Cám ơn tất cả quý đồng hương, quý anh chị em đến với chương trình SNLP82 vui thiện nguyện, không thù lao, và cũng như hai anh chị Nguyễn Phương đã chia sẻ một cuối tuần thật vui với NS. LP, cùng gia đình ông cũng như với sự góp mặt của nhiều bạn hữu, 180 chỗ ngồi không còn trống ở entertainment club NT Studio. Đây là Một yếu tố thương mến một người nhạc sĩ với bản tánh hiền hòa, đa tài, đa cảm và rất khiêm tốn... Hen tất cả sang năm, Liên nhóm Nhân Vân Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian mong rằng sẽ có dịp tổ chức thêm nhiều nhiều buổi sinh nhật vì Lam Phương nữa, vẫn goût vui free admission cho một cuối tuần vui tiếp vì dòng nhạc đa dạng và đại chúng của nhạc sĩ Lam Phương...
tm. NVNT-TTG.
----------------------------------------------------------------------------------
Lam Phương và Paris, Mùa Thu Yêu Đương - Automne d'amour:
http://www.ninh-hoa.com/VietHai-ParisEtSonAmourEternel.htm
----------------------------------------------------------------------------------
Lam Phương và Paris, Mùa Thu Yêu Đương - Automne d'amour:
http://www.ninh-hoa.com/VietHai-ParisEtSonAmourEternel.htm
Lam Phương vui Sinh Nhật 82 Tuổi-March 24th, 2019:
https://www.facebook.com/viethai.tran.942/posts/2129495820474410
https://www.facebook.com/viethai.tran.942/posts/2129495820474410
Chúng tôi không quên cám ơn trang mạng của ông Mark the Phây-búc tạo sân chơi ít tốn kém, duy chỉ tốn giờ quảng bá 70% khách đến lấy tin qua Phây-búc, ví dụ như bạn bè từ San Jose Phạm Thái, Mama Mai...
On Monday, March 25, 2019, 1:40:14 AM PDT, Olivia Tutram wrote:
Hôm nay gặp lại các anh chị that dễ thương quá, em vui lắm luôn, thấy anh Lam Phương khỏe mạnh em rất vui mừng😘👍Oh by the way, tấm hình kèm... photo hiếm hoi, quý giá không nêu giá bán đâu anh Chris Trần Mnh Chi...
https://www.youtube.com/results…
On Monday, March 25, 2019, 1:40:14 AM PDT, Olivia Tutram wrote:
Hôm nay gặp lại các anh chị that dễ thương quá, em vui lắm luôn, thấy anh Lam Phương khỏe mạnh em rất vui mừng😘👍Oh by the way, tấm hình kèm... photo hiếm hoi, quý giá không nêu giá bán đâu anh Chris Trần Mnh Chi...
https://www.youtube.com/results…
https://hung-viet.org/…/mot-vai-ky-niem-voi-nhac-si-lam-phu…
Chúc Mừng
Tác giả: Lam Phương
Tác giả: Lam Phương
Chúc mừng sinh nhật chúc mừng
Mừng ngày em đã thành nhân
Tuổi hồng tuy mới mười lăm
Rạng ngời như nắng mùa Xuân...
Mừng ngày em đã thành nhân
Tuổi hồng tuy mới mười lăm
Rạng ngời như nắng mùa Xuân...
Chúc mừng sinh nhật vững bền
Đường dài chưa biết mỏi chân
Vì còn cô bác gần xa
Đợi chờ tiếng hát lời ca
Đường dài chưa biết mỏi chân
Vì còn cô bác gần xa
Đợi chờ tiếng hát lời ca
Nhớ mười lăm năm qua
Ngày đó em sinh ra đời
Giữa kinh thành xa hoa ánh sáng
Giữa khung trời tự do
Ngày đó em sinh ra đời
Giữa kinh thành xa hoa ánh sáng
Giữa khung trời tự do
Vượt Đại Dương khôn lớn
Nhờ tình thương nên người
Ai đắng cay tình đời
Tiếng ca này sẽ mang niềm vui
Nhờ tình thương nên người
Ai đắng cay tình đời
Tiếng ca này sẽ mang niềm vui
Chúc mừng sinh nhật trưởng thành
Mặn mà xuân sắc càng xinh
Từ thành đô đến miền xa
Mọi nhà vang khúc tình ca.
Mặn mà xuân sắc càng xinh
Từ thành đô đến miền xa
Mọi nhà vang khúc tình ca.
Tiếng hát Hoàng Oanh - Kiếp Nghèo:
https://www.youtube.com/watch?v=5DDFqP8vpDE
https://www.youtube.com/watch?v=5DDFqP8vpDE
CHÚC MỪNG SINH NHẬT NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG
Được biết ngày 20 tháng 3 vừa qua là thượng thọ bát tuần của nhạc sĩ Lam Phương. Hoàng Oanh kính chúc nhạc sĩ Lam Phương được nhiều sức khỏe và sống lâu hơn trăm tuổi.
Chúc mừng! Chúc mừng sinh nhật nhạc sĩ Lam Phương!
Được biết ngày 20 tháng 3 vừa qua là thượng thọ bát tuần của nhạc sĩ Lam Phương. Hoàng Oanh kính chúc nhạc sĩ Lam Phương được nhiều sức khỏe và sống lâu hơn trăm tuổi.
Chúc mừng! Chúc mừng sinh nhật nhạc sĩ Lam Phương!
Năm nay (2017) cũng là dịp kỷ niệm 65 năm Âm nhạc Lam Phương, khởi từ Chiều Thu Ấy (1952), Trăng Thanh Bình (1953), Chuyến Đò Vĩ Tuyến (1954), Khúc Ca Ngày Mùa (1955)… Và Hoàng Oanh nhận thấy bài hát nào của nhạc sĩ Lam Phương cũng được mọi người yêu mến, đúng như một câu kết trong nhạc phẩm Chúc Mừng (nhạc sĩ Lam Phương viết nhân kỷ niệm 15 năm Paris By Night):
“Từ thành đô đến miền xa.
Mọi nhà vang khúc tình ca…”
“Từ thành đô đến miền xa.
Mọi nhà vang khúc tình ca…”
Và sau đây, Hoàng Oanh mời quý vị nghe lại một bài Tango nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương, viết vào giữa thập niên 1950 tại Saigon: Kiếp Nghèo (được trích từ Hoàng Oanh CD 04: Sao Chưa Thấy Hồi Âm).
On Sat, Mar 23, 2019, 3:33 PM VietHai Tran sent to FB friends...
