Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và thủ tướng Lý Khắc Cường tại khóa họp Quốc Hội thường niên, Bắc Kinh, ngày 05/03/2019REUTERS/Jason Lee
Phải chăng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sắp đến hồi kết thúc ? Hôm nay, 05/03/2019, Quốc Hội Trung Quốc khai mạc khóa họp thường niên với trọng tâm là sửa đổi luật đầu tư nước ngoài. Đây là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách đưa ra nhiều cam kết cởi mở hơn. Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra nghi ngờ : Trung Quốc có nhiều luật, quy định nhưng liệu có thực tâm thực hiện hay không?
Theo các tuyên bố của giới chính khách hai bên, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung có những tiến triển. Hoa Kỳ đã chấp nhận lùi thời hạn áp mức thuế 25% nhắm vào 200 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc, nhưng ngoài cam kết của Bắc Kinh mua thêm hàng hóa, chính quyền Washington vẫn nhấn mạnh đến một đòi hỏi quan trọng : Trung Quốc phải cải thiện bầu không khí kinh doanh. Cụ thể là các doanh nghiệp nước ngoài phải được đối xử ngang bằng với các doanh nghiệp trong nước.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, dự luật mới liên quan đến đầu tư nước ngoài rất được các đối tác châu Âu và Mỹ trông đợi. Văn bản này được thông qua vào ngày 15/03 trong khóa họp Quốc Hội Trung Quốc lần này. Được đề xuất vào cuối năm 2018, dự luật đã được xem xét nhanh chóng trong vòng có vài tuần.
Trong số các chủ đề gai góc nhất gây tranh cãi giữa hai cường quốc, đáng quan tâm nhất là vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ. Các doanh nghiệp Trung Quốc bị cáo buộc đã đánh cắp công nghệ của nhiều doanh nghiệp Mỹ, mà vụ tập đoàn viễn thông Hoa Vi là một ví dụ điển hình và đang bị ngành tư pháp Mỹ nhắm đến.
Dù vậy, dự thảo luật đầu tư mới của Trung Quốc vẫn làm dấy lên nhiều nghi ngờ từ phía Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ vì còn nhiều điểm không rõ ràng. Theo ban Kinh Tế đài RFI, luật đầu tư mới của Trung Quốc nói đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng lại không cấm các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc áp đặt chuyển giao công nghệ một cách rõ ràng. Hoặc chính quyền Bắc Kinh được quyền kiểm soát cổ đông nước ngoài nếu như lợi ích công bị đe dọa. Văn bản còn áp đặt việc thẩm định doanh nghiệp nước ngoài nếu như hoạt động của doanh nghiệp này có thể tác động đến an ninh quốc gia.
Điểm ngờ vực lớn nhất chính là cách thức thực thi pháp luật. Cơ quan nào sẽ giám sát việc áp dụng các điều luật ? Liệu tư pháp Trung Quốc có xét xử công minh, thậm chí xử thua một doanh nghiệp địa phương khi xảy ra có tranh chấp hay không ?
Bởi vì, theo phân tích của ông Philippe Le Corre, hiện đang giảng dậy tại Harvard Kennedy School, Cambridge (MA), chuyên gia nghiên cứu tại Mossavar-Rahmani Center for Business and Government, trên đài France Culture, tư duy, suy nghĩ chống các doanh nghiệp nước ngoài vẫn khá mạnh tại Trung Quốc khi nhìn vào số điều khoản sẽ được sửa đổi và thông qua.
« Năm 2015, Trung Quốc đã từng thông báo một đạo luật tương tự nhưng chưa bao giờ được thông qua. Và hiện nay trong tổng số 170 điều khoản thì chỉ có 39 điều sẽ được sửa đổi. Điều đó cho thấy là có một sự kháng sự mạnh mẽ tại Trung Quốc chống lại việc ưu đãi các doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc ».
Tóm lại, trong một chừng mực nào đó, các đối tác châu Âu và Mỹ đón « tin vui » này trong một trạng thái dè dặt với một câu hỏi lớn : Phải chăng đó chỉ là những thay đổi bề ngoài, một chiến thuật nhằm hạ nhiệt cuộc chiến thương mại với Mỹ mà thôi ?
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, dự luật mới liên quan đến đầu tư nước ngoài rất được các đối tác châu Âu và Mỹ trông đợi. Văn bản này được thông qua vào ngày 15/03 trong khóa họp Quốc Hội Trung Quốc lần này. Được đề xuất vào cuối năm 2018, dự luật đã được xem xét nhanh chóng trong vòng có vài tuần.
Trong số các chủ đề gai góc nhất gây tranh cãi giữa hai cường quốc, đáng quan tâm nhất là vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ. Các doanh nghiệp Trung Quốc bị cáo buộc đã đánh cắp công nghệ của nhiều doanh nghiệp Mỹ, mà vụ tập đoàn viễn thông Hoa Vi là một ví dụ điển hình và đang bị ngành tư pháp Mỹ nhắm đến.
Dù vậy, dự thảo luật đầu tư mới của Trung Quốc vẫn làm dấy lên nhiều nghi ngờ từ phía Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ vì còn nhiều điểm không rõ ràng. Theo ban Kinh Tế đài RFI, luật đầu tư mới của Trung Quốc nói đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng lại không cấm các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc áp đặt chuyển giao công nghệ một cách rõ ràng. Hoặc chính quyền Bắc Kinh được quyền kiểm soát cổ đông nước ngoài nếu như lợi ích công bị đe dọa. Văn bản còn áp đặt việc thẩm định doanh nghiệp nước ngoài nếu như hoạt động của doanh nghiệp này có thể tác động đến an ninh quốc gia.
Điểm ngờ vực lớn nhất chính là cách thức thực thi pháp luật. Cơ quan nào sẽ giám sát việc áp dụng các điều luật ? Liệu tư pháp Trung Quốc có xét xử công minh, thậm chí xử thua một doanh nghiệp địa phương khi xảy ra có tranh chấp hay không ?
Bởi vì, theo phân tích của ông Philippe Le Corre, hiện đang giảng dậy tại Harvard Kennedy School, Cambridge (MA), chuyên gia nghiên cứu tại Mossavar-Rahmani Center for Business and Government, trên đài France Culture, tư duy, suy nghĩ chống các doanh nghiệp nước ngoài vẫn khá mạnh tại Trung Quốc khi nhìn vào số điều khoản sẽ được sửa đổi và thông qua.
« Năm 2015, Trung Quốc đã từng thông báo một đạo luật tương tự nhưng chưa bao giờ được thông qua. Và hiện nay trong tổng số 170 điều khoản thì chỉ có 39 điều sẽ được sửa đổi. Điều đó cho thấy là có một sự kháng sự mạnh mẽ tại Trung Quốc chống lại việc ưu đãi các doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc ».
Tóm lại, trong một chừng mực nào đó, các đối tác châu Âu và Mỹ đón « tin vui » này trong một trạng thái dè dặt với một câu hỏi lớn : Phải chăng đó chỉ là những thay đổi bề ngoài, một chiến thuật nhằm hạ nhiệt cuộc chiến thương mại với Mỹ mà thôi ?