Kính gửi: Ngài Laurent Fabius, Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp
Thưa Ngài!
Nhân đọc thông báo của Tòa Đại sứ Pháp tại Hà Nội, ngày 7-10-2013, có lời chia buồn của ngài sau cái chết của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Một người Cộng sản vĩ đại đã làm cho Ngài vô cùng xúc động!
Thật là một cử chỉ đẹp của một xứ sở có truyền thống văn minh văn hóa. Trong khi đó những tờ báo lớn của Pháp - Le Monde, Libération và L’Humanité - xưng tụng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng của Việt Nam, xứng đáng được xem như chiến lược gia ngoại hạng của thế kỷ Hai Mươi.
Thực ra từ nhiều thập niên qua cho đến bây giờ, nhiều trí thức, học giả và chính trị gia phương Tây đã đánh giá Đại tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất, có thiên tài về quân sự. Thật là tội nghiệp cho họ và buồn thay cho những người Việt Nam chúng tôi! Mong muốn hơn ai hết, đất nước có một vị tướng tài lại được cả thế giới ngưỡng mộ thì ai chẳng tự hào, nhưng sự thật đáng xấu hổ!
Với tư cách là người viết sử, tôi nhận định tướng Giáp qua tư tưởng, hành động và những giá trị cụ thể, một phần do chính ông viết trong cuốn “Điện Biên Phủ điểm hẹn Lịch Sử”, Xuất Bản năm 2000 và “Tổng Tập Hồi Ký”, xuất bản năm 2004, do chính ĐT Võ Nguyên Giáp viết. Bên cạnh Hồi Ký các tướng Tầu như Trần Canh và Vi Quốc Thanh v.v…
Vậy, tôi gửi ông mấy chương trích trong cuốn “Đại Họa Diệt Chủng” có liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp để ông và mọi người tham khảo.
Rất mong nhận được hồi âm.
Trân trọng,
oOo
CHƯƠNG 9
AI CHỈ HUY CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI VÀ ĐIỆN BIÊN PHỦ?
Để giải đáp câu hỏi mang đầy tính lịch sử này, không gì bằng cách đối chiếu hồi ký của những nhân vật chủ chốt của cả hai phía Tầu và Việt, đã viết về các chiến dịch mà họ chỉ huy cũng như ai đích thực là người lãnh đạo tối cao cuộc kháng chiến chống Pháp “thần thánh?”
Có lẽ, tốt hơn hết là đặt cả hai lên bàn cân và để họ tự phô diễn dù phần trích dẫn có nhiều, theo lệ thường là không nên. Nhưng muốn xác định sự rõ ràng ai lãnh đạo, ai chỉ huy? thật khó.
Tác giả mở đầu bằng trích dẫn Tổng Tập Hồi Ký (TTHK) của ĐT Võ Nguyên Giáp. Về chiến dịch Biên Giới và vai trò của cố vấn Tầu, tướng Giáp viết nơi tr. 679 -681 như sau:
“Vấn đề nổi bật trong chiến dịch là chiến thuật đánh diệt viện. Các bạn Trung Quốc đặc biệt coi trọng chiến thuật này. Trước đây trang bị vũ khí yếu kém, ta chủ trương tránh lực lượng cơ động của địch…
Chiến dịch Biên Giới xứng đáng mở đầu một thời kỳ mới, thời kỳ chuyển sang phản công và tiến công của quân đội ta. Đây là một chiến dịch vận động và tiến công điển hình trong kháng chiến chống Pháp (…)\
Ít ngày sau chiến thắng Cao-Lạng, chúng tôi nhận được mấy câu thơ chúc mừng chiến thắng bằng chữ Hán của Chủ Tịch Mao Trạch Đông:
“Thanh niên đích Việt Nam quân
Nhất minh kinh nhân”
Tạm dịch:
Quân đội Việt Nam trẻ tuổi “Vấn đề nổi bật trong chiến dịch là chiến thuật đánh điểm diệt viện. Các bạn Trung Quốc đặc biệt coi trọng chiến thuật này. Trước đây trang bị vũ khí yếu kém, ta chủ trương tránh lực lượng cơ động của địch (…)
Chiến dịch Biên Giới xứng đáng mở đầu một thời kỳ mới, thời kỳ chuyển sang phản công và tiến công của quân đội ta. Đây là một chiến dịch vận động và tiến công điển hình trong kháng chiến chống Pháp (…)
Ít ngày sau chiến thắng Cao – Lạng, chúng tôi nhận được mấy câu thơ chúc mừng chiến thắng bằng chữ Hán của Chủ tịch Mao Trạch
Cất một tiếng người kinh sợ.”
Sở Trang Vương thời Đông Chu lên làm vua đã ba năm, chỉ ham mê săn bắn, vui chơi với mỹ nữ trong cung. Một triều thần kể với nhà vua câu chuyện: “Có một con chim lớn, lông đủ màu sắc, đậu trên gò cao nước Sở, đã ba năm mà không bay, cũng không kêu, không biết là con chim gì? Sở Trang Vương hiểu ý, nói: “con chim ấy không phải là con chim thường, ba năm không bay, bay tất cao tận trời. Ba năm không kêu, kêu tất làm cho người ta khiếp sợ (Tam niên bất minh, Nhất minh kinh nhân). Sau đó, Sở Trang Vương được xếp vào một trong “ngũ bá” thời Xuân Thu.
Chủ tịch Mao chỉ mượn bốn chữ của người xưa, mà nói lên được chiến thắng vang dội lần đầu của quan và dân ta trong chiến dịch Biên Giới.”
Phía Tầu:
Nói về hai viên tướng Vi Quốc Thanh và Trần Canh. Vu Hóa Thẩm viết:
“Thời kỳ chiến tranh Việt Nam chống Pháp có hai trận đánh lớn, một là chiến dịch Biên Giới, Trần Canh giúp chỉ huy, hai là chiến dịch Điện Biên Phủ, Vi quốc Thanh giúp chỉ huy. Bài viết này tường thuật, tóm lược chặng đường đặc biệt của Vi Quốc Thanh nhất trong vai trò quan trọng của đồng chí trong cuộc quyết chiến Điện Biên Phủ.” (…)
(Hồi ký cố vấn Trung Quốc tr. 19)
Sau khi đọc hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và các tướng lãnh Tầu tác giả cố gắng tóm lược những diễn tiến các chiến dịch với sự tham gia của Trần Canh và Vi Quốc Thanh do chính Võ Nguyên Giáp ghi lại.
CHIẾN DỊCH ĐÔNG KHÊ
Ngay từ tháng 6 năm 1950, Tầu Cộng đã trực tiếp nhúng tay vào điều khiển ĐCSVN với nhiều đoàn chuyên gia, cố vấn đủ các bộ, các ngành: Chính trị, quân sự, công an… Huấn luyện, trang bị súng đạn, quân trang, quân dụng. Họ bắt đầu mở những trận đánh lớn.
Trong chiến dịch Đông Khê, Võ Nguyên Giáp kể lại chiến dịch này với sự tham gia của đoàn cố vấn như sau:
“Tôi mở bản đồ trình bày về tình hình địch, những lực lượng của ta tham chiến, những lý do mở đầu chiến dịch bằng đánh Đông Khê. Trần Canh sang thay cho đồng chí La Qúy Ba về nước. Nhìn trên bản đồ, hỏi về binh lực, đội hình, công sự phòng thủ của địch tại Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, rồi nói: “Đánh Đông Khê để kéo viện binh địch là chiến thuật “đánh điểm diệt viện” của Giải Phóng Quân Trung Quốc thường dùng trong chiến tranh chống quân Tưởng. Việt Nam nên vận dụng nhiều chiến thuật này.”
(trích dẫn trong Tổng Tập Hồi Ký của Võ Nguyên Giáp tr. 631)
Thế quá rõ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng chỉ huy, tổng tham mưu, Bộ trưởng bộ quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam, mà một chiến dịch nhỏ cũng phải trình bày, và thỉnh cầu quyết định của cố vấn Tàu.
Sự chiến thắng của quân đội Việt Minh trong chiến dịch biên giới không những nhờ vào sự lãnh đạo của cố vấn Tầu, mà còn nhờ vào sự viện trợ của Cộng Sản Hoa Lục.
Võ Nguyên Giáp thú nhận:
“Nhân dân tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã hết lòng đóng góp lương thực cho chiến dịch. Những đoàn xe vận tải của Quân giải phóng Trung Quốc đã chạy thâu đêm cả tháng ròng trên con đường Cửa Khẩu Việt Nam- Trung Quốc. Tính đến hết năm 1950 ta đã tiếp nhận của Trung Quốc 1200 tấn vũ khí đạn dược. 180 tấn quân trang, quân dụng. 2643 tấn gạo. 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 800 tấn hàng quân giới, 300 xe ôto. 120 tấn xăng dầu viện trợ của Trung Quốc là nguồn cung cấp quan trọng cho các chiến dịch.”…
Trước khi về Lam Sơn, Cao Bằng, nơi sẽ họp hội nghị tổng kết, tôi rẽ sang Thủy Khẩu. Đồng chí Lý Thiên Hữu, (Tuần phủ) phó tư lệnh Quân khu Quảng Tây và Đoàn cố vấn Trung Quốc cũng đang có mặt ở đây.
