1. CUỘC TÌM KIẾM VÔ VỌNG
Thuận xếp tập hồ sơ lại, nhìn người con gái đối diện, mỉn cười đứng dậy bắt tay cô gái và nói:
- Chúc mừng cô gia nhập vào Biomedical Research của chúng tôi. Khi nào cô có thể đi làm được?
- Dạ em cần về công ty cũ báo cho họ biết, có thể cho em 2 tuần để thu xếp được không?
- Vâng, nếu có trở ngại cô cho tôi biết nhé.
- Dạ. Xin cám ơn anh nhiều lắm. Chào anh.
Chờ cho người con gái bước ra khỏi phòng, anh ngồi xuống, băn khoăn tự hỏi, không biết mình còn quên điều gì chưa dặn cô ta không, và còn sót điều gì chưa làm? Sao mình lại có cảm giác hồi hộp và bâng khuâng?
Nhìn khuôn mặt cô ta rất quen và dường như thân thiết lắm, không hiểu mình gặp cô ta ở đâu, High School, hay lúc còn học Bio. Anh mở lại hồ sơ, đọc thêm một lần nữa Resume của cô gái, Thái, Thủy-Vi, tốt nghiệp Master of Biomedical Sciences tại DMU (Des Moines University, Iowa)... Thuận giật mình. Cô ta họ Thái, cùng họ với Thuận. Iowa, nơi cô ta học, không phải tiểu bang mình đã học. Vậy là chưa từng gặp, mà sao như linh cảm thấy điều gì lạ lùng. Lúc phỏng vấn, hai ba lần Thuận định hỏi, nhưng rồi lại e ngại, sợ qúa đường đột gây ngộ nhận.
Giữ chức vụ này đã 5 năm, Thuận đã interview nhiều người, anh hết sức né tránh những ngộ nhận không cần thiết, nhất là khi phải interview đồng hương của mình, dù có ý muốn nâng đỡ, cũng chỉ ngấm ngầm và để trong lòng, nhưng đây là lần thứ nhất anh có cảm giác này. Đọc mức lương đề nghị, anh như một cái máy, để mức lương tối đa cho phép phỏng vấn viên, anh nghĩ, cô ta thật xứng đáng được như thế.
Những suy nghĩ về cô gái làm anh bận rộn và quên mất cả thời gian, cho đển khi tiếng điện thoại reo lên, anh mới biết là đã đến giờ, mở cặp da, bỏ hồ sơ vào và ra về, mà tâm hồn cứ quẩn quanh trong ý nghĩ "không biết có còn sót điều nào chưa bảo cô ấy không, thôi để cô ta đi làm rồi mình sẽ hỏi cho rõ ngọn ngành là đã gặp cô ta ở đâu, có khi là đi lễ Chủ nhật gặp được không chừng" .
Về đến nhà, lúc ngồi ăn cơm, Thuận kể cho vợ anh nghe về cuộc phỏng vấn một người con gái Việt Nam mang họ Thái và những tình cảm mơ hồ, lạ lùng trong anh, anh thú nhận là giờ này vẫn còn hình dung ra khuôn mặt và dáng dung của cô ấy, anh biết rất rõ ràng, tình cảm ấy không phải là loại tình cảm nam nữ, nhưng thực sự anh lại không hiểu.
- Có gì đâu, ngày nào cô ấy đi làm thì anh hỏi chuyện cô ấy là được rồi, hay anh lại muốn em giúp? Tại anh nhạy cảm thôi, em hiểu anh đang nghĩ tới điều gì, bên nội hay bên ngoại phải không? Đâu phải là lần đầu anh suy nghĩ như thế. Nhưng anh không có em gái mà.
- Thì đành như vậy, nhưng anh lại sợ mình vụng về không khéo léo lại gây hiểu lầm.
- OK, đến ngày đó em tới ăn trưa với anh, rồi giả như tình cờ em gặp cô ấy, chúng ta hỏi chuyện xã giao được không?
- Được vậy thì tốt lắm.
- Nhưng mà cô ấy chắc là dễ thương, duyên dáng, mặn mà lắm phải không? Nếu không làm sao ông chồng em lại tơ vương đến như thế.
- Dạo này hình như tiếng Việt của em giỏi hơn nhiều, nói chuyện nghe văn hoa bóng bẩy quá, phải như ngày xưa em học Văn chương hay Nhân chủng học thì dễ nổi tiếng lắm đó.
- Đùa anh vậy thôi chứ ngay khi biết cô ta cùng họ với anh, em hiểu ngay điều anh đang bận tâm. Em sẽ giúp anh.
Thuận nhìn vợ với lòng cảm kích. Loan là bác sĩ ngoại khoa. Hai người lập gia đình đã hơn 15 năm, có hai đứa con gái, nhưng tình cảm vợ chồng lúc nào cũng thân ái mặn nồng, đúng như câu các cụ bảo "vợ chồng lúc nào cũng tương kính như tân". Phần Loan, nàng hiểu nỗi khắc khoải của người chồng sau bao năm tìm kiếm vô vọng.
2. NHƯ MỘT GIẤC MƠ
Thuận vượt biển đến Mỹ năm 1978, khi chỉ mới 8 tuổi, được một gia đình người bản xứ không có con nhận nuôi và đón tại phi trường, khi Thuận vừa từ đảo đến.
Thuận không nhớ gì về gia đình mình, ngoài tấm hình được bọc plastic, luồn trong lưng quần mà lúc ra đi mẹ Thuận đã để vào, tấm hình ấy gồm có ba mẹ Thuận, Thuận và một người em trai nhỏ hơn Thuận 3 tuổi, mặt sau của tấm hình có ghi là: Thái Ngọc Trác (1947), Chung thị ngọc Hân (1953), Thái Ngọc Thuận (1970), và Thái ngọc Trị (1973).
Ba má nuôi của Thuận đã kể cho Thuận nghe về tai nạn của chiếc tàu chở Thuận và 48 người khác vượt biển, bị lạc đường trên biển, hết lương thực và nước uống, rất nhiều người đã chết vì đói và khát, chỉ còn Thuận và 5 người khác gồm 3 trẻ em còn sống sót. Đó là những gì Thuận biết về chuyến vượt biển của mình, những người sống sót đó là ai, hiện nay ở đâu anh không hề biết. Ba má nuôi của Thuận cũng đã dùng tấm hình ấy để hỏi thăm tin tức về gia đình Thuận ở các cộng đồng người Việt trên đất nước này, hay hầu hết các nước Pháp, Anh, Canada, Úc ... nhưng không hề nhận được một tin tức nào.
Tuy là người bản xứ, nhưng giữa anh và ba má nuôi, thật rất gần gũi và thân thiết không khác gì ruột thịt, có lẽ tại từ những ngày đầu anh côi cút, lạc loài, và bơ vơ, được ba má nuôi chăm sóc dưỡng dục, đã cho anh một ấn tượng hoàn hảo về hai ông bà, và làm cho anh trở nên gần gũi với người bản xứ thực sự. Nhất là thời gian anh còn ở tiểu học, lúc nào cũng được má nuôi đưa đón đến trường. Ngày anh tốt nghiệp đại học, ba má nuôi ôm hôn anh trước sân trường làm anh xúc động đến rơi nước mắt.
Từ nhiều năm qua, Thuận cũng đã cố công tìm lại gia đình ruột thịt của mình. Chàng rất muốn về Việt Nam để tìm lại gia đình, nhưng không biết phải bắt đầu tìm từ chỗ nào, hỏi thăm những người hàng xóm cũ, hay hỏi tin tức từ quê của ông bà nội ngoại. Điều không may là lúc ra đi Thuận chưa đầy 8 tuổi, đầu óc non nớt đó không thể nhớ được nơi Thuận đã ở, ngoài con đường Phan Chu Trinh mà Thuận như mang máng nhớ, còn lại chỉ là những hình ảnh mơ hồ.
Thuận chỉ biết nhà của gia đình anh ở rất gần chợ, từ nhà có thể đi bộ đến một tiệm may, gần đó là những quán xá như tiệm chè, quán kem, và vườn sau của nhà là một cây mai rất nhiều cành, mà Thuận nhớ hàng năm khi Tết đến, mẹ vẫn thường hay cắt nhánh đem vào chưng bàn thờ hay là cắm ở phòng khách, ngoài ra Thuận không còn nhớ được gì nữa. Bác Khôi ở cạnh nhà Thuận, hàng xóm mà Thuận thường chui qua vườn sau để cùng chơi đùa với Lân và chị Cúc, cũng đã dọn đi sau khi Sài gòn bị chiếm. Rất nhiều những gia đình khu Thuận ở đã bỏ đi hay bị đuổi khỏi nhà.
Ngày Thuận ra đi, căn nhà bác Khôi và chị Cúc đã bị một gia đình bộ đội dọn vào, và gia đình bác Khôi ra sao cũng không nghe mẹ nhắc đến, chính vì thế mà hàng xóm của Thuận đã toàn là những người lạ không ai tiếp xúc .
Còn về gia đình nội, ngoại thì Thuận chỉ nhớ trước đây ông bà nội ở Đà Lạt, mất miền Nam, gia đình nội và các cô chú nghe mẹ nói về Phước Tuy và đã mất tin tức liên lạc. Bên ngoại còn cậu Tuấn, đi tù, cậu Hưng đã vượt biên, nhưng không liên lạc được, còn dì Út thì lên ở với gia đình Thuận và đi cùng chuyến tàu với Thuận nhưng đã chết vì đói và khát. Đó là lý do mà Thuận không về Việt Nam để tìm kiếm.
Với tất cả phương tiện mà Thuận biết và có thể, Thuận đã dùng hết, để hỏi thăm tin gia đình trên các tiểu bang của nước Mỹ hay là tìm đến Canada, theo sự chỉ dẫn của một vị đại tá, nguyên Trưởng phòng II của Quân Đoàn II, "Hãy bắt đầu từ đơn vị ít người nhất, như các Liên đoàn, Sư đoàn, Bộ Tư lênh. Từ nước gần nhất, đến nước xa xôi . . . " và Thuận đã tìm đến Canada, gặp một vị đại tá Hải Quân, Chủ tịch liên Hội người Việt, Ông cư ngụ ở một thành phố ngoại ô của Thủ đô Canada, thành phố Nepean, rồi gặp vị Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân tại Ottawa, nhưng không ai biết tin tức về gia đình anh.
Thuận xếp tập hồ sơ lại, nhìn người con gái đối diện, mỉn cười đứng dậy bắt tay cô gái và nói:
- Chúc mừng cô gia nhập vào Biomedical Research của chúng tôi. Khi nào cô có thể đi làm được?
- Dạ em cần về công ty cũ báo cho họ biết, có thể cho em 2 tuần để thu xếp được không?
- Vâng, nếu có trở ngại cô cho tôi biết nhé.
