Intro... NS. Phạm Anh Dũng.
Phạm Anh Dũng sinh năm 1949, là bác sĩ chuyên khoa gia đình tại Santa Maria, California. Anh có lẽ là người y sĩ sáng tác nhạc được nhiều người biết đến nhất, không những vì nhạc hay, sáng tác nhiều mà còn vì những hoạt động văn nghệ rất sinh động trên Internet.
Phạm Anh Dũng bắt đầu sáng tác nhạc từ lúc còn rất trẻ, năm 1965. Anh sở trường về Guitar và đây cũng là nhạc cụ anh đã dùng để sáng tác. Anh đã viết được hơn 350 ca khúc , khoảng 50 bài viết cả nhạc lẫn lời, 300 bài kia là thơ phổ nhạc.
1- Tình Khúc Hồi Hương (Phạm Anh Dũng tự hát)
2- Đưa Người Về Phương Đông
3- Tình Bỗng Khói Sương (thơ Phạm Ngọc)
4- Quên (thơ Vương Ngọc Long)
5- Nắng Mùa (thơ Phạm Ngọc)
6- Dạ Quỳnh Hương
7- Với Quỳnh (thơ Phạm Ngọc)
8- Nghiêng
9- Mùa Xuân Thung Lũng Hoa Vàng (chung với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm)
10- Nhạc Phổ 9 Bài Thơ Lưu Vong (Tiếng Hát Xuân Thanh 1 )
11- Tình Là Hư Không (Tiếng Hát Xuân Thanh 2)
12- Đường Về (Tiếng Hát Xuân Thanh 3)
13- Khúc Tình Ca Của Biển (thơ Sóng Việt Đàm Giang)
14- Dòng Sông Đứng Lại (chung với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm)
2- Đưa Người Về Phương Đông
3- Tình Bỗng Khói Sương (thơ Phạm Ngọc)
4- Quên (thơ Vương Ngọc Long)
5- Nắng Mùa (thơ Phạm Ngọc)
6- Dạ Quỳnh Hương
7- Với Quỳnh (thơ Phạm Ngọc)
8- Nghiêng
9- Mùa Xuân Thung Lũng Hoa Vàng (chung với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm)
10- Nhạc Phổ 9 Bài Thơ Lưu Vong (Tiếng Hát Xuân Thanh 1 )
11- Tình Là Hư Không (Tiếng Hát Xuân Thanh 2)
12- Đường Về (Tiếng Hát Xuân Thanh 3)
13- Khúc Tình Ca Của Biển (thơ Sóng Việt Đàm Giang)
14- Dòng Sông Đứng Lại (chung với nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm)
Một CD đã thu xong nhưng chưa có phát hành là Quỳnh Ca đặc biệt gồm 12 bài nhạc viết về Hoa Quỳnh. Những CD trên thường rất nhiều thơ phổ nhạc nhưng CD đang thực hiện là Mẹ Và Em, khoảng 15 bài, đáng nói vì tất cả do chính Phạm Anh Dũng viết cả lời lẫn nhạc.
Ngoài những CD thuần túy chỉ có nhạc Phạm Anh Dũng ra còn có nhiều bài nhạc đơn lẻ được thu thanh trong nhiều CD khác nhau. Phổ thông nhất là “Đêm Đông, Trần Thái Hòa,” “Nửa Hồn Thương Đau, Y Phương,” “ Yêu Em Và Yêu Em, Vương Đức Hậu,” “Tháng Bảy Chưa Mưa, Tuấn Ngọc,” “Tình Là Hư Không, Julia Thủy Volume 1…”
Bài nhạc được thính giả ưa chuộng nhất là bài “Dạ Quỳnh Hương” do anh phổ thơ của Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, một thi sĩ, họa sĩ và cũng là một y sĩ, một nhạc sĩ. Bài nhạc này đã có một con số kỷ lục về người nghe và khen ngợi. Bài này cũng có một con số kỷ lục về số ca sĩ đã thâu CD nhạc Phạm Anh Dũng. Trần Thái Hòa đã thâu âm bài này trong CD “Đêm Đông” của Trung Tâm Thúy Nga, và trên website của Trần Thái Hòa, anh đã bộc lộ rằng bài này là một trong hai bài anh thích nhất từ trước đến nay. “Dạ Quỳnh Hương” cũng đã lôi cuốn được 5-6 ca sĩ khác thâu âm, từ Mỹ Châu, đến Âu Châu và Á Châu.
