- Đề tài do ban tổ chức của Trung Tâm Điều Hợp TTCSVNCH Âu Châu đề nghị với tôi phát xuất từ một lý do quan trọng, không những đối với Quân lực VNCH mà đối với cả VNCH và nhân dân Miền Nam VN nói chung .Sự thật của cuộc chiến tranh Việt Nam đã bị bóp méo một cách qui mô và tàn nhẫn trong suốt cuộc chiến xâm lăng Miền Nam. Ngay đến bây giờ, trong ký ức của một số thành phần dư luận thế giới, đặc biệt trong các giới thiên tả, hình ảnh của người lính VNCH vẫn trái với sự thật khách quan .
- Vì vậy, chiều nay tại kinh đô « ánh sáng » này của nước Pháp, nhân cử hành lễ tưởng niệm Ngày Quân Lực VNCH, chúng ta có bổn phận đả phá các luận điệu xuyên tạc gian trá và nói lên sự thật khách quan nhất, không cần phải tô điểm một chút nào, sự thật về chân dung, về sứ mạng, về những thành tích và hy sinh của người chiến sĩ VNCH.
- Đây không phải là lần đầu tiên cũng không phải là lần cuối cùng mà chúng ta đả phá những luận điệu dối trá, thiên vị, cốt để hạ nhục người lính VNCH và từ đấy bôi nhọ luôn cả chính nghĩa của cuộc chiến đấu kiêu hùng của quân dân ta chống Cộng sản xâm lược.
- Vậy sự thật đa bị bóp méo như thế nào ?
- Đi lùi lại bảy tám năm trước khi quân đội ta mang danh xưng Quân Lực VNCH nghĩa là từ năm 1947,1948 trở đi, người chiến sĩ quốc gia đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ tự do cho toàn dân cả nước từ Bắc chí Nam chống cộng sản đang chiếm giử một phần lãnh thổ. Quân đội quốc gia thời ấy là tiền thân của quân lực VNCH sau này và lần lượt lớn mạnh gồm các đơn vị chính qui với sự trợ lực của các lực lượng phụ thuộc .
- Từ năm 1948, tại Vịnh Hạ Long ở Bắc Việt, Pháp đã chấp nhận trao trả độc lập cho Việt Nam với Quốc trưởng Bảo Đại và tiếp theo, Chính phủTrung Ương được thành lập, nhưng cộng sản vẫn tiếp tục đánh phá vì chúng nhất quyết thi hành chủ trương của cộng sản quốc tế ( Hồ Chí Minh là cán bộ cộng sản quốc tế từ 1920) là phải nhuộm đỏ bán đảo Đông Dương. Vì vậy, chúng xem nhửng người Việt quốc gia yêu nước là kẻ thù và. ngoại bang như Nga Sô và Trung Cọng (từ 1949) là cha đở đầu, hổ trợ toàn diện cho chúng « thi hành nghĩa vụ quốc tế nhuộm đỏ ba nước Việt Miên, Lào …. » .
- Một chiến lược tuyên truyền rông lớn của CS khởi đầu từ đó nhằm bôi nhọ các chiến sĩ quốc gia : nào là lính đánh thuê cho thực dân Pháp, rồi lính đánh thuê cho Mỹ, rồi Mỹ Ngụy. Cộng sản đã dùng một cụm từ không thề nặng nề hơn để lường gạt đồng bào trong nước về sứ mạng cao quí và hiểm nguy của người lính quốc gia, người lính VNCH, hy sinh thân mạng để bảo vệ đồng bào, bảo vệ tổ quốc……nhưng ngụy luận tuyên truyền ấy đã không có hiệu quả ở trong nước vì đồng bào đã chung sống hằng ngày với các binh sĩ ta, đã chứng kiến những cảnh chiến tranh, phá hoại, khủng bố, tàn sát của cộng sản. Trong lúc ấy, họ thấy tận mắt chiến sĩ ta anh dũng chiến đấu, bất kể thương vong để bảo vệ họ, bảo vệ xóm làng, bảo vệ từng tất đất của lãnh thổ quốc gia.
- Thế nhưng, những luận điệu tuyên truyền gian dối ấy đã lần hồi thấm nhập đầu óc của nhiều thành phần dân chúng Tây phương mà oái oăm thay một số quốc gia lại là đồng minh hay thân hữu của chúng ta, tôi muốn nói Hoa Kỳ, Pháp, các nước Bắc Âu với các tổ chức « phản chiến », chúng xem chúng ta và đồng minh của chúng ta là những kẻ gây chiến !
