày: “Tôi ở đây 38 năm rồi, trải qua khá nhiều trường hợp tương tự nên tôi chưa thấy cần phải lo lắng ngay từ bây giờ, nhất là khi nhà tôi cách khu vực di tản… một ‘block’.”
Hiện giờ, hai vợ chồng ông cùng ở lại và khu ông ở còn vài gia đình khác. Cây xăng còn hoạt động và chợ búa vẫn mở cửa.
Nhà ông đã dự trữ đầy đủ, xăng đầy bình, đèn điện cũng sạc đầy, bếp gas sẵn sàng, pin có sẵn. Thức ăn đủ dùng. Nước uống đã mua.
Ông thêm: “Dự báo cho biết đến tối Thứ Năm bão Florence mới đến đây. Chúng tôi vẫn theo dõi tin tức chặt chẽ. Đến Thứ Năm, tôi sẽ quyết định là có cần phải di tản hay không, dựa trên hướng đi của bão. Tôi nghĩ nó sẽ đi chệch về hướng Bắc, nghĩa là trung tâm bão sẽ cách chúng tôi hơn 100 dặm. Và như vậy là tôi không cần lo.”
Nếu sáng Thứ Năm mà bão Florence có hướng về nơi ông ở thì ông có đi vẫn chưa muộn. “Chừng 15, 20 tiếng trước khi bão đến, tôi đưa bà xã đi Greenville, cách đây chừng bốn tiếng, là vừa,” ông nói. “Lúc đó đi, không sợ kẹt xe. Đi bây giờ đông nghẹt, chỉ ngồi trong xe chứ có đi đâu được.” (Đằng-Giao)

Bài Học Từ Cuộc Khủng Bố 911

Cuộc khủng bố 911 xảy ra vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 nên gọi là cuộc khủng bố 911, con số báo nguy, cầu cứu của Mỹ cho dễ nhớ. Đó là cuộc khủng bố lớn nhứt, đầu tiên, cho đến bây giờ, quân khủng bố Hồi Giáo cực đoan Al Qaeda tấn công đầy xúc phạm vào nội địa Mỹ. Lịch sử sẽ vô ích nếu không rút ra được bài học. Đau khổ sẽ tiêu cực nếu không biến được thành hành động. Bài học bổ ích và tích cực ấy có thể thấy qua việc nhân dân và chánh quyền Mỹ đã biến đau thương thành hành động đoàn kết, thống nhứt ngay trong một quốc gia đa văn hoá, đa sắc tộc chính Hiến Pháp cũng nói rõ ràng với danh xưng của nước là Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ. Bài học này rất cần thiết trong lúc này khi cựu Tổng Thống Obama tiền nhiệm đang ra quân chống TT Trump đương nhiệm trong cuộc bầu cử toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng Viện liên bang Mỹ.

Thông thường cả chục năm qua các lễ tưởng niệm cuộc khủng bố 911, người ta thấy nước Mỹ, dân Mỹ, chánh quyền Mỹ không phân biệt đảng phái, những lãnh đạo quốc gia, dân chúng Mỹ là một trong mặt trận ngoại giao và quân sự. TT Bush Cộng hoà vì cuộc khủng bố 911 mở cuộc chiến tranh chống khủng bố. TT Obama Dân Chủ tiếp tục tăng quân ở Afghanistan, tăng kinh phí quốc phòng, và quyết tâm đưa tên trùm khủng bố Bin Laden ra trước ánh sáng, sống hay chết như lời TT Bush thề nguyền với quốc dân. Và TT Trump Cộng hoà cũng tăng quân cho Afghanistan và phòng chống khủng bố một cách quyết liệt.

 Và người ta cũng thấy toàn dân Mỹ, cả thế giới bây giờ và mai sau sẽ nhớ cuộc khủng bố 911. Nhớ là một bổn phận, một đức tính của Con Người. Nhớ để ngăn chận những kẻ ác không có thể làm điều ác nữa. Nhớ để không phạm sai lầm nếu may mắn nắm giềng mối cộng đồng hay quốc gia. Nhớ để không bất động, không cho sai lầm tái diễn, không để cho cộng đồng, xã hội, quốc gia dân tộc mình sống bị chủ nghĩa sai lầm, bị tuyên truyền dối gạt, và kẻ ác giành quyền làm chủ.

Cũng như ở Âu Châu, nhơn cơ hội kỷ niệm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã, lớp trẻ Âu châu nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi vào và đem vào chương trình giáo dục lịch sử trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah.

Ở Mỹ người Mỹ cũng thế đem vào chương trình học sử  của  trung tiểu học để thường xuyên nhắc nhở cuộc Nội Chiến vì lý do nô lệ Da Đen thời Hoa kỳ còn non trẻ. Để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ vì đó là môn thi ở trường lớp và là bài học kinh nghiệm mà tiền nhân đã trả bằng xuơng máu, nước mắt, mồ hôi để từ đó đoàn kết thống nhứt làm cho nước Mỹ vươn lên cho đến bây giờ.