Meet My Mom: Mama Mai - Hello Hunnay with Jeannie Mai:
(on NBC Talkshow) https://www.youtube.com/results…
Meet My Mom: Mama Mai - Hello Hunnay with Jeannie Mai:
(on NBC Talkshow) https://www.youtube.com/results…
Nghe Những bài hát Lam Phương bị cấm hát ở Việt Nam:
http://www.facebook.com/viethai.tran.942/posts/2123621237728535
http://www.facebook.com/viethai.tran.942/posts/2123621237728535
Lam Phương: Không Cô Đơn và Không Một Mình:
http://www.ninh-hoa.com/VietHai-CoDonVaMotMinh.htm
http://www.ninh-hoa.com/VietHai-CoDonVaMotMinh.htm
Góp ý từ facebooker San Diego: Phương Nguyễn with ThuyVy ThuyVy and others:
Lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 82 cho NS Lam Phương tại Little Sàigòn, Nam California. Nữ tài tử Kiều Chinh, NS Vỏ Tá Hân, các ca sĩ và các thân hữu đã đến chúc mừng và hát lên những bản tình ca để đời của NS. Ông đã soạn hơn 200 bản nhạc từ lúc Ông mới 15 tuổi. Xin cầu chúc cho NS Lam Phương luôn luôn vui khỏe và gặp nhiều an lành, may mắn trong cuộc đời âm nhạc của Ông. Cám ơn Anh Trần Mạnh Chi, Anh Việt Hải và các anh chị trong BTC đã bỏ nhiều thì giờ quý báu trong những ngày tháng qua để tổ chức cho buổi văn nghệ được thành công tốt đẹp nầy. Đây cũng là một món quà tinh thần cho một người nhạc sỉ mà suốt cuộc đời chỉ muốn dành tất cả cho nghệ thuật. Bravo👏NS Lam Phương!!!
Facebooker Tuấn Hân said: Thật tuyệt vời! Những bài hát hay. Ca sĩ hát thật tuyệt đầy xúc cảm và N.S. Lam Phương đã rất xúc động khi được nhiều người dành cho nhạc sĩ tình cảm yêu thương trong ngày Sinh Nhật 82 của mình...
Lam Phương: người nhạc sĩ tài hoa, bình dị, hiền hòa và khiêm tốn - Người viết: Phan Anh Dũng (21/7/2015):
http://cothommagazine.com/index.php…
http://cothommagazine.com/index.php…
Vui Cùng Sinh Nhật Lam Phương - Thanh Thư:
https://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1056939
https://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1056939
Nhạc sĩ Lam Phương, người làm tròn sứ mệnh của âm nhạc (theoAdamMuzic).
Chúng ta thường nghe đến 2 từ” dòng nhạc”, là để chỉ về một thể loại nhạc như dòng nhạc dance, dòng nhạc ballad, dòng nhạc trữ tình,… Thế nhưng, trong dòng chảy âm nhạc Việt Nam, có những người nhạc sĩ đã tạo nên một “dòng nhạc” mang tên chính mình. Một trong những người nhạc sĩ vĩ đại đó là nhạc sĩ Lam Phương. Ông đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho nền âm nhạc Việt Nam và người mộ điệu đã dành cho gia tài đồ sộ những tuyệt phẩm của ông một mỹ từ: dòng nhạc Lam Phương.
Chúng ta thường nghe đến 2 từ” dòng nhạc”, là để chỉ về một thể loại nhạc như dòng nhạc dance, dòng nhạc ballad, dòng nhạc trữ tình,… Thế nhưng, trong dòng chảy âm nhạc Việt Nam, có những người nhạc sĩ đã tạo nên một “dòng nhạc” mang tên chính mình. Một trong những người nhạc sĩ vĩ đại đó là nhạc sĩ Lam Phương. Ông đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho nền âm nhạc Việt Nam và người mộ điệu đã dành cho gia tài đồ sộ những tuyệt phẩm của ông một mỹ từ: dòng nhạc Lam Phương.
Tiểu sử
Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, ông sinh năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, Rạch Giá, nhà ở bến sông chùa Thập Phương. Những hình ảnh đầu đời đã gắn liền trong tâm trí ông là hình ảnh những con đò đưa khách sang sông, những hàng dừa xanh ngát, những tiếng ru ơi a trưa hè, cũng như những đồng lúa bao la quanh ông đều là những nét quyến rũ để sau này ông đưa vào trong các tác phẩm của mình.
Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, ông sinh năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, Rạch Giá, nhà ở bến sông chùa Thập Phương. Những hình ảnh đầu đời đã gắn liền trong tâm trí ông là hình ảnh những con đò đưa khách sang sông, những hàng dừa xanh ngát, những tiếng ru ơi a trưa hè, cũng như những đồng lúa bao la quanh ông đều là những nét quyến rũ để sau này ông đưa vào trong các tác phẩm của mình.
Chân dung nhạc sĩ Lam Phương
Nhạc sĩ Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xác xơ. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ. Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Nhạc sĩ Lê Thương chính là cha đẻ của trường ca Hòng Vọng Phu 1, 2, 3, Con Mèo Trèo Cây Cau, Thằng Cuội. Còn nhạc sĩ Hoàng Lang thì chắc là các bạn sẽ ít biết hơn vì các tác phẩm của ông không quá nổi tiếng, bởi vì sự nghiệp chính của ông là một thầy giáo dạy nhạc ở trường Petrus Ký, là trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong bây giờ. Ông cũng có những tác phẩm khá hay như Hoa Cắm Trên Đầu Súng,.…
Nhạc sĩ Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xác xơ. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ. Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Nhạc sĩ Lê Thương chính là cha đẻ của trường ca Hòng Vọng Phu 1, 2, 3, Con Mèo Trèo Cây Cau, Thằng Cuội. Còn nhạc sĩ Hoàng Lang thì chắc là các bạn sẽ ít biết hơn vì các tác phẩm của ông không quá nổi tiếng, bởi vì sự nghiệp chính của ông là một thầy giáo dạy nhạc ở trường Petrus Ký, là trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong bây giờ. Ông cũng có những tác phẩm khá hay như Hoa Cắm Trên Đầu Súng,.…
Cái nhạc danh Lam Phương từ đâu mà có?
Chính là sự biến tấu từ 2 chữ trong tên của ông: Lâm Phùng, đọc trại đi thành Lam Phương, cũng mang ý nghĩa là phương trời màu xanh.
Chính là sự biến tấu từ 2 chữ trong tên của ông: Lâm Phùng, đọc trại đi thành Lam Phương, cũng mang ý nghĩa là phương trời màu xanh.
10 tuổi ông được mẹ gửi lên Sài Gòn học, ở trọ nhà bác ruột và 5 năm sau ông bắt đầu sáng tác, từ đó miệt mài trong cuộc sống của một người nghệ sĩ. Năm 1958 ông vào quân đội. Đêm giã từ trung tâm huấn luyện, ông xúc cảm chia tay chiến hữu của mình bằng nhạc phẩm Tình Anh Lính Chiến, mà hầu như người lính nào thời bấy giờ cũng hát, cũng nghe.