Suốt thời gian chiến dịch, các đồng chí lãnh đạo Quảng Tây đã giúp đỡ tận tình. Đồng chí Lý Thiên Hữu đã xuống tận Thủy Khẩu giáp biên giới Việt Nam nhiều ngày, đôn đốc việc vận chuyển gạo.
Cuộc gặp đồng chí Lý và Đoàn cố vấn sau chiến thắng được đánh dấu bằng một bữa rượu khiến tôi nhớ mãi. Tôi không uống được rượu, nhưng hôm đó đã uống một chén đầy và biết như thế nào là say rượu.” (TTHK Võ Nguyên Giáp Tr. 674.)
Quảng Tây luôn luôn là đầu cầu các cuộc xâm lăng của bọn giặc phương Bắc đối với nước ta từ trước tới nay.
Phía Tầu.
Hồi ký của những người “Trong cuộc.”
Viết về viên tướng Vi Quốc Thanh như sau:
“Hồi Ký cố vấn Trung Quốc Vũ Hóa Thẩm mở đầu, tác giả nói về cuộc đời binh nghiệp của Vi Quốc Thanh văn võ song toàn, lập nhiều chiến công. Chiến tranh giải phóng thắng lợi chưa được bao lâu, đồng chí vâng lệnh dẫn đầu đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp.”
Vậy vai trò của Vi Quốc Thanh quan trọng như thế nào và bộ chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến chống Pháp “thần thánh” được chỉ đạo từ đâu?
Hồi ký cố vấn Tầu giúp ta giải mã những bí mật đó. Dưới đây là hồi ký của Vũ Hóa Thẩm (đăng trong Thượng Tướng Phong Lục, nxb. Đại Bách Khoa, ấn bản năm 2000 (Dương Danh Dy dịch,) với tiêu đề: ( Xin xem tư liệu quan trọng cuối chương)
“Tiến quân lên Tây Bắc”
Sau khi về Bắc Kinh, đồng chí Vi Quốc Thanh báo cáo tình hình công tác của đoàn cố vấn quân sự với Lưu Thiếu Kỳ, Nhiếp Vinh Trăn, trình bày ý kiến của mình đối với chiến trường Việt Nam và phương hướng công tác chiến từ nay về sau, được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân uỷ Trung ương coi trọng.
Thu đông năm 1951, tình hình chiến tranh Triều Tiên tương đối ổn định. Mao Trạch Đông càng quan tâm theo dõi với tình hình chiến sự Đông Dương hơn. Tầm mắt của Mao Chủ tịch không chỉ chú ý theo dõi chiến trường Bắc Bộ Việt Nam, mà còn chú ý theo dõi chiến trường Trung Bộ, Nam Bộ, chú ý theo dõi Lào và Campuchia. Không chỉ chú ý theo dõi chiều hướng của quân Pháp, mà còn quan tâm đến hoạt động của Mỹ đặt chân vào Đông Dương. Trong đầu Mao Chủ tịch dần dần hiện lên rõ nét một ý tưởng chiến lược: trước hết mở chiến trường Tây Bắc, giành lấy vùng Tây Bắc và Thượng Lào. Sau đó phát triển xuống Trung Nam Bộ, phát triển sang Trung Hạ Lào và Campuchia. Tấn công trước vào vùng binh lực địch mỏng yếu, để từng bước làm cho mình lớn mạnh lên, làm cho địch suy yếu, tạo điều kiện, cuối cùng đánh lấy đồng bằng sông Hồng, giành thắng lợi trong chiến tranh chống Pháp. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là đánh lấy vùng Tây Bắc và Thượng Lào. Phải đề xuất kiến nghị này với Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Cử ai đi bây giờ? Sau khi Mao Trạch Đông bàn với Lưu Thiếu Kỳ, quyết định giao nhiệm vụ này cho La Quý Ba hoàn thành, và giao La Quý Ba kiêm luôn quản lý công tác của Đoàn cố vấn.
Sau khi La Quý Ba đến Việt Nam, chuyển tới chủ tịch Hồ Chí Minh sự phân tích và kiến nghị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với phương hướng tác chiến từ nay về sau, Hồ Chí Minh tiếp nhận kiến nghị đó. Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp trong tháng 4, ra quyết định chuyển hướng chủ công của bộ đội chủ lực lên vùng núi Tây Bắc…(*)
Hồ Chí Minh bày tỏ hoàn toàn tán thành kiến nghị này. Các vị lãnh đạo lại thảo luận thêm vấn đề tác chiến vùng Tây Bắc và đi đến ý kiến nhất trí…”
Ngày 14/12, Người điện cho Võ Nguyên Giáp và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Bức điện viết: “Bọn địch ở Nà Sản cô lập, tấn công Nà Sản có ý nghĩa rất lớn đối với củng cố Tây Bắc, phát triển quan hệ với Lào, nên ra sức tiêu diệt quân địch ở đây, đừng để cho chúng chạy thoát. Nếu không thể tiêu diệt một lần thì chỉ vài lần tiêu diệt chúng. Và đề ra, trên nguyên tắc, không ảnh hưởng đến đánh Nà Sản có thể đồng thời hoặc sớm hơn quét sạch bọn địch ở vùng Lai Châu.
“Bức điện đó của Hồ Chí Minh, Vi Quốc Thanh được xem trước, vì điện văn qua lại giữa Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đều do điện đài của Đoàn cố vấn sau khi nhận và dịch mới chuyển cho phía Việt Nam.”
(Như thế còn gì là bí mật quốc gia?) trong ngoặc đơn lời người viết.
CHIẾN DỊCH CAO BẰNG
Về Chiến dịch Cao Bằng, Võ Nguyên Giáp viết:
“Đoàn cố vấn Trung Quốc đã có mặt ở Cao Bằng. Lần này, đống chí Vi Quốc Thanh ở lại sở chỉ huy cùng với chúng tôi. Tại hội nghị đồng chí Trần Canh (cố vấn TQ 1903- 1961) (1) đã phát biểu, nêu lên những thành công của chiến dịch. Đồng chí đánh giá cao chiến dịch Biên Giới. Rút ra những bài học quan trọng và nói nhiều về bản chất của quân đội cách mạng của Mao Chủ Tịch. Sau hội nghị đồng chí Trần Canh, đồng chí Vi Quốc Thanh và tôi ngồi trao đổi với nhau trên nhà sàn quanh tấm bản đồ trải rộng. Đồng chí Trần Canh trỏ ngón tay vào con đường số 3 chạy từ Cao Bằng về Hà Nội… rồi đồng chí vạch ba vòng tròn ở Trung Du, phía Bắc và phía Nam Hà Nội, nói tiếp: “phải ba chiến dịch, như chiến dịch Biên Giới, thời gian khoảng một năm”(2)(.T T H K Võ Nguyên Giáp Tr. 674.)
Về việc sử dụng quân đội Việt Minh cho chiến tranh. Ngay từ năm 1949, Tầu Cộng mở chiến dịch “Vạn Địa Sơn” chiếm vùng Ung Long, Khâm Liêm giáp biên giới Đông Bắc của nước ta thông ra biển. Theo lệnh của Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh đã đưa bộ đội Việt Minh ở liên khu 1, do Lê Quảng Ba làm tư lệnh. Nói là để phối hợp với Giải Phóng Quân Trung Quốc cùng mở chiến dịch. Ngay trong “Bộ Thông Sử Thế Giới Vạn Niên”. Do nhà xuất bản Thông Tin Hà Nội ấn hành nằm 2000, tập B-tr. 2424 có ghi rõ: “Chỉ huy chiến dịch là đồng chí Lê Quảng Ba (Việt Nam) làm tư lệnh quân Việt Nam. Trần Minh Giang (Trung Quốc) làm chính trị viên”. Trong đoàn quân Việt Minh có nhiều cố vấn Trung Quốc như Hoàng Bình, Minh Giang, Đỗ Thanh, Đỗ Trình v.v… như thế cho chúng ta biết ngay từ những ngày đầu thành lập quân đội Việt Minh, Mao Trạch Đông đã có ý định biến quân đội Việt Minh thành công cụ cho họ (ngụy quân chính hiệu).
