Wednesday, 20 February 2019

Bệnh viện Grall (bệnh viện Đồn Đất)

-Bệnh viện Grall bệnh viện Đồn Đất), tọa lạc ở số 14 đường Gia Long, Quận 1, Sàigòn.
Theo tài liệu [7,8] : Tiền thân của Bệnh viện Grall là Bệnh viện Quân sự (Hôpital militaire) của Quân đội Pháp, thành lập từ năm 1862 bởi đô đốc Louis – Adolphe Bonard (1805-1867). Bệnh viện này ban đầu nằm ở góc đông nam ngã tư của đường Nationale (đường Hai Bà Trưng) và đại lộ Norodom (đường Thống Nhất). Nhiệm vụ chính của bệnh viện là phục vụ cho lực lượng thủy quân lục chiến, đồn trú tạm thời ở phía bắc của ngả tư. Tuy nhiên, ngay từ đầu bệnh viện điều trị luôn cho công chức thuộc địa cũng như binh sĩ Pháp và Việt.
Bệnh viện quân sự này được điều hành bởi các bác sĩ quân đội Pháp, với sự hỗ trợ điều dưỡng bởi các nữ tu dòng Saint-Paul de Chartres.(Cũng chính Soeurs dòng tu này, vào năm 1936-1937, đã xây một bệnh viện mới tên là Clinique Saint-Paul – Dưỡng đường Saint-Paul hay Bệnh Viện Saint-Paul trên đường Legrand de la Liraye gần ngã tư đường Pierre-Flandin (tức đường Phan Thanh Giản và Bà Huyện Thanh Quan,Quận 3,Saigòn).Cuốn sách Les missions catholiques françaises au XIXe siècle, xuất bản vào năm 1900, nói về lịch sử cơ quan đại diện nước ngoài của Công giáo Pháp trong thế kỷ 19, mô tả các cơ sở của bệnh /viện quân sự thời kỳ đầu như sau: ” Bệnh viện quân sự đầu tiên chỉ có ba phòng nhỏ dành cho người bệnh, một căn phòng chật chội cho các nữ tu, và một căn phòng nhỏ xíu cho các quản trị viên và các bác sĩ. Đồ đạc bàn ghế đơn sơ tới mức tối đa: ghế là những thùng đựng bánh biscuit, đèn thì được chế tạo từ những vỏ ve chai. Tuy nhiên các nữ tu hầu như không bận tâm đến điều kiện thiếu thốn vật chất này,mối quan tâm chính của họ là được phục vụ người bệnh”.
Vào cuối thập niên 1870, bệnh viện được xây dựng lại tại một địa điểm mới tọa lạc ở số 14 đường Lagrandière (Gia long), theo thiết kế của Trung tá J Varaigne, Giám đốc ban thiết kế của trung đoàn thủy quân lục chiến và trợ lý của ông,đại úy AA Dupommier, bốn bên giới hạn bởi các đường Gia Long,Hai Bà Trưng, Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, cổng chính bệnh viện ngó thẳng ra đường Đồn Đất
Nơi đây trên dãy lầu nhỏ của bệnh viện, Albert Calmette (1863-1933), với nhiệm vụ phát triển vắc-xin chống bệnh dại và bệnh đậu mùa, đã thành lập viện Pasteur đầu tiên bên ngoài nước Pháp vào năm 1891.(Về sau viện Pasteur này dọn về đường Pasteur, khu Tân Định).
Hình trại lính bộ binh thuộc địa-11e Caserne infanterie coloniale (thành Cộng Hòa).
Các toà nhà của bệnh viện mới sẽ cùng một kiểu kiến trúc với các trại lính bộ binh thuộc địa-11e Caserne infanterie coloniale,đã được xây vào những năm 1870-1873, trên đại lộ Norodom (Sau năm 1955,đường này đổi là đường Thống Nhất, trại lính này mang tên là thành Cộng Hòa).
