Tổng Thống Hoa Kỳ Johnson (giữa) lắng nghe Tướng Greighton Abrams và Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam trong cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia vào tháng 3 năm 1968, chỉ 4 ngày trước khi ông tuyên bố không tái tranh cử TT. (LBJ Library)
Tháng Giêng năm 2018 là thời điểm đánh dấu 50 năm biến cố Tết Mậu Thân 1968, khi mà Cộng Sản Bắc Việt cùng với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một tổ chức bù nhìn do Hà Nội dựng lên để làm tay sai tuyên truyền và phá rối địa phương tại Miền Nam Việt Nam, đã mở cuộc tấn công trên nhiều thành phố khắp Miền Nam ngay trong giờ phút thiêng liêng của Lễ Giao Thừa đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Hệ quả của cuộc tấn công đầy dã tâm đó đã làm cho CS Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thảm bại chua chát trước sự kháng cự và phản công oanh liệt của toàn quân dân Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh Hoa Kỳ quyết giữ vững từng tấc đất tự do. Có tới 36,000 du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và bộ đội CS Bắc Việt đã bị giết chết trong trận tấn công Tết Mậu Thân. Nhưng nạn nhân đau thương nhất vẫn là hàng ngàn người dân Miền Nam vô tội đã chết trong bom đạn của trận chiến, hoặc đã bị du kích Mặt Trận Giải Phóng và quân đội Miền Bắc thảm sát, kinh hoàng nhất là những vụ chôn sống người tập thể tại Thành Phố Huế.
Nhưng, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Hoa Kỳ đã nghĩ gì, làm gì đối với trận tấn công Tết Mậu Thân? Quân đội Hoa Kỳ và VNCH có biết trước cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng và CS Bắc Việt? Tình báo Mỹ và VNCH biết gì, nói gì và làm gì đối với cuộc tấn công Tết Mậu Thân?
Vào ngày 28 tháng 4 năm 1997, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã giải mật hồ sơ "tuyệt mật," nhận được từ Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) gửi tới ngày 3 tháng 4 năm 1968.(1) Thêm vào đó, vào ngày 19 tháng 3 năm 2007 Cơ Quan Tình Báo CIA cũng đã phổ biến bản phân tích của Tiến Sĩ Sử Học Đại Học Chicago là Harold P. Ford, cũng là cựu viên chức tình báo CIA làm việc từ năm 1950 tới năm 1974. Bản phân tích này của Harold P. Ford là một phần của nỗ lực liên tục của Trung Tâm Nghiên Cứu Tình Báo để cung cấp sự minh bạch các hồ sơ về những hoạt động của CIA. Bản phân tích này đã được cập nhật vào ngày 12 tháng 4 năm 2016.(2) Bản phân tích này được Harold P. Ford in thành tác phẩm "CIA and the Vietnam Policymakers: Three Episodes 1962-1968."(3)
Bài viết này dựa trên hai tài liệu nói trên của Cơ Quan Tình Báo CIA và một số tài liệu khác để góp thêm tài liệu liên quan đến biến cố Tết Mậu Thân 1968.
Điều quan trọng cần nói ngay ở đây là tài liệu CIA cho thấy rằng Hà Nội đã đánh giá và lượng định sai lầm về mục tiêu và thành quả chiến lược của cuộc tấn công Tết Mậu Thân của họ. Tài liệu của CIA cho biết Hà Nội tin chắc rằng người dân Miền Nam sẽ hưởng ứng, ủng hộ cuộc tấn công của Cộng quân, đồng thời đứng lên lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khi du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam và bộ đội của Cộng Sản Bắc Việt bất thần tấn công toàn diện vào các thành phố gồm Thủ Đô Sài Gòn vào đúng ngày Mùng Một Tết Mậu Thân. Nhưng, Hà Nội đã thất bại vì điều đó không hề xảy ra.
Vậy, tài liệu mật của CIA vừa được giải mật vào ngày 28 tháng 4 năm 1997 nói gì về cuộc tấn công Tết Mậu Thân?
Hồ Sơ Mật Của CIA Về Cuộc Tấn Công Tết Mậu Thân
Câu hỏi được đặt ra trước tiên là liệu các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và VNCH có biểt trước rằng Cộng quân sẽ mở cuộc tấn công vào dịp Tết Mậu Thân?
Phái Đoàn Các Cơ Quan Tình Báo Mỹ Điều Tra
Tài liệu cho biết rằng từ ngày 16 tới 23 tháng 3, các đại diện từ Cơ Quan Tình Báo CIA, Cơ Quan Tình Báo Quân Đội DIA, và Bộ Tổng Tham Mưa Hoa Kỳ đã đến Việt Nam để điều tra về cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Cộng quân. Họ đã gặp Tổng Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương (CINCPAC), Bộ Chỉ Huy Hỗ Trợ Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) và trạm CIA tại Sài Gòn. Để giúp cho việc thu thập nhiều tài liệu thích đáng, phái đoàn đã có những cuộc họp để nghe báo cáo tin tức và thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn, tại Sài Gòn và tại các chiến trường, với nhiều viên chức cao cấp Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.
Về phía Hoa Kỳ, các thành viên của phái đoàn nói trên đã trao đổi với Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN Bunker, Đại Tướng Westmoreland, Đại Tướng Abrams, Đại Sứ Komer, Trung Tướng Cushman, Trung Tướng Rosson, Thiếu Tướng Peers, Thiếu Tướng Eckhardt, và các tướng chỉ huy trưởng Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến và Sư Đoàn 4 Bộ Binh. Họ cũng đã phỏng vấn nhân viên tình báo của Quân Đoàn I và II và nhân viên tình báo của Lực Lượng Thủy Quân Lục Chiến Quân Đoàn III, và các cố vấn tình báo và viên chức CIA Khu Vực tại tất cả 4 Vùng Chiến Thuật. Họ đã nghe báo cáo từ Cơ Quan Hỗ Trợ Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam MACV J-2 và trạm CIA tại Sài Gòn, và đã gặp Giám Đốc Tình Báo, Đơn Vị Không Quân Số 7, Đại Diện Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ NSA tại Việt Nam, Bộ Tư Lệnh Quân Khu Tại Sài Gòn.
Về phía Việt Nam Cộng Hòa, phái đoàn nói trên đã phỏng vấn các tướng tư lệnh Quân Đoàn I và II, Cơ Quan J-2 của Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân và phụ tá, và phó giám đốc Quân Cảnh. Các thành viên của phái đoàn Hoa Kỳ cũng đã đích thân đến Phú Bài, Đà Nẵng, Pleiku, Camp Enari, Nha Trang, Biên Hòa, Long Bình, và Cần Thơ để tìm hiểu tình hình tại chỗ.
Câu hỏi được đặt ra trước tiên là liệu các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và VNCH có biểt trước rằng Cộng quân sẽ mở cuộc tấn công vào dịp Tết Mậu Thân?
Phái Đoàn Các Cơ Quan Tình Báo Mỹ Điều Tra
Tài liệu cho biết rằng từ ngày 16 tới 23 tháng 3, các đại diện từ Cơ Quan Tình Báo CIA, Cơ Quan Tình Báo Quân Đội DIA, và Bộ Tổng Tham Mưa Hoa Kỳ đã đến Việt Nam để điều tra về cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Cộng quân. Họ đã gặp Tổng Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương (CINCPAC), Bộ Chỉ Huy Hỗ Trợ Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) và trạm CIA tại Sài Gòn. Để giúp cho việc thu thập nhiều tài liệu thích đáng, phái đoàn đã có những cuộc họp để nghe báo cáo tin tức và thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn, tại Sài Gòn và tại các chiến trường, với nhiều viên chức cao cấp Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.
Về phía Hoa Kỳ, các thành viên của phái đoàn nói trên đã trao đổi với Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN Bunker, Đại Tướng Westmoreland, Đại Tướng Abrams, Đại Sứ Komer, Trung Tướng Cushman, Trung Tướng Rosson, Thiếu Tướng Peers, Thiếu Tướng Eckhardt, và các tướng chỉ huy trưởng Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến và Sư Đoàn 4 Bộ Binh. Họ cũng đã phỏng vấn nhân viên tình báo của Quân Đoàn I và II và nhân viên tình báo của Lực Lượng Thủy Quân Lục Chiến Quân Đoàn III, và các cố vấn tình báo và viên chức CIA Khu Vực tại tất cả 4 Vùng Chiến Thuật. Họ đã nghe báo cáo từ Cơ Quan Hỗ Trợ Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam MACV J-2 và trạm CIA tại Sài Gòn, và đã gặp Giám Đốc Tình Báo, Đơn Vị Không Quân Số 7, Đại Diện Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ NSA tại Việt Nam, Bộ Tư Lệnh Quân Khu Tại Sài Gòn.
Về phía Việt Nam Cộng Hòa, phái đoàn nói trên đã phỏng vấn các tướng tư lệnh Quân Đoàn I và II, Cơ Quan J-2 của Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân và phụ tá, và phó giám đốc Quân Cảnh. Các thành viên của phái đoàn Hoa Kỳ cũng đã đích thân đến Phú Bài, Đà Nẵng, Pleiku, Camp Enari, Nha Trang, Biên Hòa, Long Bình, và Cần Thơ để tìm hiểu tình hình tại chỗ.