CHIẾN DỊCH TRUNG DU VÀ ĐỒNG BẰNG
Võ Nguyên Giáp viết:
“Tôi trao đổi với đồng chí Vi Quốc Thanh về những thuận lợi và khó khăn khi bộ đội trở về tác chiến ở trung du và đồng bằng. Bạn giới thiệu với chúng ta về chiến thuật “bôn tập” của Giải phóng quân Trung Quốc. Bộ đội sẽ đóng quân cách địch khoảng 15 kilômét, ngoài tầm pháo của chúng, bất thần tiếp cận địch ban đêm, tiêu diệt quân địch và giải quyết chiến trường trong vài giờ, quay trở về căn cứ xuất phát trước khi trời sáng.” (Trích Đại Tướng Võ Nguyên Giáp “Tổng Tập Hồi Ký” tr. 701.)
Đại tướng Tổng tư lệnh quân đội, nhà chỉ huy quân sự thiên tài Võ Nguyên Giáp. Cái gì cũng phải hỏi ý kiến cố vấn Tầu. Khi chuẩn bị mở chiến dịch Trung Du, Võ đại tướng không biết đánh chác như thế nào? Nên phải hỏi cố vấn Vi Quốc Thanh:
“Tôi đến trao đổi với đồng chí Vi Quốc Thanh về những thuận lợi và khó khăn khi bộ đội chuyển về tác chiến ở Trung Du và đồng bằng. Bạn giới thiệu với chúng ta về chiến thuật “tập bôn” của Giải Phóng Quân Trung Quốc. Bộ đội sẽ trú quân cách địch khoảng 15 km ngoài tầm pháo của chúng.”
Đến chiến dịch Hòa Bình, khi Hoàng Văn Thái đến gặp tướng Giáp để trình bày hai phương án đánh địch. Nghe xong, Giáp nói: “Ý kiến của đồng chí cố vấn (Trung Quốc) về tham mưu thế nào, tôi hỏi?
Anh Hoàng Văn Thái nói: “Đồng chí Mai cố vấn tỏ vẻ dè dặt.”
Qua đoạn văn kể trên, chúng ta thấy Võ đại tướng chẳng có một tý kiến thức nào về quân sự. Nên bất cứ cái gì cũng phải hỏi cố vấn, phải có ý kiến quyết định của cố vấn Trung Cộng.
Qua những gì Hoàng Tùng, Võ Nguyên Giáp thú nhận thì rõ ràng cái gọi là “Cuộc kháng chiến thần thánh” của Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là vở tuồng đầy tội lỗi. Nó hoàn toàn do bàn tay của Bắc Kinh. Họ được nuôi dậy, và đào luyện theo đúng cách của Mao Trạch Đông. Chỉ khác cả thân xác lẫn thần chí của người Việt đã bị lợi dụng và khai thác triệt để dưới chiêu bài “toàn dân kháng chiến chống Pháp” mà tất cả quân lính Việt Nam đứng ra hứng bom đạn theo mưu đồ của Mao Trạch Đông.
Ghi chú
(*) Hạ tuần tháng 9, Hồ Chí Minh bí mật thăm Tầu Phù, sau đó nhận lời mời sang Liên Xô dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong thời gian ở Bắc Kinh, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Bành Đức Hoài trực tiếp đưa ra với Hồ Chí Minh kiến nghị về chiến lược chung của chiến tranh chống Pháp của Việt Nam, tức trước tiên đánh lấy vùng Tây Bắc, tiến tới tiến sang Thượng Lào, để xây dựng hậu phương chiến lược rộng lớn. Có hậu phương chiến lược này thì có thể ở vị thế chủ động. Sau đó sẽ phát triển sang những vùng binh lực địch mỏng yếu Trung Hạ Lào, Campuchia và Trung Nam Bộ Việt Nam, cuối cùng đánh lấy đồng bằng sông Hồng, giành toàn thắng chiến tranh chống Pháp
Tư liệu:
HKCVTQ La Quý Ba:
(*) Đồng chí Trần Canh là vị tướng được Hồ Chí Minh điểm danh với Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng ta, Mao Chủ tịch, Trung ương đảng ta cử đồng chí Trần Canh làm đại diện của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp tổ chức chỉ huy chiến dịch Biên Giới, đoàn cố vấn quân sự đã tham gia chiến dịch biên giới. Đây là một chiến dịch then chốt. Mao Chủ tịch rất coi trọng và quan tâm theo dõi chiến dịch này, rất nhiều bức điện quan trọng đều do Chủ tịch đích thân phê duyệt, thậm chí thân tự khởi thảo. Trong thời gian chuẩn bị chiến dịch Biên Giới, Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng đồng ý yêu cầu của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đưa một bộ phận quân đội nhân dân Việt Nam đến vùng núi Vân Sơn, Vân Nam, chỉnh đốn đội hình, trang bị, huấn luyện, đồng thời giúp bộ phận quân đội này biên chế thành hai đại đoàn, hình thành hai quả đấm, đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch biên giới. Trần Canh tuân theo chỉ thị của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng giúp đỡ hết lòng, vô tư. Cuối cùng quân đội nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi to lớn quan trọng trong chiến dịch này, đã xoay chuyển tình thế bị động trên trường Việt Nam, khai thông đường giao thông biên giới Trung-Việt. Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp tỏ ra rất phấn khởi và hài lòng đối với chiến dịch này. Sau khi kết thúc thắng lợi chiến dịch biên giới, ngày 14/10/1950, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Mao Trạch Đông, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc: “Chúng tôi đã thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Thất Khê – Cao Bằng (chỉ chiến dịch Biên Giới). Nguyên nhân lớn nhất của thắng lợi này là sự viện trợ tận tình của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô, sự nhiệt tình cảm động của các đồng chí Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông không nề hà gian khổ chấp hành chỉ thị của các đồng chí trực tiếp để giúp đỡ chúng tôi. Tôi cần nêu lên công lao đặc biệt của Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quý Ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Quốc Thanh và các đồng chí cố vấn trong chiến dịch. Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông cách mạng, quốc tế chủ nghĩa. Tôi không nói lời khách sáo: “Cảm ơn các đồng chí”, mà nói các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô anh em ”.
CHƯƠNG 10
VAI TRÒ CỦA TƯỚNG LÃNH TẦU TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
Trong hồi ký cố vấn Trung Quốc, Chiến Dịch Điện Biên Phủ được chia làm ba chương:
1-“ Quyết chiến Điện Biên Phủ Thượng.”
2- “ Quyết chiến Điện Biên Phủ Trung.”
3- “ Quyết chiến Điện Biên Phủ Hạ”. (đăng trong Thượng tướng Phong Vân Lục nhà xuất bản Đại Bách Khoa toàn thư, ấn bản năm 2000, của tác giả Vương Chấn Hoa, bút danh là Vũ Hóa Thẩm. (Bản dịch của Dương Danh Dy).
Phần trích dẫn dài dòng vì nó mang đầy những tư liệu thuộc về lịch sử tác giả dẫn những đoạn quan yếu trong “Hồi ký cố vấn Trung Quốc” đối chiếu với Hồi ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên là bộ trưởng quốc phòng, kiêm tổng tham mưu trên danh nghĩa là người chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ và người lãnh đạo đảng, chính phủ cao nhất là Hồ Chí Minh có đúng vai trò và sứ mệnh của họ không? Xem hồi ký cố vấn Tầu dưới đây bạn sẽ có câu trả lời đích thực.
“Quyết chiến Điện Biên Phủ Thượng”
“Mùa thu Bắc Kinh trời cao lồng lộng, nắng gió chan hoà. Trong Phong Trạch Viên – Trung Nam Hải những cây tùng bách cao vút thẳng tắp xanh tốt um tùm, tràn đầy sức sống. Chiều một ngày trung tuần tháng 10, Mao Trạch Đông đi đi lại lại trong phòng sách của Người, đang suy nghĩ tình hình chiến sự Việt Nam, suy nghĩ tình hình Việt Nam La Quý Ba điện về.
Tiếng báo cáo của cán bộ bảo vệ cắt ngang luồng suy nghĩ của Người: “Chủ tịch, Bành tổng và đồng chí Vi Quốc Thanh đến.”
“Mời các đồng chí vào ” Mao Trạch Đông nói.
Vi Quốc Thanh theo sát Bành Đức Hoài bước vào phòng sách cũng là phòng tiếp khách của Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông bắt tay từng đồng chí và mời họ ngồi. Bành Đức Hoài nói: “Thưa Chủ tịch, đồng chí Vi Quốc Thanh gần đây sắp trở lại Việt Nam, lần này đến xin Chủ tịch chỉ thị trực tiếp ”
Mao Trạch Đông: “À! Tôi cũng đang muốn gặp các đồng chí cùng bàn tình hình và chiến sự của Việt Nam”. Sau đó, Người nói với Vi Quốc Thanh: “Đồng chí đã xem kế hoạch quân sự của Navarre chưa?”