Sau một thời gian ngắn trở về địa phương, ông lại được lệnh tái nhập ngũ và ông tham già Đoàn văn nghệ Bảo An và sau này là Đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương và cuối cùng là Đoàn văn nghệ biệt động Trung ương cho đến ngày giải phóng miền Nam. Ông còn cộng tác với trung tâm quốc gia điện ảnh và tham gia một số phim như Chân Trời Mới, Niềm Tin Mới.
Sáng 30/4/1975, ông lên con tàu mang tên Trường Xuân, gia nhập cùng đoàn người với con số lên đến 365.000 quyết vượt trùng khơi. Rất may sau nhiều ngày lênh đênh phó mặc số phận cho đại dương, con tàu Trường Xuân được tàu cứu vớt thuyền nhân của Đan Mạch tiếp cứu. Trên con tàu, ông ngậm ngùi sáng tác ca khúc Con Tàu Định Mệnh, và mạch cảm xúc này kéo dài theo những ngày bấp bênh trên biển đến khi ông đặt chân lên bến bờ đất nước Hoa Kỳ cho ra đời ca khúc : Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt! mà hầu như không một người thuyền nhân nào không biết. Thuyền Nhân là tên gọi đầy bi hùng mà lịch sử nhân loại đã dành cho những con người vượt biên ra khơi sau ngày 30/4/1975.
Nhạc sĩ Lam Phương
Nếu nói rằng nghệ thuật luôn luôn phản ánh dấu tích của thời đại thì nghệ sĩ Lam Phương chính là người đã làm gần như trọn vẹn chức năng ấy của nghệ thuật. Với hơn 200 tác phẩm trải dài trên nhiều thể loại, nhiều nội dung, ông đã dùng cả cuộc đời của mình để gắn bó âm nhạc với vận nước và quê hương bên cạnh những bài ca về tình yêu đặc sắc khác.
Nếu nói rằng nghệ thuật luôn luôn phản ánh dấu tích của thời đại thì nghệ sĩ Lam Phương chính là người đã làm gần như trọn vẹn chức năng ấy của nghệ thuật. Với hơn 200 tác phẩm trải dài trên nhiều thể loại, nhiều nội dung, ông đã dùng cả cuộc đời của mình để gắn bó âm nhạc với vận nước và quê hương bên cạnh những bài ca về tình yêu đặc sắc khác.
Các ca khúc tiêu biểu của nhạc sĩ Lam Phương:
Chiều Thu Ấy
Ca khúc đầu tiên ông sáng tác năm ông 15 tuổi mang tựa đề Chiều Thu Ấy. Với ca khúc này ông đã đi chào bán cho các trung tâm băng nhạc tại Sài Gòn nhưng không ai mua vì thấy ông còn quá nhỏ. Ông quyết định vay mượn bạn bè để tích góp được 600 đồng và tự sản xuất ra thành phẩm của mình.
Chiều Thu Ấy
Ca khúc đầu tiên ông sáng tác năm ông 15 tuổi mang tựa đề Chiều Thu Ấy. Với ca khúc này ông đã đi chào bán cho các trung tâm băng nhạc tại Sài Gòn nhưng không ai mua vì thấy ông còn quá nhỏ. Ông quyết định vay mượn bạn bè để tích góp được 600 đồng và tự sản xuất ra thành phẩm của mình.
Khó khăn lại ập đến khi các nhà phát hành không chấp nhận sản phẩm của ông. Ông phải đi bỏ mối tại các tiệm bán nhạc nhỏ lẻ trong suốt một năm ròng sau mỗi chiều đi học về. Và trong suốt một năm đó, ông chỉ bán được vài trăm bản.
Trăng Thanh Bình
May mắn cho ông trong một năm đó ông đã được một hảng sản xuất ký hợp đồng độc quyền với ca khúc thứ 2 của mình là Trăng Thanh Bình với trị giá hợp đồng là 1.200 đồng. Khi này ông đã trả được hết số nợ và ông cũng đã thắm thía câu nói vạn sự khởi đầu nan.
May mắn cho ông trong một năm đó ông đã được một hảng sản xuất ký hợp đồng độc quyền với ca khúc thứ 2 của mình là Trăng Thanh Bình với trị giá hợp đồng là 1.200 đồng. Khi này ông đã trả được hết số nợ và ông cũng đã thắm thía câu nói vạn sự khởi đầu nan.
Kiếp Nghèo
Một trong những nhạc phẩm thể loại tango đầu tiên góp phần làm nên tên tuổi của ông chính là ca khúc Kiếp Nghèo. Một nhạc phẩm nói lên chính cuộc đời cơ cực của ông khi mới lên Sài Gòn. Khi ông viết bài này, ông mới 17 tuổi. Nhạc sĩ Lam Phương lên Sài Gòn năm 10 tuổi, năm 17 tuổi mẹ và các em của ông cũng dắt díu nhau lên cái xứ gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông này để mưu sinh. 7 năm thắm thía cái khổ cùng cực khi 7 con người cùng nhau sống chen chúc trong căn nhà nhỏ phố lao động nghèo khu Đa Kao đã là chất xúc tác để ông cho ra đời ca khúc mà sau này nó len lõi đến từng ngõ ngách đất Sài Gòn.
Một trong những nhạc phẩm thể loại tango đầu tiên góp phần làm nên tên tuổi của ông chính là ca khúc Kiếp Nghèo. Một nhạc phẩm nói lên chính cuộc đời cơ cực của ông khi mới lên Sài Gòn. Khi ông viết bài này, ông mới 17 tuổi. Nhạc sĩ Lam Phương lên Sài Gòn năm 10 tuổi, năm 17 tuổi mẹ và các em của ông cũng dắt díu nhau lên cái xứ gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông này để mưu sinh. 7 năm thắm thía cái khổ cùng cực khi 7 con người cùng nhau sống chen chúc trong căn nhà nhỏ phố lao động nghèo khu Đa Kao đã là chất xúc tác để ông cho ra đời ca khúc mà sau này nó len lõi đến từng ngõ ngách đất Sài Gòn.
Ông tâm sự “Đi về giữa đêm mưa, trong cái cư xá lầy lội, nghèo khổ, tôi thấy mình thật cô đơn, bé nhỏ và hình như bị đời ruồng rẫy đến vô tình. Tôi đi mãi cho tới khi về nhà, không kịp thay quần áo, ôm cây đàn và cứ thế viết về kiếp nghèo, về phận bạc của mình”.