- Khỏi phải nói đến những luận điệu tuyên truyền của CS quốc tế tiếp vận bài bản tuyên truyền láo khoét và thô bạo của CSVN, một phần lớn truyền thông đại chúng Tây phương, thuộc khuynh hường thiên tả đã đành mà ngay cả một số báo chí và bình luận gia không màu sắc chính trị cũng bị ảnh hưởng không ít, hoặc vì không cưỡng lại được sức ép của đám tả khuynh được gọi là khủng bố trí thức ( terrorisme intellectuel), hoặc vì nghe mãi rồi đâm ra tin là thật ! Ngoài ra, tại Pháp, vì thành kiến chống Mỹ khá nặng nên sự tham chiến của Mỹ để giúp VNCH chống CS xâm lược đã bị một phần khá lớn dư luận cho là một sự « can thiệp thô bạo » của đế quốc tư bản Mỹ………….
- Ngoài cụm từ vu khống lính đánh thuê, chúng còn nặng lời miệt thị chiến sĩ ta nào là hèn nhát, thiếu tinh thần chiến đấu, vv……nhưng vượt lên trên tất cả là : qua hình ảnh người lính VNCH đã được tạo dựng lên một cách man trá, CSVN, CS quốc tế,bọn bồi bút và bọn ngụy trí thức tả khuynh Phương Tây, tất cả bọn chúng nhằm đánh đổ chính nghĩa của cuộc chiến đấu của quân, dân ta đặng tung hỏa mù che đậy cuộc chiến tranh xâm lược trắng trợn của CS Bắc Việt, tên lính tiền phong của CS quốc tế với tham vọng nhuộm đỏ ba nước Việt, Miên, Lào và tiến chiếm Mả Lai, Thái Lan, xích hóa phần thiết yếu chiến lược của Đông Nam Á Châu.
- Để chận đứng ý đồ bành trướng ấy của CSQT , Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á ( South East Asia Treaty Organization – Organisation du Traité de l’Asie du Sud Est ) đã được thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1954 gồm sáu quốc gia Hoa Kỳ,Anh,Úc,Tân tây lan, Phi Luật Tân,Thái lan sau khi Pháp thất bại ở chiến trường Bắc Việt.
- Giữa lúc CSVN đem xương máu của cả triệu đồng bào Miền Bắc nước ta cống hiến cho nghĩa vụ quốc tế của chúng và xâm lăng Miền Nam
thì người chiến sĩ quốc gia , và trong suốt 20 năm sau cùng của cuộc chiến, từ 1955 đến 1975, người lính VNCH đã anh dũng chiến đấu bảo vệ nửa giang sơn còn lại của tổ quốc sau khi đất nước bị phân chia theo Hiệp định Genève 1954.
- Chính nghĩa sáng ngời của quân, dân Miền Nam đã un đúc tinh thần cao cả của người chiến sĩ VNCH khắp các chiến trường khiến các chiến hữu Đồng minh từ các tướng lãnh đến hàng binh Mỹ, Úc, Hàn, đều khâm phục. Dù tỷ lệ thương vong của quân ta không đến một phần năm của Cọng quân nhưng non hai trăm ngàn chiến sĩ ta đã hy sinh hoặc tàn phế trong suốt cuộc chiến. Tinh thần cao cả và khả năng tác chiến của quân sĩ ta là yếu tố quan trọng có tính cách quyết định trong các chiến thắng lẫy lừng đánh tan quân địch trên các chiến trường lớn trong chiến dịch Đông Xuân thảm bại của CSBV 1967-1968 với một trăm năm mươi ngàn cán binh CS thiệt mạng, từ thị trấn Lộc Ninh đến Dakto,Cồn Thiên, Khe sanh,- căn cứ do quân lính Mỹ đồn trú,- và cuối chiến dịch là cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân,tháng giêng 1968 tại nhiều tỉnh thành từ Sài Gòn đến Huế, nơi mà chúng chiếm giử lâu nhất trước khi bị quân ta và đồng minh đánh bại. Tái chiếm cố đô Huế, quân ta đã reo hò chiến thắng kéo quốc kỳ lên kỳ đài còn nguyên vẹn trước Hoàng cung Đại Nội.