Vi Quốc Thanh trả lời: “Bộ Tổng Tham mưu có cho tôi xem rồi”. Mao Trạch Đông lại hỏi: “Đồng chí có ý kiến gì không?” Vi Quốc Thanh trả lời: “Đây là sự tiếp tục của kế hoạch De Lattre, tiền nhiệm của ông ta. Điểm chung của họ là ra sức phát triển nguỵ quân, thay quân Pháp chốt giữ cứ điểm, dùng người Việt đánh người Việt, làm cho quân Pháp có thể tập trung tổ thành lực lượng đột xuất làm nhiệm vụ tác chiến cơ động, để giành lại quyền chủ động chiến tranh. Ông ta nêu ra, trước hết giành thế thủ ở Bắc Bộ và ráo riết càn quét và tiến công ở Nam Bộ và Trung Bộ, sau khi ổn định hậu phương chiến lược, ông ta sẽ tập trung binh lực quyết chiến với chủ lực quân đội Việt Nam ở Bắc Bộ. Phương châm quân sự Nam trước Bắc sau này là sự phát triển của Navarre cũng là do tình thế bắt buộc ông ta như vậy ”
Mao Trạch Đông hỏi tiếp: “Cuối tháng 8 Trung ương có điện cho La Quý Ba, đồng chí đã xem chưa?” Bành Đức Hoài trả lời: “Tôi đã cho người đưa đồng chí xem rồi”. Vi Quốc Thanh nói:“Phương châm chiến lược của Trung ương vạch ra cho Việt Nam mâu thuẫn gay gắt với kế hoạch của Navarre. Thực thi phương châm chiến lược này sẽ hoàn toàn đập tan tính toán chỉ tính đến một phía của Navarre”
Vi Quốc Thanh chú ý lắng nghe mỗi lời nói của Mao Trạch Đông, và ghi lại vào quyển nhật ký bằng những từ ngữ giản đơn mà chỉ có đồng chí mới hiểu hết được ý nghĩa. Mao Trạch Đông nói tiếp: “Tôi thấy hướng tác chiến của Việt Nam trong suốt thời kỳ từ nay về sau là nên hướng vào Trung, Nam Bộ”. “Để thực hiện kế hoạch chiến lược này, trước mắt cần áp dụng một số biện pháp thiết thực. Tôi nghĩ đến ba biện pháp thế này: một là dùng hai đại đoàn bộ binh và nửa đại đoàn pháo binh, trước tiên giải quyết địch ở Lai Châu, giải phóng toàn bộ vùng Tây Bắc, căn cứ chiến lược quan trọng này. Sau đó chuyển quân sang Thượng Lào, mở thêm chiến trường Thượng Lào. Đồng thời với tiến quân lên Tây Bắc, đưa một bộ phận binh lực xuống Trung Lào và Hạ Lào. Hai là kiên quyết khai thông con đường Nam tiến (chỉ con đường từ nam Liên khu 4 Trung bộ lên Trung, Thượng Lào, qua quốc lộ 9 đến Tây Nguyên). Đó là đường giao thông huyết mạch của bộ đội, đánh xuống phía nam sau này, quan hệ rất lớn đến tình hình chiến sự tương lai. Nên đo đạc thật nhanh, xây dựng kế hoạch, chia giai đoạn hoàn thành. Có thể nói với các đồng chí Việt Nam, thái độ đối với làm đường tức là thái độ đối với chiến tranh. Làm đường không tích cực, không nghiêm túc tức là không tích cực, không nghiêm túc giành lấy thắng lợi chiến tranh. Ba là liên khu Việt Bắc, Liên khu 3, 4 mỗi nơi nên điều động một số cán bộ đảng, chính quyền, quân đội đến Trung, Hạ Lào và Nam Bộ Việt Nam làm công tác mở vùng mới, làm cho bộ đội đánh được nơi nào, thì củng cố nơi ấy. Giống như thời kỳ sau chiến tranh giải phóng, chúng ta điều động cán bộ miền Bắc theo Đại quân xuống miền Nam. Nói tóm lại, ba biện pháp này tức là 12 chữ: hai đại đoàn rưỡi, một đường quốc lộ, ba lớp cán bộ ”.
Nói xong Mao Trạch Đông đưa ánh mắt thăm dò nhìn vào hai người Bành Đức Hoài và Vi Quốc Thanh. Vi Quốc Thanh nói: “Chỉ thị của Chủ tịch rất quan trọng. Sau khi tôi sang, sẽ truyền đạt tỉ mỉ cho phía Việt Nam và các đồng chí cố vấn, nghiêm chỉnh quán triệt chấp hành”. Mao Trạch Đông nói: “Có thể nói với các đồng chí Việt Nam, đó là kiến nghị của tôi”. Mao Trạch Đông quay sang Bành Đức Hoài nói: “Bành Tổng cũng nói ý kiến đi chứ!”.
Bành Đức Hoài nói: “Tôi đã nói với đồng chí Quốc Thanh ý kiến của tôi về tình hình chiến tranh Việt Nam và tác chiến Tây Bắc rồi. Xin nói thêm một việc. Bản tiếng Pháp kế hoạch quân sự Navarre mà Cục tình báo Bộ tổng tham mưu lấy được, có thể mang sang cho các đồng chí Việt Nam xem, điều đó giúp ích cho các đồng chí ấy tìm hiểu kẻ địch, phân tích tình hình. Có điều phải chú ý bảo mật ”.( Trich dẫn HKCVTQ tr 43-46)
Sự quan sát kỹ lưỡng của Mao Trạch Đông về tình hình chiến sự ở Việt Nam, và nỗi bận tâm của ông về việc chọn tướng lãnh, cố vấn bên cạnh Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp. Các cuộc họp Chính Trị Bộ phản ảnh rõ mưu đồ thâm hiểm của họ với đất nước ta. Một hệ thống tư tưởng xâm lăng liên tục từ tiền bối của họ đến Mao Trạch Đông hiện còn tiếp tục tồn tại Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào.
Tác giả chỉ căn cứ theo Hồi Ký Cố Vấn TQ đã ghi lại các cuộc họp của Chính Trị Bộ ĐCSTQ, để làm sáng tỏ các vấn đề.
Nối kết các đoạn đã trích dẫn trong HKCVTQ chúng ta đọc tiếp đoạn dưới đây:
“Sau khi đến Nam Ninh, dừng lại có chút việc, Vi Quốc Thanh và các đồng chí cùng đi lại lên ôtô ra Mục Nam Quan (nay gọi là Hữu Nghị Quan), về nơi ở của Đoàn cố vấn quân sự trong rừng Việt Bắc.
Ngày 26/10, trước hết Vi Quốc Thanh truyền đạt chỉ thị của Mao Trạch Đông, Bành Đức Hoài cho La Quý Ba, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm và cố vấn quân sự, đồng thời nghe các cố vấn báo cáo tình hình. (…)
Ngày 27, Vi Quốc Thanh được Võ Nguyên Giáp đi cùng, cưỡi ngựa đến “dinh rừng trúc” của Hồ Chí Minh, cách hàng chục dặm. Hồ Chí Minh vừa thấy Vi Quốc Thanh lập tức ôm hôn thắm thiết. Cùng dự có Trường Chinh cũng ôm hôn đồng chí, Vi Quốc Thanh chuyển kiến nghị của Mao Trạch Đông về chiến lược Nam tiến và mấy biện pháp quan trọng và ý kiến của Bành Đức Hoài về phương pháp tác chiến và vấn đề xây dựng quân đội trong tình hình chiến tranh hiện nay, đến Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp và trực tiếp đưa cho Hồ Chí Minh bản tiếng Pháp kế hoạch quân sự Navarre.
Cách một hôm, Hồ Chí Minh hành trang gọn nhẹ, bất ngờ đến thăm Vi Quốc Thanh. Người hồ hởi nói với Vi Quốc Thanh: “Cám ơn đồng chí từ Bắc Kinh mang đến cho chúng tôi hai món quà rất tốt. Một là kiến nghị của Mao Chủ tịch đối với tác chiến về sau, giúp chúng tôi rất lớn. Tôi và các đồng chí Bộ Chính trị đều cho rằng ý kiến của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là đúng đắn. Thực hành những phương châm và biện pháp đó nhất định có thể đập tan kế hoạch Navarre. Tôi đã gửi điện cho đồng chí Mao Trạch Đông, tỏ rõ thái độ của chúng tôi, kiên quyết làm theo. (…)
Hồ Chí Minh nói luôn: “Rất tốt, rất tốt, hoàn toàn nhất trí với suy nghĩ của tôi; đồng chí phải giúp đồng chí Võ Nguyên Giáp vạch ra kế hoạch tác chiến thật nhanh, đưa Bộ chính trị thảo luận thông qua. Việc này giao cho đồng chí”.