Bệnh viện bao gồm một loạt các tòa nhà lầu nổi liền với nhau bằng những cầu nổi và những hành lang-mái hiên rộng rãi khoảng đãng dễ dàng cho việc thông gió mát, nhờ đó cải tiến nhiều điều kiện vệ sinh. Các tòa nhà này được bao bọc bởi các vườn tược xanh tươi và các đường đi rợp bóng cây. Các tòa nhà của bệnh viện được xây dựng từ dầm thép và gạch trên nền móng đá granit, sườn sắt thì tiền chế mang từ Pháp sang và ráp lại tại chỗ.
Bệnh viện Quân Sự Hôpital militaire vào cuối thế kỷ 19
Cổng vào bệnh viện Quân Sự Hôpital militaire vào đầu thế kỷ 20
Trong hồi ký năm 1905, cựu toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897-1902) đã viết như sau : Các khu vườn đầy cây và hoa của bệnh viện này, sẽ làm tăng sức chịu đựng sự đau đớn của người bệnh và người sắp chết có thể ra đi một cách bình an thanh thản. (Phụ đề của tác giả bài nàyÝ nghĩ của ông Toàn Quyền Pháp này thật là từ bi).
Hình chụp các toà nhà y khoa và văn phòng cùng cảnh vườn của bệnh viện Grall
Hình chụp các toà nhà y khoa và văn phòng cùng cảnh vườn của bệnh viện Grall
Ảnh bác sĩ Charles Grall
Năm 1905 trở đi, cơ sở y tế này dưới sự điều hành của bác sĩ Charles Grall, mở cửa chữa trị cho mọi thành phần, quân sự cũng như dân sự kể cả dân bản xứ.
Năm 1925, Bệnh viện quân đội trở thành bệnh viện đa khoa và đổi tên thành bệnh viện Grall, để vinh danh cựu Tổng Thanh tra y tế Cochinchine, bác sĩ Charles Grall. Người Sài Gòn còn gọi bệnh viện Grall là bệnh viện Đồn Đất bởi vì theo tài liệu [28] ,bệnh viện này được xây cất trên một đồn đất thật sự.
Hình một tòa nhà cất theo kiến trúc Art Deco đã được xây thêm trong khu vườn bệnh viện Grall vào năm 1930.
Một phần của bệnh viện Grall vào năm 1940
Tháng Tư năm 1945 thời Đệ nhị Thế chiến bệnh viện bị trúng bom, phá sập mé phía bắc, tiêu hủy các phòng thí nghiệm.
Hình chụp các y tá săn sóc một bệnh nhân vào năm 1947
Bệnh viện Grall vào năm 1951
Trong suốt cuối thời kỳ thuộc địa, cơ sở vật chất của bệnh viện tiếp tục mở rộng, và tới những năm đầu thập niên 1950, bệnh viện Grall được trang bị hơn 500 giường bệnh và đã được công nhận là bệnh viện tân tiến hàng đầu của nền y học Pháp ở Đông Nam Á.
Sau khi Pháp rút lui khỏi Đông Dương vào tháng Tư năm 1956, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Pháp và Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa, cho phép người Pháp tiếp tục điều hành bệnh viện thuộc Bộ Ngoại giao Pháp. Bệnh viện có 560 giường. Trong những năm 1960, nhân viên y tế Pháp của bệnh viện này điều hành các chương trình đào tạo tại các trường đại học và giảng dạy ở các bệnh viện, thiết lập các trung tâm điều trị bệnh phong và bệnh bại liệt, và thực hiện một số dự án nghiên cứu quan trọng về bệnh lý học Đông Nam Á.
Ngày 3 Tháng 11, 1966, Bệnh viện bị việt cộng pháo kích.
Hình chụp các Y Tá của khoa Nhi Đồng-bệnh viện Grall (110 giường) năm 1970
Đường vào khu Y Khoa chụp vào năm 1974
Vào cuối Tháng Tư, 1975 trong đợt tấn công cuối cùng vào Sài Gòn, Bệnh viện Grall bị tràn ngập bệnh nhân trọng thương vì chiến trận lên đến 222 người chỉ trong ba ngày cuối cùng.
Hình chụp bệnh viện Grall những giờ phút cuối cùng tháng tư năm 1975
Năm 1976, Bệnh viện Grall bị ngụy quyền cộng sản tịch thu và vào năm 1978 bị đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2.
