Saturday 28 September 2013

Sự đổ vỡ của hình tượng họ Hồ và sự đổ vỡ của sự nghiệp CSVN

CSVN đang chuẩn bị một lối "biện luận" về lãnh tụ Hồ Chí Minh của họ. Không thể tiìm ra bằng cớ rằng ông Hồ không hề có nhân tình, suốt đời "vì dân vì nước", nên không hề có thì giờ lập gia đình hay có nhân tình... như đảng đã tuyên truyền, nhồi nặn bao nhiêu năm nay. Đảng đành tìm cách nhìn nhận sự thực, và "giải độc" việc "giải thiêng" ông Hồ.

Một phó giáo sư sử CSVN cho rằng "không cần để ý hành tung, lai lịch chỉ cần để ý đến sự nghiệp..."

Như vậy, dù có quá khứ dối trá, lừa bịp, gián điệp, mễn lập được sự nghiệp là quan trọng.

Đó là bào chữa phi biện chứng, phi luân lý, phi đạo đức, phi cả luận lý tương quan nhân quả, chỉ dùng sự nghiệp để định liệu. 

Tóm lại, "cứu cánh" biện minh cho tất cả.

(Vậy thì, cách thức điều tra lý lịch của CSVN sẽ mất hiệu nghiệm. Cách bầu bán phải dựa vào thành quả, không vào lý lịch)  

0o0

Trở lại vấn đề chính.
Như vậy, sự nghiệp Hồ Chí Minh là gì?

A- Nếu cho rằng Hồ Chí Minh có công đem lại độc lập cho đất nước VN từ tay thực dân Pháp, thì không thuyết phục được vì những lý do sau:

1. Hầu như tất cả những nước thuộc địa trong thời đại thực dân, nếu có những tiếng nói hay phong trào kháng chiến đòi độc lập, đều thành công. Việt Nam không phải nước đầu tiên, hay cuối cùng đoạt được độc lập, bằng võ lực hay thương thuyết. Đó là sự thực lịch sử. (Ref: http://en.wikipedia.org/wiki/Decolonization).

2. Sau 1954, tính độc lập của Miền Bắc không hơn gì Miền Nam. Áp lực của các cường quốc còn mạnh. Bằng chứng bởi sự có mặt của Trung Cộng, và Mỹ tại hội nghị Genève, và những quyết định tay trên của phái đoàn Trung Cộng (Chu Ân Lai) về giải pháp "hòa bình" cho Việt Nam.

3. Cho đến năm 1954. cuộc kháng chiến chống Pháp dưới danh nghĩa Việt Minh, có nghĩa liên minh nhiều thành phần trong xã hội, không chỉ đảng viên đảng cộng sản, và nhất định không chỉ là sự nghiệp của cá nhân ông Hồ (hay của đảng CSVN). Sự góp sức của Trung Cộng, trong những việc thành lập quân đội, huấn luyện sĩ quan, tham mưu, tình báo, viện trợ quân nhu, quân cụ, thực phẩm và thuốc men rất rõ rệt, và then chốt.

B- Do đó, cuộc chiến đánh Pháp là sự nghiệp chung của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Việt Cộng, cùng sự trợ giúp của Trung Cộng. Ông Hồ Chí Minh chưa hề giành được độc lập bằng sức của chính đảng ông ta thành lập và lãnh đạo. Để tạo thế liên minh, ông Hồ đã phải giải tán đảng cộng sản VN (dưới một cái tên nào đó). 

Đây không phải là lần duy nhất đã có đụng độ tại Châu Á sau đệ Nhị Thế Chiến. Vào năm 1950, hồng quân Trung Cộng đã cùng Bắc Hàn đụng độ với Nam Hàn và Mỹ trong cuộc chiến Triều Tiên. (
http://en.wikipedia.org/wiki/Korean_War). Cho đến nay, ai cũng hiểu rằng chính quân đội Trung Cộng mới cản được quân đội Mỹ và đồng minh đánh đến biên giới Hàn-Hoa.