- Sau khi chỉnh đốn và bù đắp quân ngủ đã bị thiệt hại nặng nề, Cọng quân lại mở một chiến dịch qui mô từ ngày 30 tháng 3, 1972, vừa để áp lực các thương thuyết gia Mỹ tại bàn hội nghị Paris, vừa chứng tỏ cho quan thầy Trung Cộng biết khả năng đánh lớn của chúng để ngăn ngừa Mao Trạch Đông nhượng bộ tổng thống Hoa Kỳ Nixon và Kissinger vừa viếng thăm họ Mao trong tháng 2 trước đấy.
- Cuộc tổng tấn công qui mô này nhắm vào tỉnh Quảng Trị ở địa đầu phía Bắc của VNCH tiếp đến là Kontum, Pleiku ở vùng Cao nguyên Trung phần đổ xuống tỉnh Bình Định giáp biển, cắt đứt Miền Trung ở đoạn giữa và xa hơn tại Nam Phần là An Lộc, tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long chỉ cách Sài Gòn khoảng 100 km về phía Tây bắc. Hơn 120 000 quân CSBV được xử dụng, cọng thêm bọn VC địa phương.Tại An Lộc, hơn 40 chiến xa hạng nặng của Nga Sô xuất hiện. Đây là lần đầu tiên mà chúng xử dụng qui mô loại chiến xa này cùng với bộ binh đến cấp trung đoàn và nhiều sư đoàn.
- Nhưng quân ta đã thắng lớn trên khắp các mặt trận: Trong Mùa hè Đỏ lữa, tỉnh lỵ Quảng Trị đã được quân ta tái chiếm ngày 16.91972, sau những đợt phản công dữ dội, đẫm máu, hơn sáu ngàn quân địch đã bỏ mình tại Cỗ Thành. An Lộc đã đứng vững và giải tỏa sau hơn hai tháng chiến đấu mãnh liệt, quân ta đã đánh tan bốn sư đoàn địch và hủy diệt tất cả chiến xa của chúng.
- Trong hai trận chiến lớn Quảng Trị và An Lộc mà quân ta đã chiến thắng vẻ vang, không lực Hoa Kỳ đã tích cực yểm trợ và chịu một số thiệt hại nhưng quân ta đã hy sinh không ít xương máu đế quyết định thắng lợi vĩ đại cuối cùng. Lịch sử chiến tranh cận đại với vai trò càng ngày càng quan trọng của không quân vẫn xác định tính cách quyết định tối hậu của bộ binh mà các chiến lược gia quân sự xem như là Nữ Hoàng của trận chiến ( La reine de la bataille).Bộ binh trong hai chiến trường lớn ấy là các chiến sĩ VNCH.
- Vâng, quân lực ta, chiến sĩ ta, đã được vinh danh là những chiến binh can đảm, nhiều lúc phi thường, bởi những quan sát viên ngoại quốc khách quan, và ngay cả bởi một số truyền thông quốc tế vốn thiếu thiện cảm với Miền Nam chúng ta vì khuynh hướng chính trị của họ.Các binh chủng Nhảy Dù, Thủy quân lục chiến, Biệt Động quân, các sư đoàn bộ binh như sư đoàn 1 chẳng hạn, các đơn vị người Nhái, các Lực Lượng Biệt Kích tung vào đất địch, v…v…..đã nhiều lần được ca ngợi dù tiếng vang trung thực này lắm lúc bị ngăn cản bởi tiếng động của hòa âm « phản chiến »của cộng sản quốc tế, của dư luận tả khuynh, của những thành phần không có ác ý nhưng bị đầu độc bởi các luận điệu tuyên truyền gian trá v.v………
- Thế nhưng, sẽ là một thiếu sót lớn trong việc phục hồi sự thật về người lính VNCH nếu tôi không mạnh dạn đề cập ngay đây vụ tan rã hàng ngũ của quân ta trong trận chiến cuối cùng ở Vùng 1 và Vùng 2 chiến thuật tại Trung Phần và Cao Nguyên Trung Phần VN. Vụ rã ngũ này đưa đến sự thất bại của quân ta và Miền Nam lọt vào tay địch.