- Dạ. Xin cám ơn anh nhiều lắm. Chào anh.
Chờ cho người con gái bước ra khỏi phòng, anh ngồi xuống, băn khoăn tự hỏi, không biết mình còn quên điều gì chưa dặn cô ta không, và còn sót điều gì chưa làm? Sao mình lại có cảm giác hồi hộp và bâng khuâng?
Nhìn khuôn mặt cô ta rất quen và dường như thân thiết lắm, không hiểu mình gặp cô ta ở đâu, High School, hay lúc còn học Bio. Anh mở lại hồ sơ, đọc thêm một lần nữa Resume của cô gái, Thái, Thủy-Vi, tốt nghiệp Master of Biomedical Sciences tại DMU (Des Moines University, Iowa)... Thuận giật mình. Cô ta họ Thái, cùng họ với Thuận. Iowa, nơi cô ta học, không phải tiểu bang mình đã học. Vậy là chưa từng gặp, mà sao như linh cảm thấy điều gì lạ lùng. Lúc phỏng vấn, hai ba lần Thuận định hỏi, nhưng rồi lại e ngại, sợ qúa đường đột gây ngộ nhận.
Giữ chức vụ này đã 5 năm, Thuận đã interview nhiều người, anh hết sức né tránh những ngộ nhận không cần thiết, nhất là khi phải interview đồng hương của mình, dù có ý muốn nâng đỡ, cũng chỉ ngấm ngầm và để trong lòng, nhưng đây là lần thứ nhất anh có cảm giác này. Đọc mức lương đề nghị, anh như một cái máy, để mức lương tối đa cho phép phỏng vấn viên, anh nghĩ, cô ta thật xứng đáng được như thế.
Những suy nghĩ về cô gái làm anh bận rộn và quên mất cả thời gian, cho đển khi tiếng điện thoại reo lên, anh mới biết là đã đến giờ, mở cặp da, bỏ hồ sơ vào và ra về, mà tâm hồn cứ quẩn quanh trong ý nghĩ "không biết có còn sót điều nào chưa bảo cô ấy không, thôi để cô ta đi làm rồi mình sẽ hỏi cho rõ ngọn ngành là đã gặp cô ta ở đâu, có khi là đi lễ Chủ nhật gặp được không chừng" .
Về đến nhà, lúc ngồi ăn cơm, Thuận kể cho vợ anh nghe về cuộc phỏng vấn một người con gái Việt Nam mang họ Thái và những tình cảm mơ hồ, lạ lùng trong anh, anh thú nhận là giờ này vẫn còn hình dung ra khuôn mặt và dáng dung của cô ấy, anh biết rất rõ ràng, tình cảm ấy không phải là loại tình cảm nam nữ, nhưng thực sự anh lại không hiểu.
- Có gì đâu, ngày nào cô ấy đi làm thì anh hỏi chuyện cô ấy là được rồi, hay anh lại muốn em giúp? Tại anh nhạy cảm thôi, em hiểu anh đang nghĩ tới điều gì, bên nội hay bên ngoại phải không? Đâu phải là lần đầu anh suy nghĩ như thế. Nhưng anh không có em gái mà.
- Thì đành như vậy, nhưng anh lại sợ mình vụng về không khéo léo lại gây hiểu lầm.
- OK, đến ngày đó em tới ăn trưa với anh, rồi giả như tình cờ em gặp cô ấy, chúng ta hỏi chuyện xã giao được không?
- Được vậy thì tốt lắm.
- Nhưng mà cô ấy chắc là dễ thương, duyên dáng, mặn mà lắm phải không? Nếu không làm sao ông chồng em lại tơ vương đến như thế.
- Dạo này hình như tiếng Việt của em giỏi hơn nhiều, nói chuyện nghe văn hoa bóng bẩy quá, phải như ngày xưa em học Văn chương hay Nhân chủng học thì dễ nổi tiếng lắm đó.
- Đùa anh vậy thôi chứ ngay khi biết cô ta cùng họ với anh, em hiểu ngay điều anh đang bận tâm. Em sẽ giúp anh.
Thuận nhìn vợ với lòng cảm kích. Loan là bác sĩ ngoại khoa. Hai người lập gia đình đã hơn 15 năm, có hai đứa con gái, nhưng tình cảm vợ chồng lúc nào cũng thân ái mặn nồng, đúng như câu các cụ bảo "vợ chồng lúc nào cũng tương kính như tân". Phần Loan, nàng hiểu nỗi khắc khoải của người chồng sau bao năm tìm kiếm vô vọng.
2. NHƯ MỘT GIẤC MƠ
Thuận vượt biển đến Mỹ năm 1978, khi chỉ mới 8 tuổi, được một gia đình người bản xứ không có con nhận nuôi và đón tại phi trường, khi Thuận vừa từ đảo đến.
Thuận không nhớ gì về gia đình mình, ngoài tấm hình được bọc plastic, luồn trong lưng quần mà lúc ra đi mẹ Thuận đã để vào, tấm hình ấy gồm có ba mẹ Thuận, Thuận và một người em trai nhỏ hơn Thuận 3 tuổi, mặt sau của tấm hình có ghi là: Thái Ngọc Trác (1947), Chung thị ngọc Hân (1953), Thái Ngọc Thuận (1970), và Thái ngọc Trị (1973).
Ba má nuôi của Thuận đã kể cho Thuận nghe về tai nạn của chiếc tàu chở Thuận và 48 người khác vượt biển, bị lạc đường trên biển, hết lương thực và nước uống, rất nhiều người đã chết vì đói và khát, chỉ còn Thuận và 5 người khác gồm 3 trẻ em còn sống sót. Đó là những gì Thuận biết về chuyến vượt biển của mình, những người sống sót đó là ai, hiện nay ở đâu anh không hề biết. Ba má nuôi của Thuận cũng đã dùng tấm hình ấy để hỏi thăm tin tức về gia đình Thuận ở các cộng đồng người Việt trên đất nước này, hay hầu hết các nước Pháp, Anh, Canada, Úc ... nhưng không hề nhận được một tin tức nào.
Tuy là người bản xứ, nhưng giữa anh và ba má nuôi, thật rất gần gũi và thân thiết không khác gì ruột thịt, có lẽ tại từ những ngày đầu anh côi cút, lạc loài, và bơ vơ, được ba má nuôi chăm sóc dưỡng dục, đã cho anh một ấn tượng hoàn hảo về hai ông bà, và làm cho anh trở nên gần gũi với người bản xứ thực sự. Nhất là thời gian anh còn ở tiểu học, lúc nào cũng được má nuôi đưa đón đến trường. Ngày anh tốt nghiệp đại học, ba má nuôi ôm hôn anh trước sân trường làm anh xúc động đến rơi nước mắt.
Từ nhiều năm qua, Thuận cũng đã cố công tìm lại gia đình ruột thịt của mình. Chàng rất muốn về Việt Nam để tìm lại gia đình, nhưng không biết phải bắt đầu tìm từ chỗ nào, hỏi thăm những người hàng xóm cũ, hay hỏi tin tức từ quê của ông bà nội ngoại. Điều không may là lúc ra đi Thuận chưa đầy 8 tuổi, đầu óc non nớt đó không thể nhớ được nơi Thuận đã ở, ngoài con đường Phan Chu Trinh mà Thuận như mang máng nhớ, còn lại chỉ là những hình ảnh mơ hồ.
Thuận chỉ biết nhà của gia đình anh ở rất gần chợ, từ nhà có thể đi bộ đến một tiệm may, gần đó là những quán xá như tiệm chè, quán kem, và vườn sau của nhà là một cây mai rất nhiều cành, mà Thuận nhớ hàng năm khi Tết đến, mẹ vẫn thường hay cắt nhánh đem vào chưng bàn thờ hay là cắm ở phòng khách, ngoài ra Thuận không còn nhớ được gì nữa. Bác Khôi ở cạnh nhà Thuận, hàng xóm mà Thuận thường chui qua vườn sau để cùng chơi đùa với Lân và chị Cúc, cũng đã dọn đi sau khi Sài gòn bị chiếm. Rất nhiều những gia đình khu Thuận ở đã bỏ đi hay bị đuổi khỏi nhà.
Ngày Thuận ra đi, căn nhà bác Khôi và chị Cúc đã bị một gia đình bộ đội dọn vào, và gia đình bác Khôi ra sao cũng không nghe mẹ nhắc đến, chính vì thế mà hàng xóm của Thuận đã toàn là những người lạ không ai tiếp xúc .
Còn về gia đình nội, ngoại thì Thuận chỉ nhớ trước đây ông bà nội ở Đà Lạt, mất miền Nam, gia đình nội và các cô chú nghe mẹ nói về Phước Tuy và đã mất tin tức liên lạc. Bên ngoại còn cậu Tuấn, đi tù, cậu Hưng đã vượt biên, nhưng không liên lạc được, còn dì Út thì lên ở với gia đình Thuận và đi cùng chuyến tàu với Thuận nhưng đã chết vì đói và khát. Đó là lý do mà Thuận không về Việt Nam để tìm kiếm.
Với tất cả phương tiện mà Thuận biết và có thể, Thuận đã dùng hết, để hỏi thăm tin gia đình trên các tiểu bang của nước Mỹ hay là tìm đến Canada, theo sự chỉ dẫn của một vị đại tá, nguyên Trưởng phòng II của Quân Đoàn II, "Hãy bắt đầu từ đơn vị ít người nhất, như các Liên đoàn, Sư đoàn, Bộ Tư lênh. Từ nước gần nhất, đến nước xa xôi . . . " và Thuận đã tìm đến Canada, gặp một vị đại tá Hải Quân, Chủ tịch liên Hội người Việt, Ông cư ngụ ở một thành phố ngoại ô của Thủ đô Canada, thành phố Nepean, rồi gặp vị Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân tại Ottawa, nhưng không ai biết tin tức về gia đình anh.
Anh lại lần lượt tìm liên lạc với các liên đoàn, như Liên đoàn 21, 22 Biệt động Quân, Liên đoàn 6 BDQ, Liên đoàn công Binh, Liên đoàn Quân Y, các bệnh viện từ Duy Tân, Nguyễn Huệ, đến Tổng Y Viện Cộng Hòa, các Phòng I của các Sư đoàn Vùng Hỏa tuyến, đến 22, 23, 18, 25, 7, 9... Sư đoàn Dù, TQLC, nhưng chỉ là những cuộc tìm kiếm vô vọng.
