Hơn 50 năm sau, nhân dân và chánh quyền nước Đức thống nhứt vẫn tổ chức tưởng niệm Bức Tường Bá Linh. Dù không còn nữa Bức Tường Bá Linh, bên Đông Đức CS khi xây gọi là “bức tường ngăn chận Phát xít” và bên Tây Đức tự do gọi là “bức tường ô nhục”. Nhân dân và chánh quyền nước Đức bây giờ một nước giàu mạnh nhứt Âu châu vẫn làm lễ tưởng niệm hàng năm, vào ngày 12 rạng 13 tháng 8. Có rất nhiều lý do để nhân dân và chánh quyền Đức thống nhứt làm cái việc đầy ý nghĩa này. Lý do chánh, quan trọng nhứt là bổn phận nhớ (devoir de mémoire), để ôn cố tri tân, để không cho một sai lầm hại dân, hại nước như thế tái diễn nữa.
Quốc hận của quốc gia dân tộc Đức, đại hoạ của lịch sử Đức ấy là, ngày 12 rạng 13 tháng 8 năm 1961, Đảng Nhà Nước CS Đông Đức ra lịnh làm một hàng rào để cô lập phần phía tây của thành phố Berlin là thủ đô lâu đời của nước Đức.
Và bây giờ hơn nửa thế kỷ sau, ngoài lễ tưởng niệm, chánh quyền còn dành một phút mặc niệm lúc đúng ngọ, mọi người cùng giữ im lặng trên con đường Bernauer Strasse. Một con đường uất hận gồm nhiều nhà phần nội ô là thuộc Tây Đức nhưng phần hàng ba, mái hiên thì thuộc khu vực do Liên xô kiểm soát tức thuộc Đông Đức. Nhiều người phải nhảy qua cửa sổ trước khi quân đội CS lấp cửa sổ lại bằng tường. Có một người Đức là Ida Siekmann rớt chết khi nhảy cửa sổ ở tầng ba qua khu Tây Bá Linh, vào ngày 22-8-1961, trở thành nạn nhân đầu tiên của Bức Trường Bá Linh do CS Đông Đức xây.
Và bây giờ hơn nửa thế kỷ sau vẫn làm lễ tưởng niệm trên toàn nước Đức, tại các toà đại sứ Đức ở hải ngoại để nhắc nhở bổn phận nhớ cho toàn dân, toàn quân, toàn nhà nước Đức. Lịch sử sẽ không ích lợi, không nghĩa lý nếu không giúp cho người ta nhớ để tránh tái diễn điều xấu và nhớ để phát huy điều tốt.
Mỹ cũng vậy. Người Mỹ nhớ, làm lễ Tạ Ơn để tạ ơn Trời và ơn người đã giúp những ngày đói lạnh đầu tiên ở Mỹ. Người Mỹ đem vào chương trình học sử của trung tiểu học để thường xuyên nhắc nhớ cuộc Nội Chiến vì lý do nô lệ Da Đen thời Mỹ còn non trẻ, Con Đường Nước Mắt cưỡng bức dời cư người Da Đỏ thời Viễn Tây, khu tập trung cấm cố người Nhựt thời Thế Chiến 2. Để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ để không cho những sai lầm như thế tái diễn.
Người Âu Châu cũng nhớ, tưởng niệm hàng năm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã. Lớp trẻ Âu Châu nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt chủng bằng lò thiêu và bằng lò hơi ngạt và nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám khác trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi và đem vào chương trình giáo dục trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah. Và gần đây Quốc Hội Liên Âu còn nhắc nhân dân Âu châu nhớ bằng cách đưa chủ nghĩa CS vào nhốt chung với chủ nghĩa Quốc Xã.
Làm như thế người Âu Châu lẫn người Mỹ -- thiết nghĩ -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “nặng quá khứ”. Mà mục đích tối hậu, là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng, nô lệ đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa.
Thì người Việt, nhứt là thế hệ trẻ sanh sau Chiến tranh VN, lại càng có bổn phận tìm hiểu, bổn phận nhớ phụ huynh mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa bị CS Hà Nội gọi trình diện “học tập cải tạo” trong vòng một tháng để bị đày đi tù biệt xứ, cấm cố, lao động khổ sai hàng chục năm mà không xét xử - chết gần 90.000 người.