Thành Phố Buồn
Quý vị đọc giả, nếu trong quý vị có ai đã từng sống những năm 70’s dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, chắc các vị cũng biết lương 1 vị đại tá trong quân đội, tính luôn cả phụ cấp là khoảng 50.000 đồng, hay 1 vị giám đốc công ty cũng khoảng 50.000 đến 70.000. Còn nhạc sĩ Lam Phương khi bán tác phẩm này đã kiếm được 12.000.000 đồng. Ca khúc lập kỷ lục về giá bán 1 tác phẩm âm nhạc và kỷ lục về số băng đĩa được bán ra thời bấy giờ.
Quý vị đọc giả, nếu trong quý vị có ai đã từng sống những năm 70’s dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, chắc các vị cũng biết lương 1 vị đại tá trong quân đội, tính luôn cả phụ cấp là khoảng 50.000 đồng, hay 1 vị giám đốc công ty cũng khoảng 50.000 đến 70.000. Còn nhạc sĩ Lam Phương khi bán tác phẩm này đã kiếm được 12.000.000 đồng. Ca khúc lập kỷ lục về giá bán 1 tác phẩm âm nhạc và kỷ lục về số băng đĩa được bán ra thời bấy giờ.
Ca khúc được sáng tác năm 1970 khi ông đi công tác với ban văn nghệ Hoa Tình Thương. Đứng nhìn thung lũng Đà Lạt từ trên cao khu nhà tập thể, cảnh sắc đẹp đến thẩn thờ nhưng buồn đến nao lòng đã cho ông cơ hội để phô diễn tài năng của mình và cho ra đời một tuyệt phẩm cho đến nay vẫn là một tượng đài khổng lồ mà khó có một ca khúc nào về Đà Lạt vượt qua được. Tuy nhiên, sau 1975, ca khúc bị cấm lưu hành vì bị cho là quá ủy mị.
Có một điều thú vị là đa số trong chúng ta đã hát sai lời ca khúc: Trong phần điệp khúc có câu “Rồi từ đó TRỐN phong ba em làm dâu nhà người”. Nguyên tác, tác giả đã dùng từ “trốn’ trong trốn chạy chứ không phải “chốn” trong nơi chốn mà chúng ta vẫn lầm tưởng.
Nguyên bản ca khúc Thành Phố Buồn
Ngay sau đó là ca khúc Tình Bơ Vơ được ra đời nhưng không bán chạy bằng Thành Phố Buồn. Nói là không bán chạy là so với ca khúc Thành Phố Buồn, chứ bản thân đây cũng là một ca khúc “hit” của nhạc sĩ Lam Phương. Câu chuyện bên lề của ca khúc Tình Bơ Vơ chính là mối tình đầu của ông, nữ ca sĩ Bạch Yến, người đầu tiên hát ca khúc Đêm Đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương mà quý vị rất yêu mến.
Ngay sau đó là ca khúc Tình Bơ Vơ được ra đời nhưng không bán chạy bằng Thành Phố Buồn. Nói là không bán chạy là so với ca khúc Thành Phố Buồn, chứ bản thân đây cũng là một ca khúc “hit” của nhạc sĩ Lam Phương. Câu chuyện bên lề của ca khúc Tình Bơ Vơ chính là mối tình đầu của ông, nữ ca sĩ Bạch Yến, người đầu tiên hát ca khúc Đêm Đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương mà quý vị rất yêu mến.
Ca sĩ Bạch Yến đi du học âm nhạc bên Pháp, bỏ lại nhạc sĩ Lam Phương ở Việt Nam nên ông viết bài Tình Bơ Vơ. Trong bản chép tay ca khúcTình Bơ Vơ, chữ Đêm Đông trong ca khúc được ông viết hoa để chỉ hình ảnh nữ ca sĩ Bạch yến vì Bạch Yến thời bấy giờ đang nổi tiếng với ca khúc Đêm Đông. Mãi sau này đến năm 2007, Bạch Yến mới được một người bạn kể lại cho nghe điều thú vị này.
Bức Tâm Thư
Một dòng nhạc khác tuy không quá nổi tiếng nhưng sức phổ biến của dòng nhạc này cũng không hề nhỏ. Đó là dòng nhạc thời chiến. Nhạc sĩ Lam Phương sống ở Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Vào những năm 1970, miền nam Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn đầu căng thẳng của cuộc chiến giữa miền nam Việt Nam và bắc Việt Nam. Nổi trội nhất là ca khúc Bức Tâm Thư với lời ca vui vẻ, hào sảng, động viên những người trai trẻ cầm súng chiến đấu với câu hát trứ danh:
Một dòng nhạc khác tuy không quá nổi tiếng nhưng sức phổ biến của dòng nhạc này cũng không hề nhỏ. Đó là dòng nhạc thời chiến. Nhạc sĩ Lam Phương sống ở Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Vào những năm 1970, miền nam Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn đầu căng thẳng của cuộc chiến giữa miền nam Việt Nam và bắc Việt Nam. Nổi trội nhất là ca khúc Bức Tâm Thư với lời ca vui vẻ, hào sảng, động viên những người trai trẻ cầm súng chiến đấu với câu hát trứ danh:
“Vài hàng gửi anh triều mến
Vừa rồi là còn truyền tin
Nói rằng nước non đang mong
Đi quân dịch là thương nòi giống”
Vừa rồi là còn truyền tin
Nói rằng nước non đang mong
Đi quân dịch là thương nòi giống”
Chuyến Đò Vĩ Tuyến:
Nhân dịp tôi ngồi viết đôi dòng về nhạc sĩ Lam Phương khi trời vào tiết thu tháng 7, không biết quý đọc giả có nhớ sự kiện gì đặc biệt trong lịch sử Việt Nam và thế giới không nhỉ?
Đó chính là Hiệp định Géneva đã được ký. Nói đến chiến tranh là nói đến thời loạn ly. Sau khi hiệp định Géneva đươc ký vào ngày 20/7/1954, một số lượng lớn người dân miền bắc đã di cư vào miền nam. Lúc này Vĩ Tuyến 17, trên bản đồ địa lý là con sông Bến Hải, đã chia cắt Việt Nam thành 2 miền. Có những gia đình vì nhiều lý do đã rơi vào hoàn cảnh không thể đoàn tụ cùng gia đình trong cuộc di cư này nên vĩ tuyến 17 trở thành ranh giới hạnh phúc của họ.
Chuyến Đò Vĩ Tuyến do nhạc sĩ Lam Phương viết cũng để nói lên tình cảnh chia ly này và ước mong ngày đoàn tụ không xa của những gia đình thời loạn ly. Ca khúc gắn liền với tên tuổi nữ ca sĩ có tiếng hát nức nở bậc nhất tính cho đến thời điểm này. Ca sĩ Hoàng Oanh với cách hát đặc trưng là lối ngâm thơ trước khi vào bất kỳ phần trình diễn nào.