Cách đây mấy năm, anh nghe vị cựu Chỉ Huy Trưởng LD 72 Quân Y kể chuyện về đời sống ở Úc, anh đã tìm cách làm quen với những người ở Úc và quen được một ông cụ mà ngày xưa có con làm Phó tỉnh Gia định và Giám sát viện, từ đó, anh liên lạc được với các sở ANQD, Hành Chánh TC, các Trung Tâm HCTV Tiểu khu , và kết quả vẫn là câu "Trời Phật nhất định sẽ không phụ lòng hiếu thuận của cháu đâu, rồi có ngày cha con mẹ con lại đoàn tụ"
Anh thất vọng, bỏ cách thức tìm kiếm từ các đơn vị Quân đội, và quay về với đầu mối cũ mà ba má nuôi anh từng tìm, đó là các Trại tù Cải tạo, từ Bắc chí Nam. Anh được tiếp xúc với rất nhiều người tù Cải tạo, chứng kiến cuộc sống của họ, những vất vả và cố gắng của họ làm anh ngậm ngùi và xúc động, những lúc như vậy, anh lại thầm nghĩ đến ba mẹ, "nếu ba mẹ còn sống, con sẽ không để ba mẹ vất vả đâu".
Cách đây mấy năm, anh nghe vị cựu Chỉ Huy Trưởng LD 72 Quân Y kể chuyện về đời sống ở Úc, anh đã tìm cách làm quen với những người ở Úc và quen được một ông cụ mà ngày xưa có con làm Phó tỉnh Gia định và Giám sát viện, từ đó, anh liên lạc được với các sở ANQD, Hành Chánh TC, các Trung Tâm HCTV Tiểu khu , và kết quả vẫn là câu "Trời Phật nhất định sẽ không phụ lòng hiếu thuận của cháu đâu, rồi có ngày cha con mẹ con lại đoàn tụ"
Anh thất vọng, bỏ cách thức tìm kiếm từ các đơn vị Quân đội, và quay về với đầu mối cũ mà ba má nuôi anh từng tìm, đó là các Trại tù Cải tạo, từ Bắc chí Nam. Anh được tiếp xúc với rất nhiều người tù Cải tạo, chứng kiến cuộc sống của họ, những vất vả và cố gắng của họ làm anh ngậm ngùi và xúc động, những lúc như vậy, anh lại thầm nghĩ đến ba mẹ, "nếu ba mẹ còn sống, con sẽ không để ba mẹ vất vả đâu".
Vào năm cuối của Biomedical scientist, Thuận nghe tin có một vị Linh mục ở nhà tù Trại Đưng, Thanh Hóa, biết tin về một Sĩ quan tên Trác, trốn trại bị bắn chết, Thuận đã bỏ nửa chừng để bay đi Nouvelle Calédonie (Tân đảo), nơi cha Stanislas Cosca Hoa đang làm cha xứ, để hỏi thăm tin tức,
- Thưa cha con là Thái Ngọc Thuận, ở xa đến xin gặp cha để hỏi về tin của ba con là Thái ngọc Trác, đây là hình của gia đình chúng con.
- Hình mờ quá, tôi nhìn không rõ, nhưng mà tôi cũng không biết gì về ông cụ đâu. Ai nói cho anh biết tin này?
- Một người quen ở Tân Tây Lan nói cho con, nhưng họ cũng không biết đích xác, họ chỉ bảo con viết thư hỏi tin tức ở cha mà thôi.
- Thật là tội nghiệp, lòng của con Chúa sẽ biết. Đã đến đây thì hãy ở vài ngày coi cho biết Tân Đảo, người Việt ít có ai đi du lịch tới nơi này.
- Thưa cha ở đây có bao nhiêu giáo dân.
- Chừng hơn 500 người, nhưng lòng tin kính Chúa thì rất sốt sắng . . .
Thuận rời Giáo xứ Nouméa Kitô Vua mà lòng mang đầy nỗi tuyệt vọng mênh mông.
Trở về, Thuận viết thư nhờ bà Khúc Minh Thơ giúp đỡ, rồi theo dõi Chương trình HO của các người đi tù cải tạo trở về, nhưng vẫn không tìm ra manh mối của gia đình, người thân, nội hay ngoại. Điều đáng tiếc là Thuận không biết cấp bậc của ba, đơn vị của ba, hay của cậu Tuấn, cậu Hưng, để mà dò la, cho nên đến chỗ nào, hay viết thư đi đâu cũng không ai biết cách nào giúp đỡ.
Hàng năm, kể từ sau khi tốt nghiệp, Thuận xông xáo vào các hoạt động của cộng đồng người Việt, nhất là của các hội Cựu Quân Nhân để làm quen hỏi thăm , nhưng câu hỏi mà Thuận luôn luôn nghe là "ba cháu cấp bậc gì, đơn vị sau cùng ở đâu?" Thuận chỉ lắc đầu không biết, có người thấy vậy còn nghi ngờ Thuận có lòng tới quấy nhiễu, đã tỏ thái độ xua đuổi.
Hình ảnh cuối cùng còn rõ nhất trong đầu Thuận là buổi chiều ra đi, mẹ ôm Thuận và dì Út vừa mếu máo vừa nói, "Gia đình chỉ còn hai dì cháu, em phải lo cho cháu giúp anh chị, rồi mẹ cúi xuống hôn anh và nói, con phải nghe lời dì Út nhé" và Thuận thấy nước mắt chảy đầy trên mặt mẹ khi anh và dì Út bước lên chiếc xe ra đi.
Cuộc hành trình vượt biên xảy ra như thế nào thực sự Thuận không hay biết, vì anh và nhiều người khi bước lên tàu, đã bị đưa xuống hầm tàu nằm co ro không biết ngày đêm, chỉ khi nào đói thì kêu dì Út, cho đến một ngày dì Út bảo là đã hết thức ăn, hãy cố ngủ đi, và rồi không biết bao nhiêu ngày Thuận đã mệt lả bất tĩnh cho đến lúc được tàu vớt và đưa lên đảo, tỉnh lại, Thuận mới biết là dì đã chết.
Nhờ được ba má nuôi người Mỹ tận tình dưỡng dục, Thuận đã có hoàn cảnh thuận lợi để học hành, thành đạt và anh luôn luôn thương kính ba má nuôi. Khi ông bà còn sinh tiền, vào những ngày lễ như ThanksGiving, Christmas, anh luôn luôn đem vợ con về ở chơi một hay hai ngày với ba má, làm cho ông bà cũng rất hãnh diện và thực sự vui vẻ. Nhưng rồi liên tiếp hai năm, ba nuôi mất rồi má cũng mất. Cuộc tìm kiếm ba mẹ ruột và em trai đã trở thành vô vọng.
Hàng năm, Thuận lấy ngày 30 tháng 4 làm ngày giỗ cho ba mẹ và em, ngày ấy cả nhà đi lễ cầu nguyện cho gia đình.
Điều làm Thuận thương cảm nhất là anh không còn hình dung ra được ba mình như thế nào, trong đầu óc anh khi nghĩ về ba, chỉ là hình ảnh nhạt nhòa trên tấm hình trắng đen mà mẹ trao cho lúc ra đi, và mỗi lần nhìn lại tấm hình, Thuận không làm sao kềm được cảm xúc và các con anh đã bắt gặp rất nhiều lần, những khi như vậy, bao giờ vợ anh cũng chỉ vỗ về anh bằng câu nói " hãy cố quên đi, cố vui với các con, và hãy cầu nguyện cho họ, biết đâu như người ta nói, xa tận chân mây, nhưng gần lại trước mặt, nếu ba mẹ chưa mất, thế nào gia đình mình cũng có ngày đoàn tụ".
Là một y sĩ, Loan hiểu nỗi khắc khoải của Thuận và luôn tìm cách chia sẻ nỗi ưu tư của chàng, nhưng Thuận còn một nỗi niềm riêng, mà không cách nào anh có thể chia xẻ với vợ: cho tới nay, hai vợ chồng chưa có con trai. Nếu ba mẹ và em đã chết, quả là dòng họ Thái đành đứt đoạn, Thuận thấy mình có lỗi với ba mẹ và ông bà nội hay tổ tiên. Tư tưởng này cứ nhậm gấm tâm hồn Thuận mỗi khi nhìn vợ con vui vẻ bên nhau.
Câu chuyện xảy ra đã mấy chục năm, và cơ hội tìm gặp ba mẹ và em Thuận đã gần như không nghĩ tới.
Đúng lúc ấy thì có cuộc phỏng vấn tuyển chuyên viên Biomedical Sciences và cô gái họ Thái xuất hiện.
Khuôn mặt, nụ cười tiếng nói của cô gái họ Thái làm Thuận trằn trọc mãi. Trong bong đêm, Thuận nhắm mắt như cầu nguyện "Ba mẹ ơi, đây là Thành phố Hy Vọng, City of Hope, con và những người làm việc ở đây lúc nào cũng mong ước đem được hy vọng đến cho từng người, và dù chỉ có một tia hy vọng nhỏ nhoi, chúng con và cả những bệnh nhân, cũng không bao giờ dám bỏ lỡ. Ba mẹ hãy chỉ cho con biết phải làm thế nào, nếu quả thật ba mẹ đã về nơi yên nghỉ, xin hãy báo mộng cho con"!
Vi về đến khách sạn mà Biomedical Research đặt cho Vi ở để interview, việc đầu tiên là nàng báo cho ba mẹ biết đã xin được việc làm sau 3 ngày interview liên tiếp, “thật hú vía và bất ngờ”, nàng nói với mẹ qua điện thoại, và báo cho ba mẹ biết đón nàng ở phi trường.
Nàng phải trở về công ty cũ để báo nghỉ việc và thu xếp để cùng đem ba mẹ rời tiểu bang lạnh, nơi mà gia đình Vi đã định cư từ ngày đến nước Mỹ cho tới hôm nay. Ước vọng của Vi là làm sao đưa ba mẹ rời được xứ lạnh để không thấy ba còm cõi, lụ khụ mỗi mùa tuyết đổ. Lạnh và giá buốt làm nhức các khớp xương ngón tay, ngón chân, đầu gối và cổ chân mà ba than phiền mỗi khi đông đến, làm Vi nghe cũng xót xa. Nhất là sau ngày ba mẹ nghỉ hưu, "Ngồi nhà nhìn tuyết rơi thật là chán quá", đó là câu mẹ Vi vẫn thường than mỗi ngày tuyết đổ.
Cái ông anh "nối dõi" của Vi còn ở tận bên Trung đông, làm Vi vừa thương vừa lo, để mặc ba mẹ cho một mình Vi phải bận tâm. Nói thế nhưng thực ra, cuộc sống của ba mẹ và Vi lúc Vi chưa ra trường, anh đã gánh vác rất nhiều. Tiền lương của ba mẹ chỉ đủ chi dùng cho cuộc sống gia đình, còn tiền tiêu của Vi, nhất là những kỳ Vi không lấy được học bổng toàn phần, đều nhờ cả vào anh.
