Friday 8 March 2019

Đi chợ cho vợ & Vợ chồng già

1.
Hồi nhỏ ở dưới quê, nhà mình ở gần gia đình một ông người Bắc di cư tên là Mười. Chẳng biết tên thật là gì, nhưng vì ông chạy xe lam, nên lũ nhỏ trong xóm gọi ông bằng cái tên chú “Mười Xe Lam.”


Thím Mười là người miền Nam, ít nói, hiền lành, đẻ liền tù tì cho ông một dây 4 thằng con trai đặt tên đầy “chất thơ” lần lượt là Chung, Thủy, Muôn, Ðời.

Trong 4 đứa con chú Mười, Chung và Thủy lớn hơn hẳn, thằng Muôn bằng tuổi mình, còn thằng Ðời kém 2 tuổi. Cả 4 đứa khỏe như trâu nhưng ngặt một nỗi đều học dốt, nhất là thằng Muôn. Nó chuyên môn copy bài của mình kèm theo lời dụ khị “tao sẽ nói bố cho mày đi 1 cuốc xe lam miễn phí.”

Thời ấy, sau 1975 ít năm, mọi người nghèo lắm, mà nhà chú Mười có 1 chiếc xe lam thì oai vô cùng.

Mà ông oai thật, ít nhất là chửi con. Ðiều đặc biệt mỗi lần chửi ông hay nhắc tới chữ “vợ”.

Học dốt, bị điểm kém, ông chửi“lớn lên đi chợ cho vợ”. Nặng hơn, ông chửi “giặt quần cho vợ”. Tham ăn, không nhường em, keo kiệt bủn xỉn, ông chửi “lớn lên sẽ phát tiền chợ cho vợ”.

Mỗi lần chửi thằng Muôn ông hay cài tên mình vào so sánh, “sao cái thằng K. con bác H. nó học giỏi như thế, còn mày... như thế.” Lúc nghe câu ấy dù rất thương Muôn, nhưng trong lòng mình cũng hơi khoai khoái.


2.
Khi ấy, bảy tám tuổi đầu, mình chẳng biết cái việc “đi chợ cho vợ” nó “nặng” đến cỡ nào nhưng được đi chợ với mẹ thì sướng vô cùng. Dù chỉ có nhiệm vụ trông xe đạp, nhưng vì nhà đông anh em, nên sướng nhất là được mẹ thưởng bằng cách cho chọn quà trước tiên.

Lớn lên một chút, tuổi 14, 15, mỗi khi mẹ sai ra cái chợ nhỏ gần nhà mua bó rau, bịch dầu hay mấy thứ lặt vặt thì bắt đầu biết ngượng với lũ con gái. Ngại chữ “chợ” từ đó.

Ðể rồi, trong suốt thời sinh viên tuổi trẻ ở Sài Gòn, ngủ nhà thuê, ăn cơm bụi, và ngay cả sau khi lấy vợ, hiếm khi nào mình đặt chân vào chợ.
Và rồi mọi chuyện đổi thay 180 độ khi đặt chân đến Mỹ.

3.
Ban đầu thì việc rất nhỏ: “Anh đi làm về tạt ngang mua cho con bình sữa.” Vài lần sau thì sữa kèm theo tã. Rồi thì giấy, baby food, bánh mì, trái cây...

Thấy êm êm, vợ bắt đầu lấn tới: “Nhỏ bạn em nói chợ đó bán cá ngon, anh đi mua vài ‘pao’ rồi mua cho em ít đồ em ghi cái ‘list’ đây này.”

Ít lâu sau thì giọng của vợ như“ra lệnh”: “Anh đi chợ cho em. Em ghi cái ‘list’ sẵn, cứ thế mà mua, đừng mua linh tinh, về ăn không được, bỏ phí lắm.”
Và cứ thế, “tay nghề” đi chợ của mình khá lên và trở thành chuyên nghiệp hồi nào chẳng hay, sau 10 năm ở Mỹ.

4.
Thú thật, ban đầu đi chợ Mỹ thì “chẳng có vấn đề gì” vì đàn ông Mỹ đi chợ ầm ầm. Nhưng chợ Việt Nam thì hơi oải, nhất là khi gặp vài nàng xinh xinh hay người quen nhìn mình bằng con mắt có vẻ nửa “xót thương” nửa “cảm phục.”
Nhưng “lâu dần đời người cũng qua! Như người ta nói phải tìm niềm vui trong công việc. Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy đi chợ là một việc rất thú vị. Chợ giống như một xã hội thu nhỏ, cũng hỉ nộ, ái ố, ì xèo.

“À, cái cô cashier này mặt lạnh lắm nha, không bao giờ cười khi tính tiền cho khách. Còn ông nhân viên quày rau lười muốn chết, ớt hiểm để chần dần ngay đó mà hỏi, chả nói ‘hổng biết’... Ui, cái cô tre trẻ đi trước cái ông ngoài sáu mươi, lâu lâu ngoái lại hỏi “anh muốn mua gì hôn”, đích thị là nàng vừa được ổng rước từ Việt Nam sang. ‘Thằng cha bán cá này dữ thật, bà cụ mới thò tay vào mấy khứa cá mà hắn giãy lên như đỉa phải vôi...’’”

Ðó là những “hình ảnh thân thương” mà bạn thường gặp. Chẳng thế mà nhiều ông coi việc đi chợ cho vợ là cái “thú đau thương” và đôi khi là “nỗi ám ảnh khôn nguôi” như anh bạn cùng sở với mình.

