Khi Trọng Lú vừa ngồi ghế tổng bí năm 2011, đã nói câu: TQ là người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu. Dư luận lúc đó có người nhân câu này, vịn thêm rằng đây là định mệnh an bài phải chịu đựng, bởi ông Trời chơi ác xếp cho nằm kế bên tay đậu hủ thúi, nên dân Việt phải nhún nhường kẻ mạnh để sống còn. Tư tui hổng đồng ý kiến đó, nói vậy là coi thường dân tộc Việt, xin nhắc lại lịch sử dân tộc Việt là ‘lịch sử chống Tầu’, tự hào là anh hùng chống giặc truyền kiếp phương Bắc.
Lú nói hổng ai chọn được láng giềng, điều đó đúng nhưng nhà ai nấy ở, láng giềng tốt thì chơi, xấu hổng chơi, anh léng phéng sang nhà tôi cướp phá là tôi bụp anh, ngày xưa ông cha ta đã từng bao lần mần vậy rồi, huống chi thời nay là thời văn minh, đâu phải thời hỗn mang mà mần trời. Sau Nông Đức Mạnh, cái ghế tổng bí đảng An Nam cộng của Lú cũng là do thiên triều ban phát, nên nói như Lú đó là thứ quân bạc nhược, hổng đáng được mần người dân Việt.
Còn ai rên rỉ ông trời chơi nghiệt, khi xếp dân Nam là láng giềng của bọn rợ phương Bắc, xin đừng nghĩ vậy, mà hãy nhìn lại để tự hào về dân mình, Hoa Lục xưa với cả trăm sắc dân, đâu chỉ như bây giờ mỗi giống Hán và Mãn Mông Hồi Tạng. Trong cái xã hội loài người sơ khai, mạnh được yếu thua, chỉ có dân tộc nào ‘cứng’ mới tồn tại, giặc truyền kiếp phương Bắc chúng đông, nhưng đã phải cởi giáp buông đao chạy dài, trước cái kiên cường của dân Nam nhỏ bé.
Ông cha ta đã dạy: Mang máu anh hùng xin đừng làm nhơ máu anh hùng. Thái thú Tô Định của nhà Đông Hán đã phải chạy dài trước hai người đàn bà nước Nam, Trưng Trắc, Trưng Nhị, nước Việt tuy có lúc nhất thời cả ngàn năm bị phương Bắc đô hộ, nhưng cuối cùng cũng vùng lên đánh đổ, giành lại độc lập. Dân Nam là vậy đó, di chúc vua Trần Nhân Tông truyền cho con cháu đời sau đã nói: Cái họa lâu đời của ta là họa nước Tàu, chớ coi thường chuyện xảy ra nơi biên ải.
Chuyện phải nói tuần này, nhắc lại cuộc chiến tranh biên giới xảy ra bốn mươi năm trước giữa hai thày trò Hán phỉ (17/02/1979-18/03/1979) nơi sáu tỉnh dọc biên giới Việt-Trung, sau đó Tầu cộng tiếp tục bắn phá tranh giành biên giới, cho đến cuối năm 1988 mới chấm dứt. Và tổn thất hai bên tạm gọi là có thể tin được, theo tạp chí Time thì thầy 20.000 theo chầu Mao Xếnh Sáng, còn trò 10.000 bị phong liệt sĩ biên giới, và người dân vô tội cũng đã bị giết không ít, lên tới hàng chục ngàn người.
Bối cảnh lúc đó là sự tan vỡ giữa hai tên chóp bu Đệ tam Cộng Sản (Nga-Hoa), mà cộng sản Bắc Việt lại nghiêng về phía Nga Sô đã gây cho Tầu cộng sự giận dữ, điều này là cái dễ hiểu, Tầu cộng luôn coi vùng Đông Nam Á là sân nhà của mình, rừng nào cọp nấy, thì mần gì chấp nhận cái gọi là đại bá Liên Sô và tiểu bá An Nam cộng. Tại Vũ Hán năm 1963, Mao Trạch Đông đã nói thẳng cùng đại biểu đảng Lao động Việt Nam (csVN), hổng chút giấu giếm ý đồ chiến lược: Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á.
