Tuesday, 25 December 2018

LIÊN HỆ GIỮA HUAWEI VÀ GIA ĐÌNH CLINTON - Đỗ văn Phúc



Người anh/em trai của bà Hillary Clinton là Tony Rodham đã bị dính líu trong một vụ điều tra cấp liên bang trong vụ can thiệp xin cấp visa cho hai công dân Trung Cộng sau khi các đơn xin cấp visa và đơn kháng cáo của họ bị bác bỏ.
Điều đáng nêu ra đây là một trong hai người Hoa xin visa đó là Phó Chủ Tịch công ty Huawei Technologies, là công ty mà bà Meng Wenzhou làm Giám Đốc Tài Chánh và tương lai làm Chủ Tịch. Công ty Huawei nhiều lần bị tố cáo làm gián điệp, xâm nhập đánh cắp tài liệu khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ và cung cấp thiết bị cho các quốc gia thù địch của nước Mỹ.
Ông Tổng Thanh Tra của Bộ Nội An đã báo cho Quốc Hội biết ông Alejandro Mayorkas đang là mục tiêu trong cuộc điều tra về việc lạm dụng chức vụ và quyền lực để giúp cho công ty Gulf Coast Funds Management, LLC của Tony Rodham xin được visa cho hai công dân Trung Cộng. Alejandro Mayorkas là người từng được cựu Tổng Thống Obama bổ nhiệm vào vị trí thứ hai trong bộ Nội An. Ông này làm Thứ Trưởng Nội An trong ba năm từ 23 tháng 12, 2013 đến 31 tháng 10, 2016.




Trong thời gian ông này làm Giám Đốc Cơ quan Di Trú và Quốc Tịch (2009-2013) đã tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà đầu tư Hoa Lục được nhập tịch Hoa Kỳ đổi lấy khoản tiền 500 ngàn đô la (mỗi đầu người?)
Người môi giới giữa Hillary Clinton và ông Mayorkas là Terry McAuliffe. Ông này vừa là bạn rất thân, vừa là người gây quỹ, tổ chức tranh cử cho Hillary Clinton vào năm 2008. Ông này từng cho vợ chồng Clinton mượn tiền mua căn nhà sang trọng ở Chappaqua.
Vài năm trước, McAuliffe mua một công ty xe hơi Green Tech Auto của Trung Cộng và chuyển về Mỹ. Sau đó, ông ta sắp xếp công ty Rodham để nhận tiền tài trợ. Tại sao lại là công ty Rodham.? Anh Rodham này chỉ là anh bán đậu phụng ở Georgia và là môi giới xin ân xá từ Tổng Thống Clinton để kiếm ăn, hoàn toàn không có kinh nghiệm gì trong lãnh vực này cả nhưng đã trở thành CEO của công ty...
Nhưng để kiếm tiền cho công ty, McAuliffe cùng Bill Clinton và Tony Rodham đi Hoa Lục kêu gọi những nhà đầu tư Trung Hoa. McAuliffe vẽ ra viễn ảnh một công ty sản xuất xe chạy bằng điện ở Mississippi với hàng ngàn công ăn việc làm. Nhưng mưu toan thất bại.



Để thay vào đó, Tony Rodham hưá sẽ cấp visa cho những ai muốn đầu tư. Công ty Huawei Technologies chụp lấy cơ hội, đổ tiền vào cho Rodham. Huawei từng có nhiều cố gắng mua lại các công ty điện thoại và viễn thông của Mỹ nhưng bị Hội đồng Xét duyệt các Đầu tư Ngoại quốc bác bỏ vì lý do an ninh quốc gia cũng như vì những mối liên hệ giữa Huawei với bộ quốc phòng Trung Cộng. Chúng ta không thể tin họ.!
Huawei từng thiết kế hệ thống điện thoại cho bọn Taliban ở Afghanistan. Huawei cũng xây dựng hệ thống dây cáp fiber optic cho trung tâm phòng không của bọn loan quân Hồi ở Iraq. Tình báo Anh MI-5 cũng từng lên tiếng cảnh cáo các thiết bị do Huawei lập ra cho hệ thống Viễn thông Anh có thể được dùng để phá hoại cơ sở điện lực và giao thông nước Anh. Công ty Sisco của Mỹ từng kiện Huawei về tội đánh cắp các nhu liệu và bằng phát minh của họ. Huawei từng làm các thiết bị giả mang nhãn hiệu Cisco đưa vào Hoa Kỳ tìm cách bán cho các cơ quan chính phủ. Chắc chắn trong các thiết bị đó có ẩn chứa các con chip gián điệp. Chính phủ Mỹ đã tịch thu một lượng hàng trị giá đến 75 triệu đô la.
Vì thế, Ủy ban Dầu tư Ngoại quốc thuộc bộ Ngân Khố đã nhiều lần từ chối không cho Huawei xâm nhập thị trường Hoa Kỳ. “Huawei không đáng có mặt ở Hoa Kỳ. Họ hoàn toàn không phải là bạn của chúng ta.”
Nhưng họ đã được gia đình Rodham giúp xâm nhập vào Mỹ! Vậy ngày nay, nếu Hoa Kỳ có bị Trung Cộng, đặc biệt là Huawei, do thám thì âu cũng là một tội tày đình của nhà Clinton.

Đỗ Văn Phúc.