Wednesday 11 September 2013

Văn-Hóa Khai-Thông Chính-Trị (2) Lâm Lễ Trinh

Quốc phá sơn hà tại (Xuân vọng. Đ Phủ )

Trong một bài trước, nhan đề " Sức mạnh của Văn hóa và Văn hóa của sức mạnh". chúng tôi đã trình bày tính cách phức tạp của văn hóa,  mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa,  ý thức hệ, kỹ thuật và chính trị và sau hết, ảnh hưởng lâu dài đối với nhân loại của những nền văn hóa do một số đế quốc để lại  trong lịch sử thế giới. Phần kết luận của bài đã nhấn mạnh vào vai trò của văn hóa trong công cuộc tranh đấu, bảo vệ và củng cố dân chủ và tự do .
Hôm nay, xin đề cập đến bối cảnh đặc biệt của Việt Nam, từ ngày Cộng sản phát động cho đến khi hoàn thành cách mạng  xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước vào tình trạng bế tắc hiện tại .
Văn hóa và Cộng sản Việt Nam.
Văn hóa lâu đời và truyền thống cổ kính  từ xưa nay vẩn là niềm tự hào của người dân Việt. Qua những bước thăng trầm của lịch sủ, dưới ách đô hộ Hoa - Pháp - Nhựt và ngay cả trong các thời kỳ đất nước bị phân chia, văn hóa Việt Nam chằng những vẩn tồn tại mà còn  phát triển liên tục và được xem như chất keo  gắn bó dân tộc. Đặc biệt  trong gần 100 năm Pháp thuộc, giới sĩ phu Việt đã dung hợp văn hóa và tư duy để hâm nóng tâm thức dân tộc và khích động quần chúng chống ngoại xâm  xuyên qua càc Phong trào Cần vương (Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám...); Duy Tân ( Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp...) ; Đông Du (Phan Bội Châu, Lê Dư , Bùi Uyên...) ; Việt Nam Quốc Dân Đảng ( Nguyển Thái Học, Vủ Hồng Khanh, Nguyển Tường Tam...)..v..v..
Ngày 19.8.1945, Nhựt bổn đầu hàng vô điều kiện Đồng Minh tại Đông Dương. Trước khi Quân đội viễn chinh Pháp ồ ạt trở lại Việt Nam thì  Mặt trận Việt Minh đã đoạt quyền trong tay Chính phủ Bão Đại - Trần Trọng Kim. Hiệp định sơ bộ Fontainebleau ký tại Pháp ngày 6.3.1946, chiến thắng Điên Biện Phủ ngày 18.5.54 và tiếp theo,  Hiệp ước Genève tháng 7. 1954 đã củng cố tại Bắc Việt chính thể của Hồ Chí Minh dưới danh hiệu Việt Nam Dân chủ Cộng  Hòa và thúc đẩy một triệu người khăn gói di tản vào Nam mặc dù CS dùng đủ biện pháp để ngăn chận.
Trên thực tế, CS đã xuất hiện và phát triển tại Việt Nam từ trước 1945, qua nhiều giai đoạn, dưới tên nhiều phong trào với khẩu hiệu và chiến lược khác nhau để lãnh chỉ thị của Moscou hay Bắc kinh, trực tiếp hoặc ngang các trạm liên lạc ở Quảng Châu, Thượng Hải. Bangkok và Paris. Tùy theo hoàn  cảnh (bị truy nả hay vì chia rẽ nội bộ), các tổ chức này  tạm lắng yên  một thời gian để rồi tái hoạt động. Năm phong trào chính, đáng nêu tên , là Phong trào Thanh niên (1925- 1929) ; Sô viết Nghệ an (1930- 19320; Mặt trận Bình dân (1936- 1937) ; Viêt Minh (1941- 1945) và Kháng chiến (1946- 1954). (đọc "From capitalism to communism " của Hoàng Văn Chí, Preager Inc.Publishers,NY, 1964).
