Friday, 12 October 2018

Thế Giới Bên Bờ Vực Chiến Tranh Nguyên Tử Mỹ-Trung - Phạm Gia Đại

Sau khi Trung Cộng tìm mọi cách quân sự hóa Biển Đông và vận chuyển các loại vũ khí nguyên tử đến các đảo nhân tạo tại Biển Đông để đe dọa các nước ven biển, tìm mọi cách khiêu khích Hoa Kỳ, và phản ứng dữ dội vì sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển quốc tế này. Nước Mỹ, hay nói đúng ra Tổng Thống Donald Trump đã phác thảo các kế hoạch để đối phó lại với mộng bá vương của Tập Cận Bình đang có nguy cơ là hiểm họa hàng đầu cho thế giới. Một loạt các biện pháp đã được phía chính phủ Hoa Kỳ thực thi, trong đó có lời tuyên bố tuyên bố rằng Trung Cộng sẽ không có một tấc đất nào tại Biển Đông. 
Phó Tổng Thống Mike Pence đã lên tiếng tố cáo các âm mưu của Trung Cộng (qua các tuyên truyền và dân vận) nhằm phá hoại uy tín Tổng Thống Trump và ngăn chặn các lá phiếu ủng hộ cho việc đắc cử nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống Trump. Ông đã dùng các từ ngữ để chỉ đích danh Trung Cộng như "thâm độc", "hung hăng", "xâm lấn", "trộm cắp" (về kỹ thuật...), v.v..., và chỉ rõ thẳng thừng rằng Trung Cộng là kẻ thù của Mỹ.


Ngoại Trưởng Pompeo vừa được cử sang công du Hoa Lục để gặp gỡ Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị vì các vấn đề then chốt tại Biển Đông và cũng vì các chiến dịch phá hoại nhắm váo Tổng Thống Donald Trump. Tuy nhiên theo giới báo chí theo dõi thì cuộc gặp gỡ giữa hai vị ngoại trưởng này đã diễn ra gay gắt, và không đạt được kết quả cụ thể khả quan nào. Dầu sao phía Mỹ cũng muốn cho Trung Cộng thấy phản ứng mạnh mẽ của họ nếu phía Trung Cộng không dừng bước. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong hai nhiệm kỳ của vị tổng thống tiền nhiệm, Hoa Kỳ đã hầu như khoanh tay để mặc cho Trung Cộng khoanh vùng lưỡi bò chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông, và ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự, các đường bay dài trên các đảo nhân tạo, và ngang nhiên kiểm soát các đượng hải lưu và không lưu trong vùng biển này. Tình trạng đó đã gây một không khí cực kỳ căng thẳng cho các nước vùng ven biển.

Để đối phó với các vũ khí nguyên tử từ Hoa Lục được chuyển vận ra Biển Đông, Hoa Kỳ đã có những tuyên bố cứng rắn như không công nhận đường lưỡi bò chín đoạn, tiếp tục ủng hộ và giúp cho Đài Loan có những vũ khí tự vệ và tấn công cần thiết, và gửi các đơn vị đặc nhiệm vào Biển Đông.

Ngoại Trưởng Pompeo đã đến Đài Loan gặp gỡ Tổng Thống Thái Anh Văn cũng nhằm khôi phục lại khả năng quân sự của Đài Loan, và ký kết một hiệp ước an ninh mới với Tổng Thống Đài Loan, một cử chỉ công nhận hòn đảo tự do này không thuộc Hoa Lục, và cũng làm cho bản hiệp ước Thượng Hải mà Mỹ thời TT Nixon-cố vấn Kissinger ký kết với Trung Cộng năm 1972 không còn giá trị. Khi Đài Loan mạnh lên về quân sự cũng có nghĩa rằng hòn đảo này sẽ là một tiền đồn chống lại Hoa Lục của họ Tập.

Mặt khác hoa Kỳ xuất ra 60 tỷ để viện trợ cho 5 nước Phi Luật Tân, Mã Lai, Đài Loan, Indonesia và Thái Lan, trong đó bao gồm cả viên trợ về an ninh quốc phòng để mua vũ khí tự bảo vệ.