Và đã khẳng định trong cuộc họp vào tháng 08/1965, của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Tầu: Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…
Đặng Tiểu Bình kẻ phát động cuộc chiến tháng 02/1079, cũng không đi ra ngoài đường lối đó của Mao, và nhất là không thể để csVN đưa quân sang đánh Kampuchia trong ý đồ thành lập một Liên bang Đông Dương theo kịch bản Nga Sô. Năm 1949 nhà nước cộng sản Tầu ra đời, mãi tới 30 năm sau (01/01/1979) quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Tầu cộng mới chính thức thiết lập. Đặng Tiểu Bình dẫn đầu phái đoàn Tầu cộng sang Hoa Kỳ (29/01-05/02/1979), nhằm nhận sự viện trợ về công nghệ kỹ thuật, phục vụ tiến trình cải cách (mở cửa) nền kinh tế, đồng thời tìm sự ủng hộ của Mỹ cho một cuộc chiến nhắm vào Việt Nam, mà Đặng đang chuẩn bị.
Đặng Tiểu Bình thuyết phục TT Mỹ lúc đó là Jimmy Carter: Chiến lược của Liên Xô là một đầu thông qua Việt Nam để xây dựng Liên bang Đông Dương, thiết lập hệ thống Nam Á - Đông Nam Á; một đầu thông qua việc kiểm soát Afghanistan, Iran, Ấn Độ, Vịnh Ba Tư, đến cả eo biển Malacca - nối liền hai khu vực. Theo cách này, Liên Xô sẽ nối Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thành một dải. Nếu không phá vỡ chiến lược này của Liên Xô thì thế giới sẽ gặp rắc rối lớn… Với Đặng Tiểu Bình vấn đề mấu chốt vẫn là ‘tham vọng xây dựng liên bang Đông Dương’ của tiểu bá, cần phải ‘dạy cho Việt Nam một bài học’.
Cuộc chiến biên giới, trong bốn chục năm qua đã có nhiều người nhìn con số thương vong, để định thắng thua, kể cả hai bên cũng đều cho là mình thắng bên kia thua. Từ coi nhau như răng với môi, môi hở răng lạnh, thì cuộc chiến 02/1979 thầy trò Hán phỉ đã đập nhau răng môi lẫn lộn đỏ máu. Cho nên cần có cái nhìn khác một chút, thắng thua được xét qua những gì cuộc chiến mang lại, hay nói khác đi chỉ thắng khi đạt được mục đích của cuộc chiến… Lấy thí dụ cuộc chiến ‘VN War’, mục đích là nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á, thì tên lính xung kích csBV và khối Đệ tam CS Nga Hoa thua, vì đã hổng đạt được điều đó.
Tương tự hôm nay, quan hệ hữu hảo của thày trò Hán phỉ, được cho là đẹp hơn cả thời Hồ còn sống gấp nhiều lần, đó chính là điều đã chỉ rõ, ai thắng ai thua trong cuộc chiến biên giới bốn chục năm về trước, mà mật nghị Thành Đô, hay thời kỳ bắc thuộc mới bắt đầu như Nguyễn Cơ Thạnh gọi, thực ra đó là Tầu cộng bắt đầu cho cuộc xâm lăng hổng cần súng đạn, với sự tiếp tay của chính đảng An Nam cộng.
Đã tròn 40 năm từ lúc cái đảng An Nam cộng với lời kêu gọi hy sinh: Mỗi bản làng, xí nghiệp, hợp tác xã, thị xã, quận, huyện là một pháo đài kiên cường chống giặc, mỗi tỉnh thành là một chiến trường, cả nước là một chiến trường. Để rồi Hà Nội thua, và để cứu đảng mà Ba Đình đã quay lưng phản bội, những người gục ngã trong trận chiến ngày đó, hổng được một nén nhang tưởng niệm, hổng một nhắc nhở công ơn… Tột cùng của khốn nạn đáng phỉ nhổ, là giặc truyền kiếp của dân tộc nay đã tràn ngập nước Nam, được gọi là bạn mười sáu chữ vàng, bốn tốt!
Tầu cộng đã thắng, tám năm trước China.com ngày 20/2/2011, có bài nhận định về cái tiếc nuối của nhiều người (Chinese), cho là bỏ lỡ cơ hội để chia cắt đất Nam, đó vẫn luôn là chiến lược trong âm mưu thôn tính, dẫn trích bài viết này hổng ngoài cho thấy tuy hổng thực hiện được việc chia cắt nước Nam lúc đó, nhưng nếu đem so với hiện tình nước Việt, cho thấy lũ giặc phương Bắc, chúng thắng vì đã có được trong tay, hổng chỉ mỗi miền Bắc mà là trọn cả nước Việt.
