(Trong nỗi
ngậm ngùi đau xót qua mệnh Nước trầm luân, xin dâng lên Mẹ Việt Nam một
đời thương nhớ Quê Hương).
Tôi là người dân Việt
Khi mới sinh ra
Tiếng mẹ ru cho ngủ
hòa với đạn bom xa
Cùng tiếng võng đưa
dìu dặt.
Dù đang khóc – nghe
tàu bay của giặc
Cũng biết im hơi, ôm
cổ mẹ xuống hầm.
Tôi đã quen tai nghe
những tiếng nổ ầm
Mùi thuốc súng ngạt đầy
hai lá phổi.
Tôi biết nhìn mẹ tôi
cằn cỗi
Sữa khô vàng vì khoai
sắn quanh năm.
Mắt ngây thơ tôi thấy
mẹ âm thầm
Nhiều đêm tối đẽo tầm
vông cho bố.
Bố tôi đi đặt hầm
chông, đào hố,
Đuổi xua Tây, chống
Nhật, giữ quê nhà.
Rồi lớn lên tôi thuộc
hát hùng ca
Trước khi biết ghép vần
qua chữ cái.
Đường quanh làng in dấu
chân non dại
Những chiều vui làm
lính đếm một, hai...
Đòn
tre nặng trên vai
Làm súng giả, bắn
quân thù ngã gục !
Nghìn đêm mơ : Tiên về
ban gậy trúc
Hóa thành gươm, biến ảo
phép thần thông.
Cho tôi đi giành lại
cả non sông
Trong tay giặc – Ôi
tuổi thơ đầy mộng !
Tôi thèm nghe chuyện
ngày xưa Phù Đổng
Ngựa đồng phi, roi sắt,
đuổi xâm lăng.
Chuyện quả cam trên bến
nước sông Đằng
Tay bóp nát vì thù
căm lũ giặc.
Từng trang sử ngời
trăng sao vằng vặc
Gói hồn tôi bằng gương
sáng hùng anh.
Thời gian qua...
Kháng chiến đã công
thành
Trời tháng Tám đưa
Thu vào lịch sử.
Bạn bè tôi từ rừng
sâu núi dữ
Kéo nhau về - hoa gấm
phủ quê hương,
Mặt trời say bừng mọc
ở Nam Phương !
*
Nhưng nguồn vui chưa
trọn
Non sông tôi bị trăm
ngàn dao nhọn
Đâm thủng hồn – Nam Bắc
xẻ chia đôi.
Bầy em thơ lại tiếp cảnh
trong nôi
Nghe bom đạn từ xa về
ru ngủ.
Dăm ba thằng bạn cũ
Lại ra đi - mỗi đứa một
phương trời.
Hai mươi năm nội chiến
mỏi mòn hơi
Sông chảy máu, núi
bày xương trắng lạnh.
Mẹ tôi chết, một đời
trong khổ hạnh
Cha tôi sầu vĩnh viễn
cũng ra đi.
Ngàn thê lương tiếp
diễn cảnh phân ly,
Sông Gianh cũ nối
giòng qua Bến Hải !
Đường quê hương hóa
thành bao chiến bãi
Ruộng cày lên vỏ đạn,
đất cằn khô.
Đầu xanh non quấn vội
giải khăn sô
Màu tang trắng phủ
lên hồn thơ dại.
Tôi đã gặp – lòng bao
lần tê tái –
Những em thơ bằng lứa
tuổi con tôi
Nằm chết bên sông, cuối
bãi, ven đồi,
Tay nắm chặt con búp
bê bằng đất,
Đất Việt Nam ! – món
đồ chơi tuổi mật
Nghèo như em, nghèo
như cả Quê Hương !
Mặt trời đau - lặn mất
ở Nam Phương...
*
Rồi hôm nay
Chiến tranh không còn
nữa
Lòng reo vui tưởng xa
rồi khói lửa
Nhưng ngờ đâu tôi lại
mất Quê Hương !
Vì tôi đi trên vạn nẻo
đường
“ - Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ !” (thơ Trần Dần)
Tình thương đâu ? Non
sông tôi còn đó
Phải đành xa !
Phải đành xa ! Khỏi
thấy mưa sa
Trên màu cờ đỏ !...
*
Nhưng Quê Hương còn
đó
Tôi xin hẹn mai về !
Tôi sẽ đi trên vạn nẻo
đường quê
Bằng những bước chân
nắng đẹp.
Tôi sẽ cho em trái
tim không bằng thép
Mà bằng máu con người.
Trái tim tôi biết nở
nụ cười tươi
Vì không nung bằng lò
sản xuất.
Tôi đưa em ra khỏi
công trường u uất
Cho em làm Người, biết
quý thịt xương,
Biết cười vui, biết cả
Tình Thương
Để em không còn là
máy !
Tôi dẫn đàn con tung
tăng nhảy chạy
Vào các công viên
Phá tan đi những hình
tượng thiếu niên
“Anh Hùng Lao Động”.
Và dựng lên những khu
vườn hoa mộng
Cho tuổi ấu thơ.
Có cung trăng với thằng
Cuội ngồi mơ
Đầy chim bướm - trả
con về tuổi dại.
Đồng ruộng phì nhiêu,
hoa màu nông trại
Sẽ mọc lên thay thế
chốn lao tù.
Tôi sẽ ngồi nghe chú
bác nông phu
Ca vọng cổ giữa hương
nồng lúa mới.
Ôi tình quê hương dìu
vợi
Làm sao ôm hết một
vòng tay ?
Cho tôi hẹn một ngày
Trở về, xin gặp lại
Gia đình, anh em, bạn
bè, con cái,
Tất cả đồng bào.
Để cùng ôm nhau, ta sẽ
khóc gào
Nước mắt mừng vui,
trôi dần thương nhớ.
Để hòa chung nhau máu
tim, hơi thở
Và để trao nhau trọn
cả Tình Người !
Những bàn tay cũng biết
nở môi cười
Dẫn tôi đi trở về
thăm lối cũ.
Tôi sẽ xin trải hồn
ra ấp ủ
Sẽ quỳ hôn từng kỷ niệm
ngày xưa !
Và ... không bao giờ
tôi thấy lại trong mưa
Màu máu tươi cờ đỏ !
Ôi ! Quê Hương còn đó
Cho tôi hẹn mai về
Để làm Người, và được
sống nơi Quê !
Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)