Bài nhạc “Gọi Mùa Thu Mơ,” lời và nhạc Phạm Anh Dũng do Duy Trác hát đã một thời được phát đi phát lại mãi trên các đài phát thanh Việt Nam ở Houston, Texas và Little Sài Gòn, Nam California.
Bài nhạc “Tình Là Hư Không,” lời và nhạc của Phạm Anh Dũng cũng là một trong những Top Hits của anh.
Phạm Anh Dũng tỏ ra có rất nhiều khả năng trong sáng tác. Những tác phẩm đầu tiên của anh nghe như nhạc tiền chiến, sau này lại thấy anh viết nhạc Blues. Bản nhạc “Nghiêng” (thơ Thơ Thơ) nghe rất nghiêng và rất Blues (lời một thính giả trên internet). Một lần khác anh lại cho trình làng một lọat nhạc …Huế ! Những bài như “ Huế Buồn Chi “ (thơ Hoàng Xuân Sơn) “ Bài Thơ Tôn Nữ “ (thơ Phạm Ngọc) “ Huế Tình Xanh Muôn Thuở “ (thơ Vương Ngọc Long)… được rất nhiều thính giả tán thưởng! Một điều làm nhiều người ngạc nhiên nữa là anh còn viết được nhạc có âm hưởng Quan Họ Bắc Ninh ! Đó là bản nhạc “Quên” (thơ Vương Ngọc Long).
Phạm Anh Dũng bận rộn về đời sống hằng ngày của một y sĩ, lại nhiệt tình với những hoạt động văn nghệ trong cộng đồng, vậy mà anh vẫn hăng say sáng tác, vì theo anh, sáng tác là tình cảm được viết thành nhạc và gửi gấm đến tri âm.
Theo http://www.svqy.org
---------------------------------------------------------------------------------
Nghe CD Quên (Việt Hải)
Wednesday, Jul 2014.
---------------------------------------------------------------------------------
Nghe CD Quên (Việt Hải)
Wednesday, Jul 2014.
NGHE CD QUÊN
“Ta mang cho em một đóa quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng
Đêm này đêm
Buồn bã với những môi hôn
Trong vườn trăng
Vừa khép những đóa mong manh…”
(Quỳnh Hương, TCS)
Buồn bã với những môi hôn
Trong vườn trăng
Vừa khép những đóa mong manh…”
(Quỳnh Hương, TCS)
Tôi rất thích loài hoa kiêu sa mang tên nhẹ nhàng dễ thương là “Hoa Quỳnh” hay “Quỳnh Hoa”, hoa vốn khép nép, e ấp và kín đáo chỉ khoe sắc thắm trong trời đêm. Trong cái kiêu sa kín đáo đó thi sĩ Vương Ngọc Long sáng tác nhiều thơ về Quỳnh Hoa và được nhạc sĩ Phạm Anh Dũng xuất sắc phổ thành nhạc trong CD mang tên “Quên” và bài viết được xướng ngôn viên Quỳnh Lưu đọc trong mục Thi ca âm nhạc do cô phụ trách trên đài TNT, nghe qua link:
http://www.trinhnu.net/radio/?6
http://www.trinhnu.net/radio/?6
oo0oo
Cali đang vào mưa. Mùa mưa nặng trĩu hạt năm nay khác với những năm trước. Tôi nghe tiếng mưa rơi thì thầm, rơi rỉ rả ở ngoài sân. Bên trong tiếng nhạc vang lên nhạc phẩm “Quên” thật buồn vời vợi:
“…Gót hồng quên mất con đường
Để cỏ hoa cũng rộn ràng nhớ mong
Gặp người ngại bước song song
Đường xa xa lắc, chùng lòng chẳng yên
Nhớ ai, cái nhớ mỏi mòn
Lương duyên ai định: mất, còn, rủi, hên…”
Để cỏ hoa cũng rộn ràng nhớ mong
Gặp người ngại bước song song
Đường xa xa lắc, chùng lòng chẳng yên
