Stephen Moore: Nền Kinh Tế Obama Gây Khó Khăn Nhất Cho Những NgườI Dồn Phiếu Cho Obama
Giới trẻ, phụ nữ độc thân và dân thiểu số nằm trong tình trạng tồi tệ nhất trong bốn năm qua.
Stephen Moore |
Mỗi tháng các chuyên viên cố vấn tại Viện Sentier phân tích các con số thâu được từ Cuộc Thống Kê Dân Số Hiện Tại của Nha Điều Tra Dân Số, và ước tính chiều hướng của lợi tức gia đình trung bình hàng năm điều chỉnh theo lạm phát. Vào ngày 21 tha’ng 8, Viện Sentier đăng bài "Lợi Tức Gia Đình Nhân Dịp Kỷ Niệm lần Thứ Tư Của Cuộc Phục Hồi Kinh Tế: Tháng 6 năm 2009 đến tháng 6, năm 2013. "Kết qủa đáng lưu ý của cuộc nghiên cứu nầy là lợi tức trung bình thật của gia đình" đã giảm 4.4 phần trăm kể từ cuộc "phục hồi kinh tế" bắt đầu vào tháng 6 năm 2009." Dựa trên đồng Mỹ kim, lợi tức trung bình của các gia đình giảm từ $54.478 xuống còn $52.098, mất đến $2.380 .
Tuy nhiên, điều mà người ta đã bỏ qua không để ý là những người có khuynh hướng bỏ phiếu cho Barack Obama trong năm 2012 là thành phần của nhóm dân phải gánh chịu sự sụt giảm lợi tức nặng nề nhất. Ông Obama tái đắc cử với 51% số phiếu. Theo các cuộc thăm dò cử tri, năm nhóm dân chính yếu trong cuộc thắng cử của ông Obama là : Các cử tri trẻ tuổi, phụ nữ độc thân, những người chỉ tốt nghiệp trung học hoặc kém hơn, người da đen và gốc Nam Mỹ (Hispanics). Obama chiếm 60% số phiếu cử tri trẻ tuổi, 67% phụ nữ độc thân, 93% người da đen, 71% người gốc Nam Mỹ, và 64% số phiê’u của những người không tốt nghiệp trung học.
Theo cuộc nghiên cứu của Viện Sentier, những gia đình có gia trưởng là phụ nữ độc thân, kể cả trường hợp có và không có con, chứng kiến cảnh lợi tức của họ giảm xuống khoảng 7%. Lợi tức của những người dưới 25 tuổi sụt giảm 9.6%. Chủ gia đình người da đen đã chứng kiến cảnh lợi tức của họ sụt giảm đến 10.9%, trong khi đó lợi tức của chủ gia đình người gốc Nam Mỹ giảm 4.5%, số sụt giảm nầy cao hơn mức trung bình toàn quốc. Lợi tức của người lao động có bằng tốt nghiệp trung học hoặc kém hơn đã giảm xuống khoảng 8% ( -6,9% đối vơ’i những người không tốt nghiệp trung học và -9,3% đối với những người chỉ có bằng trung học).
Tính theo đồng Mỹ kim, trong bốn năm kể từ lúc phục hồi (kinh tế) thời Obama bắt đầu vào tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm nay, lợi tức trung bình của gia đình người da đen giảm xuống hơn $4.000, lợi tức trung bình gia đình người gốc Nam Mỹ bị giảm $2.000, và các gia đình do phụ nữ làm chủ bị giảm mất $ 2.300.
Các con số thất nghiệp cũng theo cùng một chiều hướng. Dữ kiện trong tháng 7 của Nha Thống Kê Lao Động (gần đây nhất) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc là 7.4%. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cho đến nay là của các thành phần quan trọng của khối cử tri Obama: người da đen (12.6%), người gốc Nam Mỹ (9.4%), những người không tốt nghiệp trung học (11%) và thiếu niên (23.7%).
Đây là một đảo ngược lạ thường của đà tiến bộ của các nhóm này trong giai đoạn bành trướng kinh tế vào những năm 1980 và 1990, và thậm chí xuyên qua sự khởi đầu của cuộc suy thoái kinh tế năm 2008. Dữ kiện từ Nha Điều Tra Dân Số cho thấy rằng từ 1981 đến 2008, mức gia tăng lợi tức lớn nhất là của phụ nữ da đen, 81%, tiếp theo là phụ nữ da trắng, 67%, sau đó là đàn ông da đen, 31%, và đàn ông da trắng, 8%.
Nói cách khác, khoảng cách lợi tức theo giới tính và chủng tộc trong giai đoạn thịnh vượng Reagan vào những năm 1980 và Clinton vào những năm 1990 đã sụt giảm hơn so với bất kỳ giai đọan nào trong lịch sử nước Mỹ. Phụ nữ và người da đen tiếp tục tiến bộ về kinh tế trong giai đọan thịnh vượng ngắn 2002-2007 của Bush. "Sự bất bình đẳng lợi tức" đã trở nên trầm trọng hơn dưới thời Obama.
Ông Obama thường khinh thường một cách sai lầm và gán cho một phần tư thế kỷ thịnh vượng bắt đầu với Tổng thống Ronald Reagan là thời đại “trickle down”. Đối với nhiều người trong nhóm mà Ông Obama muốn giúp đỡ, việc trở lại nền thịnh vượng của thời đại đó sẽ là một cải tiến lớn lao.
Các dữ kiện về lợi tức của Nha Điều Tra Dân Số bao gồm tiền trợ cấp chính phủ, chẳng hạn như bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp tàn phế và các tín dụng thuế lợi tức (nhưng không bao gồm Medicaid và phiếu thực phẩm). Hầu hết các chương trình tiền mặt làm tăng phí tổn dưới thời Tổng thống Obama, nhưng lợi tức của các nhóm có lợi tức thấp nhất vẫn bị sụt giảm.
Điều này cho thấy tiền công và lương bổng từ việc làm đã bị thu hẹp với tốc độ nhanh hơn so với các dữ kiện do Nha Điều Tra Dân Số thu thập. Tiền lương giảm xuống trong bốn năm qua phù hợp với hai cái bất thường không mong muốn của cuộc phục hồi kinh tế: Sự suy giảm nhanh chóng về sự tham gia của lực lượng lao động từ 65.5% xuống 63.4% trong giai đoạn này và sự gia tăng trong việc làm bán thời gian.
Điều này có nghĩa là sự phục hồi do kích thích kinh tế bắt đầu chính thức vào tháng Sáu 2009 – “Cuộc Phục Hồi Mùa Hè” nổi tiếng của Phó Tổng thống Joe Biden” -- chỉ đưa đến lợi tức thấp hơn cho ít nhất là một nửa dân số Hoa Kỳ, đó chính là những người đã từng làm công cụ bầu phiếu cho ông Obama hai lần.
Mục tiêu chính sách kinh tế do tổng thống công bố, cũng như của phe cấp tiến nói chung, là để phân phối sự giàu có. Nhóm khuynh tả dường như đã quên rằng khi có ít doanh nghiệp và người lao động để tạo ra tài sản, một điều khác sẽ được phân phô’i : Đó là sự khổ nhọc (thay vì sự giàu có).
Ghi chú: Ông Moore là một thành viên của ban biên tập của The Wall Street Journal