Nhớ một lãnh tụ như Ô. Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, núi xương sông máu, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt hơn nửa thế kỷ ngoài Bắc và 40 năm trong Nam. Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Pháp Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong “thành tích” diệt chủng Việt, tính ra còn cao hơn Pol Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa.
Theo Ô. Trần Độ, một tướng lãnh CS phản tỉnh đã tố giác, CS Hà Nội đã giết hại người Việt, số chết nhiều hơn tổng số người bị hai nhà độc tài Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa cổ đại và Hitler ở Đức cận đại giết cộng lại. Tới 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ và nửa triệu làm bia cho du kích CS và biên phòng hay làm mồi cho cá và cướp biển. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động! Thế mà gần đây CS Hà Nội và một số nhà chánh trị thiên tả và tài phiệt siêu quốc gia ở Mỹ lớn tiếng kêu gọi để quá khứ ra phía sau và nhìn tương lai phía trước. Những người giả đạo đức đó vì quyền lợi riêng tư, phe đảng đã tung hỏa mù. Một mặt để thế hệ trẻ Mỹ Việt xem thảm cảnh diệt chủng của CS ở VN suốt nửa thế kỷ như không có. Mặt khác chụp mũ “quá khích” cho những người nhớ bài học lịch sử đau thương nhứt của người Việt với nhãn hiệu “nặng quá khứ.”
Âu Châu là căn cứ địa lâu đời của văn minh Tây Phương. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương, uất hận với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhân. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối, Đức Quốc Xã, Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu chú trọng bài học lịch sử hơn. Lớp già ở Âu châu muốn truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cảm thấy có “bổn phận phải nhớ” để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.
Người Việt Nam kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. 4000 năm lịch sừ thì bị giặc Tàu thống trị 1000 năm, Pháp gần 100 năm. Nên ôn cố tri tân là bổn phận của đàn hậu tiến cũng như những người đồng trang lứa ở Âu Châu. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS. Nên phải nhớ để ôn cố để tri tân, để tránh không cho điều tội lỗi tái diễn, kẻ gian ác cầm quyền, để phát huy điều tốt đạo lý. Nhớ là một bổn phận, một đức tính.
Quốc hận của quốc gia dân tộc Đức, đại hoạ của lịch sử Đức ấy là, ngày 12 rạng 13 tháng 8 năm 1961, Đảng Nhà Nước CS Đông Đức ra lịnh làm một hàng rào để cô lập phần phía tây của thành phố Berlin là thủ đô lâu đời của nước Đức.
Và bây giờ hơn nửa thế kỷ sau, ngoài lễ tưởng niệm, chánh quyền còn dành một phút mặc niệm lúc đúng ngọ, mọi người cùng giữ im lặng trên con đường Bernauer Strasse. Một con đường uất hận gồm nhiều nhà phần nội ô là thuộc Tây Đức nhưng phần hàng ba, mái hiên thì thuộc khu vực do Liên xô kiểm soát tức thuộc Đông Đức. Nhiều người phải nhảy qua cửa sổ trước khi quân đội CS lấp cửa sổ lại bằng tường. Có một người Đức là Ida Siekmann rớt chết khi nhảy cửa sổ ở tầng ba qua khu Tây Bá Linh, vào ngày 22-8-1961, trở thành nạn nhân đầu tiên của Bức Trường Bá Linh do CS Đông Đức xây.
Và bây giờ hơn nửa thế kỷ sau vẫn làm lễ tưởng niệm trên toàn nước Đức, tại các toà đại sứ Đức ở hải ngoại để nhắc nhở bổn phận nhớ cho toàn dân, toàn quân, toàn nhà nước Đức. Lịch sử sẽ không ích lợi, không nghĩa lý nếu không giúp cho người ta nhớ để tránh tái diễn điều xấu và nhớ để phát huy điều tốt.