Nhớ ai, cái nhớ mỏi mòn
Lương duyên ai định: mất, còn, rủi, hên…”
Đó là bài thơ “Quên” của thi sĩ Vương Ngọc Long (VNL) được nhạc sĩ Phạm Anh Dũng (PAD) xuất sắc phổ thành nhạc. Đây là một CD nhạc mới bóc vỏ trên tay tôi với 12 bài tình ca PAD phổ toàn tình thơ VNL. Nhạc vẫn tiếp tục dâng lên trong căn phòng đọc sách nhỏ ấm cúng của tôi. Tôi biết VNL rất tình cờ. Nếu thập niên 70’s thi ca Việt Nam vồn vã đón nhận Nguyễn Tất Nhiên với những tình thơ có giá trị vượt thời gian, đã đựơc nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc. Ngày nay, trong ý nghĩ riêng tôi vườn hoa thi ca âm nhạc một lần nữa tiếp nhận thêm Vương Ngọc Long đang miệt mài dâng cho đời những áng tình thơ bất diệt. Anh đang thi vị hóa cơn mưa ngoài kia trong bài “Quỳnh Hoa” như sau:
“Trăng nằm vỗ giấc đăm chiêu
Đêm và tôi đã chia đều suy tư
Ngậm ngùi … đi ở … phù du
Những vì sao lẻ rơi từ thinh không
Mưa đêm lất phất phập phồng
Phút giây bỗng bạc má hồng đời hoa…”
Đêm và tôi đã chia đều suy tư
Ngậm ngùi … đi ở … phù du
Những vì sao lẻ rơi từ thinh không
Mưa đêm lất phất phập phồng
Phút giây bỗng bạc má hồng đời hoa…”
Rồi mưa lại tiếp tục rơi bên ngoài, mưa rơi trong thơ VNL qua bài “Mùa xuân nào có nhau?”, mưa rơi như báo hiệu mùa mưa chợt đến như ngày hôm nay, khi cành mai trước ngõ nhà tôi vẫn tươi thắm hé nụ, nhưng người ta sẽ tự hỏi lộc xuân bao giờ đem tình yêu lại để đôi tình nhân có nhau:
“Mưa buông mình bất chợt
Trên góc phố hoang tàn
Giữa đêm dài đợi gió
Tình yêu như sao băng
…
Trên góc phố hoang tàn
Giữa đêm dài đợi gió
Tình yêu như sao băng
…
Cành mai vàng hé nụ
Lộc xanh biếc ban đầu
Niềm tin yêu chợt sáng
Mùa xuân nào có nhau?”
Lộc xanh biếc ban đầu
Niềm tin yêu chợt sáng
Mùa xuân nào có nhau?”
Trong nỗi nhớ mơ màng về mộng tình đầu dấu ái, VNL lại bồi hồi âu yếm ru người yêu qua bài “Ngủ đi em”:
“Khi em ngủ màn đêm hờ khép kín
Hạt sương nằm vương vấn đọng bờ mi
Đêm thảng thốt muôn vì sao bật sáng
Lá rung cành thở nhẹ tiếng thì thầm
Em ơi, ngủ đi em
Anh ru em ngọt ngào ca dao
Ngủ đi em say giấc nồng
Ngủ đi em, em yêu, ngủ đi em…”
Hạt sương nằm vương vấn đọng bờ mi
Đêm thảng thốt muôn vì sao bật sáng
Lá rung cành thở nhẹ tiếng thì thầm
Em ơi, ngủ đi em
Anh ru em ngọt ngào ca dao
Ngủ đi em say giấc nồng
Ngủ đi em, em yêu, ngủ đi em…”
Kế tiếp là bài “Quỳnh Mơ” theo thể điệu valse nhịp nhàng và du dương, lời thơ thấm đượm trữ tình :
“Lãng đãng quỳnh hoa gió quyện hương
Đêm vàng luân vũ điệu du dương
Sông xanh lấp lánh đêm ngà ngọc
Trổi khúc ân tình quyến luyến thương
Thi sĩ ngừơi ơi đứng ngẩn ngơ
Nhìn em kiều diễm đóa quỳnh mơ
Ôm vầng trăng mộng người xưa cũ
Trút bỏ linh hồn đắm tuổi thơ…”
Đêm vàng luân vũ điệu du dương
Sông xanh lấp lánh đêm ngà ngọc
Trổi khúc ân tình quyến luyến thương