- Trước hết, cần phải hiểu rằng một trận chiến, dù lớn đến đâu, cũng phải nằm trong toàn bộ của cuộc chiến ở một giai đoạn, một thời điểm nào đó. Vụ triệt thoái Cao Nguyên mở đầu cho bi kịch. Lý do chiến lược của việc hy sinh hai Vùng chiến thuật 1 và 2 đã được bàn đến một cách nghiêm chỉnh khoảng một năm trước vì với sự cắt giảm tối đa viện trợ quân sự HK, quân lực ta không thể bảo vệ được toàn bộ lãnh thổ.nên phải thu hẹp chu vi bảo vệ trong hai Vùng 3 và 4. Tôi có tham dự một buổi họp về vấn đề này tại nhà Phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên cùng đại diện các chính đảng trong mặt Trận 6 chính đảng, và một tướng lãnh trình bày tình hình quân sự.
- Một cuộc rút quân dù một đơn vị cũng nguy hiểm huống hồ rút quân của gần cả một quân đoàn từ Cao Nguyên về Duyên Hải ( Tuy Hòa) đem theo gia đình binh sĩ và dân chúng địa phương, không thể nào thực hiện được trọn vẹn với ba ngày chuẩn bị, lại dưới sự săn đuổi của địch đang thừa thắng xông lên. Một vụ rút quân của quân đội Liên Hiệp Pháp ra khỏi một căn cứ quân sự như Na Sàn chẳng hạn đã phải nghiên cứu chuẩn bị vài tháng trước trong tuyệt đối bí mật và thi hành nhiều mưu mẹo để tránh khỏi bị địch tấn công dọc đường.
- Trong một tình trạng triệt thoái như vậy, làm sao trách cứ được người lính chiến đã không làm tròn nhiệm vụ của mình. Tuy vậy một số đơn vị đã anh dũng chiến đấu như trường hợp một đại đội Biệt Động Quân đã cận chiến mãnh liệt với địch.Hiện tượng tan rã bắt đầu từ đấy Nhưng phát súng ân huệ dành cho quân lực ta là sự bỏ rơi hoàn toàn của người đồng minh Hoa Kỳ từ mấy tháng trước, khi ngân khoản viện trợ quân sự chưa được xử dụng gần bốn trăm triệu mỹ kim đã bị quốc hội Mỹ từ chối tháo khoán cho ta để dùng mua bom đạn và nhiên liệu cần thiết cho trận chiến sôi động. Quân ta cũng chỉ được dùng hai quả bom CBU gây thiệt hại nặng và kinh hoàng cho Cọng quân đang bao vây quân ta ở tỉnh Long Khánh.
- Một mình đương cự với toàn lực Cọng quân Bắc Việt được cả Khối Cọng sản Nga, Tàu và Đông Âu hổ trợ tối đa trước và trong cuộc tổng tấn công mùa Xuân 1975, quân lực VNCH đã biểu dương cho thế giới khả năng và tinh thần cao cả của người chiến sĩ quốc gia Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc của mình , cho dân tộc của mình trong một cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử cận đại của nhân loại.
- Hôm nay, kỷ niệm Ngày Quân Lực, chúng ta thành tâm tưởng nhớ đến tất cả các chiến sĩ anh hùng của chúng ta đã hiến dâng cuộc đời của mình cho chúng ta được sống tự do cho đến ngày tạm biệt quê hương
Họ đã từ giả cuộc đời nhưng sẽ sống mãi trong lòng dân tộc và Hồn thiêng của các chiến hữu của chúng ta đã quyện vào trong hồn thiêngcủa Đát Nước Việt Nam bất diệt.
Tôi xin quý Vị và các bạn cùng tôi san sẻ niềm tin sâu sắc ấy.
Xin kính chào quý Vị, thân mến chào các bạn.
Lê Trọng Quát
- Chính nghĩa sáng ngời của quân, dân Miền Nam đã un đúc tinh thần cao cả của người chiến sĩ VNCH khắp các chiến trường khiến các chiến hữu Đồng minh từ các tướng lãnh đến hàng binh Mỹ, Úc, Hàn, đều khâm phục. Dù tỷ lệ thương vong của quân ta không đến một phần năm của Cọng quân nhưng non hai trăm ngàn chiến sĩ ta đã hy sinh hoặc tàn phế trong suốt cuộc chiến. Tinh thần cao cả và khả năng tác chiến của quân sĩ ta là yếu tố quan trọng có tính cách quyết định trong các chiến thắng lẫy lừng đánh tan quân địch trên các chiến trường lớn trong chiến dịch Đông Xuân thảm bại của CSBV 1967-1968 với một trăm năm mươi ngàn cán binh CS thiệt mạng, từ thị trấn Lộc Ninh đến Dakto,Cồn Thiên, Khe sanh,- căn cứ do quân lính Mỹ đồn trú,- và cuối chiến dịch là cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân,tháng giêng 1968 tại nhiều tỉnh thành từ Sài Gòn đến Huế, nơi mà chúng chiếm giử lâu nhất trước khi bị quân ta và đồng minh đánh bại. Tái chiếm cố đô Huế, quân ta đã reo hò chiến thắng kéo quốc kỳ lên kỳ đài còn nguyên vẹn trước Hoàng cung Đại Nội.
