Năm
nay là năm Kỷ Hợi (2019). Cách đây hơn một
ngàn năm, sau khi đánh đuổi quân Nam Hán từ Bắc phương xâm lăng, Ngô Quyền đứng
lên xưng vương vào mùa xuân năm Kỷ Hợi 939 ở thành Cổ Loa. Đây là MÙA XUÂN ĐỘC LẬP đầu tiên của Cổ Việt sau
hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
1.- HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
Trung
Hoa dưới thời nhà Đường (618-907) bắt đầu rối loạn khi Đường Hy Tông (trị vì
874-888) lên ngôi vua. Năm 875 (ất mùi)
Vương Tiên Chi nổi lên ở Sơn Đông. Họ
Vương được một người Sơn Đông khác giúp đỡ là Hoàng Sào. Vương Tiên Chi tử trận. Hoàng Sào lên thế. Hoàng Sào chiếm Lạc Dương (Hà Nam), lấy Trường
An (Thiểm Tây ngày nay). Vua Hy Tông bỏ
chạy, Hoàng Sào lên ngôi hoàng đế năm 880 (canh tý).
Đường
Hy Tông cầu viện bộ tộc Sa Đà ở phía bắc do Lý Khắc Dụng chỉ huy. Năm 883, Lý Khắc Dụng chiến thắng Hoàng
Sào. Dầu cuộc nổi dậy của Hoàng Sào bị dẹp
yên, nhưng tình hình triều đình nhà Đường tiếp tục chao đảo vì sự lộng quyền của
những đại quan và hoạn quan. Đường Chiêu
Tông (trị vì 889-903) kế vị anh là Đường Hy Tông, bị Chu Ôn tức Chu Toàn Trung
(Chu Ch'uan-chung) giết chết. Chu Toàn
Trung đưa Đường Ai Đế (trị vì 904-907) lên ngôi, rồi ép Ai Đế thoái vị, và tự
mình lên làm vua năm 907, tức Lương Thái Tổ (trị vì 907-914), lập ra nhà Hậu
Lương (907-923).
Từ
đó Trung Hoa rơi vào tình trạng hết sức xáo trộn gọi là đời Ngũ đại Thập quốc. Ở miền bắc Trung Hoa có năm triều đại kế tiếp
nhau trong thời gian ngắn là Hậu Lương (907- 923), Hậu Đường (923-935), Hậu Tấn
(936-947), Hậu Hán (948-950), Hậu Châu (951-959).
Ở
miền nam Trung Hoa, trước sau mười nước được thành lập, nên gọi là Thập quốc: Nước Ngô ở An Huy ngày nay, Tiền Thục ở Tứ
Xuyên ngày nay, Ngô Việt ở Chiết Giang ngày nay, Sở ở Hồ Nam ngày nay, Mân Việt
ở Phúc Kiến ngày nay, Nam Hán ở Quảng Đông ngày nay, Nam Bình ở Hồ Bắc ngày
nay, Hậu Thục ở Tứ Xuyên ngày nay, Nam Đường ở Giang Tô ngày nay và Bắc Hán ở
Sơn Tây ngày nay. (Chú ý: Khi triều đình trung ương Trung Hoa suy yếu, nước Nam
Hán do Lưu Cung thành lập năm 917 là nước xâm chiếm Giao Châu. Các nhà lãnh đạo cổ Việt đã đánh đuổi quân
Nam Hán và giành lại độc lập vĩnh viễn.)
Tình
trạng tranh quyền và lập những nước nhỏ chẳng những làm cho chính quyền trung
ương Trung Hoa suy yếu và không kiểm soát được toàn thể lãnh thổ, mà còn làm
gương cho lãnh chúa các địa phương, nhất là kích thích các xứ bị đô hộ như cổ
Việt, cũng tự mình đứng lên giành quyền tự trị tại xứ mình.
Xin đọc tiếp theo LINK sau