Thi sĩ ngừơi ơi đứng ngẩn ngơ
Nhìn em kiều diễm đóa quỳnh mơ
Ôm vầng trăng mộng người xưa cũ
Trút bỏ linh hồn đắm tuổi thơ…”
Hoa Quỳnh vốn là hoa quý. Riêng với tôi, Quỳnh tựơng trưng cho sự tinh khiết và kín đáo vì Quỳnh chỉ nở về đêm. Trong cái tâm tình đó chúng ta hãy lắng nghe nhạc phẩm kế là “Quỳnh Thi” đựơc PAD phổ theo âm điệu tango thánh thót bước chân :
“Vườn trăng nở rộ
Trắng muốt đóa Quỳnh Thi
Màn đêm chia cách
Nức nở bờ lưu ly
Em đóa Quỳnh Thi
Sương thấm ướt hàng mi
Lung linh diệu ảo
Lệ đẫm sầu chia ly…”
Trắng muốt đóa Quỳnh Thi
Màn đêm chia cách
Nức nở bờ lưu ly
Em đóa Quỳnh Thi
Sương thấm ướt hàng mi
Lung linh diệu ảo
Lệ đẫm sầu chia ly…”
Người thi sĩ chạnh lòng hướng nhìn về cố quốc trong nỗi ngậm ngùi, thổn thức tình hoài hương và cô đơn trong nỗi nhớ u hoài:
“… Căn nhà ta tạm trú
Quạnh quẽ vầng trăng thơ
Ngậm ngùi đêm tĩnh mặc
Sông núi sầu bơ vơ
Quạnh quẽ vầng trăng thơ
Ngậm ngùi đêm tĩnh mặc
Sông núi sầu bơ vơ
Lời ru trong tiềm thức
Xa xăm mấy dặm ngàn
Dưới hiên nhà dĩ vãng
Lắt lay cánh mai vàng
Xa xăm mấy dặm ngàn
Dưới hiên nhà dĩ vãng
Lắt lay cánh mai vàng
Mùa xuân vừa chợt thức
Nhập cuộc đời tha hương
Ta lê chân hành khất
Xin ngừơi chút quê hương.”
Nhập cuộc đời tha hương
Ta lê chân hành khất
Xin ngừơi chút quê hương.”
Đó là bài “Xin người chút quê hương”. Giọng người ca sĩ đã ray rứt, bùi ngùi vang lên khúc hát ly hương cho hằng triệu ngừơi Việt hiện sống xa xứ. Trong bóng đêm người thi sĩ nghĩ về hoài niệm, mơ về dĩ vãng xa xưa. Rồi bao kỷ niệm xa xưa đó lại ẩn hiện bên đóa quỳnh hương phô trương vẽ đẹp sắc thắm kiêu sa trong bóng đêm:
“… Mùa thu ấy đôi mắt buồn man mác
Ngong ngóng chờ hoài niệm hóa rêu xanh
Ta lục lọi trong ngôi vừơn chữ nghĩa
Chồi cây khô bỗng chuyển nhựa rung cành
…
Em còn đó xõa lòng đêm tóc rối
Tôi đứng đây bụi lốc mịt mù xa
Nghìn mắt lá đang nhìn tôi aí ngại
Đêm nguyệt quỳnh hóa nở kiếp phù hoa…”
Ngong ngóng chờ hoài niệm hóa rêu xanh
Ta lục lọi trong ngôi vừơn chữ nghĩa
Chồi cây khô bỗng chuyển nhựa rung cành
…
Em còn đó xõa lòng đêm tóc rối
Tôi đứng đây bụi lốc mịt mù xa
Nghìn mắt lá đang nhìn tôi aí ngại
Đêm nguyệt quỳnh hóa nở kiếp phù hoa…”
CD “Quên” gồm 12 khúc ca trữ tình đựơc ghi nhận theo thứ tự là: Xuân Mơ, Quỳnh Hoa, Quên, Ngủ Đi Em, Quỳnh Mơ, Quỳnh Giao, Quỳnh Thi, Xin Ngừơi Chút Quê Hương, Cho Ban Sơ Và Nắng Gió Tình Cờ, Mùa Xuân Nào Có Nhau, Sầu Khúc Xuân, Đêm Nguyệt Quỳnh. Hình bìa CD rất trang nhã đựơc vẽ bởi họa sĩ Đinh Cường và graphic layout đươc trình bày khéo léo bởi Mai Tâm. Tựa đề “Quên” màu vàng óng ả xa nhau, đựơc đan gần đôi tay của người thiếu nữ trong tà áo dài màu tím u buồn, phong bìa màu xanh lơ đầy hy vọng, màu xanh của tình yêu nhung nhớ. CD đựơc phát hành bởi Trung Tâm PAD Music.