C- Cuộc chiến tranh với Mỹ vẫn là cuộc chiến giữa hai khối Mỹ và khối CS. Hai lực lượng chính tham chiến là Bắc VN và Nam VN. Sự có mặt của quân đội Mỹ tại miền Nam rõ rệt, nhưng cũng có lúc Trung Cộng có trên 100 ngàn quân đóng tại Miền Bắc. 

Ông Hồ chết vào năm 1969, cuộc chiến còn cao độ cho mãi đến 1975 mới tàn. Vì vậy Hà Nội mới có câu: "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Nếu gọi cuộc "đại thắng mùa Xuân" đó là của ông Hồ  thì đó chỉ là sự đóng góp vào "sự nghiệp" chung của đảng CSVN và Trung Cộng. Bằng chứng rằng Nixon và Kissinger gặp Mao sau khi ông Hồ đã chết, và hoàn toàn không đề cập đến ông Hồ. Người Mỹ rút quân vì không thể chiến thắng bằng quân sự trong hoàn cảnh chiến tranh VN, và giải pháp rút quân, làm hòa với Tàu Cộng đem lại lợi cho cả Mỹ lẫn Tàu. 
0o0

Như vậy sự nghiệp ông Hồ Chí Minh là gì?

1- Nếu đúng Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành, thì sự nghiệp lớn nhất của ông Hồ là lập ra đảng CSVN, kết nạp và huấn luyện những cán bộ đầu tiên, gửi người qua học tại Mạc Tư Khoa, hoặc Trung Quốc.

2- Sự nghiệp thứ hai là lãnh đạo đảng CSVN, và thành công trong việc đưa đảng này thành lực lượng chính trị mạnh nhất, và sau đó là duy nhất tại VN (sau khi đã thanh trừng, triệt tiêu mọi lực lượng yêu nước đối lập, nhất là thanh toán các lãnh đạo có khả năng được dân chúng ủng hộ).

3-Sự nghiệp thứ ba, dùng uy tín cá nhân (vì Nguyễn Tất Thành đã họp Congres de Tours, quen biết nhiều ồng chí cộng sản và xã hội cực tả Pháp, từng là cán bộ hoạt động ăn lương cho CSQT, đã tham dự đệ Bát Lộ Quân trong vai trò thiếu tá dưới tên Hồ Quang), để thu góm mọi giúp đỡ từ phía quốc tế trong công cuộc đánh Pháp, đánh miền Nam và đánh Mỹ.

0o0

Cho đến nay Việt Nam chưa hoàn toàn được tự do, vì chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải còn bị đe dọa. Những áp lực quốc tế đến từ Trung Cộng cho thấy những lãnh đạo CSVN không hoàn toàn có tự do. Khi tàu dân chài VN bị tàu cá Trung Cộng tấn công, báo chí VN chỉ dám đăng là "tàu lạ". Những cuộc biểu tình yêu nước khi đụng đến Tàu Cộng là bị cấm. Hoa Kiều đánh chết người Việt không bị trừng phạt bởi luật VN. Mỗi lần VN muốn đến gần Mỹ đều phải "bàn luận" với Trung Cộng.

Riêng người dân VN thì không có tự do ngôn luận, tôn giáo, chính trị...

0o0

Kết luận:
Sự nghiệp Hồ Chí Minh chỉ tốt cho đảng cộng sản VN, và khối CSQT (đặc biệt là Trung Cộng). 

Nhờ vào máu xương dân Việt, Trung Cộng đã có thể nói chuyện ngang hàng với Mỹ và từ đó bước lên thế siêu cường.

Nhờ vào máu xương dân Việt, Trung Cộng đã yên mặt phía Nam. để lo kiến thiết đất nước.

Nhờ vào ông Hồ và đảng CSVN, Trung Cộng chiếm từ lãnh thổ nước VN, một số đất sát biên giới, một phần Bản Giốc, Hoàng Sa và nhiều đảo Trường Sa.