Ca khúc này được nhạc sĩ Trúc Hồ của làm một bản phối mà cho đến nay được đánh giá là bản phối hay nhất cho ca khúc này. Cũng chính bản phối này được trình diễn lần đầu tiên tháng 07 năm 1996 tại sân khấu ngoài trời ở Toronto, Canada. Nữ ca sĩ Hoàng Oanh hoàn toàn sững sờ trước tạo hình không gian trên sân khấu. Đây đúng là không gian của một đêm trăng thanh gió mát. Phía sau lưng mình là màn ảnh rộng bật chiếu lên cảnh dòng sông có con đò lênh đênh trên sóng nước. Phía trước, ánh đèn mờ mờ ảo ảo. Dưới khán giả ngồi im phăng phắc, không một tiếng động. Dàn nhạc trổi lên âm điệu nhẹ nhàng cho đoạn ngâm thơ mở đầu với nhiều hình ảnh lịch sử. Rồi đến lượt tiếng đàn độc huyền cất lên nghe não nuột tâm hồn. Và nữ ca sĩ Hoàng Oanh cứ thế thả hồn vào trọn một tiết mục đến khi khản giả vổ tay cô mới bừng tỉnh.
Một thông tin quý già mà tôi sưu tầm được để minh chứng cho sự phổ biến của nhạc Lam Phương trong thời chinh chiến, đặc biệt là trong quân đội đó là câu chuyện từ một nhân chứng sống, cựu Trung Tá, quản đốc đài phát thanh Quân đội. Trung Tá Phạm Hậu. Ông kể rằng, 6 giờ sáng hàng ngày, trên đài phát thanh của Quân đội sẽ vang lên bài Ngày Hạnh Phúc của nhạc sĩ Lam Phương.
Đến khi chiến tranh giữa 2 miền vào giai đoạn khóc liệt nhất 1968 – 1975, nhạc của nhạc sĩ Nhật Trường – Trần Thiện Thanh nổi tiếng là nhạc dành riêng cho thời chiến, được phổ biến khắp nơi nhưng các đài Phát Thanh vẫn không nhận được những yêu cầu phát nhạc của Lam Phương như Tình Bơ Vơ, Kiếp Nghèo, Thành Phố Buồn,… mà tôi đã kể ở trên. Có lẽ rằng, sự nhạy cảm trong con người ông đã đem vào ca khúc của mình những tâm tư có thể xoa diệu những tâm hồn đang lo âu sống trong những ngày khói lửa.
Trong 1 trận đánh phục kích, tiểu đoàn 2 của Thủy quân lục chiến Châu Liên đã bị thất bại bất ngờ ở Phong Điền, Huế, vùng chiến thuật 1. Một tuần sau trận chiến, người anh trai của trung tá Lê Hằng Minh, ngồi tìm lại những kỷ vật của em mình, thấy trong ba lô của em trai mình có rất nhiều nhạc của Lam Phương
Phút Cuối
Quay trở lại với dòng nhạc tình của nhạc sĩ Lam Phương, một ca khúc làm rạng danh không biết bao nhiêu thế hệ ca sĩ. Đó là ca khúc Phút Cuối.
Quay trở lại với dòng nhạc tình của nhạc sĩ Lam Phương, một ca khúc làm rạng danh không biết bao nhiêu thế hệ ca sĩ. Đó là ca khúc Phút Cuối.
Người đẹp thứ ba mà nhạc sĩ Lam Phương gặp gở và say đắm là ca sĩ Hạnh Dung trong Biệt đoàn văn nghệ Trung ương. Cô không nổi tiếng lắm bởi cô là nhân viên dân chính do Biệt đoàn tuyển dụng và chỉ hát cho lính nghe. Tuy vậy, chuyện tình Lam Phương – Hạnh Dung cũng để lại cho chúng ta những tình khúc rất đặc sắc mà giờ này chúng ta vẫn tán thưởng nồng nhiệt như những tác phẩm buổi ban đầu Lam Phương mới sáng tác.
Chẳng hạn như bài “Bọt Biển” ghi dấu kỷ niệm hai người hẹn hò bên bờ đại dương, hoặc bài “Giọt Lệ Sầu”, ông viết khi thấy tình yêu ủa mình đi vào bế tắc. Thậm chí có lúc ông đã chán nản sáng tác bài “Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi”.
Một lần, ông theo Biệt đoàn ra công tác ngoài Côn Đảo, trình diễn cho các đơn vị quân đội ngoài ấy. Đêm cuối cùng mọi người gặp nhau họp mặt liên hoan để tiễn chân các cô ca sĩ sáng mai về Sài Gòn trước. Lam Phương tạm biệt Hạnh Dung vì phải tạm nán lại Côn Đảo vài hôm nữa. Ông liền viết bài “Phút Cuối” rất cảm động.
Tình Chêt Theo Mùa Đông, Giọt Lệ Sầu
Nhắc đến những phút giây tuyệt vọng của nhạc sĩ Lam Phương, không thể không nhắc đến 2 ca khúc được giới mộ điệu liệt vào hàng những ca khúc nghe một lần mà sầu một đời của ông. Đó là 2 ca khúc Tình Chết Theo Mùa Đông và Giọt Lệ Sầu với những ca từ khơi lên niềm đau và nỗi trăn trở của bất kỳ ai đã lỡ bước vào con đường yêu.
Nhắc đến những phút giây tuyệt vọng của nhạc sĩ Lam Phương, không thể không nhắc đến 2 ca khúc được giới mộ điệu liệt vào hàng những ca khúc nghe một lần mà sầu một đời của ông. Đó là 2 ca khúc Tình Chết Theo Mùa Đông và Giọt Lệ Sầu với những ca từ khơi lên niềm đau và nỗi trăn trở của bất kỳ ai đã lỡ bước vào con đường yêu.