Tóm lại, xuyên qua 12 tình ca Phạm Anh Dũng phổ thơ Vương Ngọc Long này, lời thơ VNL đôi lúc mang nét nhung nhớ, thẫn thờ, đôi lúc vui tươi và nhẹ nhàng. VNL quả là người thi sĩ đa cảm của hồn thơ lãng mạn. Tuy nhiên, hồn thơ trữ tình, lãng mạn đó đã được nhạc sĩ PAD khéo léo phổ thành những khúc tình ca tuyệt vời. Nhạc PAD vốn theo khuynh hướng loại nhạc tiền chiến và mang âm hưởng Đoàn Chuẩn – Từ Linh, nhẹ nhàng nhưng du dương và lột trọn ý nghĩa lời thơ. Sự thành công khi diễn tả của nhạc PAD là nhạc rất dễ dàng nhập tâm tư người thưởng ngoạn, vì ông rất tỉ mỉ, dè dặt với từng nốt nhạc, đắn đo từng lời thơ sao cho thơ – nhạc hài hòa, ăn khớp với nhau.
Nghe CD “Quên” với nỗi cảm xúc nhớ nhung nhẹ nhàng vì sự thành công khi công trình hỗn hợp của thơ trữ tình từ VNL, sự khéo léo do cấu trúc nhạc PAD và sự phối hợp, hòa âm của thiên tài Quốc Dũng, tôi xin trân trọng giới thiệu đến giới mộ điệu yêu thích nhạc tiền chiến CD “Quên”.
Việt Hải Los Angeles
22-09-2007
-----------------------------------------------------------------------------------
Nhạc Sĩ Phạm Anh Dũng:
http://vuonghaida.net/index.php…
22-09-2007
-----------------------------------------------------------------------------------
Nhạc Sĩ Phạm Anh Dũng:
http://vuonghaida.net/index.php…
http://saigonocean3.com/nghenhacPhamAnhDung/PAD-2.htm
-------------------------------------------------------------------------------------
Phạm Anh Dũng: Tình Khúc Hồi Hương
-------------------------------------------------------------------------------------
Phạm Anh Dũng: Tình Khúc Hồi Hương
"Này người yêu dấu
Anh muốn đưa em về dòng sông xưa làng cũ.
Tìm trời mây cao.
Nơi có trăng sao có lá xôn xao tình ái.
Tìm hàng cây xanh, lá thắm năm nào ...
Anh muốn đưa em về dòng sông xưa làng cũ.
Tìm trời mây cao.
Nơi có trăng sao có lá xôn xao tình ái.
Tìm hàng cây xanh, lá thắm năm nào ...
Này người yêu hỡi
Anh hứa đưa em về lại thăm ngôi trường cũ
Tìm lại sân chơi.
Nơi có em thơ vang tiếng chơi vơi chiều vắng
Tìm hàng cây xanh.
Lá thắm ngàn năm..."
Anh hứa đưa em về lại thăm ngôi trường cũ
Tìm lại sân chơi.
Nơi có em thơ vang tiếng chơi vơi chiều vắng
Tìm hàng cây xanh.
Lá thắm ngàn năm..."
Đó là bài "Tình Khúc Hồi Hương", điệu nhạc chậm buồn nói lên sự nhớ nhung quê xưa làng củ. Niềm xao xuyến khi hướng về bên kia bờ biển Thái Bình dù là bứt rứt nội tâm đối với những người như chúng ta khi ly hương thì tình hoài hương bao la lắm, nhớ mong lắm, vốn dĩ được che đậy kín đáo, ấp ủ trong lòng dào dạt tình quê. Tôi vốn mến nhạc Phạm Anh Dũng (PAD) vì anh chỉ làm những bản nhạc mà lời nhẹ nhàng, du dương, dịu dàng, dù là nhạc tình ca hay nhạc nói về quê hương hay tình người. Xin nghe thử bạn nhé:
Tình Khúc Hồi Hương
Bài hát trên đây cũng là tựa đề của tập nhạc mà anh biếu tôi tháng 7, năm 2002, mãi đến hôm nay tôi mới có dịp viết về anh vì nhân tuần rồi tôi có viết một bài văn về Hà Nội, nhắc nhỡ một số thân hữu quen biết, tôi chạnh lòng nhớ về những khúc ca muôn thuở như "Giấc Mơ Hồi Hương" của nhạc sĩ Vũ Thành, "Hướng Về Hà Nội" của Hoàng Dương và tôi đã không quên với Phạm Anh Dũng phải là "Tình Khúc Hồi Hương", một ca khúc nhiều tình tự quê hương.