"Con trai độc thân đi làm dĩ nhiên là đưa tiền cho mẹ, không lý anh lại đi phấn son hay làm thẩm mỹ để cua người đẹp bên đó, mà có khi cũng phải, vì bên đó con trai được cưới 3, 4 bà vợ, mai mốt mẹ tha hồ có người hầu hạ". Đó là những câu trêu chọc Vi tặng cho anh, những ngày anh về nghỉ với gia đình.
Nghĩ tới việc rời xa Life technology, Vi cũng có chút ngậm ngùi. Vi ra trường, tìm được việc ở công ty này, trong lúc rảnh rỗi, Vi vào trang web của Chính phủ, biết được Biomedical Research cần người, Vi liền gởi Resume xin việc. Resume gởi đi gần 2 tháng trời không có tin tức, Vi tưởng là đã chìm xuống Thái Bình Dương rồi, không ngờ lại được thư gọi interview và được nhận.
Vi hồi tưởng lại khuôn mặt người interview mình sau cùng, cũng là người quyết định nhận Vi, thấy anh ta thật dễ thương và rất bình dị, không có vẻ kiêu kỳ, lạnh lùng như những người giữ chức vụ đó. Trông anh ấy giống Đại Hàn hơn là người Việt, nếu anh ta không nói câu sau cùng "Chúc mừng cô gia nhập biomedical research ... ", thì Vi không thể biết anh là người Việt. Để mai mốt đi làm, mình tìm hiểu về anh ta thử xem là đã đến Mỹ lâu chưa mà giữ chức vụ ấy, không chừng mình gặp được quới nhân cũng nên.
Vi mỉm cười với ý nghĩ của mình và vui mừng vì những ngộ nghĩnh, mà may mắn nàng đã gặp.
Vi theo gia đình đến Mỹ theo Chương trình HO dành cho những tù nhân chính trị như ba Vi, lúc đó Vi mới 7 tuổi. Nàng theo học từ Elementary, đến High School rồi Biomedical sciences. Thời gian đầu nàng thật không thích trường lớp tý nào. Đi học về hôm nào cũng khóc, mãi cho đến khi lên High school nàng mới có bạn và mới thích nghi được sinh hoạt học đường ở Mỹ.
Vi có rất nhiều kỷ niệm ở xứ lạnh này. Cuộc đời học trò, thủa chân ướt chân ráo của những ngày đầu bước chân vào lớp học. Nhìn những học sinh Mỹ, Vi sợ nhiều hơn là vui, không dám làm quen, chúng nói gì Vi cũng không nghe, không hiểu, chỉ cầu xin mau mau hết giờ để mẹ đón về, về nhà lại khóc vì sợ phải đi học, phải mất đến mấy tháng Vi mới quen, mới bắt đầu nghe hiểu.
Một điều rất may là Vi rất giỏi toán, những bài toán, hay là các bài tập homework Vi chỉ đọc một lần hoặc liếc qua là hiểu và làm rất nhanh và rồi từ từ, Vi lên High school rồi lấy Biomedical Sciences mà đôi khi nghĩ lại, Vi thật cũng không ngờ. Điều may mắn Vi gặp được thời gian ở High school là Vi có một bà cô dạy Bio rất thương Vi, quê bà ở Nhật, lấy chồng Tân Tây Lan, làm việc cho một bệnh viện tại Mỹ, chuyên về Vi trùng học. Bà cô này đã khuyến khích Vi học biomedical, lương cao, dễ xin việc, và không vất vả như các ngành Medicine, hay Pharmacy . . .
Cuộc đời thật có những việc không ngờ, như việc Vi theo gia đình đến Mỹ. Vi nhớ khi đến đây nhằm vào mùa tuyết, tuyết rơi giống như hoa bông dưới ánh đèn đêm, Vi thích thú vô cùng. Mấy năm đầu, tuyết thật dễ thương, không thấy lạnh gì lắm, nhưng những năm về sau, mùa tuyết bỗng như lạnh hơn, nhất là những khi có ánh nắng, Vi không hiểu được tại sao, chỉ biết là khi tuyết đang rơi, người ta thấy ấm hơn là những ngày tuyết mà có ánh mặt trời.
Mười mấy năm sống ở đây, Vi đã quen thân từng dãy phố, góc đường, Tiệm Cafe, bánh ngọt... Những khuôn mặt khả ái mà mỗi khi bắt gặp vẫn dùng một kiểu xã giao trên đất Mỹ "long time no see" bây giờ phải xa họ, Vi không khỏi xao xuyến trong lòng. Tiếc nuối cũng đành ra đi, vì ba má đã già không chịu nổi giá tuyết ở nơi đây, vả lại công việc mới thích hợp với ngành học của nàng hơn, mà đặc biệt là lương cao hơn. Nàng miên man trong dòng cảm xúc của mình, thì tiếng điện thoại reo . . .
- Vi phải không, mẹ đây, vậy là mấy giờ con sẽ đến phi trường?
- Nếu không bị trễ là 10 giờ 45, nếu ba mẹ sợ lạnh thì khi nào xuống máy bay con sẽ gọi ba mẹ ra không sao.
- Ba con bảo hỏi cho chắc thôi, ba con nhờ mấy ông bạn già bên đó tìm nhà thuê giùm, họ bảo nhà cho thuê nhiều lắm, trong hai tuần thế nào cũng tìm ra nhà, mình sang sẽ có nhà ở rồi. Coi bộ ba con vui lắm, vì thoát khỏi mùa Đông ở dây, mà nhất là gặp lại đám bạn già của ba ở bên đó.
- Được vậy thì tốt lắm, thôi nha mẹ, để con thu xếp và gọi book vé về khỏi trễ.
- Bye bye con.
- Nếu không bị trễ là 10 giờ 45, nếu ba mẹ sợ lạnh thì khi nào xuống máy bay con sẽ gọi ba mẹ ra không sao.
- Ba con bảo hỏi cho chắc thôi, ba con nhờ mấy ông bạn già bên đó tìm nhà thuê giùm, họ bảo nhà cho thuê nhiều lắm, trong hai tuần thế nào cũng tìm ra nhà, mình sang sẽ có nhà ở rồi. Coi bộ ba con vui lắm, vì thoát khỏi mùa Đông ở dây, mà nhất là gặp lại đám bạn già của ba ở bên đó.
- Được vậy thì tốt lắm, thôi nha mẹ, để con thu xếp và gọi book vé về khỏi trễ.
- Bye bye con.
Vé máy bay đi và về đã được Biomedical Research đặt sẵn cho những ai được mời interview, cả về ăn ở, do vậy Vi chỉ cần báo ngày giờ cho hãng Hàng Không là được.
Chuyến bay Vi đi thật đúng giờ, 10:50 Vi rời máy bay, vô quầy nhận hành lý thì đã thấy ba mẹ chờ ở đó, Vi ôm ba mẹ và nói tíu tit như rất vui mừng, niềm vui bộc lộ hẳn ra trên khuôn mặt, nụ cười.
- Nhìn con thì biết là công việc này con thích thú lắm phải không.
- Phải rồi mẹ ạ, tiền lương cao hơn Life technology nhiều, nơi làm việc thật khang trang với mấy dãy building vây quanh, đẹp như một thành phố, con thích lắm
- Thôi về nhà đi rồi hãy nói chuyện, ba Vi xen vào.
- Phải rồi mẹ ạ, tiền lương cao hơn Life technology nhiều, nơi làm việc thật khang trang với mấy dãy building vây quanh, đẹp như một thành phố, con thích lắm
- Thôi về nhà đi rồi hãy nói chuyện, ba Vi xen vào.
Về nhà, lúc ngồi ăn cơm Vi kể cho ba mẹ nghe cuộc Interview nàng đã gặp,
- Run lắm ba mẹ biết không, tới 3 người interview con trong ngày đầu, và hơn 6 tiếng liên tiếp, con phải trả lời theo sách vở, những gì đã học, và cứ lo lắng không hiểu những câu mình trả lời đúng hay là sai, nhất là về Immunology và Cellular and molecular Biology, cho đến khi đứng dậy, một trong 3 người họ bảo con, hôm nay cô làm tốt lắm, ngày mai cô có mặt đúng 8 giờ.
Ngày thứ 2, con lại gặp 3 người khác, họ hỏi con về những việc con làm tại Life technology và các loại tools hay equipment con đã dùng, những dụng cụ trong phòng lab mà con biết sử dụng, nhưng chưa sử dụng, rồi họ dẫn con đến các departments như là Immunology, Molecular and Cellular Biology, Molecular medicine...
Và sau cùng là Molecular Pharmacology. Họ yêu cầu con sử dụng một vài dụng cụ trong lab như Ocular Micrometer, Micropipettor, một vài software dùng trong reseach, tên software mà con đang sử dụng và testing... Nghĩa là họ hỏi con đủ thứ. Con vừa hồi hộp vừa lo sợ mình làm không xong, một lúc con chợt nghĩ tới bỏ cuộc. Rất may là chính lúc ấy họ bảo con "Chắc là cô đã mệt, cô có thể về, và ngày mai Mr.James sẽ gặp cô từ 9:30 đến trưa".
Ngày thứ 3 con có mặt lúc 9 giờ, chờ chừng 15 phút thì Bác sĩ James tới gặp con, ông hỏi về Chemistry và Bio, DNA (DeoxyriboNucleicAcid), RNA, (RiboNucleicAcid), ASO (Alle Specific Oligonucleotide), PCR (Polymerase Chain Reaction) rồi một vài kiến thức về Pharmacology, sau đó ông giới thiệu về Department của ông, Molecular and cellular Biology, công việc chính của Department là nghiên cứu về di truyền (Gene structure), các mẫu của kháng thể (Modeling of antibodies) và lý thuyết của sinh học (Theoretical biology). Sau đó ông đưa con vào phòng họp của Staff và chờ interview lần chót.
Con hồi hộp đến muốn khóc khi ngồi chờ ở đây, căn phòng không rộng, nhưng cảm giác vắng vẻ làm con sợ hãi như lần làm bài thi tốt nghiệp cuối cùng. Thật là hú vía, cuối cùng rồi người interview con cũng mở cửa bước vào, con run đến nỗi quên câu chào xã giao khi đưa tay cho ông ta bắt, mà nghệ thuật interview dạy phải làm.
Ba mẹ biết không, ông phỏng vấn con cuối cùng là người Việt, cũng là người có thẩm quyền quyết định mướn con hay từ chối mướn. Thoạt nhìn, con cứ tưởng là người Đại Hàn, rất ít nói, nhưng khi nói lại có vẻ nhiệt tình và thân thiện, ông ta luôn luôn nhìn mặt con, làm con rất bối rối, con phải xin phép ra ngoài để bớt căng thẳng, điều mà khi interview không hề cho phép, con nghĩ là fail rồi, nhưng khi trở vào, ông ta chỉ hỏi con OK không, có thể tiếp tục không, và những câu ông hỏi rất nhẹ nhàng, như về antibodies, transgene, Southern blot mothod, và về dược học.