Vi Quốc Thanh nói: “Xin Hồ chủ tịch yên tâm, tôi sẽ cùng đồng chí Võ Nguyên Giáp bàn bạc kỹ lưỡng, vạch ra kế hoạch này nhanh nhất”. Hồ Chí Minh cám ơn và từ chối mời cơm của Vi Quốc Thanh, vội ra về. Với sự giúp đỡ trực tiếp của Vi Quốc Thanh và Mai Gia Sinh, kế hoạch tác chiến tấn công mùa đông 1953-1954 của quân đội Việt Nam được vạch ra rất nhanh. Ngày 3/11, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thảo luận thông qua kế hoạch này. Vi Quốc Thanh điện báo cho Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nội dung chủ yếu của kế hoạch này và được đồng ý.”
“Tôi đã gửi điện cho đồng chí Mao Trạch Đông, tỏ rõ thái độ của chúng tôi, kiên quyết làm theo…” ( HKCVTQ tr. 49)
Đó là lời Hồ Chí Minh, Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chủ tịch Đảng cộng sản, đồng thời là người lãnh đạo tối cao cuộc kháng chiến chống Pháp.
“Cương quyết làm theo.” Đó là Tư Tưởng Hồ Chí Minh ngoài cái đó ra không có chi gọi là tư tưởng cả trong cương lĩnh của ĐCSVN 1951 có ghi rõ: “Lý luận Mác-Lenin-Tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho hành động.”
ĐCSVN bây giờ “chơi trội” dựng lên TTHCM. Gây rắc rối cho kẻ chết, làm phiền toái cho người sống. Họ phải biết và hiểu rằng: Cái Đuôi luôn luôn ở sau (Đít) Con Lừa. Cái đuôi con vật mãi mãi vĩnh viễn ở đằng sau.( Xem phần tư liệu Chúng ta để biết rõ hơn.)
Từ nhiều thập niên qua, ban lãnh đạo ĐCSVN không ngừng tuyên truyền ồn ào về chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng cái chiến thắng lẫy lừng quang vinh ấy vẫn còn cái bề trái ẩn khuất rất chua chát, nhục nhã, và đê hèn che dấu. Cứ theo báo chí, sách vở lề phải thì tướng Giáp trở thành người hùng thế kỷ. Ngạn ngữ Pháp có câu “Toute medaille a son revers” nghĩa là “tất cả tấm huân chương đều có mặt trái của nó”. Nguyễn Huy Thiệp trong truyện “ Ngàn vàng và biển lửa”. Cũng có một câu khá hay: “Vinh quang nào mà không xây trên điếm nhục.”
Thiết tưởng, chúng ta cũng nên biết qua về tiểu sử Võ Nguyên Giáp trước khi nói đến trận Điện Biên Phủ. Ông quê ở làng An Xá, Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình. Giáp sinh ngày 28-8-1911, thân sinh ông là cụ Võ Minh Thân, một nhà nho nghèo. Đến năm 15 tuổi ông được vào Huế theo học ở trường Quốc Học, sau ra Hà Nội học khoa luật, trường Đại Học Tổng Hợp. Ông đỗ bằng cử nhân, sau đó dạy trường trung học Thăng Long. Năm 1925 theo cộng sản. Năm 1939, ông cùng với Phạm Văn Đồng sang Tầu gặp Hồ Chí Minh. Họ Hồ có ý định giới thiệu Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng đi học quân sự tại Diên An (chiến khu của Mao Trạch Đông lúc bấy giờ). Qua sự giới thiệu của họ Hồ với ban lãnh đạo ĐCSTQ.
Trong sách Tổng Tập Hồi Ký do nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân Hà Nội 2006, ông Giáp viết: “Một bữa Bác bảo anh Đồng và tôi: “ Các đồng chí sẽ đi Diên An. Lên trên ấy, vào học Trường Đảng học tập chính trị, cố gắng học thêm quân sự.” (TTHK trang 20)
Ít ngày sau, cả hai lên đường đi Diên An, nhưng đi được nửa đường thì Hồ Chí Minh gọi trở lại, lúc đó Pháp đầu hàng quân Đức Quốc Xã. Trong TT Hồi Ký nơi trang 23, ông Giáp Viết: “Bác nhận định tình hình chung trên thế giới và ở Đông Dương ngày càng có lợi cho ta. Không nên ở Quế Dương lâu, phải chuyển về biên giới tìm cách trở về nước hoạt động.” Nhận thấy tình hình thay đổi nhanh chóng và nôn nóng muốn trở về Việt Nam. Nên Hồ gọi cả Giáp và Đồng quay lại.
Tháng 5 năm 1941, trở về Cao Bằng, dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh cùng mấy cán bộ xây dựng cơ sở cách mạng. Lập ra Mặt Trận Việt Minh. Năm 1944, Giáp được Hồ Chí Minh trao trách nhiệm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải Phóng Quân. Tiền thân của quân đội Nhân Dân Việt Nam ngày nay.
Làm Đại tướng chỉ huy quân đội một nước mà không học ở một trường quân sự nào, cũng không hề biết đến cả khái niệm về nghệ thuật chiến tranh. Theo lời tự bạch của ông trong sách Tổng Tập Hồi ký nơi trang 12, về nghệ thuật chiến tranh như sau: “Bữa đó, anh Hoàng Văn Thụ đã nói với tôi: Tình hình này, sớm muộn thế nào bọn Pháp xít cũng sẽ chiếm đóng Đông Dương… Ta phải chuẩn bị nhiều mặt để phát động chiến tranh du kích.(2) Thời gian lúc ấy là tháng 5- 1940. Mình không hiểu gì về chiến tranh du kích cả. Khi nghe Hoàng văn Thụ nói như thế nên một bữa nhân qua thư viện, tôi mượn Tập Bách Khoa Toàn Thư tìm xem phần giải thích loại vũ khí. Tôi xem kỹ đoạn nói về súng trường và lựu đạn”(3).
Đọc đoạn hồi ký trên, ta có thể hiểu được rằng kiến thức quân sự của đại tướng Võ Nguyên Giáp, chỉ đạt đến mức hiểu về súng trường, và lựu đạn. Còn về chiến lược, chiến thuật quân sự như thế nào thì mù mịt. Cũng trong Tổng Tập Hồi ký trang 488, ông Giáp ghi: “Ngày 20 tháng 1 năm 1948, Bác ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Tôi được trao quân hàm Đại tướng. Các anh Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong thiếu tướng.”
Nhưng vào thời điểm đó, tìm người có tài hiểu về súng trường và lựu đạn là quá khó đối với cách mạng vô sản.
Nên căn cứ vào tài năng của Giáp. Ngày 20-1- 1948, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong hàm Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp.(sắc lệnh số 110)
Đọc sách “Từ Đồng Bằng Đến Điện Biên Phủ” của Đại tướng Lê Trọng Tấn, “Tiến Công Chiến Lược Đông Xuân” Và “Điện Biên Phủ Chiến Dịch Lịch Sử” của Đại Tướng Hoàng Văn Thái, Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng. Chỉ xét về văn phong và kỹ thuật thì Võ Nguyên Giáp ở dưới mức tệ! Tổng Tập Hồi Ký dầy 1358 trang, khổ sách: 19x27. Sách viết một hơi 617 trang không để danh mục, người đọc chẳng biết chương đó Đại tướng nói về cái gì? Tôi tin trong số gần 100 triệu dân không ai đủ kiên nhẫn đọc được hết cuốn sách này! Chưa hẳn là công bằng về sử quan, nhưng với vai trò viết sử tác giả hẳn là phải có trách nhiệm trình bày để người đọc thấy được cả hai mặt trái và phải của các biến cố hay các sự kiện (tương đối chính xác khi dùng những tài liệu, và phương pháp sử dụng sử liệu không sử dụng một chiều.)
Sau trận Điện Biên Phủ, các báo chí, kể cả học giả, sử gia Phương Tây hầu như đều có cái nhìn ngưỡng mộ thiên tài quân sự của Giáp.
Ký giả Piter Mac Donald, người Anh viết: “1944 đến 1975 cuộc đời tướng Giáp gắn liền với chiến đấu, và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những thống soái lớn nhất tất cả thời đại”.(9)
Khiếp! Gì mà ghê gớm đến thế?
Ký giả G. Bonnet người Pháp viết vào tự điển Bách Khoa Toàn Thư Pháp như sau:
“Là người tổ chức quân đội Nhân Dân Việt Nam Giáp đã thực hiện một sự tổ hợp độc đáo, thuyết quân sự Mác-Xit kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam”.(10)
Donald S. Marshall, ký giả người Mỹ viết: “Đại tướng Giáp vị tướng 5 sao của quân đội Bắc Việt Nam, kiêm Bộ trưởng quốc phòng là vị tướng duy nhất được biết đến nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh Đông Dương. Ông đã có một vị trí trong lịch sử thế giới qua việc lãnh đạo lực lượng Việt Minh đánh bại lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ”(11)
Mãi cho đến tận bây giờ, mỗi lần nhắc đến biến cố Điện Biên Phủ, thì họ lại nhắc đến tướng Giáp. Tuần báo Time trong số đặc biệt kỷ niệm 60 năm ra đời của ấn bản Times
Tại Á Châu (Times Asia), ngay trang bìa với đề tài nổi “Những vị anh hùng châu Á. Việt Nam có hai nhân vật kiệt xuất. Đó là thiền sư Nhất Hạnh, một thầy tu (bất hạnh), và một Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giấy bồi). Theo ký giả Kay Johnson thì tướng Giáp chiến thắng quân Pháp tại Điện Biên Phủ. Ông đã mở đường cho sự cáo chung của chủ nghĩa đế quốc”
( Times Asia Magazine 11-13- 2006. b. số 20)
Nhiều người phương Tây đã đánh giá tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất, có thiên tài về quân sự. Thật là tội nghiệp cho họ và buồn thay cho chúng ta là người Việt Nam, mong muốn hơn ai hết đất nước có một vị tướng tài lại được thế giới ngưỡng mộ thì ai chẳng tự hào, nhưng sự thật thì đáng xấu hổ.