Cách đây vài hôm, tôi gọi thăm anh để làm một cuộc phỏng vấn sơ lược cho bài viết của tôi. Sau đây là những dòng tâm tình của nhạc sĩ PAD và Việt Hải (VH):
Việt Hải (VH): Xin anh cho biết nguyên nhân hay động cơ nào đưa anh vào lãnh vực âm nhạc trong khi ngành học anh chọn hay làm việc lại là y khoa?
Phạm Anh Dũng (PAD): Lý do chính là tôi thích âm nhạc từ thuở nhỏ và đến nay vẫn thích.
VH: Bản nhạc đầu tiên là gì? và bản sau cùng gần đây nhất?
PAD: Bản đầu tiên Nắng Xuân Xưa, Lệ Thu hát trong CD Đưa Người Về Phương Đông.
VH: Anh có tổng cộng bao nhiêu nhạc phẩm tất cả?
PAD: Hơn 250 bài tình ca.
VH: Tôi thấy anh thường phổ thơ của nhiều thi sĩ, như vậy giữa nhạc phổ thơ hay nhạc có lời do anh sáng tác, khuynh huong nào anh thích hơn? Và tại sao?
PAD: Viết cả lời cho nhạc hay phổ nhạc vào thơ người khác mỗi cách có cái thích khác nhau.
VH: Khi làm nhạc hay sáng tác nhạc anh thấy điều gì khó khăn nhất?( Ví dụ chọn đề tài, chọn điệu nhạc mình thích, hay vì chìu ý thị trường âm nhạc,...?)
PAD: Có lẽ điều khó khăn nhất là viết nhạc lúc không muốn... viết nhạc.
VH: Vâng, tôi hiểu ý anh, khi mình không cảm nhận được nguồn hứng khởi sáng tác. Như vậy tính đến nay anh ra được cho mình bao nhiêu CD hay tape nhạc tất cả?
PAD: Tôi có 5 CD, gồm Tình Khúc Hồi Hương, Đưa Người Về Phương Đông, Tình Bỗng Khói Sương, Quên và Nắng Mùa.
VH: Nếu có người cho nhận xét anh là người có khuynh hướng theo loại nhạc tiền chiến rất tình tự, rất nồng nàn thì anh nghĩ sao? Đó có phải khuynh huong anh chọn không? Giữa nhạc tình ca và nhạc quê huong thì chủ đề nào anh chuộng hơn?
PAD: Tôi nghĩ có lẽ họ nhận xét đúng khi cho tôi là người có khuynh hướng viết nhạc tiền chiến và đó là con đường tôi chọn lựa cho mình. Tuy không có ý "chuộng" nhưng tôi viết nhiều tình ca lứa đôi hơn tình ca quê hương.
VH: Xin anh cho biết những sinh hoạt sáng tác nhạc gần đây của anh?
PAD: Tôi vẫn hay sáng tác nhạc khi có cảm hưng, và đến bây giờ cũng vẫn vậy.
VH: Ngoài ra, anh có dự tính cho ra những projects mới không? Nếu có thì bao giờ người thưởng ngoạn được nghe?
PAD: Dự định trong tương lai là được may mắn ra thêm vài CD nữa.
VH: Tiện đây VH xin phép anh là VH sẽ viết đôi nét về nhạc Phạm Anh Dũng. Cám ơn anh cho buổi phỏng vấn ngắn này.
PAD: Cám ơn anh Việt Hải.
--------------------------------------------------------------------------------------
Ref. link: http://trinhnu.net/van/30821
--------------------------------------------------------------------------------------
Ref. link: http://trinhnu.net/van/30821
Kẻ Miệt Mài Đuổi Theo Giai Điệu: Phạm Anh Dũng,
30 Tháng Giêng 201312:00, Du Tử Lê
30 Tháng Giêng 201312:00, Du Tử Lê
Tôi không biết Phạm Anh Dũng sáng tác ca khúc từ bao giờ, lúc nào? Nhưng, theo ghi nhận của riêng tôi thì, cùng với sự định hình và, lớn mạnh của tập thể Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, ở lãnh vực nghệ thuật, những ca khúc của họ Phạm là một đóng góp phóng phú, liên lủy, có dễ cũng nhiều chục năm qua.
