Xin mời qúy vị đọc tiếp Chương XIX về các di dân tới Canada trong đó có các thuyền nhân Việt Nam với tham luận của Từ Uyên về các di dân tới Quebec.
CHƯƠNG I
HỒN QUÊ GỬI NGỌN MÂY TẦN XA XA...
Quê hương. Hai tiếng này không biết đã xâm nhập vào tim óc, huyết mạch,
xương tủy ta từ lúc nào mà mỗi khi nhắc tới lòng ta không tránh khỏi những rung
động tha thiết, những cảm giác bồi hồi, xao xuyến. Tuy nhiên khi ta còn nằm trong
lòng quê hương, còn hít thở bầu trời quê hương, còn nhìn ngắm thấy núi sông,
đồng ruộng, vườn tược quê hương, còn nghe tiếng ru hò, tiếng ca hát đâu đó nơi
quê nhà, cái tình quê hương trong ta hình như chìm lắng sâu xa trong một góc
lòng nào đó để rồi khi ta rời khỏi quê hương nó mới nhen nhúm rồi bùng lên
mãnh liệt, rồi do thời gian nung nấu trở thành triền miên và âm ỉ.
Xin đọc tiếp theo LINK sau - dạng pdf:
http://www.alascaonline.org/docs/diendan/CANADA-XuCoLaPhongQueToiCuoiDoi_1.pdf
Tỷ số y nha dược sĩ trong cộng đồng VN tại Montreal
Theo BS Từ Uyên viết trong XỨ CỜ̀ LÁ PHONG QUÊ TÔI CUỐI ĐỜI, Chương XIX thì cộng đồng VN tại Montreal vào khoảng 40,000 người, trong đó có 450 bác sĩ, 250 nha sĩ và 350 dược sĩ, cộng lại là 1,000,nghĩa là ra đường cứ gặp một đám chừng 40 người thì it nhất có một người thuộc một trong ba thứ sĩ kể trên. Tỷ số này không biết có nơi nào trên thế giới đạt được như vậy không? Quận Cam, thủ đô người Việt tỵ nạn, Paris kinh thành ánh sáng của người Việt hằng mơ ước thì sao, có vị nào biết chăng? Có lẽ khó nơi nào có tỷ số đỉnh cao y tế như thế?