Để áp đặt xã hội chủ nghỉa  tại Việt Nam theo đường hướng Đệ tam quốc tế,  Hồ chủ  trương tiêu diệt phản động  song song với việc giáo dục quần chúng về tư tưởng Mạc xít . Thành phần trí thức và văn nghệ sĩ là mục tiêu để tấn công vì bị xem như sản phẩm của thực dân phong kiến. Mao Trạch Đông đả từng tuyên bố : " Trí thức không giác ngộ chủ nghỉa Mác Lê thì giá trị kém hơn cục phân vì phân còn có thể dùng để bón ruộng ". Chính sách cải tạo tư tưởng của CS là một hình thức tâm lý chiến nhằm bứng gốc ảnh hưởng tư tưởng địch ăn sâu vào đầu óc tiểu tư sản.  CS  áp dụng chiến  thuật triệt hạ mỗi đợt một  tư tưởng phi vô sản  như trong vở kịch  của Corneille: ba anh  em Horace thanh toán  ba địch  thủ, mổi người một  lúc. Trong giai đoạn  kháng chiến  1946- 1954, mủi dùi chỉa vào ảnh hưởng văn  hóa  Pháp: duy tâm, lảng mạn, nghệ thuật vị nghệ thuật, chủ nghĩa cá nhân..v..v..Các giai đoạn nối tiếp được dành  cho công tác đã phá phong kiến tư hữu  (chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất ), tư tưởng thoái hóa ( vụ Trăm Hoa Đua Nở) và sau đó, từ 1959 trở đi,  kinh tế tư sản  (xem bản báo cáo của Trường Chinh  trước Đại hội Đảng Lao động lần thứ ba ).
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, để chống đế quốc, Hồ khôn ngoan xử dụng ảnh hưởng của giới văn học nghệ thuật để tác động lòng yêu nước của quần chúng mà Dương Thu Hương gọi là " cái mỏ vàng ròng". Từ 1946 cho đến 1950, văn nghệ sĩ tại miền Bắc hăng hái sáng tác  ủng hộ Cách mạng vì chưa kịp nhận diện chân tướng phản bội của Mặt trận Việt Minh. Những trước tác nổi danh của Văn Cao, Đổ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Đình Thi ...ra đời trong bối cảnh này. Năm 1950, phong trào "về thành" lan rộng và áp lực  của Trung cộng xuất hiện lộ liểu trong mọi  địa hạt ,Văn nghệ sĩ bị hàng ngủ hóa mau chóng. Bọn bồi bút và cai thầu văn hóa, đa số xu thời, do Tố H'u - Cù Huy Cận  cầm đầu và mang nặng "đảng tính", bốc thơm tận mây xanh  Xít ta lin và  Mao Chủ tịch. Cá nhân Hồ được thần thánh hóa và mọi người, mọi nơi nhận lệnh phải cám ơn Đảng và tri ân Bác.   Các ngành văn nghệ : thi, ca, vũ, nhạc, điêu khắc, hội họa và luôn cả  "chế độ đồng phục", cách  xưng hô giao tế hằng ngày đều rập khuôn "Người  Đàn Anh Vĩ Đại Miền Bắc " . Hồ đã không ngượng miệng tuyên bố với một phóng viên ngoại quốc :"  Không, tôi không có tư tưởng ngoài tư tưởng Mác Lênin...Tôi không có gì để viết nữa, tất cả lý luận cần thiết, Mao Chủ tịch đã nghĩ và viết ra rồi " (đọc Bùi Tín, "Hoa Xuyên Tuyết, 1991, trang 67).
A- Chiến dịch Cải cách ruộng đất: CS đánh địa chủ  phong kiến.