Xin trích: Quân đội (Trung Quốc) đã tới gần Hà Nội, một nửa Việt Nam đã ở trong tay chúng ta, giả sử chúng ta không muốn tiếp tục tiến nữa để hoàn toàn tiêu diệt nhà đương cục Việt Nam, thì cũng nên gây dựng một chính quyền Việt Nam thân TQ… Sau khi dựng nên một chính quyền Việt Nam thân TQ rồi sẽ vũ trang, viện trợ và ủng hộ nó giải phóng toàn VN, hoặc nhân đó chia ra nam bắc để trị, chia cắt VN thành hai nuớc… Một khi điều đó xảy ra, một chính quyền VN thân TQ, hoặc một chính quyền Bắc VN thân TQ sẽ trở thành láng giềng hữu hảo của TQ.
Thực tế ngày nay cho thấy, Tầu cộng đã đạt được những gì chúng muốn, nhà nước An Nam cộng ‘thân’ TQ hơn bao giờ hết, nếu hổng muốn nói là ‘vâng phục’, Trọng Lú cùng cái đảng Ba Đình được ví là những thái thú thời đại. Chính trị, Kinh tế, và Lãnh thổ đã bị Tầu cộng chi phối ra sao đâu cần phải nhiều lời mới thấy, còn Quân sự tuy được biệt riêng, nhưng dưới sự vâng phục của chóp bu An Nam cộng, và đây chỉ là thứ quân chư hầu, hàng mấy chục năm qua xin hỏi đã có được một hành động dù là nhỏ nhoi, để bảo vệ đất nước người dân?
Tháng Hai mọi năm, bên cạnh cái hèn im lặng của Ba Đình, người dân Việt vẫn tưởng nhớ đến những người đã chết trong cuộc chiến, riêng năm nay có cái khác biệt, đó là sự kiện hơn 700 tờ báo đảng được cho phép viết về cuộc chiến biên giới 1979. Bài vở được tung ra ồ ạt rầm rộ, hổng khác gì sắp nổ ra cuộc chiến lần nữa, Sang Sâu cựu chủ tịt nước đã đến vùng chiến Vị Xuyên năm xưa, thắp hương và nói lời tri ân ‘anh hùng liệt sĩ’. Cùng lúc Hà Nội với bầu không khí rộn ràng chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, mà có người vội cho là Ba Đình đang có Mỹ đứng bên, đã tỏ thái độ thoát Trung (?).
Cứ còn cái nhìn sự việc hời hợt như vậy, là còn khổ dài dài với vịt cộng! Chú ý sẽ thấy hổng một bài báo dám kêu tên kẻ xâm lược, ngay cả lời Sang Sâu cũng nói trống không: Ngày 17 tháng 2 năm 2019. Đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước. Đảng, Tổ quốc, Nhân dân đời đời ghi nhớ công lao của các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng, bảo vệ biên cương Tổ quốc trong giai đoạn tháng 2-1979 ở biên giới phía Bắc và kéo dài cả 10 năm ròng rã; đầy hy sinh nhưng cũng đầy khí phách Việt Nam! Kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các đồng chí!
Bí Tịt Lú láu cá sợ quan thầy phương Bắc giận, mà đẩy Sang Sâu đi thắp nhang thay cho mình, và ngay cả lời của tay cựu chủ tịt nước gọi là tri ân ‘anh hùng liệt sĩ’, cũng hổng thấy có được một chữ Trung Quốc nói đến. Vậy đã rõ chúng chỉ mần trò bịp, để che giấu đi bộ mặt tay sai bán nước, vì đã đến lúc hổng còn che đậy được nữa.
Tôn vinh là ‘cuộc chiến vệ quốc’, cả tự nhận là ‘chiến thắng hào hùng vĩ đại’, nhưng tên kẻ xâm lược hổng dám kêu thì lũ này là giống gì đây? Hèn mà chúng cẩu cả lư hương nơi tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, để người dân hổng còn chỗ đến thắp nhang tưởng niệm những người bỏ mình vì đánh Tầu… Ba Đình, một lũ đê tiện.