Tôi muốn gọi ông là một trong những nhạc sĩ miệt mài trên lộ trình đuổi bắt giai điệu. Phải chăng vì thế mà tính đến hôm nay, họ Phạm đã có trên dưới 300 ca khúc ở tất cả mọi thể loại. Từ những cảm xúc chới với, bập bềnh khi bị bứng khỏi cội gốc đất nước do biến cố tháng 4-1975, Phạm Anh Dũng đã có loạt sáng tác về tâm cảnh tỵ nạn, những năm tháng đầu tiên ở quê người - - Tới những day dứt hoài niệm về một quê hương bên kia biển…
Với thời gian, Phạm Anh Dũng quay trở lại với đề tài tình yêu, một thể tài muôn thuở của nhân loại. Tôi cho là một thiếu sót đáng kể, nếu không ghi nhận rằng, ông cũng là một trong những nhạc sĩ không ngừng tìm đến với thi ca. Như thể, thi ca với âm nhạc của Phạm Anh Dũng là một hôn phối rực rỡ, đằm thắm nhất mà, một hôn phối tốt đẹp có thể có được.
Theo trang nhà của nhạc sĩ Trần Quang Hải thì nhạc sĩ Phạm Anh Dũng đã phổ nhạc thơ của rất nhiều nhà thơ. Điển hình như thơ Đinh Tuấn, Phạm Thế Trường, Nguyên Sa, Đinh Hùng, Phạm Ngọc, Vương Ngọc Long, Trần Ngọc, Hoàng Xuân Sơn, Trường Đinh, Y Dịch, Bích Huyền, Đình Nguyên, Cung Vũ, Trần Mộng Tú, Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm, BH, Thơ Thơ, Hồng Khắc Kim Mai v.v…
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn của nhà báo Việt Hải, Phạm Anh Dũng cho biết, lý do ông tìm đến với âm nhạc, đơn giản chỉ vì ông thích âm nhạc từ thuở nhỏ “…và đến nay vẫn còn thích,” mặc dù nghề nghiệp chuyên môn của ông thuộc lãnh vực y khoa.
Năm 1991, khi cho in tập nhạc “Tình Khúc Hồi Hương” gồm 12 tình khúc - - Trong số đó có 6 bài phổ từ thơ của các nhà thơ trong gia đình y khoa như Đinh Tuấn, Phạm Thế Trường… Ở phần lời Tựa, cố nhạc sĩ Phạm Duy viết:
“Đã lâu lắm rồi, tình khúc Việt Nam không còn lãng mạn như thời tiền chiến, nghĩa là từ khi tân nhạc vừa mới khai sinh, khi cuộc đời còn quá nhiều thi vị để vừa thấy ‘Bóng ai qua thềm’ (Văn Chung) thì tâm hồn anh vội vàng đi ‘Tìm em’ (Dương Thiệu Tước)…
“12 tình khúc của Phạm Anh Dũng, phần nhiều là thơ phổ nhạc, ra đời vào thập niên 1990 này, cho tôi cảm tưởng có sự quay về với nhạc tình cảm lãng mạn quý báu sau đúng nửa thế kỷ lạc loài…
“Nhạc điệu của những tình khúc trở về nguồn ân ái xưa này cũng đi theo với thơ, nghĩa là cũng giản dị , không cầu kỳ nhưng nhạy cảm…”
Tôi thấy, điều cần nói thêm ở trường hợp Phạm Anh Dũng là, dù cho một bài thơ đã được soạn thành ca khúc bởi một nhạc sĩ nào đó; nhưng khi cuồng lưu cảm xúc trong ông dâng lên tới một độ cao nào đó thì, ông vẫn nhập vào bài thơ. Để tự đó, ông cho bài thơ một chiếc áo, một nhan sắc khác. Chiếc áo, nhan sắc mới ấy, mang tên Phạm Anh Dũng.