Cú sốc đau  nhất đối với dân  Miền Bác là phong trào đấu tố dã man Cải Cách Ruộng Đất  (CCRĐ) chia ra làm hai chiến dịch: Giảm tô (1953- 1954) và CCRĐ đích thực (1954-56). Hồ đã nhắm mắt tuân lệnh của Mao " phóng tay phát động quần chúng  tiêu diệt toàn bộ địa chủ bằng cách liên kết chặt chẽ bần cố nông và trung nông. Thành phần phú nông, được hứa hẹn lúc đầu  "cho yên thân", cuối cùng chịu chung số phận với địa chủ. Bị các Tòa án nhân dân  xử tử và hành quyết không gớm tay sau nh'ng màn tra tấn và tố khổ man rợ tại " đấu trường", vợ cáo giác chồng, con phỉ nhổ cha, với sự đốc xúi của những đoàn cán bộ đặc biệt được huấn luyện tại Trung cộng  và cố vấn Tàu phù. Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng CS, phụ trách chương trình cải cách,  đã không ngại hy sinh  cha ruột của mình. Trước đó, chiến dịch  Giảm tô đã vơ vét  thành  5 đợt  tài sản, nổi  và  chìm, của  các phần tử  có máu mặt  tại nông thôn. Cả trăm ngàn dân  mất mạng oan uổng trong vụ càn quét  này, không kể con số nhửng người tự tử hoặc chết đói vì chính sách " cô lập địa chủ". Điều chua chát là phong trào CCRĐ không cần thiết ở Bắc Việt vì  98 % dân  địa phương không có đất, khác với trong Nam  2% địa chủ  làm chủ  trên phân nửa diện tích cày cấy. Điểm bỉ ổi khác là Chính phủ CS giả vờ không liên hệ đến  những trò khủng bố nói trên, làm ra vẻ đấy là việc  riêng của nông dân, do nông dân hoàn toàn chủ trương để tự nâng cao " uy tín chính trị " (đọc "J'ai vécu dans l 'enfer communiste du Nord Việt Nam  ", Gérard  Tongas, nxb Les Nouvelles éditions Debress, Paris 1960, trang 222) .
Chiến  dịch  CCRĐ gây phẩn uất trong quần chúng : các tỉnh Nghệ An ( nơi sinh quán  của Hồ và cái nôi  của Cách mạng), Bắc Ninh, Nam Định và một số địa phương nổi loạn, Chính phủ phải gởi quân đội tái lập trật tự. Tháng 8. 1956, Hồ công nhận "sơ suất " và phát động  chính sách sửa sai. Đóng vai dê tế thần,  Trường Chinh và Thứ trưởng CCRĐ Hồ Viết Thắng " tự ý rút lui". Trước Hội nghị thứ 10 Trung ương Đảng,  Hồ đưa "người hùng Điện biên" Võ Nguyên  Giáp ra chịu trận. Giáp  nhân danh Chính phủ đọc diển văn  tạ tội và ngày 30.10.1956, Nguyễn Mạnh Tường được phép  chỉ trích  đảng Lao động trong một bài thuyết trình tràng giang tại một phiên đại hội của Mặt trận tổ quốc . 
CCRĐ đánh dấu một khúc quanh trong lập trường của CS : từ phản đế, chống Pháp, chuyển qua phản phong, chém giết phú hào Việt. Địa chủ và thực dân đều là kẻ thù vì  luôn luôn cấu kết với nhau. Chủ đích thật sự của Đảng là thanh trừng không để cho lọt lưới  thành phần phản động và lừng khừng, dù Đảng dư biết sẽ có đấu tố bừa bãi. Trong bài diễn văn nêu trên, Nguyễn Mạnh Tường đã can đãm vạch rỏ chủ trương căn bản của CCRĐ: " Thà chết mười người oan còn hơn để sót một kẻ địch ".  Kế hoạch  sửa  sai của Hồ chỉ  là một mánh  khóe tuyên truyền  để xoa dịu dân chúng phẩn nộ : CS  không hề tiết lộ tổng số người  được trả tự do nhưng Võ Nguyên Giáp cho biết trong số này có 15.000 đảng viên (bị giam vì  không dứt khoát tư tưởng). Tài sản  tịch thu không được trả lại hết hay bồi thường vì phần  lớn bị tẩu  tán. Nhà cửa, vườn tược điêu tàn, còn  trâu bò thì bị làm thịt hay bán  sạch. Đau đớn nhất là con gái địa chủ đem gả bán cho bần cố nông, vợ mất chồng bị  ép lấy cán bộ, các gia đình ly tán vì cảnh  thân quyến đấu tố lẩn nhau...Vết thương tâm lý không hàn gắn lại được.
Hố hận thù đã đào sâu giữa các thành phần xã hội: nông dân, cán bộ, quân đội  và  trí thức thành thị.
B- Vụ Nhân văn Giai phẩm: CS đánh trí thức và văn nghệ sỉ tiểu tư sản.