Cuối cùng, ông ta đứng dậy bắt tay chúc mừng con tham gia vào Biomedical Research... và cho con biết bác sĩ James muốn con về làm ở Department của ông ta, (Molecular and cellular Biology). Nhờ ông ta chúc mừng bằng tiếng Việt, lúc đó con mới biết ông ta là người Việt.
-Chắc là còn trẻ và đẹp giai, nên con bối rồi !
- Hì hì . . . Không phải đâu, ai mà nghĩ như má, lúc đó con rất lo sợ và hồi hộp thôi.
- Bà làm như con bà đẹp lắm, ba Vi xen vào.
- Dĩ nhiên con gái tôi thì bảnh rồi.
- Hì hì . . . Không phải đâu, ai mà nghĩ như má, lúc đó con rất lo sợ và hồi hộp thôi.
- Bà làm như con bà đẹp lắm, ba Vi xen vào.
- Dĩ nhiên con gái tôi thì bảnh rồi.
*
Thế là gia đình Vi rời tiểu bang lạnh giữa mùa Đông. Sau hơn 4 giờ bay, gia đình Vi đã đến nơi , và bác Tuân, bạn của ba Vi đã chờ sẵn ở phi trường để đón về nhà bác ấy tạm trú trong lúc chờ mướn nhà.
Vi có 3 ngày để chưng diện cho chính mình trong ngày đầu tiên nhận việc và mua tạm một chiếc xe để đi làm. Mẹ nàng cũng đã dặn đi dặn lại phải chưng diện một chút cho tươi tắn, "ở đây nắng ấm, không nên lùi xùi như xứ lạnh nha con".
Vi đến chỗ làm trước 15 phút, nàng vào HR để làm các thủ tục cần thiết, và làm thẻ vào cửa, rồi đến thẳng Department of Molecular and Cellular Biology gặp bác sĩ James như HR hướng dẫn, và được bác sĩ James giới thiệu với các đồng nghiệp và chỉ dẫn vắn tắt công việc của nàng, ông cho biết nàng có 4 tuần training, và giới thiệu với nàng Bác sĩ John Martin, người sẽ training và là Lead của nàng.
Đến lúc này Vi cảm thấy nhẹ nhàng thực sự, nàng nghĩ thầm, có tới 4 tuần training thì mình đâu có lo gì làm không xong. Bác sĩ John cho nàng biết về thời gian làm việc, giờ cơm và không ấn định giờ nghĩ giữa buổi, giờ nghĩ này có thể là 10 giờ, 10 giờ 30, tùy theo công việc của mỗi người, và có thể không lấy giờ nghĩ cũng không sao. Nhưng giờ làm việc ấn định là từ 8 giờ , có thể trễ một chút, nhưng phải giữ đúng mỗi ngày là 8 giờ làm việc, riêng thời gian training, bác sĩ John yêu cầu nàng đi theo giờ của ông ta là 8 giờ 30 sáng phải có măt.
Thế là Vi đi làm đã được 4 ngày, Vi rất mong gặp lại người interview nàng lần cuối cùng, để cám ơn ông ta một tiếng, mà lúc đó nàng mừng rỡ quá đã quên mất, nhưng không gặp được ông ta, nàng cũng không dám hỏi người khác vì sợ người ta hiểu lầm là mình o bế giám đốc! Đã hết giờ, Vi vừa thu dọn hồ sơ vừa suy nghĩ, thật là may mắn, mọi người ở đây rất tử tế và thân thiện, chỉ là mình chưa gặp lại anh ấy mà thôi. Vi bước ra khỏi phòng, đi về hướng parking, mà lòng dâng lên một niềm vui nhè nhè...
Chợt có tiếng hỏi:
- Cô là người mới tới làm ở đây phải không?
Vi giật mình quay quay lại,
- Dạ vâng, sao bà biết?
- Nhà tôi có bảo là mới interview một cô người Việt nên tôi đoán thôi. Ở đây không có nhiều người Việt đâu, bà bắt tay Vi và tự giới thiệu, tôi là bác sĩ Michelle, ở khoa ngoại.
- Ồ thì ra người mướn tôi là ông nhà, tôi cũng đang mong gặp ông ấy để cám ơn ông ta đã nhận tôi, mà chưa gặp được, thú thật với bà là lúc đó vui mừng quá nên tôi đã quên mất cám ơn.
- Anh ấy cũng mong gặp cô. Chỉ tiếc là anh ấy phải về trường đại học làm việc đến cuối tuần nên chưa gặp cô đó thôi.
- Thưa bà, ông bà được mấy cháu?
- Cám ơn cô, chúng tôi có 2 cháu gái, 8 tuổi và 5 tuổi. Đừng gọi bằng bà, gọi tôi là chị Loan, hay Michelle, tôi sẽ gọi cô là cô hay em cho thân mật, ở đây chỉ có 4 người Việt, một dược sĩ, một bác sĩ mới vào. Để anh ấy về, tôi mời cô tới chơi cho biết nhà, anh ấy quí người Việt lắm, nhất là những người học giỏi như cô.
- Chị quá khen, anh chị mới giỏi chứ, anh là Scientist, chị là doctor. Chắc anh chị ở gần đây?
- Cách đây chừng 30 phút lái xe.
- Anh ấy cũng mong gặp cô. Chỉ tiếc là anh ấy phải về trường đại học làm việc đến cuối tuần nên chưa gặp cô đó thôi.
- Thưa bà, ông bà được mấy cháu?
- Cám ơn cô, chúng tôi có 2 cháu gái, 8 tuổi và 5 tuổi. Đừng gọi bằng bà, gọi tôi là chị Loan, hay Michelle, tôi sẽ gọi cô là cô hay em cho thân mật, ở đây chỉ có 4 người Việt, một dược sĩ, một bác sĩ mới vào. Để anh ấy về, tôi mời cô tới chơi cho biết nhà, anh ấy quí người Việt lắm, nhất là những người học giỏi như cô.
- Chị quá khen, anh chị mới giỏi chứ, anh là Scientist, chị là doctor. Chắc anh chị ở gần đây?
- Cách đây chừng 30 phút lái xe.
Hai người còn đang nói chuyện thì tiếng cell phone reo lên,
- Phone của chị đó,
-Vâng, xin lỗi tôi nghe phone một chút: " A lo, Doctor Michelle, . . . “
-Vâng, xin lỗi tôi nghe phone một chút: " A lo, Doctor Michelle, . . . “
Vi không nghe được gì, nhưng một lúc sau, bác sĩ Michelle tắt phone và nói, tôi phải về phòng mổ, không hiểu có chuyện gì, xin lỗi nhé, thế nào tôi cũng gặp lại em, vừa nói vừa bước lên xe và lái đi.
Vi nhìn chiếc xe chạy ra khỏi parking mà mang cảm giác như mất một vật gì, lòng bỗng nghe buồn buồn và miệng lẩm bẩm "anh ấy hạnh phúc quá."
3. Cuộc trùng phùng hy hữu
Chiều thứ Sáu, xong công việc với trường đại học, Thuận lái xe về nhà mà trong lòng vẫn băn khoăn nghĩ tới cô nhân viên mới tuyển dụng, không hiểu cô ấy có gặp trở ngại gì không, nhất là khi hay tin BS. James đã bảo nàng theo học với John, một vị bác sĩ giàu kinh nghiệm, và thông minh, nhưng lại quá nghiêm túc nên sợ mấy người trẻ sẽ gặp phản ứng.
Đã nhiều lần chàng tự hỏi mình là tại sao lại bận tâm tới cô ấy như vậy? Tình cảm này vốn vi diệu hơn bất cứ những mối tình bạn bè, hay chồng vợ, ngay cả đối với ba má nuôi chàng. Khi ba má nuôi mất đi, lòng chàng cảm thấy trống rỗng và cô đơn vô cùng, nhưng nỗi đau ấy và tình cảm đó hoàn toàn khác biệt với cái nhẹ nhàng nhưng lại quấn quít và ràng buộc như tình cảm mà Thuận cảm nhận khi nghĩ đến cô nhân viên người Việt này. Nó lại càng không phải là mối tình cảm nam nữ háo hức và luyến ái, hoặc chiêm ngưỡng và mong muốn chiếm hữu.
Thật là khó mà phân tích mà không hiểu được tại sao? Chỉ biết một điều là trong những ngày qua, lúc nào Thuận cũng lo sợ cô ấy gặp phản ứng bất lợi từ các vị bác sĩ và chuyên viên kinh nghiệm trong công việc hàng ngày. Thuận đã từng có ý nghĩ cần phải để lộ một vài ưu ái cho mọi người hiểu rằng chàng thực sự cần đến người trẻ này và mọi người cần quan tâm đào tạo cô trở thành một người đảm lược của Departmenh Research. Mà cùng chính vì điều này mà chàng thấy cần phải gặp bác sĩ James và bác sĩ John để hỏi xem khả năng cô ta như thế nào, có mẫn tiệp, và nhạy bén hay năng động với công việc hay không?
Về đến nhà, khi ngồi ăn cơm, vợ Thuận đã kế cho anh nghe cuộc gặp gỡ giữa nàng và cô nhân viên mới,
- Chỉ tiếc là lúc chúng em đang nói chuyện thì Phòng mổ gọi em về nên chưa hỏi thăm được gì cả, nhận xét của em là cô ấy còn vô tư, nhưng đẹp và dễ thương lắm.
- Em lại có ý kiến gì?
- Anh nên để tâm đến cô ấy một chút, nếu cô ấy gặp trở ngại, còn không thì hãy để bình thường là được rồi. Đồng hương ở đây rất ít, mà cô ta lại mang họ của anh, anh hãy tìm cơ hội gỡ đi cái rắm rối trong lòng, để tìm lấy sự thanh tịnh cho tâm hồn mà làm việc, em nghĩ đó là điều tốt nhất
- Để thứ hai anh sẽ hỏi ý kiến của John và James về khả năng cô ta trước.
- Vậy là tốt nhất.
- Em lại có ý kiến gì?
- Anh nên để tâm đến cô ấy một chút, nếu cô ấy gặp trở ngại, còn không thì hãy để bình thường là được rồi. Đồng hương ở đây rất ít, mà cô ta lại mang họ của anh, anh hãy tìm cơ hội gỡ đi cái rắm rối trong lòng, để tìm lấy sự thanh tịnh cho tâm hồn mà làm việc, em nghĩ đó là điều tốt nhất
- Để thứ hai anh sẽ hỏi ý kiến của John và James về khả năng cô ta trước.
- Vậy là tốt nhất.
Sáng thứ 2, sau khi họp đầu tuần với các Manager và Lead xong, Thuận đã gặp riêng bác sĩ John và hỏi về khả năng thích ứng với công việc của Vi, ông ta cho biết cô ấy rất thông minh và thích ứng rất mau chóng. Nghe vậy Thuận như bỏ được nỗi ưu tư trong lòng, và bắt đầu lo công việc hàng ngày của chàng.