Sau tuyển tập nhạc “Tình Khúc Hồi Hương,” những người yêu nhạc Phạm Anh Dũng lại ghi nhận thêm rằng, lần lượt trên dưới 10 đĩa nhạc của họ Phạm, cũng đã được ông gửi tới giới thưởng ngoạn… Mà, những CD được nhiều người yêu thích nhất, có thể kể như “Đưa người về Phương đông, ” “Tình bỗng khói sương,” “Đường về,” “Dạ Quỳnh Hương” v.v…
Khi đề cập tới CD “Đường về” của Phạm Anh Dũng với tiếng hát Xuân Thanh (XT) trong một bài viết hiện có trên Wikipedia (bản Việt ngữ) tác giả Lê Hoàng Thanh viết:
“…Nhạc phẩm kế tiếp “Chia Tay” tự nó đã nói lên nỗi ưu tư của tác giả và người ca sĩ. Phải chăng XT muốn mượn bản nhạc này để diễn tả tâm trạng khi rời quê mẹ, ra đi mà chưa biết rồi sẽ như thế nào … hay cũng có thể muốn nhắc lại mối tình (nào đó) tuy rất gần gũi nhưng đã vội cao bay? Chỉ có tác giả bài thơ (và có thể người ca sĩ) mới hiểu rõ nỗi lòng của mình. Tuy nhiên qua những lời thơ rất nồng nàn trữ tình sau đây đủ cho chúng ta thấy một hình ảnh đau buồn, bùi ngùi cũng như đong đầy nhung nhớ lúc chia tay, nỗi nhớ ngây ngất hương thơm của người yêu:
“Chia tay một giọt lệ thầm
“Một bình minh vỡ một trăm năm về
“Chia tay một sợi tóc thề
“Trong chăn chiếu cũ còn mê hơi người…
“Một bình minh vỡ một trăm năm về
“Chia tay một sợi tóc thề
“Trong chăn chiếu cũ còn mê hơi người…
(Chia tay)
…”
Ở một đoạn khác, trong bài viết của mình, tác giả Lê Thanh Hoàng ghi lại một nhận định của giáo sư tiến sĩ Lê Mộng Nguyên như sau:
“… Khi nghe ca sĩ Xuân Thanh trình diễn bài “Nhớ Sài Gòn” do bác sĩ kiêm nhạc sĩ Phạm anh Dũng sáng tác, Giáo sư Tiến sĩ Nhạc Lê Mộng Nguyên đã bình như sau: ‘Cám ơn Ns/Bs Phạm anh Dũng! Nhạc hay, lời hay và giọng ca Xuân Thanh làm nổi bật nỗi buồn xa xứ của chúng ta khi nhớ lại Sài Gòn. Sài Gòn mất cũng như một linh hồn của chúng ta đã mất!’… ”
Là “tình nhân” của thi ca, và cũng là người làm thơ, nên trong ca từ của Phạm Anh Dũng, người đọc dễ dàng bắt gặp nhiều hình ảnh đậm đặc thi tính. Thí dụ:
“Này Sài Gòn yêu thương
Hãy còn đây vấn vương
Nhớ bờ sông nước êm
Ghế đá chốn công viên ....
Hãy còn đây vấn vương
Nhớ bờ sông nước êm
Ghế đá chốn công viên ....
“Và còn nhiều tiếc nhớ
thoáng về trong giấc mơ
Khu đại học hoang phế
Mong ngày đó anh về ...
thoáng về trong giấc mơ
Khu đại học hoang phế
Mong ngày đó anh về ...
“Ước đến bao giờ gặp lại người mơ
Đem theo vần thơ lên bờ sông đó
Đêm khuya nghe từng cơn gió
Nơi xa ánh mắt trông chờ
Sài Gòn yêu dấu ngàn năm…”
(Phạm Anh Dũng, trích “Nhớ Saigon”)..
Đem theo vần thơ lên bờ sông đó
Đêm khuya nghe từng cơn gió
Nơi xa ánh mắt trông chờ
Sài Gòn yêu dấu ngàn năm…”
(Phạm Anh Dũng, trích “Nhớ Saigon”)..
Với tôi, dù ca khúc của Phạm Anh Dũng là một hôn phối tốt đẹp giữa thi ca của các nhà thơ và giai điệu của chính ông - - Hay, ca khúc được làm thành bởi máu, thịt của riêng Phạm Anh Dũng thì, tình khúc của ông, vẫn có được cho riêng nó những bâng khuâng, xao xuyến. Những thiết tha, rung động, đi ra từ trái tim mẫn cảm này.
Du Tử Lê, (Jan. 2013).