Tình Chết Theo Mùa Đông được sáng tác khi nữ ca sĩ Bach yến, mối tình đầu của ông quay lại Sài Gòn sau 10 năm định cư và lưu điễn bên Hoa Kỳ. Sự trở về của bà làm ông dấy lên những ray rứt chưa bao giờ nguôi của mối tình đầu. Câu hát nổi tiếng “Đừng nhắc người ơi, 10 năm rồi con gì. Anh sợ, anh sợ những ngày biệt ly”
Ca khúc gắn liền với tên tuổi người ca sĩ đầu tiên thu âm nó là ca sĩ Thái Châu và Giọt Lệ Sầu được trình bày hay nhất theo nhiều người đánh giá là qua giọng ca gắn liền tên tuổi mình với dòng nhạc Lam Phương: Nữ ca sĩ Hương Lan
Biển Tình
Trong một lần công tác tại Khánh Hòa, Nha Trang, ông đã cùng một bóng hồng khác trong cuộc đời mình đi dạo và ngồi bên nhau trên bải biễn tuyệt đẹp. Nữ ca sĩ Minh Hiếu. Ngay trên bãi biển này, ca khúc Biển Tình đã ra đời như một minh chứng cho tình yêu của 2 người với những giai điệu vô cùng lãng mạn và hạnh phúc. Có một nhân vật thứ 3 xuất hiện trên bờ biển này nhưng người đó hoàn toàn vô tội, không biết kế bên mình có 2 kẻ đang yêu, chính là cô bé Hương Lan khi ấy mới 12 tuổi mà sau này là danh ca bậc nhất của Việt Nam. Cô bé nằm ngủ ngon lành trên bãi biển mà theo như nhạc sĩ Lam Phương kể thì chính Hương Lan mới là vị khán giả đầu tiên nghe ca khúc Biển Tình của ông.
Lầm
Chúng ta có thể thấy nữ ca sĩ Minh Hiếu đã mang đến cho nhạc sĩ Lam Phương hạnh phúc tột cùng. Thì còn 1 người phụ nữ khác đã mang đến cho ông rất nhiều hạnh phúc mà cũng lắm đau thương. Người phụ nữ mà ông đã cưới làm vợ và sau này ông bảo lãnh sang Mỹ. Cũng chính bước ngoặc bảo lãnh vợ mình sang Mỹ mà dẫn đến một biết cố lớn. Nữ ca sĩ Túy Hồng khi đặt chân lên đất Mỹ đã ly hôn ông để chạy theo mối tình khác. Và đây chính là nguồn cơn cảm xúc lớn nhất để ông sáng tác ra ca khúc nổi tiếng mang tên Lầm với câu hát đầy sự uất nghẹn: “Anh đã lầm đưa em sang đây. Để đêm thường nghe tiếng thở dài. Thà cuộc đời yên trong lòng đất. Được trở về tiếng khóc ban sơ. Hơn là mang kiếp mong chờ”
Cho Em Quên Tuổi Ngọc
Ca khúc này tôi đặc biệt yêu thích vì lần đầu tiên tôi biết đến nó, tôi cứ nghĩ đây là 1 bản nhạc tây theo phong cách bán cổ điển được nhạc sĩ Lam Phương viết lời Việt chứ không thể ngờ đây là một ca khúc hoàn toàn mang quốc tịch Việt Nam. Ông sáng tác cho nữ ca sĩ Bạch Yến trong thời gian bà chu du biểu diễn khắp nơi trên thế giới với cả 2 ngôn ngữ là Việt và Pháp. Bài hát thể hiện rất rõ trí tưởng tượng phong phú của ông khi ông viết về sự bấp bênh trong cuộc sống xứ người trong khi đó nữ ca sĩ Bạch Yến dù bà chỉ thỉnh thoảng gửi về cho ông đôi dòng tâm sự. Tên tiếng Pháp của ca khúc là C’est Toi, nghĩa là Chính Em
Ca sĩ Bạch Yến là một nữ ca sĩ mang tầm vốc quốc tế thực sự vì cho đến nay bà vẫn là nữ ca sĩ duy nhất của miền nam Việt Nam đã đi du học âm nhạc ở Pháp và sau đó được Mỹ mời định cư và biểu diễn tại Mỹ cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Bà có thể hát và giao tiếp bằng tiếng Anh, tiếng Pháp một cách thuần thục. Các bạn có thể thấy qua video clip tôi đã chia sẽ.
Tạm kết
Thưa quý đọc giả, như tối đã trình bày đầu bài viết này, nhạc sĩ Lam Phương có hơn 200 ca khúc nên những ca khúc trên đây chỉ là một số nhỏ những ca khúc nổi tiếng của ông. Còn rất nhiều ca khúc tuyệt vời khác của nhạc sĩ Lam Phương như Một Mình, Bé Yêu, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Tất Cả Là Em, Mưa Lệ, Mùa Thu Paris,… Trong những bài viết sau, tôi sẽ kể hầu cho quý đọc giả nghe nhiều hơn những câu chuyện thú vị xung quanh ca khúc những ca khúc này.
Thưa quý đọc giả, như tối đã trình bày đầu bài viết này, nhạc sĩ Lam Phương có hơn 200 ca khúc nên những ca khúc trên đây chỉ là một số nhỏ những ca khúc nổi tiếng của ông. Còn rất nhiều ca khúc tuyệt vời khác của nhạc sĩ Lam Phương như Một Mình, Bé Yêu, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Tất Cả Là Em, Mưa Lệ, Mùa Thu Paris,… Trong những bài viết sau, tôi sẽ kể hầu cho quý đọc giả nghe nhiều hơn những câu chuyện thú vị xung quanh ca khúc những ca khúc này.
Xin chân thành cảm ơn quý đọc giả đã đọc bài viết này!
Biên soạn: Nguyễn Tường Quân.
---------------------------------------------------------------------------------
Nhạc sĩ Lam Phương - Slideinfo VHN:
https://www.slideshare.net/vohieunghia/nhc-s-lam-phng-vhn
---------------------------------------------------------------------------------
Nhạc sĩ Lam Phương - Slideinfo VHN:
https://www.slideshare.net/vohieunghia/nhc-s-lam-phng-vhn
NS. Lam Phương: ‘Đào hoa’ là do hoàn cảnh đưa tới! (Ngọc Lan):
https://www.nguoi-viet.com/…/nhac-si-lam-phuong-va-nhung-c…/
------------------------------------------------------------------------------------
Ngày nhạc sĩ Lam Phương 80 - Trịnh Thanh Thủy
https://www.nguoi-viet.com/…/nhac-si-lam-phuong-va-nhung-c…/
------------------------------------------------------------------------------------
Ngày nhạc sĩ Lam Phương 80 - Trịnh Thanh Thủy
Đối với người Á Đông sống tới 80 tuổi, người ta gọi là thượng thọ. Ngày qua tuổi Bát Tuần, nhà văn Hoàng Hải Thủy hóm hỉnh bảo “tôi đã đến kỳ “tám bó” nhưng thấy mình trẻ lại như thời “ba bó””. Nhạc sĩ Lam Phương cũng đã leo đến bậc thang 80 nấc của đời mình, không biết ông nghĩ gì?.