Tám giờ rưỡi tối, trước khi xô ghế ra về, anh bạn bầm phone, “Em hả, hôm nay đi chợ mua gì?” Ðầu dây bên kia tiếng vợ (hơi gắt) vang lên: “Ai nói anh hôm nay đi chợ? Không mua gì hết , về đi cả nhà đợi cơm đây nè!” Anh bạn hơi ngượng, nhỏ nhẹ “vậy mà anh cứ tưởng...”

5.
Năm ngoái về thăm nhà, ngồi chưa ấm chỗ, ba đã giục “con sang nhà chú Mười thắp cho chú cây nhang, chú mất 6 tháng rồi.”

Mình sang ngay. Căn nhà cũ giờ khang trang, đủ tiện nghi như ở thành phố. Nghe nói 4 thằng con chú giờ đều có vợ con, theo nghề cha, khá giả, mỗi thằng làm chủ 1 chiếc xe đò liên tỉnh. Thằng Muôn giờ giữ căn nhà từ đường. Ở tuổi 40 nó trông oai vệ còn hơn cả chú Mười ngày xưa.

Sau màn chào hỏi, Muôn sai vợ: “Ði chợ mua ít đồ nhậu về làm đãi anh K. coi.” Vợ nó cung cúc làm ngay tắp lự, chưa tới nửa tiếng sau đã thấy tiếng xào nấu ì xèo dưới bếp.

Mình bảo, tao thắp cho ông già cây nhang? Thằng Muôn nhìn mình cảm động. Xong, nó hỏi, “Mày khấn gì thế?” Mình ậm ừ, “Không có gì, không có gì.”

Thực ra là mình giấu. Không lẽ kể với Muôn lời khấn này: “Chú Mười ơi, ngày xưa chú chửi sai rồi. Ðáng lý chú phải chửi là: 

Học giỏi cho lắm, bôn ba cho lắm, cũng đi chợ cho vợ mà thôi!”



Vợ chồng già

Đôi khi như cặp khỉ già, suốt ngày chí choé với nhau - Đông cũng than thở mà Tây cũng thở than. 













Người già cái thú hơn thua,
Cả ngày không cãi, giờ thừa để đâu?

Điểm tâm là lúc mở đầu:
+ Cà phê hơi đắng, sữa đâu hết rồi?
- Sữa đặc tôi đã thêm rồi,
Ông quên chưa khuấy mà thôi đó mà.
+ Bà thì chỉ nói cho qua,
Cà phê đắng ngắt tại bà quá tay.
- Ông này lẩn thẩn thật hay,
Miệng ông, ông uống tôi này biết chi.
Ông già thấm ý cười khì:
+ Bà nói cũng đúng, giờ thì tôi sai.

Mà này, bà nhớ hôm nay
Gọi thăm lũ nhỏ lúc này ra sao.
- Ông này lẩm cẩm nhường bao
Cháu ông ông gọi, tôi nào có can.
Sao ông cứ nói lan man?
Điện thoại ngay đó, ông bàn nỗi chi.
+ Bà này ngớ ngẩn lạ kỳ,
Có cháu không gọi, bà thì không thương?
- Ông thật dở dở ương ương,
Nhớ cháu thì gọi, sao nhường cho tôi.

+ Bà à, đã mấy năm rồi,
Ở nhà quanh quẩn từ thời nghỉ hưu.
Mình nên sắp xếp giờ nhiều,
Về nước một chuyến để tiêu tí tiền.
- Ông này rõ thật là điên,
Già rồi về nước chỉ phiền bà con.
Đi đứng thì đã lom khom,
Bước đi chẳng nổi, mà còn bôn ba.
+ Tôi về mục đích rõ là
Thăm lại cụ nhạc, má bà chứ ai.
Bà cụ nay trăm lẻ hai,
Không về một chuyến, hối hoài mà coi.
- Má tôi, tôi đã biết rồi,
Bà cụ lú lẫn hơn mười năm qua.
Mình về, cụ chẳng nhận ra,
Ông tính mượn cớ xem hoa chứ gì?”
+ Bà à, ghen bóng làm chi,
Tôi nay bảy chục, còn gì mà ham.
- Bảy chục cũng có đứa ham!

 And then the fight  started....
My wife sat down on the couch next to me as I was flipping channels.  She asked, 'What's on TV?'
I said, 'Dust.'
And then the fight started.

My wife was hinting about what she wanted for our upcoming anniversary.   She said, 'I want something shiny that goes from 0 to 150 in about 3 seconds.'
I bought her a scale.
And then the fight started.

When I got home last night, my wife demanded that I take her someplace expensive... so, I took her to a gas station...
And then the fight started....

After retiring, I went to the Social Security office to apply for Social Security. The woman behind the counter asked me for my driver's license to verify my age. I looked in my pockets and realized I had left my wallet at home.
I told the woman that I was very sorry, but I would have to go home and come back later.
The woman said, 'Unbutton your shirt'. So I opened my shirt revealing my curly silver hair..
She said, 'That silver hair on your chest is proof enough for me' and she processed my Social Security application.
When I got home, I excitedly told my wife about my experience at the Social Security office.
She said, 'you should have dropped your pants. You might have gotten disability, too.'
And then the fight started...

My wife and I were sitting at a table at my high school reunion, and I kept staring at a drunken lady swigging her drink as she sat alone at a nearby table.
My wife asked, 'Do you know her?'
'Yes,' I sighed, 'She's my old girlfriend. I understand she took to drinking right after we split up those many years ago, and I hear she hasn't been sober since.'
'My God!' says my wife, 'who would think a person could go on celebrating that long?'
And then the fight started...