Trong nỗ lực tìm lại sự tự do hàng hải và không lưu tại Biển Đông, nhiều biến chuyển đã hình thành như Mã Lai đột nhiên thay đổi 180 độ và ngả theo Hoa Kỳ. Thủ Tướng mới của Mã Lai Mahathir Mohamed tuy đã 92 tuổi nhưng còn minh mẫn, là người có lập trường cứng rắn với tinh thần yêu nước và chống Trung Cộng, Ông đã xóa bỏ hiệp ước đường xe lửa do Tập Cận bình đề ra, sẽ xuyên qua các nước Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Mã Lai và Singapore. Đường xe lửa xuyên quốc gia này nằm trong hế hoạch "Con Đường Tơ Lụa" của Tập Cận Bình.

Thêm vào đó, dựa trên đạo luật McCain, Mỹ không công nhận đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Cộng, và tuyên bố rằng nó trái với luật tự do lưu thông hàng hải và không lưu quốc tế.

Một điểm nữa cũng nhằm hóa giải việc Trung Cộng sử dụng con sông Mê Kông làm áp lực và khống chế bóp nghẹt các nước phía nam nước Tầu, Nhật Bản đang có kế hoạch giúp các nước Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Miến Điện về khai thông giòng sông Mê Kong. Nếu thành tựu thì Biển Hồ của Campuchia và Sông Cửu Long của Việt Nam sẽ được tái sinh. Miến Điện cũng đã hủy bỏ xây dựng đập Cảnh Hồng (với sự trợ giúp xây dựng của Trung Cộng), và Lào cũng đã tạm ngừng tiến hành xây dựng 7 đập trong vùng trung và Hạ Lào.
Nhật Bản cũng đang hợp tác với Hoa Kỳ và các nước ven biển để bảo đảm sự lưu thông tự do tại Biển Đông tới eo biển Malacca, qua Ấn Độ Dương và đến tận hòn đảo Djibuti bên Phi Châu.

Nhưng biến cố mà các giới truyền thông thế giới đang theo dõi sát sao nhất chính là các đơn vị đặc nhiệm của Hoa Kỳ có mặt tại Biển Đông, mà được cho rằng sự hiện diện này là cuộc đối đầu trực tiếp về nguyên tử trong vùng biển Thái Bình Dương giữa Washington và Bắc Kinh. Hạm đội 2 và hạm đội 3 tầu ngầm nguyên tử loại U-Boat cùng mới một số chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đã vào Biển Đông. Được biết mỗi hạm đội gồm có 18 U-Boat với vũ khí nguyên tử có thể bắn xa 10 ngàn dậm, trong đó có loại cruise missile tầm trung bắn xa 6 ngàn dậm. Mỗi hạm đội được trang bị 158 cruise missiles. 

Theo CNN và Bloomberg News, một cuộc chiến về nguyên tử khó có thể tránh khỏi tại Biển Đông giữa Mỹ và Tầu bởi các khiêu khích mà Washington cho là từ Hoa Lục. Ngay cả sự kiện cô ca sĩ nổi tiếng Taylor Swift tự nhiên lên tiếng ủng hộ các liên danh ứng cử viên đảng Dân Chủ trong tranh cử vào giữa kỳ mid-term sắp tới nhằm giúp cho phe Dân Chủ có cơ hội nắm lấy Quốc Hội, phía Mỹ cũng nghi ngờ có bàn tay của họ Tập vì cô này có cả triệu fans sẵn sàng nghe theo cô.

Thời gian vừa qua, tại các trung tâm nguyên tử Hoa Kỳ, người ta nghe thấy các tiếng bíp bíp báo động, và sau đó có nguồn tin cho rằng Tổng Thống Trump đã vừa bấm thử nút khi có chiến tranh về nguyên tử xẩy ra. Nếu đúng như nguồn tin thì Tổng Thống Trump là vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đã chạm tay vào nút bấm này.

Phạm Gia Đại



Thế Giới Bên Bờ Vực Chiến Tranh Nguyên Tử Mỹ-Trung. Tin Tổng Hợp tuần lễ thứ 2, tháng 10 năm 2018. Bình luận gia Phạm Gia Đại biên soạn. Trần Việt trình bày. VietCarolinaTV Thực Hiện