Tôi gặp nhạc sĩ Lam Phương trong một buổi tiệc nhỏ nhân ngày sinh nhật 80 của ông được tổ chức tại nhà riêng. Buổi tiệc Thượng Thọ Bát Tuần cho ông do người thân và nhóm Nhân Ảnh Tân Văn tổ chức sẽ được diễn ra tại Kingston Garden, 9800 Bolsa Ave (Đối diện Catina Plaza), Westminster, CA 92683, vào ngày Chủ Nhật March 26, 2017 từ 12PM-7:00PM. Quý đồng hương thương mến nhạc sĩ Lam Phương có thể đến thăm và chụp hình kỷ niệm với ông vào lúc 12PM tới 1:00PM, sau đó là chương trình sẽ bắt đầu.
_________________________________________________
_________________________________________________
Lam Phương sinh ra ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Nội tổ của Lam Phương vốn là người gốc Hoa. Năm 10 tuổi, Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Ca khúc đầu tay của ông là bài “Chiều thu ấy”, viết vào năm 15 tuổi. Bút danh Lam Phương do ông tự đặt, từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng"
Lam Phương gia nhập quân đội, đoàn văn nghệ Bảo An, ban văn nghệ Hoa Tình Thương và Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ. Ông hiện định cư tại Nam Cali, Hoa Kỳ. Ông có trên 200 ca khúc. Nhạc ông được nhiều người biết đến và mến mộ.(theo Wiki)
__________________________________________________
__________________________________________________
Ông sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937. Ông trông vẫn còn trẻ và thư thái dù đã bước qua tuổi 80, dù đã trải qua nhiều cơn sóng gió đời tung ông lên cao cũng như dìm ông xuống đáy rất sâu.
Bạn bè, người thân quây quần quanh ông, khiến khuôn mặt ông ánh lên nét rạng rỡ không biết mệt, kể cả sau vài giờ cô em gái giục ông lui vào nghỉ, ông vẫn từ chối. Ông tiếp chuyện tôi trong một nụ cười vui vẻ dễ mến:
Hỏi: Chú nghĩ sao về chuyện hai ca khúc “Rừng xưa” và “Chuyện buồn ngày xuân” của chú trong số 5 ca khúc mới đây bị cấm lưu hành trong nước?.
Đáp: Câu hỏi này đài VOA đã hỏi, nhưng nếu cháu muốn biết thêm thì chú xin trả lời. Theo chú thì chuyện cấm là chuyện của họ, chuyện làm là chuyện của mình. Dĩ nhiên mình làm khác đường lối của họ thì họ cấm thôi.
Hỏi: Cháu có đọc lời bài hát “Rừng xưa”, cháu đâu thấy có gì là đi ngược lại đường lối đâu. Theo chú, nếu phân tích kiểu sợi tóc chẻ làm tư, thì trong các từ ngữ hay nội dung của bài hát có gì đụng chạm tới họ không?
Đáp: Theo chú, chắc là có vì nội dung của bài hát trong hai đoạn giữa và cuối có lời kêu gọi người tình miền Bắc về sống với người tình miền Nam. (xin xem lời hát bài “Rừng Xưa” bên dưới).
Hỏi: Nói theo tinh thần tự kiểm duyệt, thì bài “Chuyện buồn ngày xuân” có gì không ổn chú?
Đáp: Thì.. (cười) …Nội dung câu chuyện nói về sự chia ly giữa hai người tình với nhau. Sau năm 75, trong thời gian lộn xộn của sự thay đổi chế độ. Trong cơn hốt hoảng người chồng hay người yêu đã chia tay và bỏ người kia ở lại, đi thoát ra ngoại quốc. Người ở lại tìm cách vượt biển để tìm gặp lại người thương. Chuyện giản dị thế thôi, chứ có gì mà họ cấm? (Xin xem lời hát bài “Chuyện buồn ngày xuân bên dưới)
Hỏi: Trong một bài cháu phỏng vấn chú nhạc sĩ Tuấn Khanh trước đây chú ấy kể, chú là người đầu tiên có nhạc bán chạy tự in lấy, rất thành công. Chú có thể nói thêm về kinh nghiệm tự phát hành nhạc của chú không?
Đáp: Thời ấy,(1952) chú là người đầu tiên đã in nhạc của mình. Hồi đó chú mới 15,16 tuổi, viết ca khúc đầu tay là bài “Chiều thu ấy”, còn đi học làm gì có tiền. Chú phải vay mấy trăm bạc của bạn bè để mướn nhà in, in nhạc, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Sau đó tiền bán nhạc không đủ để trả nợ nữa. Bước đầu dĩ nhiên là khó khăn, tuy nhiên đến bài thứ nhì là “Trăng Thanh Bình(1953)” thì chú bán được tới 1300 đồng. Thời ấy số tiền 1300 rất lớn, nhưng cuối cùng số tiền này chú bị bạn bè lột sạch ….(cười vui) . Càng ngày chú càng kinh nghiệm hơn trong việc in nhạc. Bài thứ 3 là “Tình anh lính chiến(1958)” phát hành, thì chú thu được số tiền lớn là 4000 đồng, nhờ đó chú mua được căn nhà ở Lữ Gia cho má chú ở.
Hỏi: Cháu có một người bạn nhỏ, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, yêu và chịu ảnh hưởng nhạc dân ca của chú đến độ cậu ấy sáng tác những bài nhạc dân ca có những hoạt cảnh đồng quê, hò, hát vào ngày mùa thật thanh bình, dù bây giờ là thời đại điện toán. Cháu chợt tò mò muốn hỏi, chú có những ca khúc viết cho miền quê VN vào những thập niên 50,60 nói lên cảnh thanh bình và cái đẹp của miền Nam. Những hình ảnh chú đưa ra và diễn tả thưở đó có thật không? hay chỉ có tính tượng trưng, hư cấu?
Đáp: Cái sung sướng của một người nhạc sĩ sáng tác là chính mình tạo được đường lối cho thế hệ sau này. Phần lớn hình ảnh hoạt cảnh ngày mùa là do chú tưởng tượng. Phần còn lại, chú có sống thật. Chú quê ở Rạch Giá. Thời chiến tranh, chú phải tản cư về một thành phố cách đó 10 cây số, ở đó có cái sóc của người Miên. Sau này khi rời thành, lúc sáng tác những bài dân ca, chú hồi tưởng lại hoạt cảnh thanh bình, ngày mùa của sóc Miên mà viết nhạc.
Hỏi: Nhạc của chú đa dạng, trong đó có chủ đề “Lính”. Cháu thấy trong các sáng tác chú viết cho người lính VNCH có sự chân thật trong tình yêu và bằng hữu. Theo cháu biết chú ở trong quân đội, vậy hồi đó chú có vì cuộc chiến và tinh thần “tâm lý chiến” mà được chỉ định viết nhạc cho quân đội không?