Đối với những người không chịu nghiên cứu tường tận, và nghiêm túc thì sẽ không có cái nhìn khách quan đứng đắn “thật giả bất phân”. Chắc sẽ dẫn tới những hậu quả tai hại, không những gây nguy hiểm cho người đọc mà còn đối với xã hội và lịch sử. Qua lăng kính của họ tất cả hình ảnh về một nhân vật bị biến dạng…
Muốn viết lịch sử là phải học lịch sử, phải thấm nhuần lịch sử, phải hàm dưỡng cho được cái trí lực và tư cách của các nhân vật lịch sử.
Đây cũng là nhân cách của sử gia. Nếu không có đạt được những tiêu chuẩn trên, thì là trò “gian lận”, hoặc là họ yếu kém sự liêm khiết trí năng. Nhưng thôi, mặc kệ họ.
Chúng ta phải nhận định tướng Giáp qua tư tưởng, hành động và những “giá trị cụ thể”. Một phần do chính ông đã thú nhận, trong cuốn “Điện Biên Phủ Điểm hẹn Lịch Sử”, do Võ Nguyên Giáp viết, XB năm 2000. Cũng trong sách này, Giáp đã giải thích các thắc mắc về chiến thuật nổi tiếng về đánh giao thông hào tại lòng chảo Điện Biên Phủ do quân Pháp trú đóng.
Sau này người Pháp và cả Phương Tây hết sức ngạc nhiên về lối đánh độc đáo của Giáp. Nhưng chiến thuật đánh “giao thông hào” lại do chính cố vấn Tàu Cộng đề ra. Còn Giáp chỉ là kẻ thừa hành. Nếu có sự nghi ngờ, hãy xem Giáp viết:
“Ngày đầu xuân Giáp Ngọ 1954, tôi sang lán của đồng chí Vi Quốc Thanh chúc tết Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam phải tiếp tục ăn một cái tết ở ngay mặt trận. Đồng chí Vi Quốc Thanh vui vẻ chúc mừng. Đồng cho biết: Sau khi phân tích rõ về chỗ mạnh chỗ yếu của địch và ta. Các cố vấn đều nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch. Đồng chí đã đề nghị Quân ủy trung ương và bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân Dân Trung Quốc gửi sang gấp những tài liệu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới nhất ở Triều Tiên, nhất là kinh nghiệm xây dựng trận địa chiến đấu đường hầm, kể cả cuốn “ Thượng Cam Lĩnh”, để bộ đội Việt Nam tham khảo.(6)
Qua lời kể đó, chúng ta thấy chính Giáp đã nhìn nhận rằng chính các cố vấn quân sự Trung Cộng chỉ huy hướng dẫn mọi mặt. Trong trường hợp này là Vi Quốc Thanh đã chủ trương thay đổi phương châm tác chiến trong trận Điện Biên Phủ. Một trong những sự thay đổi đó là đánh bằng giao thông hào. Nghĩa là Giáp chỉ là công cụ thừa hành tất cả những sự chỉ đạo do đoàn cố vấn Trung Cộng đưa ra mà thôi. Chứ bản thân Giáp không có một sáng kiến nào, không có tài cán gì về quân sự.
Hào quang chiến thắng Điện Biên Phủ mà bấy lâu nay ĐCSVN vẫn thường gán cho Giáp. Lẽ ra phải nên gán cho Vi QuốcThanh và đoàn cố vấn trung Quốc mới đúng… (Mới đây theo báo Quân Đội Nhân Dân, đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc và nhiều trang mạng.viết: “Trong chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 21 tới ngày 28 tháng 4 năm 2010 của BTQPVN Phùng Quang Thanh vừa chân ướt chân ráo tới đất Tầu, Thanh cùng vợ đã đến gặp các vị “Thân nhân của các tướng Trần Canh, Vị Quốc Thanh… để tỏ lòng biết ơn. Những người có công trong cuộc kháng chiến chống Pháp.”
Việc họ Phùng mang phu nhân đi theo, đây là chuyện hy hữu bởi xuất ngoại mang phu nhân theo thường chỉ là hàng nguyên thủ quốc gia, chứ giới tướng lãnh chỉ có đi vào đền miếu cúng thần trước ra trận thôi. Không biết tướng Thanh và phu nhân có đến đền thờ Mã Viện ở thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây hay không? Người Việt Nam từ trẻ đến già ai cũng biết Mã Viện là một tên tướng hung hiểm chủ trương tiêu diệt cả dân tộc ta: “Đồng Trụ Chiết Giao Chỉ Diệt,” chúng là giặc phương Bắc.” Thế nhưng những kẻ lãnh đạo ĐCSVG lại coi giặc là đồng chí anh em, tôn sùng các tên tướng giặc. Chúng luôn luôn tìm cách cấu kết với giặc: “trên một tầng cao mới” (lời TBTĐCS Nông Đức Mạnh), là ngấm ngầm đưa đoàn văn công tỉnh Quảng Ninh đã đóng vai Hai Bà Trưng đến khấn vái, sụp lạy, trước tượng Mã Viện làm nhục Hai Bà, làm nhục quốc thể đến thế là cùng! (xin xem chương 81)
Trở lại chuyện tướng Giáp, ĐCSVN đã dối trá, lừa đảo, che dấu sự thật. Nhưng làm sao bưng bít được thiên hạ mãi. Thiên tài quân sự gì mà muốn thay đổi chiến thuật đánh như thế nào? Giáp cũng không dám qua mặt đoàn cố vấn quân sự Tầu, mà phải trình bày và xin quyết định của đoàn cố vấn.
Giáp thuật lại trong hồi ký: “Sáng ngày 26- 1- 1954, đồng chí Vi Quốc Thanh ngạc nhiên nhìn tôi rồi hỏi: “Trận đánh sắp bắt đầu. Đề nghị đồng chí Võ cho biết tình hình tới lúc này ra sao?”Giáp kể tiếp: “Đó cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng chí trưởng đoàn, cuộc trao đổi giữa tôi và đồng chí Vi diễn ra khoảng nửa giờ. Tôi nghĩ đồng chí Vi không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia (trong đoàn cố vấn) đã cho rằng chỉ có cách đánh nhanh, thắng nhanh mới dành được thắng lợi.”(7)
Trong lúc bàn bạc với các sĩ quan dưới quyền trong Ban tham mưu về chiến dịch Điện Biên Phủ, người đưa ý kiến đánh nhanh, người cho rằng không nên phải hy sinh rất nhiều… cần đánh chậm ăn chắc. Ông Giáp chỉ biết tổng kết các ý kiến rồi đem trình bày với Vi Quốc Thanh những điều đã thảo luận. Chứ tuyệt nhiên cá nhân Giáp hoàn toàn không có sáng kiến gì hết.
Trong hồi ký ở đoạn này ông ghi: “Tôi cần gặp trưởng đoàn cố vấn quân sự bạn, hy vọng sẽ có sự đồng tình. Lựa chọn phương án đánh nhanh thắng nhanh”.
Trời ơi! Làm Bộ trưởng quốc phòng, kiêm Tổng tư lệnh quân đội, chỉ huy chiến dịch mà chỉ dám “hy vọng” trưởng đoàn cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh đồng tình với ý kiến của Đảng ủy mặt trận đưa ra, chứ không dám tự mình quyết định. Dù là ngược, dù là xuôi với những gì đã được đoàn cố vấn định trước.
Thử hỏi thiên tài quân sự và vai trò chỉ huy quân đội của Giáp nằm ở chỗ nào?
Người Tầu nổi tiếng là thâm hiểm, và thường là họ tính rất xa nên họ cứ để đảng CSVN ca múa nhưng họ nắm quyền hạ màn, và con bài Võ Đại Tướng “bách chiến bách thắng” đã bị các đồng chí bạn lật ngửa. Khi Vi Quốc Thanh tuyên bố hắn mới chính là kẻ thắng trận Điện Biên Phủ.