CCRĐ  đả mở mắt giới trí thức Bắc việt và cho thấy Đảng bá đạo và tin tưởng giai cấp công nông hơn, dù trí thức xã thân tham gia kháng  chiến.  Để diển tả  tâm thức chán chường  của người trí thức lúc đó, Phan Khôi  bịa ra câu chuyện liên hệ đến cái thú  trong chiến khu vừa nhai " kẹo bột ", vừa nhấm cà phê , và viết ví von như sau : "  Cái ngọt của kẹo tượng trưng cho lòng yêu nước. Nó đánh tan cái đắng của cà- phê mà chúng ta có thể sánh với sự lãnh đạo của Đảng. Như vậy, chúng ta có thể hưởng được hương vị của cà- phê ví như cái danh dự của người trí thức ".
Dư  âm khủng khiếp của chiến dịch CCRĐ chưa lắng động hẳn thì  Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) bùng nổ (1956- 1960). Hai nhân chứng  hệ trọng còn sống đến nay là nhà văn Hữu Loan và Luật sư Nguyển Mạnh Tường. Họ được phỏng vấn ở ngoại quốc, người đầu trong tờ báo Thông Luận  Paris ( đọc bài " Nhân văn Giai phẩm" trong  hồi ký " Viết cho Mẹ và Quốc hội " của Nguyển Văn Trấn, nxb Văn Nghệ, CA 1995, trang 271- 282) và người sau, bởi  Phạm Trần trong  tập san Độc lập, số ngày 11.12.1989, Tây Đức (bài này in lại  với nhan đề " Hạnh ngộ cụ Nguyễn mạnh Tường"trong tuyển tập " Trăm Hoa Vẩn Nở Trên Quê Hương", nxb Lê Trần, Reseda 1990, trang 271-282) .
Theo tài liệu ghi lại, bản báo cáo của Krushchev  tại Đại hội thứ 20  của đảng Cộng Liên xo tố cáo tội ác của Staline  đã khai mào cho chính sách " xét lại" và  chấm dứt chủ nghỉa sùng bái cá nhân . Tiếp theo đó là vụ phiến loạn ở Budapest, Hungary và lời tuyên bố của Mao Trạch Đông : " Bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng " mở màn cho môt giai đoạn tư tưởng phóng khoán hơn trước. CS Việt Nam râm rấp tuân theo đường lối mới. Văn nghệ sĩ được khuyến khích " nói thẳng, nói thật, nói hết ".
Báo giới Bắc Việt, đứng đầu là tờ Nhân Văn của chủ nhiệm Phan khôi, với Hữu  Loan, Trần Dần ; tập san Giai Phẩm do Hoàng Cầm, Lê Đạt, Văn Cao, Sỷ Ngọc, Nguyễn Văn Tý...chủ trương và báo Văn của Nguyễn Bính  và Nguyên Hồng,   hăng say phát biểu ý kiến , kêu nài "trã  văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ  "  và đòi quyền tự do sáng tác. Nguyễn Mạnh Tường xác nhận : " Anh em chấp nhận  sự lãnh đạo của Đảng" .Bài thơ "Ông bình vôi " của Lê Đạt, bài khảo luận "Vấn đề Pháp trị " của Nguyễn Hữu Đang, truyện ngắn "Con ngựa già của Chúa Trịnh " của Phùng Cung và nhửng tham luận của Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh..v..v..được dân chúng hoan nghinh  . .Các tệ đoan, sai trái  và hành động bất công của chính quyền bị tố giác, châm biếm và phê bình. Luôn cả những sáng tác a dua  của Tố Hửu, Tổng cục phó Tổng cục chính trị. củng bị chế diểu. Quần chúng càng hưởng ứng thì chính quyền càng  thêm bực tức. Kiểm thão, học tập  và việc dùng báo Đảng và văn nô loại Đổ Nhuận, Như Phong, Tô hoài, Xuân  Diệu...để phản công đều thất bại. Đảng quyết định đè bẹp đối phương bằng một vụ án được mệnh danh là " vụ án...gián điệp" .