Làm như thế người Âu Châu lẫn người Mỹ -- tin chắc -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “nặng quá khứ” sanh quá khích. Mà mục đích tối hậu, là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa.  Do vậy cần phải giúp cho đàn hậu tiến những thông tin, những dữ kiện đầy đủ để biết rõ để chống không cho một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như CS xuất hiện.

Thì thế hệ trẻ Việt Nam trong ngoài nước có quyền nhớ, có bổn phận nhớ phụ huynh mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa, do Ủy Ban Quân Quản của CS Hà Nội gọi trình diện “học tập cải tạo” trong vòng một tháng để bị đày đi tù biệt xứ và cấm cố hàng chục năm, không hề xét xử.

Nhớ một lãnh tụ như Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, máu đổ thịt rơi, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt gần 2/3 thế kỷ. Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong thành tích diệt chủng Việt, tính ra còn cao hơn Paul Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa. Một triệu người Việt Miền Bắc phải di cư  tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu  người dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ và nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động!

Thảm kịch to lớn, trầm trọng và kinh hoàng này chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử 4.000 năm của nước nhà VN. Và cũng chưa thấy lần nào trong lịch sử thế giới với qui mô lớn như vậy. CS Nga, Tàu, Đông Âu, Cuba, không có nước nào  làm người dân đồng bào mình phải vượt biên tỵ nạn CS đông như vậy.

Nhớ trong cuộc chống quân khủng bố 911, quân, dân Mỹ sẵn sàng vì nước hy sinh, vì dân chiến đấu. Hai phi công, một nữ trung úy và một nam đại tá, nhận lịnh phải cất cánh hoả tốc, máy bay không gắn kịp hoả tiễn. Hai người dự định dùng máy bay của mình như hoả tiễn để phóng vào diệt chiếc máy bay mà không tặc dùng tấn công vào thủ đô nước Mỹ.

Theo cuộc phỏng vấn truyền hình của C-Span, nữ phi công đó lúc bấy giờ là Trung úy  Heather Penney, thuộc binh đoàn phòng vệ Quốc gia của Washington DC. Hai phi công này biết mình không có vũ khí cần thiết để hạ máy bay nên quyết định dùng máy bay của mình làm hỏa tiễn. Hai người đồng ý máy bay của đại tá đâm vào buồng lái và máy bay của trung úy đâm vào đuôi máy bay nào không nghe lịnh tránh xa thủ đô Mỹ. Mục đích đâm vào đầu và đuôi là hy vọng giảm bớt nguy cơ cho hành khách thuờng ngồi ở giữa.

Khi cất cánh khỏi sân bay, Tr/u Penney nói Cô nghĩ đây là lần cất cánh cuối cùng trong đời của mình, vì dùng máy bay đâm vào để tấn công như thế phần chắc là chết. Khó thoát thân vì ghế không bung kịp con người của phi công, và hàng ngàn ngàn mảnh vụn của sự đụng chạm sẽ giết người phi công nếu bung lên được.

Nhưng hành khách và phi hành đoàn của chiếc máy bay 93 bị không tặc đã ra tay chống khủng bố trước. Những người Mỹ này đã dùng tay không khống chế không tặc và máy bay rớt chết hết ở một cánh đồng TV Pennsylvnia. Máy bay 93 không đến tấn công được thủ đô Washington, mục tiêu sau này tìm hiểu là khủng bố muốn tấn công Quốc hội Mỹ. Lúc bây giờ Tr/u không biết tin ấy và vào buổi xế chiều, Tr/u nhận lịnh hộ tống chiếc máy bay Air Force One chở TT Bush trở lại căn cứ không quân Andrews.

Nữ phi công nói  cảm nghĩ của mình. Vì nhiệm vụ khẩn cấp, phải kềm chế cảm xúc, không cần biết chết sống ra sao, thoát hiểm ra sao vì bao nhiêu tâm trí bị nhiệm vụ hoả tốc cuốn hút. Thật đúng với tâm lý người quân nhân trước giờ xung phong sát địch.

Nữ Tr/u nay thuộc lớp phi công nữ đầu tiên được không lực Mỹ tuyển dụng và huấn luyện sử dụng loại phản lực cơ siêu thanh chiến đấu của Mỹ. Sau đó Cô có chồng hai con và giải ngũ một cách danh dự với cấp bực thiếu tá và  lần đầu tiên nhận cuộc phỏng vấn truyền hình của C-SPAN.