Trong khi đó, cả tướng Giáp lẫn tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam “im lặng”. Phải chăng cùng với tên tướng Tầu này, Hồ Chí Minh và ĐcsVN đã nhổ vào hương hồn bao nhiêu thanh niên Việt Nam đã hy sinh xương máu cho cuộc chiến tranh chống Pháp.
Tác chiến đợt 3, giành toàn thắng.
“Từ hạ tuần tháng tư, quân Pháp có dấu hiệu tăng quân cho Thượng Lào, hòng tiếp ứng cho địch đóng giữ Điện Biên Phủ chạy xuống phía nam. Vi Quốc Thanh lập tức cùng phía Việt Nam nghiên cứu, kịp thời bố trí đề phòng địch phá vây. Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc căn cứ vào tình hình quân Pháp tập trung mấy tiểu đoàn lính dù ở Hà Nội, cuối tháng 4 đầu tháng 5 hai lần điện cho Vi Quốc Thanh, nhắc đồng chí đề phòng địch nhảy dù xuống nút giao thông quan trọng ở hậu phương quân đội nhân dân, để cắt đường tiếp tế, làm rối loạn hậu phương, và hiệp đồng với quân địch ở Thượng Lào giải vây Điện Biên Phủ.
Theo chỉ thị của Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Vi Quốc Thanh lại bàn với Võ Nguyên Giáp, tăng cường hơn nữa bố trí đề phòng quân địch giải vây ở hai hướng Nam, Bắc. Đồng thời quyết định: các đại đoàn 308, 312, 316 đêm 1/5 mở tấn công cứ điểm tây và đông sở chỉ huy Mường Thanh của quân Pháp, xiết chặt vòng vây hơn nữa. Trước hết tiêu diệt địch ở các cứ điểm đông sông Nạm Rốn rút binh lực cơ động để đối phó tình huống bất trắc. Sau khi chiến đấu bắt đầu, quân đội nhân dân rất nhanh tiêu diệt địch ở cánh sườn cứ điểm C1 và tấn công cứ điểm 505, 505A v.v... chiến đấu đến ngày 3/5, lại tấn công tiếp cứ điểm 311A, 311B. Đến đây quân đội nhân dân đã áp sát sở chỉ huy Mường Thanh của địch.
Vi Quốc Thanh cho rằng, thời cơ tổng công kích Điện Biên Phủ đã chín muồi. Cùng với phía Việt Nam nghiên cứu, quyết định đêm 6/5 mở tổng công kích. Lúc này, đã đào xong đường ngầm thông sang đường hào cứ điểm A1, và chôn 1 tấn thuốc nổ. Sau tiếng nổ rền trời của một tấn thuốc nổ ở cứ điểm A1, cuộc tổng công kích trên toàn tuyến bắt đầu. Tất cả hoả pháo của quân đội Việt Nam kể cả pháo tên lửa 17 nòng của Trung Quốc trang bị vừa trở ra tiền tuyến cùng nã vào trận địa quân Pháp, với uy lực to lớn làm sát thương và choáng váng quân địch. Bọn địch dưới nhà hầm A1 bị thuốc nổ xé xác, bọn tàn quân trên mặt đất rất nhanh bị quét sạch. Đến sáng 7, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở cứ điểm Châu Ôn, Na Nông, 506, làm cho Mường Thanh mất bình phong cuối cùng. Quân Pháp thấy rõ thế cờ, tiêu tan hy vọng, lúc 14g ngày 7, lục tục kéo cờ trắng, nộp vũ khí đầu hàng Quân đội Nhân dân.
Thiếu tướng De Castries viên chỉ huy quân Pháp đã từng hùng hổ một thời cuối cùng cúi đầu, chắp hai tay cùng nhân viên Bộ Tham mưu của y ra làm tù binh của Quân đội Nhân dân.” ( HKCVTQ, tr 53)
Tài liệu (HKCVTQ)
(3) Tác chiến đợt 3, giành toàn thắng:
“Từ hạ tuần tháng tư, quân Pháp có dấu hiệu tăng quân cho Thượng Lào, hòng tiếp ứng cho địch đóng giữ Điện Biên Phủ chạy xuống phía nam. Vi Quốc Thanh lập tức cùng phía Việt Nam nghiên cứu, kịp thời bố trí đề phòng địch phá vây. Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc căn cứ vào tình hình quân Pháp tập trung mấy tiểu đoàn lính dù ở Hà Nội, cuối tháng 4 đầu tháng 5 hai lần điện cho Vi Quốc Thanh, nhắc đồng chí đề phòng địch nhảy dù xuống nút giao thông quan trọng ở hậu phương quân đội nhân dân, để cắt đường tiếp tế, làm rối loạn hậu phương, và hiệp đồng với quân địch ở Thượng Lào giải vây Điện Biên Phủ.
Theo chỉ thị của Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Vi Quốc Thanh lại bàn với Võ Nguyên Giáp, tăng cường hơn nữa bố trí đề phòng quân địch giải vây ở hai hướng Nam, Bắc. Đồng thời quyết định: các đại đoàn 308, 312, 316 đêm 1/5 mở tấn công cứ điểm tây và đông sở chỉ huy Mường Thanh của quân Pháp, xiết chặt vòng vây hơn nữa. Trước hết tiêu diệt địch ở các cứ điểm đông sông Nạm Rốn rút binh lực cơ động để đối phó tình huống bất trắc. Sau khi chiến đấu bắt đầu, quân đội nhân dân rất nhanh tiêu diệt địch ở cánh sườn cứ điểm C1 và tấn công cứ điểm 505, 505A v.v... chiến đấu đến ngày 3/5, lại tấn công tiếp cứ điểm 311A, 311B. Đến đây quân đội nhân dân đã áp sát sở chỉ huy Mường Thanh của địch.
Vi Quốc Thanh cho rằng, thời cơ tổng công kích Điện Biên Phủ đã chín muồi. Cùng với phía Việt Nam nghiên cứu, quyết định đêm 6/5 mở tổng công kích. Lúc này, đã đào xong đường ngầm thông sang đường hào cứ điểm A1, và chôn 1 tấn thuốc nổ. Sau tiếng nổ rền trời của một tấn thuốc nổ ở cứ điểm A1, cuộc tổng công kích trên toàn tuyến bắt đầu. Tất cả hoả pháo của quân đội Việt Nam kể cả pháo tên lửa 17 nòng của Trung Quốc trang bị vừa trở ra tiền tuyến cùng nã vào trận địa quân Pháp, với uy lực to lớn làm sát thương và choáng váng quân địch. Bọn địch dưới nhà hầm A1 bị thuốc nổ xé xác, bọn tàn quân trên mặt đất rất nhanh bị quét sạch. Đến sáng 7, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở cứ điểm Châu Ôn, Na Nông, 506, làm cho Mường Thanh mất bình phong cuối cùng. Quân Pháp thấy rõ thế cờ, tiêu tan hy vọng, lúc 14g ngày 7, lục tục kéo cờ trắng, nộp vũ khí đầu hàng Quân đội Nhân dân. Thiếu tướng De Castries viên chỉ huy quân Pháp đã từng hùng hổ một thời cuối cùng cúi đầu, chắp hai tay cùng nhân viên Bộ Tham mưu của y ra làm tù binh của Quân đội Nhân dân.” ( HKCVTQ, tr 53)
Ghi chú:
Phía Việt cộng:
(1) Những chặng đường lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tr. 98
(2) Quyết Chiến Điện Biên Phủ Trung
(3) “Đường tới Điện Biên Phủ”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân, năm 2000, tr. 43.
(4) Sách đã dẫn tr. 100
(5) Sách đã dẫn tr: 109
(6) Dẫn trong sách “Thượng Cam Lĩnh”
(7) “Điện Biên Phủ Điểm hẹn lịch sử”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhà XB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 13.
(8) “Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử”, sách đã dẫn tr. 136.
(9) Giáp một sự đánh giá. Piter Mac Donald. Sách đã dẫn.
(10) G. Bonnett. Encylopdia Universalis Paris, 1978, tập 7, tr. 732
CHƯƠNG 11
CÁC CUỘC HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ CUỘC CHIẾN ĐIỆN BIÊN PHỦ
Tài liệu sách vở viết về tướng Giáp và Điện Biên Phủ thì quá nhiều. Nhưng đáng tin cậy là cuốn hồi ký của chính Giáp viết ra. Còn những tài liệu bên ngoài đáng chú ý hơn cả là cuộc hội thảo gần đây tại Bắc Kinh, Trung Cộng năm 2004, với các tiêu đề khá hấp dẫn là “Hội Thảo Khoa Học, kỷ niệm 50 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, và Hội Nghị Genève tại Bắc Kinh. Vào ngày 19-20 tháng 9 năm 2004, tham gia hội thảo có 31 nhà khoa học và chứng nhân lịch sử. Về phía Việt Nam có 9 người, Pháp có 4 người, Trung Cộng có 18 người, không tính một số dự thính là nghiên cứu sinh của Việt Nam, đa số là Tầu. So với hội thảo “Trận Điện Biên Phủ lịch sử và hồi ức”. Do Đại học Pantheon Sorbone Paris và Trung Tâm nghiên cứu quốc phòng tổ chức tại Paris ngày 21-22 tháng 11 năm 2003 với khoảng hơn hai trăm người tham dự, và Đại Học Khoa Học Xã Hội liên hệ với Đại học Sorbone Paris tại Hà Nội ngày 13-14 tháng 4 năm 2004, khoảng 100 người dự, thì hội thảo ở Bắc Kinh quy mô hơn nhiều, và nhiều nhân vật đặc biệt hơn, nên có vẻ phong phú hơn các cuộc hội thảo khác.