Nhờ vào ông Hồ, đảng CSVN đã giết, thanh trừng, dồn đuổi, trục xuất, nhiều triệu người Việt, để chiếm quyền cai trị toàn nước VN, (cho dù không độc lập và lòng dân không thống nhất).

0o0

Nếu cho là chung cục cứu cánh mới quan trọng, thì hiện nay chưa hề là chung cục.

Trong khi chờ đợi sự đổ vỡ toàn vẹn của "sự nghiệp" CSVN, sự đổ vỡ hình tượng Hồ Chí Minh đang xẩy ra, từng mảng dần dần.

Vì "sự nghiệp Hồ Chí Minh" chính là "đảng CSVN", nên một cái đổ tức cái kia đổ luôn.

0o0

Mọi công trình đóng góp của người Việt tự do, trong cũng như ngoài nước, để tìm kiếm và phổ biến sự thực về Hồ Chí Minh đều quan trọng và cần thiết, trong tiến trình Khai Dân Khí, Sáng Dân Trí, Khoẻ Dân Sinh mà cụ Phan Chu Trinh đã đề ra. 

Sự thực chính là ánh sáng đưa dân tộc đến thành công.

Đinh Thế Dũng






VN 'thiếu tư liệu về Hồ Chí Minh'


Lăng Hồ Chí Minh
Cuộc đời cố lãnh tụ cộng sản Việt Nam còn nhiều bí ẩn
Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều tư liệu về cố lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhất là trong thời kỳ ông hoạt động ở hải ngoại.
44 năm đã trôi qua kể từ khi cố chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Việt Nam vẫn chưa giải mật nhiều tư liệu lưu trữ liên quan đời tư và đời hoạt động của ông Hồ Chí Minh.

Trao đổi với BBC hôm 23/9/2013 từ Hà Nội, ông Hiển cho rằng nhiều tư liệu có thể đang được lưu trữ ở các trung tâm lưu trữ hải ngoại, hoặc cần tới sự hợp tác của giới học giả quốc tế như ở Pháp, Nga, Trung Quốc.Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư sử học Vũ Quang Hiển, từ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều khoảng thời gian hoạt động ở nước ngoài của ông Hồ Chí Minh có thể phải chờ sự bổ sung từ các nguồn sử liệu và tư liệu từ nước ngoài.
Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia này mặc dù có nhu cầu bổ sung tư liệu, Việt Nam vẫn chưa có các hợp tác ở mức độ thỏa đáng với giới khảo cứu và lưu trữ ở các quốc gia trên do các hạn chế về tài chính và nhân sự.
Nhà sử học nói: "Trước đây chủ yếu hoạt động bí mật, sau này hai cuộc chiến tranh như vậy. Kinh nghiệm về bảo quản và lưu trữ tài liệu của Việt Nam có thể nói là cũng không có.
"Điều kiện bảo quản và lưu trữ như ở các nước khác tôi nghĩ là không có."
"Ở VN không phải tất cả các tài liệu, tất cả những cái liên quan đến cá nhân con người, mà ngay liên quan đến một tổ chức Đảng hay một tổ chức nhà nước, các tài liệu lưu trữ không thể đầy đủ"
Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển
Trong khi đó, có vẻ phản ứng của giới nghiên cứu trong nước của Việt Nam về các công trình ở nước ngoài về ông Hồ Chí Minh còn chưa hoàn toàn mang tính hệ thống.
"Riêng thông tin về phản ứng của Việt Nam với cuốn sách này tôi chưa có," ông Hiển bình luận về một cuốn sách của nhà nghiên cứu Đài Loan ra đời cách đây 5 năm nhưng gần đây mới gây tranh cãi trong một bộ phận dư luận người Việt.
Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng, nhà nghiên cứu từ Đài Loan, có tựa "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" ấn hành vào tháng 11/2008 nêu quan điểm cho rằng lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Nam thực chất là một người Đài Loan có tên gọi Hồ Tập Chương.