Người Mỹ tổ chức và dự lễ tưởng niệm ngày 11 tháng 9, toàn dân và toàn quốc. Tưởng niệm vì coi nhớ là bổn phận, nhớ để ôn cố tri tân, rút bài học cho hiện tại và tương lai. Có người đến Ground Zero từ chiều hôm trước, đứng tưởng niệm, hồi tưởng, nhớ nhung, suy nghĩ đến mặt trời mọc ngày hôm sau. Trong buổi lễ tên của 2.983 người vô tội chết oan vì khủng bố được xuớng lên, trầm buồn, tức tưởi. Hình ảnh của những người lính cứu hỏa hy sinh để cứu nạn nhân như phảng phất đâu đây. Bóng tối của đau thuơng, uất hận hoà lẫn với ánh sáng của niềm tin và hy vọng. Hàng hàng, lớp lớp hàng ngàn người Mỹ đến tham dự lễ tưởng niệm  bất chấp nguy cơ khủng bố có thể tấn công vào ngày thảm kịch này. Có người từ ngoại quốc bay về để thể nghiệm niềm đau khổ của thảm kịch Mỹ và chia sẻ quyết tâm đoàn kết của đất nước nhân dân Mỹ.

Truyền thông đại chúng Mỹ bỏ thói quen nhìn mặt trái tiêu cực của sự kiện để làm tin tức lạ, hấp dẫn, trong mấy ngày tưởng niệm, hầu hết đi các tin trong đau thương con người Mỹ đoàn kết lại, tinh thần Mỹ out of many one./.(VA)

THƠ - NHẠC
Thơ PTMinh-Hưng
Nhạc Benlantrang _ Nhược Thu
Ca sĩ Lệ Tuyền


Bài 1: TÌNH THIÊN THU - THIÊN THU TÌNH MỘNG

Từ anh đi em một đời mộng mị 
Tình héo hon tiếc nuối tuổi xuân thì
Hoa tình yêu ủ rũ khép đôi mi
Anh xa cách tình thôi đành dang dở...

Cô đơn bước u buồn trên ngõ nhỏ
Anh đi rồi còn ai đón, ai đưa
Công viên chiều hàng cây đứng ngẩn ngơ
Nơi hò hẹn - tìm đâu ngày yêu dấu?

Anh chẳng nói một lời tình giã biệt
Cõi tình chung em tha thiết mong chờ
Bởi vì đâu tình phai nhạt hững hờ
Mãi trong em tình nhung nhớ, bơ vơ!

Em nức nở bài Thiên Thu Tình Mộng
Tiếng đàn ai thao thức những đêm mơ
Tình ngọt ngào đong đầy bao kỷ niệm
Thiên thu tình buồn, còn mãi vương tơ!...

Thơ Phạm Thị Minh-Hưng, Phổ nhạc-Hòa âm_BenlanTrang-Cali, Tony Phuoc Vu Slideshow.

Bài 2: HOA XUÂN

Thơ phổ nhạc & hát NS Nguyễn Hữu Tân

 Kìa đóa hoa cười đón gió Xuân, 
Nhẹ bay bay tà áo giai nhân, 
 Rạng ngời trong nắng khoe hương sắc, 
 Lòng vui chan chứa tiếng chuông ngân. 
Nàng Xuân tuyệt sắc sẽ qua đây, 
Gieo rắc ngàn hoa mạch sống đầy, 
 Cành biếc lá xanh mơn mởn nụ, 
 Tình Xuân ngây ngất thoáng men say. 
Muôn hoa đua nở rộn ràng vui, 
 Khoe màu sắc thắm lá xanh tươi, 
Nắng Xuân ấm áp tô ngày mới, 
 Bừng lên sức sống...Xuân rạng ngời... 
Đây những cành Mai Cúc rực vàng, 
 Bên màu hồng nhạt nụ Đào Phai, 
 Ô kìa Lan tỏa hương thơm ngát, 
 Xanh, vàng, đỏ, tím, thắm lòng Ai! 
Trời trong gió nhẹ lá đong đưa, 
Hoa ngát hương tình thỏa ước mơ 
 Lụa là thiếu nữ khoe màu áo, 
 Em nhỏ vui mừng Tết đến chưa... ? 

 Thi sĩ Phạm Thị Minh Hưng.

Bài 3: THU NHỚ

Lá rụng về đâu nắng nhạt dần
Nhặt bao lá úa chợt bâng khuâng
Tình xa vắng quá Tình như mộng
Khúc nhạc buồn vang tiếng hát ngân 
Ý lạc thơ chùng sầu ly khách 
Đâu tìm bóng dáng, hỡi giai nhân?
Đêm về vắng vẻ trăng dòm cửa
Nhớ quá, tình ơi...Chất ngất tầng 

Phạm Thị Minh-Hưng
Thursday-13.9.2018. 9:20’