- Sau khi chỉnh đốn và bù đắp quân ngủ đã bị thiệt hại nặng nề, Cọng quân lại mở một chiến dịch qui mô từ ngày 30 tháng 3, 1972, vừa để áp lực các thương thuyết gia Mỹ tại bàn hội nghị Paris, vừa chứng tỏ cho quan thầy Trung Cộng biết khả năng đánh lớn của chúng để ngăn ngừa Mao Trạch Đông nhượng bộ tổng thống Hoa Kỳ Nixon và Kissinger vừa viếng thăm họ Mao trong tháng 2 trước đấy.
- Cuộc tổng tấn công qui mô này nhắm vào tỉnh Quảng Trị ở địa đầu phía Bắc của VNCH tiếp đến là Kontum, Pleiku ở vùng Cao nguyên Trung phần đổ xuống tỉnh Bình Định giáp biển, cắt đứt Miền Trung ở đoạn giữa và xa hơn tại Nam Phần là An Lộc, tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long chỉ cách Sài Gòn khoảng 100 km về phía Tây bắc. Hơn 120 000 quân CSBV được xử dụng, cọng thêm bọn VC địa phương.Tại An Lộc, hơn 40 chiến xa hạng nặng của Nga Sô xuất hiện. Đây là lần đầu tiên mà chúng xử dụng qui mô loại chiến xa này cùng với bộ binh đến cấp trung đoàn và nhiều sư đoàn.
- Nhưng quân ta đã thắng lớn trên khắp các mặt trận: Trong Mùa hè Đỏ lữa, tỉnh lỵ Quảng Trị đã được quân ta tái chiếm ngày 16.91972, sau những đợt phản công dữ dội, đẫm máu, hơn sáu ngàn quân địch đã bỏ mình tại Cỗ Thành. An Lộc đã đứng vững và giải tỏa sau hơn hai tháng chiến đấu mãnh liệt, quân ta đã đánh tan bốn sư đoàn địch và hủy diệt tất cả chiến xa của chúng.
- Trong hai trận chiến lớn Quảng Trị và An Lộc mà quân ta đã chiến thắng vẻ vang, không lực Hoa Kỳ đã tích cực yểm trợ và chịu một số thiệt hại nhưng quân ta đã hy sinh không ít xương máu đế quyết định thắng lợi vĩ đại cuối cùng. Lịch sử chiến tranh cận đại với vai trò càng ngày càng quan trọng của không quân vẫn xác định tính cách quyết định tối hậu của bộ binh mà các chiến lược gia quân sự xem như là Nữ Hoàng của trận chiến ( La reine de la bataille).Bộ binh trong hai chiến trường lớn ấy là các chiến sĩ VNCH.
- Vâng, quân lực ta, chiến sĩ ta, đã được vinh danh là những chiến binh can đảm, nhiều lúc phi thường, bởi những quan sát viên ngoại quốc khách quan, và ngay cả bởi một số truyền thông quốc tế vốn thiếu thiện cảm với Miền Nam chúng ta vì khuynh hướng chính trị của họ.Các binh chủng Nhảy Dù, Thủy quân lục chiến, Biệt Động quân, các sư đoàn bộ binh như sư đoàn 1 chẳng hạn, các đơn vị người Nhái, các Lực Lượng Biệt Kích tung vào đất địch, v…v…..đã nhiều lần được ca ngợi dù tiếng vang trung thực này lắm lúc bị ngăn cản bởi tiếng động của hòa âm « phản chiến »của cộng sản quốc tế, của dư luận tả khuynh, của những thành phần không có ác ý nhưng bị đầu độc bởi các luận điệu tuyên truyền gian trá v.v………
- Thế nhưng, sẽ là một thiếu sót lớn trong việc phục hồi sự thật về người lính VNCH nếu tôi không mạnh dạn đề cập ngay đây vụ tan rã hàng ngũ của quân ta trong trận chiến cuối cùng ở Vùng 1 và Vùng 2 chiến thuật tại Trung Phần và Cao Nguyên Trung Phần VN. Vụ rã ngũ này đưa đến sự thất bại của quân ta và Miền Nam lọt vào tay địch.