Tác giả, vốn là cháu ruột của ông Hồ Tập Chương, cho rằng ông Nguyễn Ái Quốc thực đã qua đời từ năm 1932 và ông Tập Chương được Quốc tế Cộng sản phân công thay thế ông Ái Quốc để hoạt động và làm cách mạng ở Việt Nam.
"Chưa có một hội thảo nào bàn về nó, hay là tôi không được dự thì tôi không biết, nhưng tôi chưa thấy có một hội thảo nào bàn về cái này. Hơn nữa, nếu cuốn sách này nếu có, thì nó mới chỉ đang dừng ở mức là cá nhân đọc về nó," ông Hiển nói.

'Sự nghiệp mới là quan trọng'


Trước thực tế có nhiều câu hỏi được một bộ phận giới nghiên cứu quốc tế đặt ra về thân thế và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh, bên ngoài những gì đã biết từ công bố chính thức của sử học chính thống Việt Nam ở trong nước.
Ông Vũ Quang Hiển nói: "Nguồn gốc ở đâu, chuyện đời tư, chuyện cá nhân không quan trọng, mà cái quan trọng là ở sự nghiệp, mỗi con người đều có những nét riêng, thậm chí nét khuất trong đời tư, nhưng điểm quan trọng nhất là sự nghiệp mà họ theo đuổi."
“Tôi nghĩ những tài liệu có được trong tay về cơ bản, Việt Nam đã công bố hết. Còn những cái liên quan đến đời tư, chắc chắn Việt Nam không có.
“Ở Việt Nam những tài liệu liên quan đến những cá nhân đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc trong khoảng thời gian hoạt động ở nước ngoài, hoạt động bí mật, chắc chắn ở Việt Nam không có
“Mà nếu nó có chăng nữa thì có thể nó ở hải ngoại,” ông Hiển nói
Về giả thuyết của học giả Đài Loan, nhà văn Vũ Thư Hiên từ Paris, một người từng viết sách có liên quan tới ông Hồ Chí Minh, nêu quan điểm cho rằng đây chỉ là một chuyện "tào lao" và thiếu tính tin cậy.
Ông nói: "Chúng ta tìm về tài liệu văn bản học, những tài liệu hiện nay còn cho chúng ta thấy rằng ông Hồ vào lúc đó không phải là người được Quốc tế Cộng sản tin cậy, mà còn ngược lại.

"Chúng ta căn cứ vào văn bản như thế thì thấy rằng Hồ Chí Minh không phải là người cần thiết để Quốc tế Cộng sản phải tạo ra một Hồ Chí Minh giả cho tương lai.
"Câu hỏi khác được đặt ra là vào lúc ấy Đảng Cộng sản Trung Quốc có đủ viễn kiến để thấy cần phải cho một đảng viên Trung Quốc là Hồ Tập Chương đóng giả làm Hồ Chí Minh cho phong trào cộng sản tương lai ở Đông Dương hay không, thì tôi nghĩ câu trả lời cũng là không."
Tác giả của Đêm giữa Ban ngày còn cho rằng rất khó có khả năng để một người Trung Quốc sinh trưởng ở Đài Loan chỉ trong vòng tám năm có thể hội đủ các đặc điểm văn hóa, quan điểm và ngôn ngữ của người mà mình đóng thế để nhập vai ông Hồ Chí Minh.
Về động cơ của cuốn sách của học giả Đài Loan, ông Vũ Thư Hiên bình luận: "Tôi không nghĩ đó là một nhu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc là của người Tàu chứng minh rằng một chính khách của Việt Nam lại chính là người Tàu."
Trước câu hỏi về tính chân thực của các giả thuyết xung quanh cuộc đời của cố lãnh tụ của Việt Nam, nhất là về đời riêng từ chuyện có vợ con hay không, có phải là tác giả của một tập thơ trong tù hay không, trong đó có những giai đoạn được cho là góc khuất của lãnh tụ, ông Hiên nói:
"Lịch sử sẽ chứng minh, những người nghiên cứu lịch sử sẽ chứng minh với những chứng lý thuyết phục, chúng ta phải có văn bản, bằng chứng, cuối cùng mới là nhân chứng."