Ngày 21. 11. 1960, Tòa án nhân dân thành phố Hà nội  tuyên  phạt  các " gián điệp" Thụy An  và Nguyễn Hữu Đang  mỗi người 15 năm tù; Trần Thiếu Bảo, chủ nhà in Minh Đức, 10 năm tù và 3 tòng phạm khác, 5 năm tù . " Phần chìm " của vụ án còn dữ dội hơn : Hàng chục văn nghệ sĩ, trí thức, giáo sư, nhà báo...bị giam không án. Một số không ít bị truy bức và hành hạ, chết trong uất hận như Đoàn Phú Tứ, Phan Khôi. Trần Dần tự vẫn nhưng được cứu thoát. Nguyễn Bính  tắt thở "miệng còn  chóp chép thèm cơm " (thơ Trần Mạnh Hào) . Về Nguyễn Tuân  không e thẹn  thố lộ : "Tớ còn sống tới bây giờ là nhờ ..tớ biết sợ !" . Hoàng Cầm,  lãnh tụ của nhóm Hàn Thuyên, bị  cãi tạo, Trương Tữu  đi tù, Trần Đức Thão và Nguyễn Mạnh Tường thì bị tuyệt thông như cùi hủi  để rồi Thão qua đời vài năm sau trong cảnh cơ hàn  tại Paris . Để đánh phủ đầu giới văn nghệ, CS dựng ra vụ án gián điệp (liên hệ với Đệ nhị phòng của Pháp) nhưng không trưng bằng chứng và đã hâm nóng lại không khí  "bề hội đồng"  của thời  CCRĐ. Ba chục năm sau, nhà văn  Nguyễn Hữu Đang  nguyên  Bộ trưởng Thanh niên và Thông tin  dưới Hồ Chí Minh) được Chính phủ trã lương...hưu (!) bậc chuyên viên 5 nhưng vẩn không được giải oan và phục hồi danh dự. Trước khi chết, thi sĩ Phùng Quán vô đơn kiện  đòi  bồi tổn cho các nạn nhân của NVGP nhưng đến nay, Tòa không thụ lý . (đoc "Những hồi tưởng của một nhân chứng ", Nguyễn Minh Cần, trong Thế kỷ 21,#81, January 1996).
C. Vụ  gài  bẩy  văn hóa " Trăm hoa đua nở" .
Sau vụ  NVGP, Đảng nổ lực đồng phục hóa tinh thần  văn nghệ sỉ. Bản Đề cương văn hóa của Trường Chinh được áp dụng như cương lỉnh hoạt động cho giới này. Chủ tịch Hội Nhà  Văn (thành lập năm 1957)  Nguyển Công Hoan bị cách chức, "quan lớn văn nghệ" Nguyễn Đình Thi  được tấn phong Tổng thư ký. Bộ Thông tin và Văn hóa quản lý chặt chẻ về hành chính. Một mạng lưới hội đoàn - đứng đầu là Ủy ban thường trực trung ương liên hiệp Văn học Nghệ thuật trực thuộc Mặt trận Tổ quốc -  kiểm soát văn nghệ sĩ không nằm trong hệ thống Nhà nước .
Năm 1987, Nguyễn Văn Linh  được phục chức Tổng Bí thư và sau đại hội VI của đảng CS,  cổ vỏ ồn  ào cho kế hoạch Đổi Mới để ăn khớp với  trào lưu Gorbachev tại Liên Xô. Tháng 10, Linh đưa ra công thức " người thật, việc thật" và hô hào ; "Anh chị em văn nghệ sỉ phải tự cứu lấy mình, không bẻ cong ngòi bút ! ".  Một lần nửa,  giới văn  nghệ tin tưởng nơi quốc sách cởi trói  và hâm hở phát biểu. Hữu Loan, tàc giả bài thơ Mùa tím hoa sim, diển tả không khí phấn khởi lúc đó bằng câu: " Cả nước kêu oan  ". Biện pháp khắc nghiệt chỉ đạo và quản lý của Đảng bị  vạch  trần.  Tác giả vở kịch "Hồn Trương Ba, Da hàng thịt " Lưu Quang Vũ viết chua  cay:"chỉ cần một người suy nghĩ cho mọi người, một cái đầu tối cao suy nghỉ cho mọi cái đầu ". Phạm Thị Hoài mạnh dạn khẳng định:" Ở Việt Nam,  không phải tôn giáo, mà văn học luận đề mới chính là thuốc phiện của  nhân dân...Văn học Việt Nam bị công cụ hóa...tinh thần thẩm mỹ thống trị nó là tinh thần  phục vụ chứ không phải tinh thần dẫn đường ".