Những Phát Hiện Tổng Quát
Qua cuộc điều tra của phái đoàn đại diện nhiều cơ quan tình báo quốc gia Mỹ nói trên đưa tới một số phát hiện cho thấy như sau.
1/ Cơ Quan CIA đã thông báo cho Hội Đồng Cố Vấn Tình Báo Hải Ngoại của Tổng Thống [Hoa Kỳ] vào tháng 2, có bằng chứng, tại Sài Gòn và Washington, rằng địch quân (CS) đang tiến hành "chiến dịch đông-xuân" ồ ạt và đang chuẩn bị hàng loạt vụ tấn công có phối hợp điều binh, có thể trên phạm vi lớn chưa từng có từ trước tới nay. Có bằng chứng trong tháng 1 rằng một số vụ tấn công tại cao nguyên có thể sẽ được thực hiện trong dịp nghỉ lễ Tết. Một phần báo cáo sau đó trong tháng này cho thấy có chứng cứ rằng nhiều cuộc tấn công khác sắp xảy ra, và một số mục tiêu đã được xác định. Tại Sài Gòn và Washington báo cáo tình báo này đã được trình cho các giới chức quân sự và chính trị cao cấp. Kết quả, hàng loạt hành động đã được thực hiện tại Việt Nam đưa tới việc giảm bớt ảnh hưởng của cuộc tấn công của địch quân.
2/ Việc cảnh báo đã được cung cấp như thế cho thấy không có thành tích nhỏ nào đạt được đối với bộ máy tình báo của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nó cho thấy không có sự xâm nhập bí mật cấp cao nào vào trong hệ thống cấp bậc lãnh đạo Cộng Sản và các cơ quan truyền thông Cộng Sản cao cấp là phần không thể biết được nhiều nhất. Do đó, nó phải dựa vào các kỹ thuật đặc trưng cổ điển. Cách này thì thật là khó thực hiện ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Tự thân tổ chức tình báo quân đội và dân sự của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa thì phức tạp và rộng lớn để nó đảm đang. Vì vậy, những báo cáo từ nguồn tình báo nhân sự đã không được chú ý.
3/ Địch quân đã sơn phết rất giỏi để che đậy ý định của chúng. Nhận biết được các kế hoạch của chúng hoàn toàn bị ngăn chận và lệnh tấn công thực sự đã được phổ biến cho các đơn vị tấn công chỉ từ 24 tới 72 giờ sau cùng trước cuộc tấn công. Dù các viên chức thẩm quyền Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã nhận được một số báo cáo về các kế hoạch tấn công riêng rẽ, có thể không một lãnh đạo Cộng Sản cấp thấp của Cục Trung Ương Miền Nam (COSVN), mặt trận, hay quân khu nào biết được toàn bộ phạm vi cuộc tổng tấn công. Đại Tướng Westmoreland tin rằng Cộng Sản đã hy sinh sự phối hợp điều quân cho sự bảo mật an toàn, và đây là chứng cứ trong các cuộc tấn công sớm bởi nhiều đơn vị của Quân Khu 5 (MR 5) trong đêm 29-30 tháng Giêng năm 1968, nhờ các cuộc tấn công sớm này đã đóng vai trò cảnh báo các chỉ huy Hoa Kỳ đối với nhiều cuộc tấn công mở rộng trong đêm tiếp theo.
4/ Bất kể các biện pháp an ninh bí mật của Cộng quân, thông tin tình báo cũng có thể cung cấp cảnh báo rõ ràng rằng các cuộc tấn công, có thể trên diện rộng lớn nhất từ trước tới nay, được đưa ra. Nhiều thông điệp của địch quân bao gồm các cấp trung bình và thấp đã được đọc. Những thông điệp này xuất hiện tại nhiều vùng của Nam Việt Nam. Chúng bao gồm những ám chỉ các cuộc tấn công sắp xảy ra, rộng lớn và nhiều hơn bất cứ khi nào trước đó. Chúng cho thấy một ý nghĩa khẩn cấp, cùng với sự nhấn mạnh qua kế hoạch và bí mật chưa từng thấy trước đây trong các thông tin như thế. Tuy nhiên, các biểu thị đó đã không đủ để tiên đoán thời gian chính xác của cuộc tấn công.
Qua cuộc điều tra của phái đoàn đại diện nhiều cơ quan tình báo quốc gia Mỹ nói trên đưa tới một số phát hiện cho thấy như sau.
1/ Cơ Quan CIA đã thông báo cho Hội Đồng Cố Vấn Tình Báo Hải Ngoại của Tổng Thống [Hoa Kỳ] vào tháng 2, có bằng chứng, tại Sài Gòn và Washington, rằng địch quân (CS) đang tiến hành "chiến dịch đông-xuân" ồ ạt và đang chuẩn bị hàng loạt vụ tấn công có phối hợp điều binh, có thể trên phạm vi lớn chưa từng có từ trước tới nay. Có bằng chứng trong tháng 1 rằng một số vụ tấn công tại cao nguyên có thể sẽ được thực hiện trong dịp nghỉ lễ Tết. Một phần báo cáo sau đó trong tháng này cho thấy có chứng cứ rằng nhiều cuộc tấn công khác sắp xảy ra, và một số mục tiêu đã được xác định. Tại Sài Gòn và Washington báo cáo tình báo này đã được trình cho các giới chức quân sự và chính trị cao cấp. Kết quả, hàng loạt hành động đã được thực hiện tại Việt Nam đưa tới việc giảm bớt ảnh hưởng của cuộc tấn công của địch quân.
2/ Việc cảnh báo đã được cung cấp như thế cho thấy không có thành tích nhỏ nào đạt được đối với bộ máy tình báo của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nó cho thấy không có sự xâm nhập bí mật cấp cao nào vào trong hệ thống cấp bậc lãnh đạo Cộng Sản và các cơ quan truyền thông Cộng Sản cao cấp là phần không thể biết được nhiều nhất. Do đó, nó phải dựa vào các kỹ thuật đặc trưng cổ điển. Cách này thì thật là khó thực hiện ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Tự thân tổ chức tình báo quân đội và dân sự của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa thì phức tạp và rộng lớn để nó đảm đang. Vì vậy, những báo cáo từ nguồn tình báo nhân sự đã không được chú ý.
3/ Địch quân đã sơn phết rất giỏi để che đậy ý định của chúng. Nhận biết được các kế hoạch của chúng hoàn toàn bị ngăn chận và lệnh tấn công thực sự đã được phổ biến cho các đơn vị tấn công chỉ từ 24 tới 72 giờ sau cùng trước cuộc tấn công. Dù các viên chức thẩm quyền Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã nhận được một số báo cáo về các kế hoạch tấn công riêng rẽ, có thể không một lãnh đạo Cộng Sản cấp thấp của Cục Trung Ương Miền Nam (COSVN), mặt trận, hay quân khu nào biết được toàn bộ phạm vi cuộc tổng tấn công. Đại Tướng Westmoreland tin rằng Cộng Sản đã hy sinh sự phối hợp điều quân cho sự bảo mật an toàn, và đây là chứng cứ trong các cuộc tấn công sớm bởi nhiều đơn vị của Quân Khu 5 (MR 5) trong đêm 29-30 tháng Giêng năm 1968, nhờ các cuộc tấn công sớm này đã đóng vai trò cảnh báo các chỉ huy Hoa Kỳ đối với nhiều cuộc tấn công mở rộng trong đêm tiếp theo.
4/ Bất kể các biện pháp an ninh bí mật của Cộng quân, thông tin tình báo cũng có thể cung cấp cảnh báo rõ ràng rằng các cuộc tấn công, có thể trên diện rộng lớn nhất từ trước tới nay, được đưa ra. Nhiều thông điệp của địch quân bao gồm các cấp trung bình và thấp đã được đọc. Những thông điệp này xuất hiện tại nhiều vùng của Nam Việt Nam. Chúng bao gồm những ám chỉ các cuộc tấn công sắp xảy ra, rộng lớn và nhiều hơn bất cứ khi nào trước đó. Chúng cho thấy một ý nghĩa khẩn cấp, cùng với sự nhấn mạnh qua kế hoạch và bí mật chưa từng thấy trước đây trong các thông tin như thế. Tuy nhiên, các biểu thị đó đã không đủ để tiên đoán thời gian chính xác của cuộc tấn công.
Ảnh Hưởng Của Cuộc Tổng Tấn Công
Dù việc cảnh báo đã được đưa ra như thế, nhưng cường độ, sự phối trí điều quân, và thời gian của cuộc tấn công của địch quân đã hoàn toàn không được tiên đoán. Yếu tố quan trọng nhất là thời gian. Có rất ít giới chức Hoa Kỳ hay VNCH tin rằng địch quân sẽ tấn công trong ngày Tết, quần chúng Việt Nam cũng không tin như thế. Tết là ngày lễ quan trọng nhất tại Việt Nam, là dịp mà tất cả thành viên trong gia đình bất kể là Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, hay Cộng Sản đều giữ gìn. Rõ ràng là Cộng Sản tin rằng họ có thể khai thác sự đồng nhất này để tạo ra cuộc nổi dậy chống chính quyền, chống quân đội ngoại nhập, chống chiến tranh. Nhưng điều này đã không xảy ra. Do đó, địch quân đã phải trả giá đắt trong sự đối kháng mà họ tạo ra trong các thành phố đông dân, nhưng họ đã thu hoạch rất lớn trong 2 cách: Quân số hiện diện của quân đội và cảnh sát VNCH rất thấp so với mức ổn định bình thường, và thông lệ sinh hoạt nhộn nhịp của ngày Tết làm cho Cộng quân có thể đưa một số lượng lớn Việt Cộng vào các thành phố mà không bị phát hiện. Đại tướng Westmoreland dự đoán các cuộc tấn công quy mô trước hoặc sau Tết, và khi gần Tết và nhiều vụ tấn công lớn đã không được thực hiện, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội VNCH đã cho 50% lính về nghỉ Tết. Vì vậy sức mạnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại những vùng cho phép binh sĩ về nghỉ Tết đã bị sút giảm.
Yếu tố lớn thứ hai không tiên liệu được là số vụ tấn công xảy ra cùng một lúc. Tình báo Hoa Kỳ có cho biết địch quân có khả năng tấn công tất cả các địa điểm mà thực tế họ đã tấn công và việc nối kết cảc cuộc tấn công có phối hợp tại nhiều vùng. Tuy nhiên, tình báo Mỹ đã không nói đến khả năng đặc biệt các vụ tấn công có phối hợp trên tất cả khu vực cùng một lúc. Điều quan trọng hơn nữa là tính chất của các mục tiêu đã không được tiên liệu trước.
Washington và Sài Gòn đã dự đoán các vụ tấn công tại một số thành phố, nhưng họ đã không dự đoán được cuộc tấn công để chiếm một số cơ sở trong thành phố như bộ chỉ huy dân sự và các trung tâm kiểm soát, các đài phát thanh và các trụ sở cảnh sát như là những mục hàng đầu. Sau cùng, phẩm chất của các loại vũ khí mới, tối tân được Lực Lượng Việt Cộng Chính Quy và Địa Phương sử dụng trong các cuộc tấn công là điều vượt xa dự đoán. Súng AK-47 và lựu đạn chống xe tăng RPG-7 đặc biệt có hiệu quả chống lại các đơn vị chính quy và Lực Lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Quân Lực VNCH.
Nằm dưới những vấn đề đặc biệt này là điều cơ bản hơn: hầu hết các vị tư lệnh và viên chức tình báo, ở tất cả các cấp, đều không thấy được địch quân có khả năng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra như chúng xuất hiện trong tuyên truyền và trong các tài liệu đã tịch thu được của chúng. Các phỏng đoán phổ biến về sự hao hụt, thâm nhập và tuyển dụng người tại địa phương, các báo cáo tinh thần xuống giốc, và hàng loạt những vụ bại trận đã hạ thấp hình ảnh của địch quân. Bức tranh toàn cảnh được trình bày là một kẻ thù không có khả năng thực hiện một cuộc tấn công trên phạm vi và cường độ mạnh như thế. Các vị chỉ huy và các viên chức tình báo đã nhìn những lời kêu gọi được phổ biến về một "cuộc tổng nổi dậy" chỉ như là lời hô hào, và không phải là bản kế hoạch cho việc sắp làm. Hơn nữa, trong quá khứ nhiều "cuộc tấn công lớn" đã được công bố trong tuyên truyền của Cộng Sản nhưng thực tế đã không được thực hiện.
Dù việc cảnh báo đã được đưa ra như thế, nhưng cường độ, sự phối trí điều quân, và thời gian của cuộc tấn công của địch quân đã hoàn toàn không được tiên đoán. Yếu tố quan trọng nhất là thời gian. Có rất ít giới chức Hoa Kỳ hay VNCH tin rằng địch quân sẽ tấn công trong ngày Tết, quần chúng Việt Nam cũng không tin như thế. Tết là ngày lễ quan trọng nhất tại Việt Nam, là dịp mà tất cả thành viên trong gia đình bất kể là Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, hay Cộng Sản đều giữ gìn. Rõ ràng là Cộng Sản tin rằng họ có thể khai thác sự đồng nhất này để tạo ra cuộc nổi dậy chống chính quyền, chống quân đội ngoại nhập, chống chiến tranh. Nhưng điều này đã không xảy ra. Do đó, địch quân đã phải trả giá đắt trong sự đối kháng mà họ tạo ra trong các thành phố đông dân, nhưng họ đã thu hoạch rất lớn trong 2 cách: Quân số hiện diện của quân đội và cảnh sát VNCH rất thấp so với mức ổn định bình thường, và thông lệ sinh hoạt nhộn nhịp của ngày Tết làm cho Cộng quân có thể đưa một số lượng lớn Việt Cộng vào các thành phố mà không bị phát hiện. Đại tướng Westmoreland dự đoán các cuộc tấn công quy mô trước hoặc sau Tết, và khi gần Tết và nhiều vụ tấn công lớn đã không được thực hiện, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội VNCH đã cho 50% lính về nghỉ Tết. Vì vậy sức mạnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại những vùng cho phép binh sĩ về nghỉ Tết đã bị sút giảm.
Yếu tố lớn thứ hai không tiên liệu được là số vụ tấn công xảy ra cùng một lúc. Tình báo Hoa Kỳ có cho biết địch quân có khả năng tấn công tất cả các địa điểm mà thực tế họ đã tấn công và việc nối kết cảc cuộc tấn công có phối hợp tại nhiều vùng. Tuy nhiên, tình báo Mỹ đã không nói đến khả năng đặc biệt các vụ tấn công có phối hợp trên tất cả khu vực cùng một lúc. Điều quan trọng hơn nữa là tính chất của các mục tiêu đã không được tiên liệu trước.
Washington và Sài Gòn đã dự đoán các vụ tấn công tại một số thành phố, nhưng họ đã không dự đoán được cuộc tấn công để chiếm một số cơ sở trong thành phố như bộ chỉ huy dân sự và các trung tâm kiểm soát, các đài phát thanh và các trụ sở cảnh sát như là những mục hàng đầu. Sau cùng, phẩm chất của các loại vũ khí mới, tối tân được Lực Lượng Việt Cộng Chính Quy và Địa Phương sử dụng trong các cuộc tấn công là điều vượt xa dự đoán. Súng AK-47 và lựu đạn chống xe tăng RPG-7 đặc biệt có hiệu quả chống lại các đơn vị chính quy và Lực Lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Quân Lực VNCH.
Nằm dưới những vấn đề đặc biệt này là điều cơ bản hơn: hầu hết các vị tư lệnh và viên chức tình báo, ở tất cả các cấp, đều không thấy được địch quân có khả năng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra như chúng xuất hiện trong tuyên truyền và trong các tài liệu đã tịch thu được của chúng. Các phỏng đoán phổ biến về sự hao hụt, thâm nhập và tuyển dụng người tại địa phương, các báo cáo tinh thần xuống giốc, và hàng loạt những vụ bại trận đã hạ thấp hình ảnh của địch quân. Bức tranh toàn cảnh được trình bày là một kẻ thù không có khả năng thực hiện một cuộc tấn công trên phạm vi và cường độ mạnh như thế. Các vị chỉ huy và các viên chức tình báo đã nhìn những lời kêu gọi được phổ biến về một "cuộc tổng nổi dậy" chỉ như là lời hô hào, và không phải là bản kế hoạch cho việc sắp làm. Hơn nữa, trong quá khứ nhiều "cuộc tấn công lớn" đã được công bố trong tuyên truyền của Cộng Sản nhưng thực tế đã không được thực hiện.
Phản Ứng Với Những Cảnh Báo
Washington và Sài Gòn, như đã trình bày ở trên, đều hiểu rõ rằng địch quân đã đặt kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn, có thể là những cuộc tấn công có phối hợp tại phía bắc Vùng I Chiến Thuật, tại Dak To trên cao nguyên Vùng II Chiến Thuật, và hướng về Sài Gòn từ tất cả mọi phía tại Vùng III Chiến Thuật. Vào ngày 10 tháng 1 năm 1968, Đại Tướng Westmoreland đã hủy bỏ một số hoạt động đã được lên kế hoạch tại phía bắc Vùng III Chiến Thuật để tái bố trí lại các lực lượng Hoa Kỳ tới gần Sài Gòn hơn. Trong những ngày kế tiếp, ông đã đưa ra hàng loạt cảnh báo cho các vị tư lệnh của ông, và cho các cơ quan Hoa Kỳ, rằng địch quân đang chuẩn bị tấn công. Dù ông ấy đã không dự đoán từ đầu các cuộc tấn công trong dịp Tết, ông ấy đã nhận thức được tầm quan trọng của các cuộc tấn công sắp xảy ra tại Quân Khu 5 [của Việt Cộng] và trong thông báo gửi cho tất cả các vị tư lệnh của ông vào ngày 30 tháng 1 dự đoán các cuộc tấn công vào đêm đó. Kết quả, tất cả các đơn vị Hoa Kỳ đều được cảnh giác đầy đủ, dù trong hầu hết trường hợp họ đã không có thì giờ hay thông tin để thực hiện các biện pháp phản công chống lại địch quân trước khi chúng tấn công thực sự. Tất cả các căn cứ của Đơn Vị Không Quân Số 7 đều được đặt trong tình trạng cảnh giác tối đa, và Giám Đốc Tình Báo của Đơn Vị Không Quân Số 7 đã xác thực rằng bước này để "bảo toàn Phi Trường Tân Sơn Nhất." Có lẽ chứng cứ tốt nhất mà các biện pháp của Bộ Tư Lệnh Hỗ Trợ Quân Đội Hoa Kỳ tại VN là hiệu quả và rằng tình báo chiến lược của địch quân là sai lầm đó là, với ngoại trừ Huế ra, địch quân đã thất bại trong việc giữ được bất cứ mục tiêu quân sự chính nào trong một khoảng thời gian đáng kể.