Dưới sự điều hành vô trách nhiệm của ngụy quyền cộng sản, chỉ trong vòng mười năm sau đó, Bệnh viện Grall đã bị hư hại nặng nề.
Để tái thiết và tái hoạt động bệnh viện Grall, ngụy quyền cộng sản đã tìm ra một phương cách không tốn một đồng nào của chúng.Vào năm 1989, chúng đã mở một chiến dịch khất thực với chính phủ Pháp để xin tiền sửa sang xây lại bệnh viện và xin tài trợ ngân quỹ hoạt động.
Đoạn văn dưới đây được trích dẫn từ tài liệu [9]: Vào hè 1989,ngụy quyền cộng sản, qua trung gian của hội l’Association “Vietnamitié”, đã cử bác sĩ Dương Quỳnh Hoa đi gặp ông Bernard Kouchner lúc đó là Quốc Vụ Khanh của Pháp về những vấn đề nhân đạo. (Phụ chú của tác giả bài này: Bà bác sĩ DQ Hoa, xuất thân từ một gia đình giàu có ở Sài Gòn, đi du học ở Pháp và tốt nghiệp bác sĩ ở đây. Về nước chẳng bao lâu, bà đi theo Mặt Trận GP miền Nam,công cụ tay sai của Bắc Việt. Sau 1975, bà ta bị thất sủng,cộng sản Việt Nam cho ra rìa, bà thất vọng cách mạng, không biết tại vì lý do này hay tại vì bà đã khám phá ra cái mặt thật cách mạng!). Vào cuối năm 1989,ông Kouchner qua Sài Gòn, trở lại bệnh viện Grall nơi mà ông đã sống với tổ chức “Médecins Sans Frontières” vào những ngày cuối cùng bi đát của tháng tư năm 1975.Ông ta ghi nhận là bệnh viện Grall rơi vào một tình trạng hư hỏng trầm trọng,nhưng không được bảo trì từ những năm 1976. Người ta thấy gà,vịt,heo,cừu được nuôi và thả lỏng trong vườn bệnh viện. Nếu không làm gì cả, thì có lẽ phải bỏ rơi cái bệnh viện này.
Bà bác sĩ này đã thuyết phục (sic) ông Kouchner lấy bệnh viện Grall là một thí điểm để bắt đầu hợp tác y tế Việt Nam và Pháp.Ngày 23 tháng 10 năm 1990, ông Kouchner ký một văn kiện thứ nhất, sau đó ông Roland Dumas, bộ trưởng bộ Ngoại Giao của Pháp ký một văn kiện thứ hai với Việt Nam cộng sản đề chính thức hóa Dự án ‘Tái thiết Phục Hồi (réhabilitation) Bệnh viện Nhi Đồng số 2-Grall’ gồm có những công trình xây dựng các tòa nhà và hạ tầng cơ sở, cải tiến các thiết bị dụng cụ y khoa và giải phẫu. Dự án này sau đó được bổ túc thêm phần đào tạo các nhân viên y tế của nhà thương.Để bảo đảm cho những nhu cầu dịch vụ y tế của dân Sài Gòn và các tỉnh xa xôi trong vòng 200 cây số, chính phủ Pháp phải viện trợ cho nhà thương Grall 500 bác sĩ, dược sĩ và nha sĩ, 240 y tá và chuyên viên phòng thí nghiệm, 90 nhân viên văn phòng và tu sửa bảo trì.
Nhà Nguyện của bệnh viện Grall trước năm 1975
Sau năm 1975,nhà Nguyện của bệnh viện Grall bị xử dụng làm một nhà kho
Hình chụp những hư hại nặng nề của bệnh viện Grall vào năm 1990.
Hình chụp bệnh viện Grall trước khi tái thiết
Hình chụp bệnh viện Grall trong lúc thực hiện các công trình tái thiết bởi chính phủ Pháp
Hình chụp bệnh viện Gral sau khi hoàn thành các công trình tái thiết bởi chính phủ Pháp.
Bệnh viện Grall ngày xưa, nay mang tên mới là bệnh viện Nhi Đống số 2-Grall.