Từ 1986 đến 1989, một cao trào văn nghệ phản kháng thật sự xuất hiện tại Việt Nam vì đảng CS càng ngày càng suy thoái, xứ sở cần mở rộng kinh tế- ngoại giao và mặt khác, vì sự sợ hải ( một bản  tính  thứ hai đối với văn nghệ sĩ Bắc Việt) chưa ăn sâu vào tủy não  của giới cầm bút trong Nam. Thời kỳ dọ dẩm bắt đầu  với Đại hội VI của đảng tháng 12. 1986, khi Nguyễn Văn Linh nới tay cho báo chí góp ý phê phán những mặt " tiêu cực" của xã hội : quan liêu, bè phái, bao che, hối lộ...hầu hoàn thiện chính quyền. Thời kỳ bộc phát  đạt tới khi đội ngủ văn nghệ tìm ra phương pháp thích hợp để đánh vào yếu huyệt của chế độ với thành phần cương trực và có khả năng trong lãnh vực phê bình và sáng tác.
Thật vậy, về chính trị và xã hội,   là hình thức được các tác giả chọn xử dụng đắc lực trong nhửng tạp chí, đặc biệt trên tờ Văn Nghệ, để diển  tã sự thật và quyết liệt  tấn công tệ đoan . Trong bài " Từ Nhân Văn Giai Phẩm đến Cao trào Văn nghệ phản kháng "  của tuyển tập Trăm Hoa Vẩn Nở Trên Quê Hương, Thân Trọng Mẫn  có đề cập đến phương pháp Nói vòng, Nói kháy  được giới văn nghệ dùng một cách " nhuần nhuyển" trong lý luận , hầu đối đầu với  chính sách  công an hóa văn  hóa và sự kiểm soát tư tưởng của Đảng .
Bốn thế hệ cầm bút nhiệt tình tham gia văn nghệ phản kháng : 1-Thành phần tiền chiến, trong dó có một số  văn nô " sám hối", công khai hay thụ động, như Chế Lan Viên, Bửu Tiến, Nguyển Văn Bông, Trương Chính......2- Thành phần trưởng thành qua hai cuộc chiến : Nguyên Ngọc (Tổng biên tập viên tờ Văn nghệ), Nguyễn Minh Châu, Bùi Minh Quốc...3-Thành phần chủ lực của Phong trào, như Dương Thu Hương, Lưu Quang Vủ, Nguyển Huy Thiệp, Trần Mạnh Hào, Phạm Thị Hòa....4-Thế hệ văn  sĩ  trẽ, không phân biệt Bắc Nam, cộng sản hay quốc gia, dấn thân đấu tranh và viết lách trong tạp chí Tuổi trẻ, Thanh niên, Sông Hương hay trong một số báo phát hành bí mật như tờ Khát Vọng.
Đọc qua các tác phẩm xuất bản, có thể nhận thấy, một cách tổng quát, giới  văn   hóa "phản kháng" trong nước lưu tâm đến ba chủ đề chính : a)  Tách rời văn nghệ ra khỏi sự lảnh đạo của  Đảng (văn nghệ có sứ mệnh bão vệ sự thật và đề cao  cái  đẹp  nên  phải được tư do sáng tác. Chữ "ly thân" đã được Trần Mạnh Hào dùng để diển  tã khát vọng của  nghệ thuật được thoát  ly về mặt  chính trị  ). b) Phủ nhận thành quả  quá khứ (Đảng không có khả năng sửa sai, lại càng không có khả năng làm việc đúng để chuộc tội). và c) Hạ bệ thần tượng và lý tưởng  xã hội chủ nghĩa (việc Hồ Chí Minh chọn đứng về phía  Cộng sản quốc tế không phải là một " tất yếu  lịch  sử"; "Những ngày mai ca hát " - được Lưu Quang Vủ  biếm nhẻ mệnh danh " thiên đình  hạ giới" - mà Mác Lê hứa hẹn trên thế gian, chỉ  là những " thiên đường mù" ) . 