Đáp: Hồi đó, chú có gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An, ban văn nghệ Hoa Tình Thương, và sau cùng là Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Ở miền Nam không có sự chỉ định hay bắt buộc làm nhạc về quân đội. Vì chú là người lính và vì ý thức mà chú viết thôi. Chú có nguyên một tập đến khoảng 40 bài viết cho quân đội. Có những bài không có tựa đề là lính, người ta hát hoài, không để ý chứ nội dung có người lính trong đó, như bài “Biết đến bao giờ”, “Bức tâm thư” v..v..
Pic 2. Lam Phương, 2 con và em gái
Hỏi: Sau năm 1975, bài hát “Thành phố buồn” bị liệt vào danh sách bài hát cấm lưu hành của chính quyền mới do có nội dung "ủy mị". Chú nghĩ sao về chuyện này?
Đáp: Họ nói gì thì nói, bài hát “Thành phố buồn” hiện là bài hát ăn khách và chạy nhất trong nước. Bây giờ các ca sĩ nổi tiếng trong nước hay hát và thu băng. Tác giả Nguyễn Ngọc Giang có viết, “Trong các bản nhạc viết về Đà Lạt thì bài hát “Thành phố buồn” là một trong những bài hát có nét độc đáo riêng. Bài hát viết về Đà Lạt nhưng không có một từ nào trong bài có chữ “Đà Lạt”. Đây là kĩ thuật miêu tả gián tiếp rất khó. Cố nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn cũng đã từng sử dụng kĩ thuật miêu tả gián tiếp này trong bài hát “Diễm xưa” để viết về xứ Huế mơ mơ thực thực. Kĩ thuật này cho đến nay vẫn hiếm người sử dụng thành công trong thơ, trong nhạc. Chính vì thế, bài hát “Thành phố buồn” có một dấu ấn không thể thay thế trong lòng bạn nghe nhạc.”
Hỏi: Nội dung bài này nói đến cuộc chia ly của một đôi tình nhân trẻ, có người bảo chú nghe và kể lại câu chuyện ấy, nó có thật ?
Đáp: Chỉ là hư cấu, tưởng tượng thôi. Chú sống về tưởng tượng nhiều lắm.
Pic 3. Lam Phương và vợ chồng nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh
Hỏi: Chú là một nhạc sĩ sáng tác có được một tài sản âm nhạc trên 200 Nhạc của chú được nhiều người biết tới, hát và vẫn tiếp tục thích hát từ năm 1952 cho tới nay. Qua 65 năm âm nhạc thăng trầm, chú lại kẹt vào hoàn cảnh không còn sáng tác được, chú có buồn, thất vọng vì sự bất lực? hay chú vui vì sự nổi danh của trên 200 bản nhạc và cho thế là đủ?
Đáp: Dĩ nhiên là sung sướng, hãnh diện vì mình làm được một chuyện gì thành công để tự mình an ủi cho cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên đối với âm nhạc thì không bao giờ là đủ. Chú nghĩ nếu còn sức để làm nhạc thì đó là chuyện mơ ước khác. Bây giờ mỗi lần phải suy nghĩ đầu chú bị đau nhức nên chú ngừng không suy nghĩ nữa và không dám suy nghĩ nhiều. Cho chú gởi lời cảm ơn đến tất cả các vị đã có lòng thương mến chú bấy lâu nay.
Trịnh Thanh Thủy
oOo
Lời bài nhạc “Rừng xưa” của Lam Phương
Người về đâu hỡi người về đâu?
Có nhớ chăng một chiều bên suối mơ ?
Nghe gió cuốn mây trôi về nơi xa tít chân trời:
Tình đã trao không lời .
Có nhớ chăng một chiều bên suối mơ ?
Nghe gió cuốn mây trôi về nơi xa tít chân trời:
Tình đã trao không lời .
Rồi mùa thu thương tiếc quá .
Anh nỡ đi trong lòng hoa xác xơ
Ôi thắm thoát trôi qua
mười năm quá xa
mà tình mãi còn vương
Anh nỡ đi trong lòng hoa xác xơ
Ôi thắm thoát trôi qua
mười năm quá xa
mà tình mãi còn vương
Bao năm qua người ơi
mang tin yêu cho đời
Mong có ngày đoàn viên
giữa núi reo triền miên,
Về với em nghe nắng mai chan hòa,
nghe lúa vàng dâng tràn đầy hương yêu .
mang tin yêu cho đời
Mong có ngày đoàn viên
giữa núi reo triền miên,
Về với em nghe nắng mai chan hòa,
nghe lúa vàng dâng tràn đầy hương yêu .
Người về đâu hỡi người về đâu?
Đây ước mơ của miền Nam mến yêu
Tha thiết đến tin anh về bên mái ấm gia đình
tìm hạnh phúc ngày qua
Đây ước mơ của miền Nam mến yêu
Tha thiết đến tin anh về bên mái ấm gia đình
tìm hạnh phúc ngày qua
Lời bài nhạc “Chuyện buồn ngày xuân” của Lam Phương
Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình
Giữa đêm Xuân lạnh lùng
Chim xa bầy còn thương tổ ấm
Huống chi người tội lắm anh ơi
Giữa đêm Xuân lạnh lùng
Chim xa bầy còn thương tổ ấm
Huống chi người tội lắm anh ơi
Xuân năm nào có nhau mình chung ly rượu đào
Mùi quê hương thơm ngạt ngào
Nhưng bây giờ người đi kẻ nhớ
Đến bao giờ lòng hết bơ vơ.
Mùi quê hương thơm ngạt ngào
Nhưng bây giờ người đi kẻ nhớ
Đến bao giờ lòng hết bơ vơ.
ĐK:
Trùng dương sóng gào đưa anh vào tương lai mờ tối
Em biết anh vì xôn xao trong phút giây kinh hoàng
Đời anh đâu muốn phụ phàng
Nhưng tình vẫn ngăn đôi
Khi bước chân lên tàu
Là ngàn năm ta chia phôi
Trùng dương sóng gào đưa anh vào tương lai mờ tối
Em biết anh vì xôn xao trong phút giây kinh hoàng
Đời anh đâu muốn phụ phàng
Nhưng tình vẫn ngăn đôi
Khi bước chân lên tàu
Là ngàn năm ta chia phôi
Thương anh em mới biết đêm dài
Mưa hay nước mắt tuôn trào vì anh...
Em xin dành trái tim đã yêu anh nồng nàn
Khắc tên anh đời đời
Mai cho dù ngàn năm sau còn nhớ
Đến câu chuyện buồn của đôi ta.
Mưa hay nước mắt tuôn trào vì anh...
Em xin dành trái tim đã yêu anh nồng nàn
Khắc tên anh đời đời
Mai cho dù ngàn năm sau còn nhớ
Đến câu chuyện buồn của đôi ta.