Tuy nhiên, cảm giác khẩn trương tại Sài Gòn thì không được cảm nhận đầy đủ tại Washington ngay thời điểm trước cuộc tấn công. Kết quả, báo cáo tình báo được phổ biến tại Washington đã không chứa đựng không khí khủng hoảng hiện hữu tại Sài Gòn. Điều sai lầm này không phải do bất cứ ai. Thông tin sẵn có đã được truyền đạt và được phân tích hợp lệ, nhưng không khí thì không thể chuyển qua đường dây điện thoại. Dù các viên chức cao cấp tại Washington đã nhận được các cảnh báo vào thời gian từ ngày 25 đến 30 tháng 1, họ đã không nhận được trọn vẹn cảm giác tức thì và mãnh liệt đã hiện hữu tại Sài Gòn. Mặt khác, với Sài Gòn đã cảnh giác, hầu như không có gì có thể được làm thêm nữa tại Washington mà sự trễ nãi trong cuộc chơi đã có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Trong bức tranh tổng quát này, có nhiều khác biệt đáng kể trong số 4 quân khu. Sư Đoàn III Thủy Quân Lục Chiến [Hoa Kỳ] được dự đoán sẽ bị tấn công tại Khe Sanh và Quảng Trị. Tin tình báo đó đã nhận được từ cơ sở CIA địa phương về chiến dịch mà địch quân sẽ tấn công Đà Nẵng, nhưng không có ngày giờ. Tướng Cushman nói rằng ông dự đoán sẽ bị tấn công vào dịp Tết, và các hoạt động của địch quân tại phía bắc Vùng I Chiến Thuật đã làm cho giới chức cao cấp hủy bỏ ngưng bắn dịp Tết tại Vùng I Chiến Thuật. Kết quả, các lực lượng Hoa Kỳ và VNCH đã được chuẩn bị tốt hơn những nơi khác. Hầu hết các đơn vị quân đội VNCH đều có quân số gần như đầy đủ. Sự kéo dài và phối hợp của các cuộc tấn công của địch quân, đã vượt quá mức dự đoán, như địch quân đã chiếm cứ lâu dài tại Huế. Tuy nhiên, nhìn chung, các cuộc tấn công của Cộng quân đã dễ dàng bị phản công.
Tại Vùng II Chiến Thuật, lực lượng đồng minh tại các vùng ven biển là phần bị tấn công nhiều nhất trong đêm 29-30 tháng Giêng bởi các đơn vị Việt Cộng. Họ đã không có lợi thế của việc báo trước mà những cuộc tấn công này cung cấp nhiều đơn vị đi xa xuống phía nam, họ cũng không ở trong tư thế "cảnh giác" các lực lượng Đồng Minh tại Quân Khu I. Các lực lượng Đồng Minh thì ở trong tình trạng cảnh giác cao hơn bình thường, tuy nhiên, họ đã được điều hướng để chống lại những vụ vi phạm ngưng chiến chắc chắn xảy ra hơn là với các cuộc tấn công tại các thành phố. Tại các vùng cao nguyên, không giống bất kỳ khu vực nào khác, tình báo sẵn sàng từ thông tin liên lạc, tù nhân, phản ánh các kế hoạch cụ thể đối với các cuộc tấn công trong dịp Tết. Thí dụ, các kế hoạch của Việt Cộng cho việc tấn công Dak To, Pleiku, và Kontum đều được biết trước rõ ràng, và Sư Đoàn 4 Hoa Kỳ đã có thể liên kết chúng với các cuộc bố trí quân của địch. Điều này cung cấp một trong vài cơ hội cho lực lượng Hoa Kỳ để thực hiện các biện pháp năng động chống lại địch quân; Pleiku là chiến dịch tấn công của Hoa Kỳ thành công nhất. Tình báo tại những nơi khác ở cao nguyên thì không tốt bằng, nhưng đã có đủ thông tin để khiến cho 2 trong số 3 tư lệnh sư đoàn của Quân Đội VNCH tại Vùng II Chiến Thuật hủy bỏ tất cả các cuộc nghỉ phép. Tuy nhiên, chúng ta không tin rằng các lệnh này có hiệu quả toàn diện trong việc phục hồi nhân lực mà đã đi trước.
Như đã đề cập ở trên việc tái bố trí quân đội Hoa Kỳ tại Vùng III Chiến Thuật đã bắt đầu vào giữa tháng 1. Các hoạt động này được bắt nguồn bởi việc tập trung của 3 sư đoàn địch quân dọc theo biên giới Cam Bốt nằm ở phía bắc và tây bắc Sài Gòn và bởi các chỉ dấu rằng những đơn vị này bắt đầu điều động quân xuống phía nam hướng về thành phố [Sài Gòn]. Hơn nữa, các sĩ quan tình báo của Hoa Kỳ và VNCH suy đoán trước đó từ sự tái tổ chức của cơ cấu chỉ huy của địch quân tại Quân Khu 4 [của VC], bao quanh khu vực Sài Gòn, mà mục đích của họ là để cải thiện việc chỉ huy và kiểm soát cho việc phối trí một cuộc tấn công vào thành phố [SG]. Quân Khu III và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã được đặt trong tình trạng cảnh giác chung vào ngày 30 tháng 1 (Các hành động của Tướng Westmoreland bắt nguồn từ các cuộc tấn công tại Quân Khu 5 [VC] vào đêm trước đó), và trong thời gian của ngày đó đã nhận được tin cụ thể rằng Sài Gòn sẽ bị tấn công vào đêm đó. Tại hầu hết các đơn vị Quân Đội VNCH tại Quân Đoàn III binh sĩ có vẻ ở trong tình trạng ăn Tết bình thường.
Tại Vùng 4 Chiến Thuật, tính chất và mức độ của các cuộc tấn công của địch quân đã hoàn toàn không được tiên liệu. Các lực lượng Đồng Minh đã ý thức rằng khả năng của Việt Cộng đã được cải thiện. Một phúc trình của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA) vào ngày 25 tháng 1, đã cảnh báo về khả năng có thể có các cuộc tấn công sắp xảy ra tại những khu vực khác, nói rằng các đơn vị tại "vùng Nam Bộ," gồm Vùng Đồng Bằng [Sông Cửu Long], cũng có thể bị tấn công. Việc cung cấp các loại vũ khí tối tân đã gia tăng và Việt Cộng cho thấy khả năng thực hiện hàng loạt các cuộc tấn công có phối hợp trên khắp Vùng Đồng Bằng. Tuy nhiên, ở mức độ nào đó, điều này có thể được diễn giải như là các phản ứng đối với tư thế mạnh mẽ hơn của đồng minh tại vùng này. Tại các thành phố trong Vùng Đồng Bằng [Sông Cửu Long] sự hiện diện của Việt Cộng trong dịp Tết là rất truyền thống vì được chấp nhận như là thói quen. Tướng Eckhardt, Cố Vấn Cao Cấp, nói rằng cảnh giác duy nhất mà ông nhận được là lời cảnh giác của Tướng Westmoreland vào ngày 30 tháng 1. Tướng Eckhardt đã có thể cảnh giác các đơn vị hỗ trợ và hậu cần Hoa Kỳ tại Vùng Đồng Bằng, nhưng không thể có thời gian để phục hồi lại đủ quân số các đơn vị Quân Đội VNCH. Tư Lệnh Quân Đoàn của VNCH và 3 tư lệnh sư đoàn của ông ấy đã có mặt tại tổng hành dinh khi cuộc tấn công nổ ra, nhưng các đơn vị của họ thì quá yếu ớt.
Washington và Sài Gòn, như đã trình bày ở trên, đều hiểu rõ rằng địch quân đã đặt kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn, có thể là những cuộc tấn công có phối hợp tại phía bắc Vùng I Chiến Thuật, tại Dak To trên cao nguyên Vùng II Chiến Thuật, và hướng về Sài Gòn từ tất cả mọi phía tại Vùng III Chiến Thuật. Vào ngày 10 tháng 1 năm 1968, Đại Tướng Westmoreland đã hủy bỏ một số hoạt động đã được lên kế hoạch tại phía bắc Vùng III Chiến Thuật để tái bố trí lại các lực lượng Hoa Kỳ tới gần Sài Gòn hơn. Trong những ngày kế tiếp, ông đã đưa ra hàng loạt cảnh báo cho các vị tư lệnh của ông, và cho các cơ quan Hoa Kỳ, rằng địch quân đang chuẩn bị tấn công. Dù ông ấy đã không dự đoán từ đầu các cuộc tấn công trong dịp Tết, ông ấy đã nhận thức được tầm quan trọng của các cuộc tấn công sắp xảy ra tại Quân Khu 5 [của Việt Cộng] và trong thông báo gửi cho tất cả các vị tư lệnh của ông vào ngày 30 tháng 1 dự đoán các cuộc tấn công vào đêm đó. Kết quả, tất cả các đơn vị Hoa Kỳ đều được cảnh giác đầy đủ, dù trong hầu hết trường hợp họ đã không có thì giờ hay thông tin để thực hiện các biện pháp phản công chống lại địch quân trước khi chúng tấn công thực sự. Tất cả các căn cứ của Đơn Vị Không Quân Số 7 đều được đặt trong tình trạng cảnh giác tối đa, và Giám Đốc Tình Báo của Đơn Vị Không Quân Số 7 đã xác thực rằng bước này để "bảo toàn Phi Trường Tân Sơn Nhất." Có lẽ chứng cứ tốt nhất mà các biện pháp của Bộ Tư Lệnh Hỗ Trợ Quân Đội Hoa Kỳ tại VN là hiệu quả và rằng tình báo chiến lược của địch quân là sai lầm đó là, với ngoại trừ Huế ra, địch quân đã thất bại trong việc giữ được bất cứ mục tiêu quân sự chính nào trong một khoảng thời gian đáng kể.