Những biến chuyển và  sụp đổ dồn dập ở Liên Xô và Đông Âu làm cho Nguyễn Văn Linh  "co vòi" và hoảng hốt quay về đường lối bảo thủ giáo điều sau hai năm vừa đổi, vừa run. Cao  trào văn nghệ  phản kháng, một phen nữa, bị dập  tắt. Và Linh được thợ sơn Đổ Mười thay thế. Các trùm văn  nghệ Tố Hửu, Trần Độ, Hà Xuân Trừng...viết nhiều bài phản bác trên báo đảng, răn de, chụp mũ và bôi  lọ những văn nghệ sĩ " chao đảo" . Biện pháp này đã từng dược áp dụng  với phong trào NVGP. Đặc biệt, Nguyên Ngọc bị bứng khỏi Tòa sạn báo Văn nghệ. Tuy nhiên, Chính phủ không thẳng tay đàn áp như kỳ trước vì chế độ đang tứ bề thọ địch, trên chiến tuyến chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế và xã hội. Một vụ án  NVGP  thứ hai đến nay chưa xảy ra. Đây chỉ là một cuộc hưu chiến. Đảng điều chỉnh chiến thuật để " uốn nắn những lệch  lạc " và chuẩn bị cho những người " biệt kích cầm bút" một "pháp trường trắng" ( lời của Nguyển Tuân, trong Văn học, số tháng 4/1989) để áp  đảo  tinh thần. Về phần  giới văn nghệ sĩ thì họ tạm im để tìm  những thể nghiệm mới  và  một ngôn ngữ đấu tranh mới  cho giai đoạn  gay go sắp  đến. Phong trào không lớn mạnh được vì còn quá tản mác . 

                                    ***                                   

“ Công trạng” (?! ) của Cộng sản thống nhất xứ sở bằng vỏ lực không bù đắp được tội ác của họ làm băng hoại nền văn hóa từ xưa nay xem như sức mạnh của xã hội Việt Nam. Trên nửa thế kỷ, các nhóm nối tiếp cầm quyền tại Bắc bộ phủ đã đốt cháy nhiều thế hệ văn nghệ sĩ và chuyên viên ưu tú của đất nước .
*                  *                    *          
Văn Cao, một biểu tượng của các thế hệ này, từng xót xa diển tả  như sau thân phận của trí thức trong gông cùm CS :
Cả cuộc đời chỉ thấy rơi nước mắt,
Chỉ nghe tiếng thở dài,
Buồn của những ngày bếp không đỏ lửa,
Những ngày cửa biển vắng tàu,
Những ngày kho hàng trống rổng,            
Những con người cuối cùng tàn phế,
Như những vỏ thùng dầu,
Những đống than lò tắt lửa,
Giạt ra bên ngoài thành phố,
Đầu bờ cuối bãi lênh đênh……
Sống trong thời nhiểu nhương, dưới một triều đại bất nhân, thi sĩ Đổ Phủ củng đã trải qua đồng tâm trạng nảo nề và than thở trong bài thơ “ Xuân vọng “ : “ Bạch đầu tao cánh đoảnHồn dục bất thăng trâm “ ra, dịch : “ Bạc đầu thêm tóc ngắn, Búi mải vẩn không xong “.  Tuy nhiên, “ quốc phá sơn hà tại, Nước nát vẫn còn Non sông “ . Non sông Việt Nam bất diệt và cuối cùng sẽ khai thông bế tắc chính trị nếu các chiến sĩ văn hóa nhận thức đúng sứ mệnh của mình để vụt khởi đấu tranh dân chủ hóa quê hương. Giai đoạn sắp đến đòi hỏi sự dấn thân của các đội ngủ văn hóa. Đề tài này sẽ trình bày trong một bài sau về trách nhiệm của Văn hóa lưu vong phá vở kế hoạch Giao lưu văn hóa của chính quyền Hà nội.
LÂM LỄ TRINH 
Thủy Hoa Trang
Huntington Beach, CA