- Trước hết, cần phải hiểu rằng một trận chiến, dù lớn đến đâu, cũng phải nằm trong toàn bộ của cuộc chiến ở một giai đoạn, một thời điểm nào đó. Vụ triệt thoái Cao Nguyên mở đầu cho bi kịch. Lý do chiến lược của việc hy sinh hai Vùng chiến thuật 1 và 2 đã được bàn đến một cách nghiêm chỉnh khoảng một năm trước vì với sự cắt giảm tối đa viện trợ quân sự HK, quân lực ta không thể bảo vệ được toàn bộ lãnh thổ.nên phải thu hẹp chu vi bảo vệ trong hai Vùng 3 và 4. Tôi có tham dự một buổi họp về vấn đề này tại nhà Phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên cùng đại diện các chính đảng trong mặt Trận 6 chính đảng, và một tướng lãnh trình bày tình hình quân sự.
- Một cuộc rút quân dù một đơn vị cũng nguy hiểm huống hồ rút quân của gần cả một quân đoàn từ Cao Nguyên về Duyên Hải ( Tuy Hòa) đem theo gia đình binh sĩ và dân chúng địa phương, không thể nào thực hiện được trọn vẹn với ba ngày chuẩn bị, lại dưới sự săn đuổi của địch đang thừa thắng xông lên. Một vụ rút quân của quân đội Liên Hiệp Pháp ra khỏi một căn cứ quân sự như Na Sàn chẳng hạn đã phải nghiên cứu chuẩn bị vài tháng trước trong tuyệt đối bí mật và thi hành nhiều mưu mẹo để tránh khỏi bị địch tấn công dọc đường.
- Trong một tình trạng triệt thoái như vậy, làm sao trách cứ được người lính chiến đã không làm tròn nhiệm vụ của mình. Tuy vậy một số đơn vị đã anh dũng chiến đấu như trường hợp một đại đội Biệt Động Quân đã cận chiến mãnh liệt với địch.Hiện tượng tan rã bắt đầu từ đấy Nhưng phát súng ân huệ dành cho quân lực ta là sự bỏ rơi hoàn toàn của người đồng minh Hoa Kỳ từ mấy tháng trước, khi ngân khoản viện trợ quân sự chưa được xử dụng gần bốn trăm triệu mỹ kim đã bị quốc hội Mỹ từ chối tháo khoán cho ta để dùng mua bom đạn và nhiên liệu cần thiết cho trận chiến sôi động. Quân ta cũng chỉ được dùng hai quả bom CBU gây thiệt hại nặng và kinh hoàng cho Cọng quân đang bao vây quân ta ở tỉnh Long Khánh.
- Một mình đương cự với toàn lực Cọng quân Bắc Việt được cả Khối Cọng sản Nga, Tàu và Đông Âu hổ trợ tối đa trước và trong cuộc tổng tấn công mùa Xuân 1975, quân lực VNCH đã biểu dương cho thế giới khả năng và tinh thần cao cả của người chiến sĩ quốc gia Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc của mình , cho dân tộc của mình trong một cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử cận đại của nhân loại.
- Hôm nay, kỷ niệm Ngày Quân Lực, chúng ta thành tâm tưởng nhớ đến tất cả các chiến sĩ anh hùng của chúng ta đã hiến dâng cuộc đời của mình cho chúng ta được sống tự do cho đến ngày tạm biệt quê hương
Họ đã từ giả cuộc đời nhưng sẽ sống mãi trong lòng dân tộc và Hồn thiêng của các chiến hữu của chúng ta đã quyện vào trong hồn thiêngcủa Đát Nước Việt Nam bất diệt.
Tôi xin quý Vị và các bạn cùng tôi san sẻ niềm tin sâu sắc ấy.
Xin kính chào quý Vị, thân mến chào các bạn.
Lê Trọng Quát