Tuy nhiên, cảm giác khẩn trương tại Sài Gòn thì không được cảm nhận đầy đủ tại Washington ngay thời điểm trước cuộc tấn công. Kết quả, báo cáo tình báo được phổ biến tại Washington đã không chứa đựng không khí khủng hoảng hiện hữu tại Sài Gòn. Điều sai lầm này không phải do bất cứ ai. Thông tin sẵn có đã được truyền đạt và được phân tích hợp lệ, nhưng không khí thì không thể chuyển qua đường dây điện thoại. Dù các viên chức cao cấp tại Washington đã nhận được các cảnh báo vào thời gian từ ngày 25 đến 30 tháng 1, họ đã không nhận được trọn vẹn cảm giác tức thì và mãnh liệt đã hiện hữu tại Sài Gòn. Mặt khác, với Sài Gòn đã cảnh giác, hầu như không có gì có thể được làm thêm nữa tại Washington mà sự trễ nãi trong cuộc chơi đã có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Trong bức tranh tổng quát này, có nhiều khác biệt đáng kể trong số 4 quân khu. Sư Đoàn III Thủy Quân Lục Chiến [Hoa Kỳ] được dự đoán sẽ bị tấn công tại Khe Sanh và Quảng Trị. Tin tình báo đó đã nhận được từ cơ sở CIA địa phương về chiến dịch mà địch quân sẽ tấn công Đà Nẵng, nhưng không có ngày giờ. Tướng Cushman nói rằng ông dự đoán sẽ bị tấn công vào dịp Tết, và các hoạt động của địch quân tại phía bắc Vùng I Chiến Thuật đã làm cho giới chức cao cấp hủy bỏ ngưng bắn dịp Tết tại Vùng I Chiến Thuật. Kết quả, các lực lượng Hoa Kỳ và VNCH đã được chuẩn bị tốt hơn những nơi khác. Hầu hết các đơn vị quân đội VNCH đều có quân số gần như đầy đủ. Sự kéo dài và phối hợp của các cuộc tấn công của địch quân, đã vượt quá mức dự đoán, như địch quân đã chiếm cứ lâu dài tại Huế. Tuy nhiên, nhìn chung, các cuộc tấn công của Cộng quân đã dễ dàng bị phản công.
Tại Vùng II Chiến Thuật, lực lượng đồng minh tại các vùng ven biển là phần bị tấn công nhiều nhất trong đêm 29-30 tháng Giêng bởi các đơn vị Việt Cộng. Họ đã không có lợi thế của việc báo trước mà những cuộc tấn công này cung cấp nhiều đơn vị đi xa xuống phía nam, họ cũng không ở trong tư thế "cảnh giác" các lực lượng Đồng Minh tại Quân Khu I. Các lực lượng Đồng Minh thì ở trong tình trạng cảnh giác cao hơn bình thường, tuy nhiên, họ đã được điều hướng để chống lại những vụ vi phạm ngưng chiến chắc chắn xảy ra hơn là với các cuộc tấn công tại các thành phố. Tại các vùng cao nguyên, không giống bất kỳ khu vực nào khác, tình báo sẵn sàng từ thông tin liên lạc, tù nhân, phản ánh các kế hoạch cụ thể đối với các cuộc tấn công trong dịp Tết. Thí dụ, các kế hoạch của Việt Cộng cho việc tấn công Dak To, Pleiku, và Kontum đều được biết trước rõ ràng, và Sư Đoàn 4 Hoa Kỳ đã có thể liên kết chúng với các cuộc bố trí quân của địch. Điều này cung cấp một trong vài cơ hội cho lực lượng Hoa Kỳ để thực hiện các biện pháp năng động chống lại địch quân; Pleiku là chiến dịch tấn công của Hoa Kỳ thành công nhất. Tình báo tại những nơi khác ở cao nguyên thì không tốt bằng, nhưng đã có đủ thông tin để khiến cho 2 trong số 3 tư lệnh sư đoàn của Quân Đội VNCH tại Vùng II Chiến Thuật hủy bỏ tất cả các cuộc nghỉ phép. Tuy nhiên, chúng ta không tin rằng các lệnh này có hiệu quả toàn diện trong việc phục hồi nhân lực mà đã đi trước.
Như đã đề cập ở trên việc tái bố trí quân đội Hoa Kỳ tại Vùng III Chiến Thuật đã bắt đầu vào giữa tháng 1. Các hoạt động này được bắt nguồn bởi việc tập trung của 3 sư đoàn địch quân dọc theo biên giới Cam Bốt nằm ở phía bắc và tây bắc Sài Gòn và bởi các chỉ dấu rằng những đơn vị này bắt đầu điều động quân xuống phía nam hướng về thành phố [Sài Gòn]. Hơn nữa, các sĩ quan tình báo của Hoa Kỳ và VNCH suy đoán trước đó từ sự tái tổ chức của cơ cấu chỉ huy của địch quân tại Quân Khu 4 [của VC], bao quanh khu vực Sài Gòn, mà mục đích của họ là để cải thiện việc chỉ huy và kiểm soát cho việc phối trí một cuộc tấn công vào thành phố [SG]. Quân Khu III và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã được đặt trong tình trạng cảnh giác chung vào ngày 30 tháng 1 (Các hành động của Tướng Westmoreland bắt nguồn từ các cuộc tấn công tại Quân Khu 5 [VC] vào đêm trước đó), và trong thời gian của ngày đó đã nhận được tin cụ thể rằng Sài Gòn sẽ bị tấn công vào đêm đó. Tại hầu hết các đơn vị Quân Đội VNCH tại Quân Đoàn III binh sĩ có vẻ ở trong tình trạng ăn Tết bình thường.
Tại Vùng 4 Chiến Thuật, tính chất và mức độ của các cuộc tấn công của địch quân đã hoàn toàn không được tiên liệu. Các lực lượng Đồng Minh đã ý thức rằng khả năng của Việt Cộng đã được cải thiện. Một phúc trình của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA) vào ngày 25 tháng 1, đã cảnh báo về khả năng có thể có các cuộc tấn công sắp xảy ra tại những khu vực khác, nói rằng các đơn vị tại "vùng Nam Bộ," gồm Vùng Đồng Bằng [Sông Cửu Long], cũng có thể bị tấn công. Việc cung cấp các loại vũ khí tối tân đã gia tăng và Việt Cộng cho thấy khả năng thực hiện hàng loạt các cuộc tấn công có phối hợp trên khắp Vùng Đồng Bằng. Tuy nhiên, ở mức độ nào đó, điều này có thể được diễn giải như là các phản ứng đối với tư thế mạnh mẽ hơn của đồng minh tại vùng này. Tại các thành phố trong Vùng Đồng Bằng [Sông Cửu Long] sự hiện diện của Việt Cộng trong dịp Tết là rất truyền thống vì được chấp nhận như là thói quen. Tướng Eckhardt, Cố Vấn Cao Cấp, nói rằng cảnh giác duy nhất mà ông nhận được là lời cảnh giác của Tướng Westmoreland vào ngày 30 tháng 1. Tướng Eckhardt đã có thể cảnh giác các đơn vị hỗ trợ và hậu cần Hoa Kỳ tại Vùng Đồng Bằng, nhưng không thể có thời gian để phục hồi lại đủ quân số các đơn vị Quân Đội VNCH. Tư Lệnh Quân Đoàn của VNCH và 3 tư lệnh sư đoàn của ông ấy đã có mặt tại tổng hành dinh khi cuộc tấn công nổ ra, nhưng các đơn vị của họ thì quá yếu ớt.
Các Công Điện Giữa Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn
Sau đây là một số công điện báo cáo và trao đổi giữa Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn từ Tổng Thống Johnson, Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao, CIA, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam để cho thấy thêm một số chi tiết về các cảm nhận, nhận định và phản ứng của các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Hoa Kỳ đối với cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng. Tài liệu này trích dịch từ văn kiện của Phòng Lịch Sử của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có tên, "Các Quan Hệ Ngoại Quốc Của Hoa Kỳ, 1964-1968, Tập VI, Việt Nam, Từ Tháng 1 đến tháng 8 năm 1968."(4) Xin trích dịch mấy điểm đáng quan tâm như sau.