“Mục tiêu của cuộc hội thảo được xác định rõ ràng là sau 50 năm. Các nhà khoa học là ba nước cùng nhau trao đổi những kết quả nghiên cứu nhằm tiếp cận sự kiện lịch sử một cách khách quan trung thực.
Tinh thần đó đã được biểu thị trong không khí hội thảo được mọi phía tôn trọng và tuân thủ”.
Ngoài những phát biểu của ban tổ chức và các đại diện các đoàn trong phiên họp khai mạc và tổng kết. Hội thảo đã nghe và thảo luận 22 báo cáo khoa học theo ba chủ đề cụ thể:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa của nó cũng như vai trò quan trọng của Trung Quốc. Với ý nghĩa của nó.
- Chủ đề Trung Quốc và chiến tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam do GS. Vân Trang. PGS. Nguyễn Văn Khánh thay nhau chủ trì, có 6 báo cáo:
1) TS. Quách Chí Cương, Trung Quốc và chiến dịch Điện Biên Phủ.
2) GS. Huques Tertrais nhận thức của Pháp về vai trò của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương.
3) Ts. Pierre Journond: Vị trí của Trung Quốc trong quan hệ Pháp, Mỹ, thời kỳ Điện Biên Phủ.
4) Ts. Hà Tân Thành: Trung Quốc và chiến tranh chống Pháp của Việt Nam.
5) PGS. Dự Phú Triệu: Chiến tranh chống Pháp của Việt Nam và mối tình hữu nghị hai nước Trung-Việt.
6) PGS. Bùi Đình Thanh: Một số vấn đề về Hội Nghị Genève.
Các báo cáo của đoàn Trung Quốc đều đặt cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân của Việt Nam và trận Điện Biên Phủ trong bối cảnh quốc tế của chiến tranh lạnh, phân tích yếu tố quốc tế, nhất là sự can thiệp của Mỹ và sự viện trợ toàn diện mọi mặt của Trung Quốc giành cho Việt Nam theo yêu cầu của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và sự phân công của Liên Xô.
Nhiều báo cáo và phát biểu nhấn mạnh vai trò của cố vấn quân sự Trung Quốc trong việc chỉ đạo chiến tranh. Và hết lòng giúp đỡ Việt Nam theo chỉ thị của Ban lãnh đạo ĐCSTQ. (theo chỉ thị của Ban lãnh đạo Bắc Kinh và cố vấn Trung Cộng chỉ đạo chiến tranh thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp chỉ còn là quân cờ) lời người viết trong ngoặc đơn.
Một nhà báo Tầu đã dày công thu thập nhiều hình ảnh, tư liệu về hoạt động của các Đoàn cố vấn Trung Cộng và những kỷ niệm về những lần gặp gỡ làm việc giữa cố vấn Trung Cộng với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Đại tá Hoàng Minh Phương là trưởng đoàn phiên dịch cho đoàn cố vấn quân sự Trung Cộng nói lên sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, quan hệ thân thiết của các cố vấn Trung Quốc đối với quân đội Việt Nam và đại tướng Võ Nguyên Giáp, với trưởng đoàn cố vấn Vi Quốc Thanh, nhiều mô tả cụ thể sống động những buổi gặp gỡ, trao đổi giữa Vi Quốc Thanh với Võ Nguyên Giáp về thay đổi phương châm tác chiến v.v…
Gs. Huyues Tertrais thay mặt đoàn khoa học Pháp, cho biết những câu hỏi của phía Pháp được đặt ra, và sự trả lời từ phía Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng sự kiện Điện Biên Phủ còn một số vấn đề phức tạp. Cần được tiếp tục nghiên cứu trong sự hợp tác của hai phía hay ba phía để tìm ra sự thật lịch sử theo đúng chức năng và phương pháp luận của khoa học lịch sử. Có điều không ai phủ nhận là vai trò lãnh đạo chiến tranh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, trực tiếp là các cố vấn, và là nước viện trợ quân sự chủ yếu và nắm vai trò Quốc tế cs trong chỉ đạo chiến tranh. Lợi dụng vị thế địa lý, con đường vận chuyển duy nhất chi viện quân sự cho Việt Nam. Đồng thời lợi dụng Pháp không muốn nói chuyện với Việt Minh trên thế yếu, những người lãnh đạo Bắc Kinh tự cho phép mình đứng ra đàm phán trực tiếp với chính phủ Pháp để thảo luận những điểm cơ bản cho một giải pháp về vấn đề Đông Dương. Không đếm xỉa gì đến chính phủ Hồ Chí Minh.
Ngày 17 tháng 6 năm 1944, Chu Ân Lai gặp trưởng đoàn Đại biểu Pháp G. Bidult đưa ra điều khoản chấp nhận Việt Nam có hai chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chính phủ Bảo Đại.
Ngày 23-6- 1954, Thủ tướng Chu Ân Lai lại thỏa thuận với thủ tướng Pháp Mendes France về việc chia cắt Việt Nam thành hai miền và sẵn sàng nhìn nhận Đông Dương nằm trong Khối liên hiệp Pháp.
Bàn về nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, trong cuốn sách cách mạng. Ông Hoàng Tùng nguyên là Bí thư trung ương Đảng CSVN đã viết: “Nguyên nhân cuộc đụng độ ở Việt Nam là do quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Năm 1953 Stalin qua đời. Mao cho rằng cơ hội đã đến để đưa chủ nghĩa Mao thành ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thế giới… Không có sự giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô, Việt Nam khó thắng được Mỹ. Nhưng một mặt khác lại phải thấy rằng không có sự can thiệp và tác động của hai nước đó khả năng Mỹ nhảy vào Việt Nam không phải tất yếu.” (tuyệt nhiên các hồi ký của các tướng lãnh cộng sản Việt Nam không hề đề cập một lời nào đến cố vấn Trung Cộng.)
Về cuộc chiến gọi là “chống đế quốc Mỹ xâm lược” có mấy chục vạn lính Tầu trên đất Bắc? Chúng ta hãy xem chính đại sứ Tầu Trương Đức Duy viết trong “ Hồi Ký” của y. Tác giả trích dẫn một đoạn dưới đây:
“Ôn lại mối quan hệ Trung-Việt, từ buổi đầu thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho đến giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, mối quan hệ hai nước hai Đảng luôn hết sức tốt đẹp và thân thiện. Trong các cuộc Chiến tranh chống Pháp và Đấu tranh chống Mỹ cứu nước lâu dài của Việt Nam, trong quá trình khôi phục và xây dựng kinh tế toàn diện của Việt Nam, Trung Quốc đều có sự ủng hộ và chi viện lớn nhất. Nhất là trong thời khắc ngặt nghèo khi quân xâm lược Mỹ đem bom rải khắp Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên bố: “Bảy trăm triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân Việt Nam, đất Trung Quốc rộng rãi bao la là hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam”. Đồng thời, đã điều hơn 32 vạn Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc tới Miền Bắc Việt Nam, kề vai sát cánh cùng quân dân Việt Nam chống trả lại những trận ném bom rải thảm của bọn giặc trời Mỹ. Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói một cách thấm thía: Trung Quốc đối với Việt Nam là “Trăm ơn ngàn nghĩa vạn tình” và đã dùng câu thơ sâu sắc “Mối tình thắm thiết Việt Hoa, Vừa là đồng chí, vừa là anh em” để mô tả mối quan hệ thắm thiết giữa hai nước.
(…) Nhưng, ai mà biết được chữ ngờ, sau lưng Hồ Chí Minh, khi đã giành được thắng lợi trong cuộc Đấu tranh chống Mỹ cứu nước và hoàn toàn thống nhất, bè đảng do Lê Duẩn cầm quyền đã từ bỏ con đường đúng đắn của Hồ Chí Minh, trắng trợn thi hành chính sách xâm lược Campuchia, phản Hoa bài Hoa, làm cho mối quan hệ Trung-Việt cực kì xấu đi, để đến nỗi nhìn nhau như kẻ thù. Từ đó, mối quan hệ không bình thường đầy bi kịch giữa hai nước đã kéo dài suốt hơn 10 năm.” ( hết lời trích)