Công việc của Biomedical Research thật ra rất phức tạp và bận rộn, nếu thiếu quan tâm một chút là sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng vô cùng. Từ nghiên cứu (basic research), đến ứng dụng (Applied research), hay việc đánh giá phương pháp chữa trị mới (Evaluation new treatment), cả về an toàn lẫn hiệu quả của phương pháp (Clinical trials), điều nào cũng đòi hỏi khả năng và tính nhẫn nại. Đó là chưa nói đến các nghiên cứu về Hóa Sinh, các cell và gene structure, hay là về Dược học (Pharmacology), các phát minh về thuốc và ứng dụng của nó trong các clinics, vân vân và vân vân... Do vậy, dù đã hỏi ý kiến bác sĩ John, Thuận vẫn muốn gặp Thủy Vi vào chiều nay, để lượng định khả năng cô ta và cũng là để thăm dò những điều còn khúc mắc trong lòng Thuận.
Thuận đi ngang qua nơi Vi đang training, anh thấy Vi đang chăm chú vào công việc và có vẻ bận rộn lắm, nên bỏ ý định gặp Vi trong lúc này, hãy để lúc thuận tiện đã, Thuận nghĩ vậy và trở lại văn phòng, vừa lúc vợ gọi điện thoại đến :
- Hello em đây, con gái anh đòi chiều nay đi ăn món ăn Việt Nam có được không?
- Được, nhưng anh về đón cả nhà phải không?
- OK, đúng vậy.
- Được rồi, 5 giờ anh về.
- Được, nhưng anh về đón cả nhà phải không?
- OK, đúng vậy.
- Được rồi, 5 giờ anh về.
Thuận nhìn đồng hồ, còn 30 phút nữa là 5 giờ, chàng thu dọn giấy tờ trên bàn, soát xét lại công việc, ghi lấy những điều cần làm cho ngày mai và đóng cửa ra về. Đến Parking, anh thấy Vi còn mở máy xe, nhưng xe không nổ,
- Xe cô không nổ máy
- Em không biết nữa, sáng nay đi còn ngon lành.
- Cô mang từ bên đó sang?
- Không, em mua ở đây $4,500.00 đó.
- Để tôi xem thử, Vi bước ra khỏi xe, nhường chỗ cho Thuận, anh mở máy liên tiếp hai lần, không có dấu hiệu nạp điện, biết là bình acquy hết điện,
- Không sao, tại ac quy thôi, cô biết boost không?
- Không đâu.
- Được, hãy làm theo tôi dặn,
- Em không biết nữa, sáng nay đi còn ngon lành.
- Cô mang từ bên đó sang?
- Không, em mua ở đây $4,500.00 đó.
- Để tôi xem thử, Vi bước ra khỏi xe, nhường chỗ cho Thuận, anh mở máy liên tiếp hai lần, không có dấu hiệu nạp điện, biết là bình acquy hết điện,
- Không sao, tại ac quy thôi, cô biết boost không?
- Không đâu.
- Được, hãy làm theo tôi dặn,
Thuận lái xe chàng tới parking lot đối diện, để đầu xe của chàng gần sát đầu xe của Vi rồi lấy cáp nối bình acquy xe chàng và xe Vi,
- Cô vào xe của cô mở máy thử đi.
- Vi làm theo sự chỉ dẫn của Thuận và chiếc xe nổ máy.
- Xe cũ là như vậy, bình cũng cũ luôn, hoặc là thay bình, hoặc là cô mua chiếc mới, cô có thể downpayment một vài ngàn rồi trả hàng tháng được mà.
- Vâng để em thử, cám ơn anh nhiều lắm. Trong lúc đó điện thoại của Thuận lai reo...
- Em đây, anh ra cửa chưa,
- Anh ra rồi, nhưng xe cô Vi hết bình, anh vừa boost cho cô ấy,
- Vậy há, dịp may đấy, anh mời cô ta đi ăn theo nhà mình đi, hãy nói là birthday của con gái anh, may ra cô ta mới chịu đi.
- Ok để anh thứ nha.
- Cô Vi ạ, nhà tôi vừa gọi điện thoại tới muốn mời cô đi ăn tối với chúng tôi, chắng có gì quan trọng đâu, chỉ là Birthday của con gái thôi.
- Ủa Birthday cháu há? Vậy cho em đi theo, nhưng em không chuẩn bị quà gì cho cháu cả, thật ngại lắm.
- Có gì đâu, coi như cô nợ cháu vậy, mai mốt cô đền cho cháu là được rồi.
- Birthday mà cũng có thể nợ quà sao?
- Ở bên này cái gì cũng có thể, huống chi là quà Birthday!
- Được, vậy thì cho em theo anh.
- Vi làm theo sự chỉ dẫn của Thuận và chiếc xe nổ máy.
- Xe cũ là như vậy, bình cũng cũ luôn, hoặc là thay bình, hoặc là cô mua chiếc mới, cô có thể downpayment một vài ngàn rồi trả hàng tháng được mà.
- Vâng để em thử, cám ơn anh nhiều lắm. Trong lúc đó điện thoại của Thuận lai reo...
- Em đây, anh ra cửa chưa,
- Anh ra rồi, nhưng xe cô Vi hết bình, anh vừa boost cho cô ấy,
- Vậy há, dịp may đấy, anh mời cô ta đi ăn theo nhà mình đi, hãy nói là birthday của con gái anh, may ra cô ta mới chịu đi.
- Ok để anh thứ nha.
- Cô Vi ạ, nhà tôi vừa gọi điện thoại tới muốn mời cô đi ăn tối với chúng tôi, chắng có gì quan trọng đâu, chỉ là Birthday của con gái thôi.
- Ủa Birthday cháu há? Vậy cho em đi theo, nhưng em không chuẩn bị quà gì cho cháu cả, thật ngại lắm.
- Có gì đâu, coi như cô nợ cháu vậy, mai mốt cô đền cho cháu là được rồi.
- Birthday mà cũng có thể nợ quà sao?
- Ở bên này cái gì cũng có thể, huống chi là quà Birthday!
- Được, vậy thì cho em theo anh.
Thuận gọi vợ cho biết là có Vi cùng đi, và hỏi tên nhà hàng và địa chỉ, để anh đưa Vi tới mà không muốn ghé về nhà nữa sợ phiền Vi.
Thuận và Vi tới nơi thì vợ con Thuận đã tới rồi, vợ Thuận giới thiệu các con với Vi và bảo chúng gọi Vi bằng cô, trong lúc chờ chọn thức ăn, Vi gọi về nhà cho ba mẹ biết là nàng sẽ về muộn vì đi ăn Birthday của con gái boss, và dặn ba mẹ ăn cơm trước. Lấy cơ hội ấy, vợ Thuận liền hỏi Vi,
- Gia đình Vi có bao nhiêu người, Vi được mấy anh chị em?
- Em có một ông anh là quân đội, đang đóng ở bên Trung đông, ở đây chỉ còn em với ba mẹ, gia đình em cũng ít người lắm.
- Cô đang ở đâu, gần đây không?
- Em nghĩ là cũng gần, tý nữa em phải nhờ anh chị chỉ đường về mới được, gia đình em đang ở tạm nhà của bạn ba em. Còn anh chị thì sao, ông bà nội ngoại cũng ở đây?
- Ba má tôi đã qua đời, tôi là con một, nhà tôi cũng vậy.
- Em có một ông anh là quân đội, đang đóng ở bên Trung đông, ở đây chỉ còn em với ba mẹ, gia đình em cũng ít người lắm.
- Cô đang ở đâu, gần đây không?
- Em nghĩ là cũng gần, tý nữa em phải nhờ anh chị chỉ đường về mới được, gia đình em đang ở tạm nhà của bạn ba em. Còn anh chị thì sao, ông bà nội ngoại cũng ở đây?
- Ba má tôi đã qua đời, tôi là con một, nhà tôi cũng vậy.
Hai người đàn bà mải lo nói chuyện, còn Thuận thì vui đùa với hai con, nhưng chàng vẫn để ý theo dõi câu chuyện và biết Vi chỉ có hai anh em và ba má mà thôi, đột nhiên Thuận nghe lòng mình trống rỗng, và tiếng nói của vợ dường như từ xa xôi đồng vọng dội về .
- Xin mời quí khách dùng bữa.
- À quên mất, cô Vi thích món gì? Và uống gì đây, anh gọi thức uống đi.
- Chị uống gì cho em thứ ấy, còn thức ăn thì em đã thấy trên bàn rồi.
- Món gì?
- Cá hấp cuốn bánh tráng.
- Trời ơi, sao ăn giống ông Thuận nhà này vậy.
- Anh Thuận cũng thích cá hấp hả?
- Đúng vây, món ruột của anh ấy đó.
- Hai người ăn đi chứ, nguội hết rồi, cua và tôm nếu để nguội sẽ mất ngon? Thuận nói.
- Em xin lỗi, bất ngờ quá, em không mua quà mừng sinh nhật cho cháu được, thật là ái ngại.
- Vợ chồng Thuận nhìn nhau mim cười, rồi quay sang hai cô con gái, vợ thuận hỏi,
- Hôm nay sinh nhật ai vậy? Dionne hay Dianna?
- Đâu có má. Ừm hừm ... Ma mi vo gạo, Dionne nói.
- Mami vo gao. À ha . . . Dianna thêm vào!
- Con mới vo gạo, con mà không ăn nhanh thì đúng là vo gạo!
- Vo gạo là sao? Vi nhìn hai đứa nhỏ và hỏi.
- À quên mất, cô Vi thích món gì? Và uống gì đây, anh gọi thức uống đi.
- Chị uống gì cho em thứ ấy, còn thức ăn thì em đã thấy trên bàn rồi.
- Món gì?
- Cá hấp cuốn bánh tráng.
- Trời ơi, sao ăn giống ông Thuận nhà này vậy.
- Anh Thuận cũng thích cá hấp hả?
- Đúng vây, món ruột của anh ấy đó.
- Hai người ăn đi chứ, nguội hết rồi, cua và tôm nếu để nguội sẽ mất ngon? Thuận nói.
- Em xin lỗi, bất ngờ quá, em không mua quà mừng sinh nhật cho cháu được, thật là ái ngại.
- Vợ chồng Thuận nhìn nhau mim cười, rồi quay sang hai cô con gái, vợ thuận hỏi,
- Hôm nay sinh nhật ai vậy? Dionne hay Dianna?
- Đâu có má. Ừm hừm ... Ma mi vo gạo, Dionne nói.
- Mami vo gao. À ha . . . Dianna thêm vào!
- Con mới vo gạo, con mà không ăn nhanh thì đúng là vo gạo!
- Vo gạo là sao? Vi nhìn hai đứa nhỏ và hỏi.
Dionne và Dianna nhìn mẹ mỉm cười không nói. Thuận vo đầu Dianna giải thích, khi vo gạo, cô nghe âm thanh phát ra xào xạo, nên hai đứa nhỏ bảo là mẹ nói dối.
- Wow . . . con của anh chị nói tiếng Việt giỏi quá xá, biết cả tiếng lóng.
- Cũng phải cám ơn sư phụ của hai cháu đấy!
- Không có đâu, trong nhà tôi chỉ là sư đệ thôi, Thuận trả lời và tiếp, nhà tôi sợ mời cô, cô không đi nên bảo tôi nói dối là sinh nhật của cháu.
- Ra là thế, thôi hôm nay anh chị đãi em, để mướn nhà xong, em mời anh chị và hai cháu đến ăn tân gia. Nhìn thức ăn ở đây, nhất là rau em thấy ngon quá, mấy tuần nay mẹ em đi chợ toàn mua rau và cá, chả bù cho tiểu bang lạnh.
- Tôi cũng nghe người ta nói thế. À mà bây giờ cô đang ở đâu? Vợ Thuận hỏi..
- Cả nhà đang ở tạm nhà bạn của ba em.
- Cũng phải cám ơn sư phụ của hai cháu đấy!
- Không có đâu, trong nhà tôi chỉ là sư đệ thôi, Thuận trả lời và tiếp, nhà tôi sợ mời cô, cô không đi nên bảo tôi nói dối là sinh nhật của cháu.
- Ra là thế, thôi hôm nay anh chị đãi em, để mướn nhà xong, em mời anh chị và hai cháu đến ăn tân gia. Nhìn thức ăn ở đây, nhất là rau em thấy ngon quá, mấy tuần nay mẹ em đi chợ toàn mua rau và cá, chả bù cho tiểu bang lạnh.
- Tôi cũng nghe người ta nói thế. À mà bây giờ cô đang ở đâu? Vợ Thuận hỏi..
- Cả nhà đang ở tạm nhà bạn của ba em.
Đột nhiên bé Dionne cắt ngang câu chuyên,
- Mẹ ơi, cô đẹp quá ha mẹ.
- Phải rồi, cô đẹp và dễ thương, lại học giỏi nữa, mai mốt con lớn phải giống cô nha.
- Dạ mẹ, Dionne trả lời.
- Hai cháu mới đẹp chứ, mai mốt nhất định là học giỏi giống ba má rồi.
- Thôi ăn giùm, cô cháu đừng có khen lẫn nhau nữa, người ta nghe thì mắc cỡ lắm, vả lại hình như trễ rồi, cô phải về kẻo hai bác lo, mà hai con cũng phải về ngủ để mai còn đi học, vợ Thuận nói.
- Cô về khuya có ngại không? Thuận hỏi.
- Em không sao, anh chỉ hộ em đường về là được rồi.
- Cô ở đâu?
- Em ở . . . ngã tư Poway và Bernard Rd.
- Ồ gần thôi, tý nữa cô ra thì queo phải, bỏ 2 ngã tư, đèn xanh đèn đỏ, đến ngã thứ 3 queo trái là tới rồi.
- Anh rành ở đây quá vậy?
- Nhà tôi là ông Địa ở đây đó cô.
- Em à, chúng ta để cô Vi về kẻo hai bác ở nhà đợi, vả lại hai đứa nhỏ cũng phải về ngủ, trễ rồi.
- Hai con đứng dậy chào cô đi rồi về, và vợ Thuận gọi tiếp viên tính tiền . . .
- Phải rồi, cô đẹp và dễ thương, lại học giỏi nữa, mai mốt con lớn phải giống cô nha.
- Dạ mẹ, Dionne trả lời.
- Hai cháu mới đẹp chứ, mai mốt nhất định là học giỏi giống ba má rồi.
- Thôi ăn giùm, cô cháu đừng có khen lẫn nhau nữa, người ta nghe thì mắc cỡ lắm, vả lại hình như trễ rồi, cô phải về kẻo hai bác lo, mà hai con cũng phải về ngủ để mai còn đi học, vợ Thuận nói.
- Cô về khuya có ngại không? Thuận hỏi.
- Em không sao, anh chỉ hộ em đường về là được rồi.
- Cô ở đâu?
- Em ở . . . ngã tư Poway và Bernard Rd.
- Ồ gần thôi, tý nữa cô ra thì queo phải, bỏ 2 ngã tư, đèn xanh đèn đỏ, đến ngã thứ 3 queo trái là tới rồi.
- Anh rành ở đây quá vậy?
- Nhà tôi là ông Địa ở đây đó cô.
- Em à, chúng ta để cô Vi về kẻo hai bác ở nhà đợi, vả lại hai đứa nhỏ cũng phải về ngủ, trễ rồi.
- Hai con đứng dậy chào cô đi rồi về, và vợ Thuận gọi tiếp viên tính tiền . . .
Về đến nhà, vợ Thuận bảo, thật tiếc là trong gia đình anh không có em gái. Nếu có thì đúng cô ta phải là em gái anh. Cô ta có những nét rất giống anh, như là khi cười, khi nói, mà nhất là khi cô ấy ăn, kể cả cử chỉ đưa tay lên mà nói cũng giống như anh luôn, lại còn sở thích về ăn nữa chứ. Em thật chưa cam!
Sáng hôm sau Thuận đi làm, khi ngang qua nơi Vi làm việc, nhìn sau lưng Vi, anh lại mang cảm giác lạ lùng của ngày đầu mới găp, dường như hình bóng Vi luôn luôn lẩn quất trong đầu anh. Thật là khó mà hiểu, không lý mình yêu thầm cô ta, Thuận chợt nghĩ!
Về phần Vi, cô cũng thầm hỏi, tại sao hai vợ chồng họ lại tốt với mình như vậy, phải chi chỉ có anh ấy cư xử tốt với mình thôi thì thật là dễ hiểu. Tuy nhiên Vi dấu kín tình cảm của mình và không kể cho mẹ nghe giống như những lần trước.
...
Mấy tuần nay, thứ 7 nào Vi cũng đưa ba mẹ đi tìm nhà.
- Con thấy căn nhà này ra sao Vi? Câu hỏi của ba Vi đưa Vi rời cơn mộng,
- Ừ, dạ . . . con thấy cũng tốt lắm.
- Con có sao không Vi? Bệnh hả? Mẹ Vi hỏi,
- Không có, tại con đang suy nghĩ thôi. Nhà này được đó ba, 3 phòng ngủ 2 phòng tắm, thêm một Restroom, 2 garages, giá phải chăng, được phải không mẹ?
- Phải có phòng cho anh con khi nó về nữa chứ!
- Ừ thì anh "nối dõi" 1 phòng, con 1 phòng, ba mẹ 1 phòng.
- Ừ, dạ . . . con thấy cũng tốt lắm.
- Con có sao không Vi? Bệnh hả? Mẹ Vi hỏi,
- Không có, tại con đang suy nghĩ thôi. Nhà này được đó ba, 3 phòng ngủ 2 phòng tắm, thêm một Restroom, 2 garages, giá phải chăng, được phải không mẹ?
- Phải có phòng cho anh con khi nó về nữa chứ!
- Ừ thì anh "nối dõi" 1 phòng, con 1 phòng, ba mẹ 1 phòng.
Nghe Vi nhắc đến người anh nối dõi, mẹ Vi lại tưởng nhớ đến người con lớn. Đã mấy mươi năm rồi bà vẫn chưa hết ân hận việc bảo em gái của bà dẫn đứa con đi vượt biển, lúc nào bà cũng mang trong lòng cảm giác đưa con và em đi chết, và những lúc nghĩ tới việc này, bà chỉ khóc thầm rồi đấm ngực ăn năn! Thấy Vi nhìn mình, bà vội đánh trống lảng,
- Nhà này không hiểu có xa chỗ con làm không?
- Để con hỏi chủ nhà xem sao?
- Để con hỏi chủ nhà xem sao?
Vi hỏi lại chủ nhà, được biết nhà này cách chợ Việt Nam 20 phút, chỉ 10 phút đi bộ qua bên kia góc đường là nhà Thờ Sainte Gabrielle, còn nơi cô làm việc . . . chắc 25 đến 30 phút. Tôi biết chắc chắn không xa đâu.
- Tường à, từ nhà này tới ngã tư Albert và Calmet mấy phút lái xe ?
- Con lái thì 22 đến 25 phút, con đi hàng ngày mà. Con trai ông chủ trả lời.
- Con lái thì 22 đến 25 phút, con đi hàng ngày mà. Con trai ông chủ trả lời.
Vừa lúc ấy, người bạn già của ba Vi chạy ngang qua bắt gặp, bác Thụ, bác đậu xe lại và hỏi,
- Này gia đình tính mướn nhà này há?
- Vâng, bác cho ý kiến đi.
- Nhà tôi cách đây một ngã tư, bác đi bộ tới tôi khoảng 10 đến 15 phút, mướn đi, để tôi và bác đi bộ cho vui, khu này an toàn lắm, mấy chục năm tôi ở đây thật không có gì cả.
- Vi à, vậy mình mướn nha con? Ba Vi lên tiếng.
- Vâng, bác cho ý kiến đi.
- Nhà tôi cách đây một ngã tư, bác đi bộ tới tôi khoảng 10 đến 15 phút, mướn đi, để tôi và bác đi bộ cho vui, khu này an toàn lắm, mấy chục năm tôi ở đây thật không có gì cả.
- Vi à, vậy mình mướn nha con? Ba Vi lên tiếng.
Trên đường về, nàng dặn ba mẹ ở nhà cứ gói đồ lại rồi chiều về con chở đi từ từ ngày một ít, hy vọng tuần tới mình sang nhà mới được.
Thứ hai nàng đi làm về thì đồ đạc đã chở hết, chì còn đồ dùng hàng ngày của mỗi người mà thôi. Ba nàng và bác Tuân đang nói chuyện tâm tình, thấy Vi về, bác Tuân bảo Vi, đã đi thì để bác chở cho, lại coi xem giường, nệm, bàn ghế phòng khách, phòng ăn nhà bếp . . . cần thứ gì để bác giúp gọi điện thoại đặt mua, không cần khách sáo, rồi quay nhìn ba Vi ông nói, “Tôi vẫn còn một chút tiền có thể giúp bác được. Bạn già như bác và tôi hay ông Thụ, còn được mấy người, nói là bạn thì như mấy đứa chúng mình mới là bạn, làm bạn cũng phải trải qua thời gian, có quá khứ và kỷ niệm, như ông với tôi, chơi với nhau từ thời tiểu học, lên đệ Tam mới gặp ông Thụ, ba đứa thân nhau từ đó đến giờ, đâu phải là bạn bè khi sang đây mới gặp, thấy nhau ở các hội hè, họp mặt hay shoping, . . . Bắt tay bắt chân, nhưng khi xa nơi đó rồi mỗi người một cõi, không liên lạc, không thăm hỏi, có đâu thâm tình, có đâu tri kỷ”.
Vâng, bác, tôi và ông Thụ quả thật là tri âm mà cũng là tri kỷ, chỉ là khi đi tù cải tạo, tôi không gặp hai bác, có hỏi vài ngưòi, nhưng không ai gặp, đâu có ngờ hai bác không được “vi hành xuất tuần” thị sát dân tình Hà Bắc, Thăng long, Thanh hóa để được dàn chào ở ga Hàng Cỏ như tôi !
Cứ mặc hai ông già kể chuyện, Vi nhẫm tính túi tiền, nàng thấy vẫn còn đủ chi dùng, vả lại nàng sẽ có lương trong tuần tới, nên khi nghe bác Tuân nói tới tiền bạc Vi dặn mẹ tìm cách từ chối.
*
Công việc nhà cửa thế là đã ổn, Vi yên tâm đi làm, hàng ngày ở nhà ba mẹ nàng có thể qua nhà bác Thụ, hay đi bộ dạo chơi cho quen khu phố mình ở, không phải co ro như ngày còn ở tiểu bang lạnh.
Công việc nhà cửa thế là đã ổn, Vi yên tâm đi làm, hàng ngày ở nhà ba mẹ nàng có thể qua nhà bác Thụ, hay đi bộ dạo chơi cho quen khu phố mình ở, không phải co ro như ngày còn ở tiểu bang lạnh.
Hai tuần sau, Vi trang hoàng xong nhà cửa, so với nơi ở cũ quả là khang trang hơn nhiêu, mẹ Vi bảo thế, còn ba thì rất vui thích, ba bắt đầu nghe lại những bản nhạc xưa như " Chiều mưa biên giới, Tấm ảnh ngày xưa, Hoa soan bên thềm cũ, Sang ngang . . . Ba nghe hoài mỗi ngày làm Vi cũng thuộc luôn.
Vi nói với ba mẹ là nàng muốn mời gia đình ông boss của nàng tới nhà ăn cơm, và ba mẹ cũng nên mời các bác Tuân, bác Thụ và mấy bạn già của ba tới chơi cho phải lễ, khi mình tới đây được họ ân cần đón tiếp.
Dĩ nhiên là ba Vi mong muốn như thế rồi, và Vi muốn là tối thứ 7tuần tới, để sáng thứ 7 nàng cần mua sắm chút ít đồ trang trí cho ra vẻ thanh tân.
Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra, mà sau này Vi cứ gọi đùa ba mẹ là” những vĩ nhân tạo ra kỳ tich”!
Sáng thứ 7 của hôm mời khách, Ba đưa Vi và mẹ tới chợ Vons mua khăn giấy, đĩa, muổng, nĩa, khăn bàn . . . để dùng cho tiện, không mất công rửa. Khi đi ngang qua mấy người bán bông, Vi nói với mẹ nàng muốn mua bông, và xuống xe, còn ba mẹ thì đưa xe vô parking đậu, nhưng có lẽ xe chưa nằm gọn trong lằn ranh, ông de lui de tới, đụng phải chiếc Hummer ở hàng phía sau, ông nghe tiếng đụng rồi tiếng khóc của trẻ con, nên hốt hoảng đậu xe nguyên chổ, bước ra xe cùng với vợ chạy tới xin lỗi chủ xe và coi tình hình đứa nhỏ,
- Không sao, không sao, ba mẹ đây. Người đàn bà dỗ con.
- Xin lỗi, tôi vô ý, hai cháu có sao không? Ba Vi nói.
- Xin lỗi, tôi vô ý, hai cháu có sao không? Ba Vi nói.
Người đàn bà ngước nhìn ông có vẻ không hài lòng, còn người đàn ông thì hỏi lại,
- Bác có sao không? Hai cháu không sao đâu, xe đậu mà, chúng chỉ hoảng sợ thôi,
- Anh à, hãy thăm chừng xem các con đã, cẩn thận vẫn hơn.
- Để anh xem, anh trả lời vợ và hỏi các con,
- Dionne con đau chổ nào, ghế có đụng con không?
- Không có, con sợ thôi, ba hỏi em đi.
- Em đâu có sao, I'm sure!
- Anh à, hãy thăm chừng xem các con đã, cẩn thận vẫn hơn.
- Để anh xem, anh trả lời vợ và hỏi các con,
- Dionne con đau chổ nào, ghế có đụng con không?
- Không có, con sợ thôi, ba hỏi em đi.
- Em đâu có sao, I'm sure!
Anh nhìn lại chiếc xe đụng xe mình bổng thấy chiếc xe quen quen, bảng số cũng quen quen hình như thấy chổ nào, nhưng thoạt nhiên anh không nhớ được.
- Anh à, hỏi bảo hiểm của bác ấy đi, xe bác bị hư, đề phòng bất trắc, ý của người đàn bà là sợ ông bà này thưa ngược lai, người đàn ông ngần ngại một lúc, rồi hỏi ,
- Bác có thể cho cháu xem giấy bảo hiểm của bác được không, hay bằng lái xe cũng được?
- Vâng, ông già trả lời và móc ví lấy bằng lái xe đưa cho người đàn ông và nói,
- Giấy bảo hiểm con gái tôi giữ, nó đang mua bông đằng kia, ông quay sang vợ, "
- Bác có thể cho cháu xem giấy bảo hiểm của bác được không, hay bằng lái xe cũng được?
- Vâng, ông già trả lời và móc ví lấy bằng lái xe đưa cho người đàn ông và nói,
- Giấy bảo hiểm con gái tôi giữ, nó đang mua bông đằng kia, ông quay sang vợ, "
"Bà gọi con Vi tới đây đi".
Nghe vậy người đàn ông chưa kịp coi bằng lái xe đã vội hỏi,
- Xe này của cô Vi phải không? Cô Vi làm ở Biomedical Research? Vậy bác là ba cô Vi?
- Vâng, Vi là con tôi.
Hai vợ chồng chủ chiếc Hummer cùng nhìn nhau cười, rồi cùng nhìn bằng lái xe, Thái, Trác-Ngọc, DOB 1947. Bằng lái xe rơi khỏi tay người chồng, rớt xuống đất, khuôn mặt anh nhợt nhạt, bà vợ hiểu tình trạng chồng mình liền ôm anh và bảo, hãy bình tĩnh, anh hãy bình tĩnh ... Vừa lúc đó Vi và mẹ chạy tới, thấy vợ chồng Thuận, Vi sửng sốt, vội hỏi?
- Anh có sao không chị?
- Chỉ xúc động thôi, để tôi xoa bóp thái dương cho anh ấy một lúc sẽ không sao.
- Chỉ xúc động thôi, để tôi xoa bóp thái dương cho anh ấy một lúc sẽ không sao.
Nhìn ba mẹ, Vi bảo,
- Đây là bác sĩ Michelle, vợ anh Thuận, anh Thuận là Giám đốc của con.
Lúc ấy Thuận mở mắt và bảo nhỏ vợ, anh hơi mệt, em hỏi thử bác ấy đi,
- Vâng, vợ Thuận trả lời, và hỏi,
- Xin lỗi, tên bác là Thái Ngọc Trác, sinh năm 1947, Thái Ngọc Trác hay Thái Trác Ngọc?
- Thái Ngọc Trác,
- Vậy bác có thể cho nhà cháu biết tên bác gái được không?
- Xin lỗi, tên bác là Thái Ngọc Trác, sinh năm 1947, Thái Ngọc Trác hay Thái Trác Ngọc?
- Thái Ngọc Trác,
- Vậy bác có thể cho nhà cháu biết tên bác gái được không?
Nghe vậy Vi hơi ngạc nhiên, nhưng cũng thay mẹ trả lời, mẹ em là Chung Thị Ngọc Hân.
Thuận lẩm bẩm một mình, Thái Ngọc Trác, Chung Thị Ngoc Hân, Thái Ngọc Trác, Chung thị Ngọc Hân . . . Và vội vàng lấy trong ví ra tấm hình mà 32 năm trước đây mẹ đưa cho anh, rồi hỏi,
- Hai bác có nhận ra tấm hình này không?
Ông già nhìn tấm hình còn phân vân, người vợ vội giành lấy tấm hình xem rồi lật mặt sau ra đọc, Thái Ngọc Trác (1947), Chung Thị Ngọc Hân (1953), Thái Ngoc Thuận (1970), Thái Ngọc Trị (1973) bà vô cùng xúc động vì nhìn ra tấm hình gia đình và nét chữ của mình, bà run run giọng hỏi,
Ông già nhìn tấm hình còn phân vân, người vợ vội giành lấy tấm hình xem rồi lật mặt sau ra đọc, Thái Ngọc Trác (1947), Chung Thị Ngọc Hân (1953), Thái Ngoc Thuận (1970), Thái Ngọc Trị (1973) bà vô cùng xúc động vì nhìn ra tấm hình gia đình và nét chữ của mình, bà run run giọng hỏi,
"Đây là hình gia đình tôi, tại sao anh có"?
Thuận vươn tới ôm bà cùng với ông già mà nói với giọng đầy cảm xúc, gần như đứt đoạn,
- Ba mẹ ơi, con là thằng Thuận đây, con tìm ba mẹ và em hơn 30 năm rồi, tìm khắp nước Mỹ, Úc, Canada, cả Tân Đảo...
Và òa lên khóc như một đứa trẻ.
- Thuận, con là Thuận đây sao, bà ôm Thuận và khóc trong nỗi vui mừng lẫn xúc động. Vi và Vợ Thuận cũng bước tới ôm lấy mọi người và kêu lên "Ba... mẹ...“
- Ba Vi với tay choàng lấy nàng và nói, đây là em gái con, ba đi tù về mẹ con mới sinh nó.
Vợ Thuận quay lại mở cửa xe bảo hai đứa con ra chào ông bà nội, khi hai đứa nhỏ bước tới, Thuận lấy tay lau nước mắt và nói,
“Đây là hai đứa con gái của con, đây là vợ con, tên Loan”.
Vợ Thuận bảo Vi,
- Em xem xe còn lái được không thì đưa về rồi hẳn hay.
- Vâng để em thử.
- Vâng để em thử.
Cả nhà đưa nhau về căn nhà Vi mới dọn vào, rồi bao nhiêu tâm tình hơn 30 năm Thuận và ba mẹ ngồi kể lại cho nhau, mà lòng không hết bi ai lẫn mừng rỡ.
Chiều nay, gia đình Vi không những mời bạn bè tới dự bữa cơm tân gia, mà còn là bữa ăn chúc mừng sự đoàn tụ sau hơn 30 năm chia lìa và lưu lạc.
Du tử Nguyễn Định