Sau đây là một số công điện báo cáo và trao đổi giữa Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn từ Tổng Thống Johnson, Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao, CIA, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam để cho thấy thêm một số chi tiết về các cảm nhận, nhận định và phản ứng của các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Hoa Kỳ đối với cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng. Tài liệu này trích dịch từ văn kiện của Phòng Lịch Sử của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có tên, "Các Quan Hệ Ngoại Quốc Của Hoa Kỳ, 1964-1968, Tập VI, Việt Nam, Từ Tháng 1 đến tháng 8 năm 1968."(4) Xin trích dịch mấy điểm đáng quan tâm như sau.
44. Ghi Nhớ Được Chuẩn Bị tại Cơ Quan CIA
Washington, Ngày 2 Tháng 2 Năm 1968
Chủ đề: Việt Nam Cú Sốc Của Cuộc Tấn Công
1/ Trận tấn công Tết Mậu Thân rõ ràng cho thấy sức mạnh của Việt Cộng vấn tiếp tục mà qua đó kêu gọi cái nhìn mới trong phương thức của chúng ta [Mỹ] đối với chiến tranh Việt Nam và đối với Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa. Qua nhiều năm các nhà lãnh đạo Việt Nam [Cộng Hòa] đã phát triển sự chắc chắn tự mãn rằng sự hậu thuẫn của người Mỹ là bất biến. Hệ quả là họ đã cảm thấy thoải mái để tiến hành cuộc chiến từ từ, hài lòng trong vòng lẩn quẩn của các nhân vật lãnh đạo và chỉ chú ý ngẫu nhiên đối với việc huy động sự hậu thuẫn và tham gia rộng rãi của dân chúng một cách tích cực vào cuộc chiến.
Trận tấn công Tết Mậu Thân có thể được sử dụng trong cuộc tấn công trực diện vào các thái độ và thói quen này, bởi vì nó biểu thị một cách áp lực rằng Chính Quyền VNCH mất một số đặc tính chính của chủ quyền. Họ [VNCH] không thể bảo vệ các mặt trận nếu không có nửa triệu binh sĩ Hoa Kỳ và ngay cả không thể làm cho Tòa Đại Sứ Mỹ sử dụng Tòa Đại Sứ của mình.
Cuộc tấn công này khẳng định lập trường từ lâu rằng nỗ lực của Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉ để giúp người dân Việt Nam tự giúp họ, không phải để chiến đấu thay cho họ. Quan điểm này đã được trình bày trong một cuộc phỏng vấn nhanh chóng trước đây giữa Đại Sứ Bunker, có sự tham dự của Tướng Westmoreland, Tổng Thống Thiệu và Phó Tổng Thống Kỳ.
2/ Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bởi Việt Cộng cũng cho thấy sự yếu kém của nền an ninh của Chính Quyền VNCH và sự thiếu vắng giải pháp phổ biến góp phần chống Việt Cộng, với ám chỉ rằng các viễn kiến thành công và những kế hoạch lâu nay là không đủ. Điều này cần được hiểu rằng chủ nghĩa từ từ không còn được chấp nhận như là phương thức về phía chúng ta đối với cuộc chiến và nó cần được nói ra một cách áp lực rằng từ nay Chính Phủ VNCH phải theo sự chỉ thị của Hoa Kỳ trong một kế hoạch điều chỉnh tình trạng của chiến tranh.
3. Trong kế hoạch nói trên, Hoa Kỳ đòi hỏi Tướng Nguyễn Đức Thắng phải được công cử làm Tổng Trưởng Nội Vụ và Quốc Phòng, với "toàn quyền" hành xử cơ chế quân sự, cảnh sát và bộ binh.
Tham Mưu Trưởng Liên Quân Tướng Cao Văn Viên phải được chỉ thị rằng tất cả quân lực VNCH từ nay sẽ được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp trong việc tham gia chương trình do Tướng Thắng chỉ huy.
5. Tổng Thống Thiệu phải tìm kiếm sự chấp thuận của Quốc Hội để thành lập Hội Đồng Chiến Tranh và Tái Thiết. TT Thiệu phải làm Chủ Tịch Hội Đồng Chiến Tranh và Tái Thiết, và Phó TT Kỳ làm Phó Chủ Tịch và Giám Đốc Hoạt Động, Tướng Thắng làm Phó Giám Đốc Hoạt Động, và có các đại diện của các Bộ, Quân Đội cũng như Thượng và Hạ Viện. Hội Đồng Chiến Tranh và Tái Thiết phải có các Hội Đồng Chiến Tranh và Tái Thiết ở các cấp tỉnh và quận, có sự tham gia của các hội đồng tỉnh và quận.
7. TT Thiệu phải được cho biết rằng chúng ta [Hoa Kỳ] xem chương trình này phải có các thành quả tích cực trong vòng 100 ngày sau Tết (tức đầu tháng 5). Nếu không như vậy hay TT Thiệu từ chối đề nghị này, thì phải cho ông ấy biết rằng Hoa Kỳ sẽ thay đổi lập trường tôn trọng Chính Phủ VNCH. Trong trường hợp này, TT Thiệu nên hiểu là Hoa Kỳ có thể tìm một Chính Phủ VNCH khác thay thế.
48. Công Điện Tình Báo Từ Giám Đốc Sở Tình Báo và Nghiên Cứu (Hughes) Gửi Cho Ngoại Trưởng Rusk
Washington, Ngày 3 Tháng 2 Năm 1968
Số 97, chủ đề: Việt Nam: Phỏng Đoán Chiến Lược Của Cộng Sản Trong Những Tháng Tới
Washington, Ngày 2 Tháng 2 Năm 1968
Chủ đề: Việt Nam Cú Sốc Của Cuộc Tấn Công
1/ Trận tấn công Tết Mậu Thân rõ ràng cho thấy sức mạnh của Việt Cộng vấn tiếp tục mà qua đó kêu gọi cái nhìn mới trong phương thức của chúng ta [Mỹ] đối với chiến tranh Việt Nam và đối với Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa. Qua nhiều năm các nhà lãnh đạo Việt Nam [Cộng Hòa] đã phát triển sự chắc chắn tự mãn rằng sự hậu thuẫn của người Mỹ là bất biến. Hệ quả là họ đã cảm thấy thoải mái để tiến hành cuộc chiến từ từ, hài lòng trong vòng lẩn quẩn của các nhân vật lãnh đạo và chỉ chú ý ngẫu nhiên đối với việc huy động sự hậu thuẫn và tham gia rộng rãi của dân chúng một cách tích cực vào cuộc chiến.
Trận tấn công Tết Mậu Thân có thể được sử dụng trong cuộc tấn công trực diện vào các thái độ và thói quen này, bởi vì nó biểu thị một cách áp lực rằng Chính Quyền VNCH mất một số đặc tính chính của chủ quyền. Họ [VNCH] không thể bảo vệ các mặt trận nếu không có nửa triệu binh sĩ Hoa Kỳ và ngay cả không thể làm cho Tòa Đại Sứ Mỹ sử dụng Tòa Đại Sứ của mình.
Cuộc tấn công này khẳng định lập trường từ lâu rằng nỗ lực của Hoa Kỳ tại Việt Nam chỉ để giúp người dân Việt Nam tự giúp họ, không phải để chiến đấu thay cho họ. Quan điểm này đã được trình bày trong một cuộc phỏng vấn nhanh chóng trước đây giữa Đại Sứ Bunker, có sự tham dự của Tướng Westmoreland, Tổng Thống Thiệu và Phó Tổng Thống Kỳ.
2/ Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bởi Việt Cộng cũng cho thấy sự yếu kém của nền an ninh của Chính Quyền VNCH và sự thiếu vắng giải pháp phổ biến góp phần chống Việt Cộng, với ám chỉ rằng các viễn kiến thành công và những kế hoạch lâu nay là không đủ. Điều này cần được hiểu rằng chủ nghĩa từ từ không còn được chấp nhận như là phương thức về phía chúng ta đối với cuộc chiến và nó cần được nói ra một cách áp lực rằng từ nay Chính Phủ VNCH phải theo sự chỉ thị của Hoa Kỳ trong một kế hoạch điều chỉnh tình trạng của chiến tranh.
3. Trong kế hoạch nói trên, Hoa Kỳ đòi hỏi Tướng Nguyễn Đức Thắng phải được công cử làm Tổng Trưởng Nội Vụ và Quốc Phòng, với "toàn quyền" hành xử cơ chế quân sự, cảnh sát và bộ binh.
Tham Mưu Trưởng Liên Quân Tướng Cao Văn Viên phải được chỉ thị rằng tất cả quân lực VNCH từ nay sẽ được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp trong việc tham gia chương trình do Tướng Thắng chỉ huy.
5. Tổng Thống Thiệu phải tìm kiếm sự chấp thuận của Quốc Hội để thành lập Hội Đồng Chiến Tranh và Tái Thiết. TT Thiệu phải làm Chủ Tịch Hội Đồng Chiến Tranh và Tái Thiết, và Phó TT Kỳ làm Phó Chủ Tịch và Giám Đốc Hoạt Động, Tướng Thắng làm Phó Giám Đốc Hoạt Động, và có các đại diện của các Bộ, Quân Đội cũng như Thượng và Hạ Viện. Hội Đồng Chiến Tranh và Tái Thiết phải có các Hội Đồng Chiến Tranh và Tái Thiết ở các cấp tỉnh và quận, có sự tham gia của các hội đồng tỉnh và quận.
7. TT Thiệu phải được cho biết rằng chúng ta [Hoa Kỳ] xem chương trình này phải có các thành quả tích cực trong vòng 100 ngày sau Tết (tức đầu tháng 5). Nếu không như vậy hay TT Thiệu từ chối đề nghị này, thì phải cho ông ấy biết rằng Hoa Kỳ sẽ thay đổi lập trường tôn trọng Chính Phủ VNCH. Trong trường hợp này, TT Thiệu nên hiểu là Hoa Kỳ có thể tìm một Chính Phủ VNCH khác thay thế.
48. Công Điện Tình Báo Từ Giám Đốc Sở Tình Báo và Nghiên Cứu (Hughes) Gửi Cho Ngoại Trưởng Rusk
Washington, Ngày 3 Tháng 2 Năm 1968
Số 97, chủ đề: Việt Nam: Phỏng Đoán Chiến Lược Của Cộng Sản Trong Những Tháng Tới
Các sự kiện trong nhiều ngày qua cho thấy rằng Cộng Sản đã lao vào một chiến dịch được hoạch định rất kỹ lưỡng của những nỗ lực có sự hậu thuẫn nhiều mặt về quân sự, chính trị và ngoại giao để làm sụp đổ hoàn toàn vị thế của Chính Phủ VNCH và xóa sổ nền tảng chính trị đối với sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nếu điều này đã được phát triển, thì những cuộc thương lượng đã có thể bảo đảm thành công hơn là con đường dẫn tới tình cảnh mà trong đó sự thành công có thể đạt được. Trong khi đó, họ sẽ tiếp tục mở ngỏ khả năng thương thuyết.
49. Ghi Nhớ Từ William J. Jorden của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Gửi Cho Phụ Tá Đặc Biệt (Rostow) của Tổng Thống
Washington, Ngày 3 Tháng 2 Năm 1968,
Chủ đề: Tình Hình Tại Việt Nam
Washington, Ngày 3 Tháng 2 Năm 1968,
Chủ đề: Tình Hình Tại Việt Nam
Trước hết, quan điểm của tôi là hàng loạt các cuộc tấn công có phối hợp tốt của Cộng Sản Bắc Việt/Việt Cộng trên tất các vùng trên toàn quốc cho thấy sự thất bại rõ ràng đối với Chính Phủ tại Sài Gòn và đối với chúng ta. Tôi cho rằng những sự kiện này là thất bại bởi vì:
-chúng phản ảnh sự thất bại tồi tệ nhất của tình báo chiến tranh. Nếu Việt Cộng và CS Bắc Việt có thể di chuyển có lẽ 30,000 lính đến nơi để tấn công tại tất cả các vùng trên toàn quốc mà không bị phát hiện, thì có điều gì đó sai lầm với hệ thống tình báo của Chính Phủ VNCH.
-cuối cùng, rõ ràng từ báo cáo tình báo trong vòng một hai ngày qua rằng nhiều người dân Việt Nam đã được chuẩn bị để tin và để tung tin đồn hoang đường về người Mỹ -- rằng chúng ta đã giúp Việt Cộng vào Sài Gòn, rằng chúng ta đang làm việc với VC để dựng lên một chính phủ liên hiệp, mà chúng ta đang tìm cơ hội để rút khỏi [VN], v.v... Điều này đối với tôi có nghĩa là tuyên truyền của VC cực kỳ ảnh hưởng.
-chúng phản ảnh sự thất bại tồi tệ nhất của tình báo chiến tranh. Nếu Việt Cộng và CS Bắc Việt có thể di chuyển có lẽ 30,000 lính đến nơi để tấn công tại tất cả các vùng trên toàn quốc mà không bị phát hiện, thì có điều gì đó sai lầm với hệ thống tình báo của Chính Phủ VNCH.
-cuối cùng, rõ ràng từ báo cáo tình báo trong vòng một hai ngày qua rằng nhiều người dân Việt Nam đã được chuẩn bị để tin và để tung tin đồn hoang đường về người Mỹ -- rằng chúng ta đã giúp Việt Cộng vào Sài Gòn, rằng chúng ta đang làm việc với VC để dựng lên một chính phủ liên hiệp, mà chúng ta đang tìm cơ hội để rút khỏi [VN], v.v... Điều này đối với tôi có nghĩa là tuyên truyền của VC cực kỳ ảnh hưởng.
53. Điện tín từ Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Sài Gòn, ngày 4 tháng 2 năm 1968,
1100Z; Số 17920. Từ Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN Bunker gửi cho Tổng Thống Hoa Kỳ. Kèm theo báo cáo hàng tuần lần thứ 37 của tôi
Sài Gòn, ngày 4 tháng 2 năm 1968,
1100Z; Số 17920. Từ Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN Bunker gửi cho Tổng Thống Hoa Kỳ. Kèm theo báo cáo hàng tuần lần thứ 37 của tôi
7. Rằng những cuộc tấn công lan rộng có phối hợp sẽ có kết quả thất bại quân sự to lớn đối với địch quân mà bằng chứng cụ thể là trong số lượng tử thương được báo cáo vào sáng Thứ Bảy. Từ 6 giờ chiều ngày 29 tháng 1 lúc bắt đầu thời điểm ngưng bắn dịp Tết, tới nửa đêm, ngày 2 tháng 2, theo số liệu của chúng tôi, 12,704 địch quân bị giết chết, và 3,576, đa phần sẽ trở thành tù bình chiến tranh, bị bắt giam; 1,814 người và 545 toán quân sử dụng vũ khí bị bắt. Đồng Minh có 983 người bị tử thương mà trong đó 318 binh sĩ Hoa Kỳ, 661 binh sĩ VNCH, và 4 quân nhân thuộc Thế Giới Tự Do; số quân đồng minh bị thương là 3,483 người. Số tử thương của địch quân trong vài ngày này được xem là lớn hơn bất cứ tháng nào trước đây trong cuộc chiến. Dựa trên số địch quân bị giết, tôi đã hỏi Tướng Westmonreland về con số phỏng đoán tổng số địch quân bị giết và ông ấy cho biết ông nghĩ là con số này có thể lên tới 36,000.
62. Điện tín từ Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam gửi Bộ Ngoại Giao
Sài Gòn, ngày 8 tháng 2 năm 1968, số 1115Z.
Số 18582. Gửi cho Tổng Thống từ Đại Sứ Bunker. Kèm theo báo cáo hang tuần lần thứ 38 của tôi
Sài Gòn, ngày 8 tháng 2 năm 1968, số 1115Z.
Số 18582. Gửi cho Tổng Thống từ Đại Sứ Bunker. Kèm theo báo cáo hang tuần lần thứ 38 của tôi
B) Số lượng địch quân tham gia trận tấn công được xem là lớn hơn phỏng đoán mà tôi đã báo cáo trong phúc trình lần trước của tôi. Phỏng đoán hiện nay là 52,000 quân địch, cộng với 10,000 du kích, tổng cộng có tới 62,000 quân địch, tham chiến trong các cuộc tấn công khắp nơi.
E) Từ sáng sớm ngày 31 tháng 1 cho tới nửa đêm ngày 7 tháng 2, địch quân đã mất gần 25,000 quân, gần 5,000 quân bị bắt, hơn 5,500 người và gần 900 toán quân sử dụng vũ khí. Về phe ta thì 2,043 binh sĩ tử vong (gồm 703 binh sĩ Hoa Kỳ, 1,303 binh sĩ VNCH, và 37 binh sĩ Thế Giới Tự Do), ít hơn 1/12 tổn thất của địch quân. Tướng Westmoreland cho biết rằng số quân địch bị giết nói trên là chưa kể số địch quân bị chiến đấu cơ và đạn pháo giết chết.
H) Sáng nay, ngày 8 tháng 2, số người tị nạn tại khu vực thành phố Sài Gòn là 93,000 và trên toàn quốc là khoảng 190,000 người. Tới giờ này, có 31 tỉnh trong số 50 tỉnh báo cáo, tổng số người di tản có thể đạt tới từ 250,000 tới 300,000 người. Khoảng 15,000 căn nhà bị phá hủy được báo cáo, chắc chắn sẽ còn gia tăng. Số thường dân bị thiệt mạng qua báo cáo sơ khởi là 800 người chết, 7,500 người bị thương, dù thực tế nhiều hơn.
Ngoài ra, trong tác phẩm "CIA and the Vietnam Policymakers: Three Episodes 1962-1968," nói trên, Harold P. Ford cho biết rằng chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc tấn công Tết Mậu Thân, địch quân đã tấn công vào 39 trong số 44 thành phố của Nam Việt Nam, trong số đó 5 trong 6 thành phố lớn đông dân đã bị tấn công, 71 trong số 242 quận lỵ bị Cộng quân tấn công. Tại Thủ Đô Sài Gòn, 11 tiểu đoàn Việt Cộng địa phương đã tấn công vào dinh tổng thống, Phi Trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, và nhiều địa điểm khác; không ít, họ đã xâm nhập và tràn vào một khoảng thời gian nào đó trong khuôn viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Harold P. Ford cho biết thêm rằng CIA phỏng đoán cho tới tháng 5 năm 1968, Cộng quân có khoảng từ 450,000 tới 600,000 quân tại Miền Nam VN.
Trong tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có tên "Foreign Relations, 1964-1968, Volume VI, Vietnam, January-August 1968," số 32-49, từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2: Trận Tấn Công Tết, ghi chú của ban biên tập số 33, cho thấy rằng có tới 84,000 Cộng quân gồm quân đội Bắc Việt và Việt Cộng tham gia vào các cuộc tấn công Tết Mậu Thân trên toàn Miền Nam.(5)
Theo tài liệu "Vietnam War: Tet Offensive, Cia - Department Of Defense - State Dept Files, South Vietnamese Army History - U.S./South Vietnam Army Photos, nói về trận tấn công Tết Mậu Thân tại Huế cho biết rằng Cộng quân đã chiếm giữ 26 ngày, với khoảng 12,000 lính gồm bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng địa phương. Báo cáo cho biết có từ 2,000 tới 3,000 công chức, cảnh sát của chính quyền VNCH, và những thành phần khác mà Cộng Sản gọi là phản cách mạng đã bị Việt Cộng thảm sát tại Huế trong thời gian đó. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chưa tới 2,500 binh sĩ đã chống cự và đánh bại hơn 10,000 Cộng Quân và đã giải phóng thành Phố Huế.(6)
Tài liệu này cũng nói rằng cuộc tấn công Tết Mậu Thân về mặt chiến thuật đã đánh bại các lực lượng Việt Cộng và Bắc Việt. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân cũng được mọi người xem như là khúc quanh trong chiến tranh Việt Nam dù tổn thất của Cộng Sản rất lớn lên tới 32,000 quân bị giết và khoảng 5,800 lính bị bắt.
Một trong những hệ quả của trận tấn công Tết Mậu Thân, theo tài liệu này, là chính phủ Johnson nhận ra rằng muốn chiến thắng cuộc chiến VN thì Hoa Kỳ phải tăng quân số -- quân số lính Mỹ tại VN lúc đó đã lên tới 525,000 -- và chi phí nhiều hơn là những gì người dân Mỹ muốn. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1968, Johnson tuyên bố không tái tranh cử nhiệm kỳ kế tiếp, công bố ngưng ném bom Bắc Việt, và thúc giục Hà Nội đồng ý hòa đàm.
Vào đầu tháng 1 năm 1969, hòa đàm Paris bắt đầu diễn ra với sự tham dự của đại diện 4 bên, gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Sản Bắc Việt, và Mặt Trận Giải Phóng. Tháng 6 năm 1969, Hà Nội lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (PRG).
E) Từ sáng sớm ngày 31 tháng 1 cho tới nửa đêm ngày 7 tháng 2, địch quân đã mất gần 25,000 quân, gần 5,000 quân bị bắt, hơn 5,500 người và gần 900 toán quân sử dụng vũ khí. Về phe ta thì 2,043 binh sĩ tử vong (gồm 703 binh sĩ Hoa Kỳ, 1,303 binh sĩ VNCH, và 37 binh sĩ Thế Giới Tự Do), ít hơn 1/12 tổn thất của địch quân. Tướng Westmoreland cho biết rằng số quân địch bị giết nói trên là chưa kể số địch quân bị chiến đấu cơ và đạn pháo giết chết.
H) Sáng nay, ngày 8 tháng 2, số người tị nạn tại khu vực thành phố Sài Gòn là 93,000 và trên toàn quốc là khoảng 190,000 người. Tới giờ này, có 31 tỉnh trong số 50 tỉnh báo cáo, tổng số người di tản có thể đạt tới từ 250,000 tới 300,000 người. Khoảng 15,000 căn nhà bị phá hủy được báo cáo, chắc chắn sẽ còn gia tăng. Số thường dân bị thiệt mạng qua báo cáo sơ khởi là 800 người chết, 7,500 người bị thương, dù thực tế nhiều hơn.
Ngoài ra, trong tác phẩm "CIA and the Vietnam Policymakers: Three Episodes 1962-1968," nói trên, Harold P. Ford cho biết rằng chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc tấn công Tết Mậu Thân, địch quân đã tấn công vào 39 trong số 44 thành phố của Nam Việt Nam, trong số đó 5 trong 6 thành phố lớn đông dân đã bị tấn công, 71 trong số 242 quận lỵ bị Cộng quân tấn công. Tại Thủ Đô Sài Gòn, 11 tiểu đoàn Việt Cộng địa phương đã tấn công vào dinh tổng thống, Phi Trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, và nhiều địa điểm khác; không ít, họ đã xâm nhập và tràn vào một khoảng thời gian nào đó trong khuôn viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Harold P. Ford cho biết thêm rằng CIA phỏng đoán cho tới tháng 5 năm 1968, Cộng quân có khoảng từ 450,000 tới 600,000 quân tại Miền Nam VN.
Trong tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có tên "Foreign Relations, 1964-1968, Volume VI, Vietnam, January-August 1968," số 32-49, từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2: Trận Tấn Công Tết, ghi chú của ban biên tập số 33, cho thấy rằng có tới 84,000 Cộng quân gồm quân đội Bắc Việt và Việt Cộng tham gia vào các cuộc tấn công Tết Mậu Thân trên toàn Miền Nam.(5)
Theo tài liệu "Vietnam War: Tet Offensive, Cia - Department Of Defense - State Dept Files, South Vietnamese Army History - U.S./South Vietnam Army Photos, nói về trận tấn công Tết Mậu Thân tại Huế cho biết rằng Cộng quân đã chiếm giữ 26 ngày, với khoảng 12,000 lính gồm bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng địa phương. Báo cáo cho biết có từ 2,000 tới 3,000 công chức, cảnh sát của chính quyền VNCH, và những thành phần khác mà Cộng Sản gọi là phản cách mạng đã bị Việt Cộng thảm sát tại Huế trong thời gian đó. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chưa tới 2,500 binh sĩ đã chống cự và đánh bại hơn 10,000 Cộng Quân và đã giải phóng thành Phố Huế.(6)
Tài liệu này cũng nói rằng cuộc tấn công Tết Mậu Thân về mặt chiến thuật đã đánh bại các lực lượng Việt Cộng và Bắc Việt. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân cũng được mọi người xem như là khúc quanh trong chiến tranh Việt Nam dù tổn thất của Cộng Sản rất lớn lên tới 32,000 quân bị giết và khoảng 5,800 lính bị bắt.
Một trong những hệ quả của trận tấn công Tết Mậu Thân, theo tài liệu này, là chính phủ Johnson nhận ra rằng muốn chiến thắng cuộc chiến VN thì Hoa Kỳ phải tăng quân số -- quân số lính Mỹ tại VN lúc đó đã lên tới 525,000 -- và chi phí nhiều hơn là những gì người dân Mỹ muốn. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1968, Johnson tuyên bố không tái tranh cử nhiệm kỳ kế tiếp, công bố ngưng ném bom Bắc Việt, và thúc giục Hà Nội đồng ý hòa đàm.
Vào đầu tháng 1 năm 1969, hòa đàm Paris bắt đầu diễn ra với sự tham dự của đại diện 4 bên, gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Sản Bắc Việt, và Mặt Trận Giải Phóng. Tháng 6 năm 1969, Hà Nội lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (PRG).
Cầu Tràng Tiền tại Thành Phố Huế bị gãy đổ trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân.( www.tripadvisor.com )
Kết Luận
Năm mươi năm trôi qua, sự thật về cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 đã được phơi bày ra ánh sáng bởi rất nhiều tài liệu giá trị, đúng đắn và đáng tin cậy, gồm hồ sơ mật của CIA, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Nhưng, chính quyền CSVN cho đến nay vẫn không dám công khai thừa nhận thất bại và sai lầm của họ trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân, mà trong đó họ đã lợi dụng ngày Tết cổ truyền thiêng liêng nhất của dân tộc để mở các cuộc tấn công và giết hại thường dân vô tội, như trường hợp thảm sát hàng ngàn sinh mạng tại Huế.
Tại sao? Một chế độ không dám nhìn nhận sự thật như thế, dù đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận, thì có phải là một chế độ đáng để người dân tin cậy chăng?
Xin cầu nguyện cho tất cả những nạn nhân của biến cố Tết Mậu Thân được siêu thoát.
Huỳnh Kim Quang
Chú Thích:
(1) https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0000097712.pdf
(2) https://www.cia.gov/library/center-for-the-study-of-intelligence/csi-publications/books-and-monographs/cia-and-the-vietnam-policymakers-three-episodes-1962-1968/epis3.html
(3) https://www.cia.gov/library/center-for-the-study-of-intelligence/csi-publications/books-and-monographs/cia-and-the-vietnam-policymakers-three-episodes-1962-1968/index.html
(4) https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1964-68v06
(5) https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1964-68v06/d33
(6) http://www.paperlessarchives.com/vw_tet_offensive.html
(1) https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0000097712.pdf
(2) https://www.cia.gov/library/center-for-the-study-of-intelligence/csi-publications/books-and-monographs/cia-and-the-vietnam-policymakers-three-episodes-1962-1968/epis3.html
(3) https://www.cia.gov/library/center-for-the-study-of-intelligence/csi-publications/books-and-monographs/cia-and-the-vietnam-policymakers-three-episodes-1962-1968/index.html
(4) https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1964-68v06
(5) https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1964-68v06/d33
(6) http://www.paperlessarchives.com/vw_tet_offensive.html