Mỹ cũng vậy. Người Mỹ nhớ, làm lễ Tạ Ơn để tạ ơn Trời và ơn người đã giúp những ngày đói lạnh đầu tiên ở Mỹ. Người Mỹ đem vào chương trình học sử của trung tiểu học để thường xuyên nhắc nhớ cuộc Nội Chiến vì lý do nô lệ Da Đen thời Mỹ còn non trẻ, Con Đường Nước Mắt cưỡng bức dời cư người Da Đỏ thời Viễn Tây, khu tập trung cấm cố người Nhựt thời Thế Chiến 2. Để tuổi trẻ đừng quên – lớp trẻ có bổn phận nhớ để không cho những sai lầm như thế tái diễn.
Người Âu Châu cũng nhớ, tưởng niệm hàng năm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã. Lớp trẻ Âu Châu nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt chủng bằng lò thiêu và bằng lò hơi ngạt và nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám khác trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi và đem vào chương trình giáo dục trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah. Và gần đây Quốc Hội Liên Âu còn nhắc nhân dân Âu châu nhớ bằng cách đưa chủ nghĩa CS vào nhốt chung với chủ nghĩa Quốc Xã.
Làm như thế người Âu Châu lẫn người Mỹ -- thiết nghĩ -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “nặng quá khứ”. Mà mục đích tối hậu, là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng, nô lệ đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa.
Thì người Việt, nhứt là thế hệ trẻ sanh sau Chiến tranh VN, lại càng có bổn phận tìm hiểu, bổn phận nhớ phụ huynh mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa bị CS Hà Nội gọi trình diện “học tập cải tạo” trong vòng một tháng để bị đày đi tù biệt xứ, cấm cố, lao động khổ sai hàng chục năm mà không xét xử - chết gần 90.000 người.
Nhớ một lãnh tụ như Ô. Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, núi xương sông máu, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt hơn nửa thế kỷ ngoài Bắc và 40 năm trong Nam. Theo cuốn “Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Pháp Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong “thành tích” diệt chủng Việt, tính ra còn cao hơn Pol Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa.
Theo Ô. Trần Độ, một tướng lãnh CS phản tỉnh đã tố giác, CS Hà Nội đã giết hại người Việt, số chết nhiều hơn tổng số người bị hai nhà độc tài Tần Thủy Hoàng ở Trung Hoa cổ đại và Hitler ở Đức cận đại giết cộng lại. Tới 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó 1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ và nửa triệu làm bia cho du kích CS và biên phòng hay làm mồi cho cá và cướp biển. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động! Thế mà gần đây CS Hà Nội và một số nhà chánh trị thiên tả và tài phiệt siêu quốc gia ở Mỹ lớn tiếng kêu gọi để quá khứ ra phía sau và nhìn tương lai phía trước. Những người giả đạo đức đó vì quyền lợi riêng tư, phe đảng đã tung hỏa mù. Một mặt để thế hệ trẻ Mỹ Việt xem thảm cảnh diệt chủng của CS ở VN suốt nửa thế kỷ như không có. Mặt khác chụp mũ “quá khích” cho những người nhớ bài học lịch sử đau thương nhứt của người Việt với nhãn hiệu “nặng quá khứ.”
Âu Châu là căn cứ địa lâu đời của văn minh Tây Phương. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương, uất hận với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhân. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối, Đức Quốc Xã, Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu chú trọng bài học lịch sử hơn. Lớp già ở Âu châu muốn truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cảm thấy có “bổn phận phải nhớ” để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.
Người Việt Nam kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. 4000 năm lịch sừ thì bị giặc Tàu thống trị 1000 năm, Pháp gần 100 năm. Nên ôn cố tri tân là bổn phận của đàn hậu tiến cũng như những người đồng trang lứa ở Âu Châu. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS. Nên phải nhớ để ôn cố để tri tân, để tránh không cho điều tội lỗi tái diễn, kẻ gian ác cầm quyền, để phát huy điều tốt đạo lý. Nhớ là một bổn phận, một đức tính.
Vi Anh
Là người Việt Nam Tị Nạn Cộng Sản thì ngày 30 tháng Tư là ngày Quốc Hận, KHÔNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI