Nhà văn Trần Nhu về Hội Nghị Thành Đô
Ngay từ sau khi Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười và Phạm văn Đồng bí mật đến Thành Đô họp, tôi đã viết rất nhiều chi tiết về vấn đề này. Lãnh đạo Đảng CSVN (VC) từ đó tự đặt mình vào vai trò Thái Thú cho giặc ngoại xâm trong âm mưu dâng hiến đất đai của tổ quốc, cả dân tộc Việt cho quan Thày của chúng. Một chi tiết nhỏ trong rất nhiều sự kiện mà tôi đã nói là ngay sau Hội Nghị, VC thi hành mệnh lệnh của Bắc Kinh một cách triệt để để chứng minh là tay sai mẫn cán, tỏ lòng trung thành để được sự tin cậy của Bắc Kinh là sau Hội nghị đó, lãnh đạo VC ở Miền Nam VN cho tìm kiếm 72 chủ Nhà Máy xay lúa gốc Hoa Kiều mà các nhà máy của họ bị cướp đoạt sau 1975 khi Đỗ Mười phát động chính sách cải tạo công thương nghiệp để trả lại. Các chủ nhà máy này từ chối nhận lại vì lý do các nhà máy ấy lúc tịch thu thì nguyên vẹn, nay đã bị hư hại nặng nề. Lãnh đạo VC phải cho người sửa chữa trước khi trao trả các nhà máy ấy. ( Xem Nguyễn văn Canh, “Cộng Sản Trên Đất Việt”, Quyển II, “VC và Thế Giới”, Phần II “ Bang Giao VC-TC”, Chương II: Bang Giao Hà nội- Bắc Kinh, viết ngày 12 tháng 10 năm 1992 ( bản dịch ra tiếng Việt) trang 230, Kiến Quốc, 2002.Thân mến
Nguyễn văn Canh
ĐƯỜNG ĐẾN THÀNH ĐÔ BẮC TRIỀU VỪA NHỤC VỪA MẤT NƯỚC
Trong tiệc chiêu đãi mừng quốc khánh 1991, Đại sứ Trương Đức Duy viết:
“Tối ngày 2 tháng 9, Nhà khách Phủ Chủ tịch đèn sáng rực. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười chủ trì cuộc chiêu đãi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam, Cố vấn Phạm Văn Đồng đứng trên bàn chủ tịch.
Bộ trưởng Hoàng Bích Sơn đưa tôi đến trước mặt Phạm Văn Đồng nói: “Kính chúc đồng chí Cố vấn khỏe mạnh sống lâu!” Tôi chuốc rượu cùng Phạm Văn Đồng . “Anh Duy đấy à? Tôi nhận ra tiếng anh”.
Mắt Phạm Văn Đồng đã không còn nhìn rõ nữa, nhất là về buổi tối, chỉ có thể nhận ra người khác bằng thính giác. Ông kéo tôi lại nói khẽ: “Thời gian tôi còn sống chẳng nhiều nữa đâu, lần này mà được đi Trung Quốc, được gặp mặt lãnh đạo Trung Quốc, thì quả thực là một việc hết sức phấn khởi, nhất là mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, nói những lời tâm huyết”
oOo
Đặng Tiểu Bình là ai? Mà bọn Linh, Mười và Đồng mù lúc gần đất xa trời còn mong mỏi được gặp “để được đích thân nghe những ý kiến…” và để “nói những lời tâm huyết.”
Tất cả nhân dân Việt Nam, tất cả thế giới đều biết Đặng Tiểu Bình kẻ đã xua sáu mươi vạn quân xâm lăng các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta gây ra vô vàn tội ác.
oOo
Cái giá phải trả cho việc bình thường hóa với Hoa Kỳ, mà các chính khách như ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đại sứViệt Nam ở LHQ Trịnh Xuân Lãng, đại sứ Việt Nam ở Mỹ Lê Văn Bằng mặc dù là điếm nhục, nhưng không mất nước. Còn cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ với Tầu cộng của Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh vừa điếm nhục vừa mất nước! Để vấn đề được minh bạch sáng tỏ, tác giả sẽ trích dẫn những đoạn quan yếu trong sách “Hồi Ức”của ông Trần Quang Cơ, nhân chứng lịch sử giữ vai trò quan trọng trong Bộ Ngoại Giao của cộng sản Hà Nội vào thời điểm đó, bên cạnh “hồi ký” của đại sứ Tầu Trương Đức Duy tại Hà Nội cùng thời điểm đó. (Bản tiếng Việt của dịch giả Quốc Thanh,)
Trước hết tác giả muốn hướng bạn đọc vào đề ngay những cuộc gặp bí mật giữa Lê Đức Anh với đại sứ Tầu Trương Đức Duy và giữa TBT Nguyễn Văn Linh với Trương Đức Duy do chính sứ Tầu viết. Trong hồi ký còn có những tên Việt gian dắt mối nguy hiểm như Thiếu Tướng Vũ Xuân Vinh cục trưởng cục đối ngoại Bộ quốc phòng (sau y được phong Trung Tướng) và Hoàng Nhật Tân con trai tên phản quốc Hoàng Văn Hoan. Dấu mốc thời điểm này, Trương Đức Duy viết:
“Tháng 4 năm 1989, tôi nhận nhiệm vụ làm Đại sứ tại Việt Nam, gánh trên vai một sứ mệnh quan trọng, đó là quán triệt phương châm mà Trung ương đã định ra là:Trước hết,Việt Nam phải thực sự rút sạch quân ra khỏi Campuchia, thực sự giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, thực sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, thì mới có thể gạt bỏ được mọi trở ngại mà khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt, đây chính là then chốt. (…)
Cần thấy rằng, điều kiện lúc này đã cơ bản đầy đủ. Nhưng, qua một thời gian tìm tòi và làm việc kể từ khi tới nhậm chức, tôi cảm thấy muốn giải quyết được hai vấn đề đại sự này vẫn còn những khó khăn không nhỏ, nguyên nhân là do tàn dư thế lực của Lê Duẩn vẫn còn gây quấy nhiễu từ nhiều phía, mối quan hệ Trung-Việt vẫn còn ở trạng thái đối lập và đối kháng, tranh chấp biên giới vẫn còn xảy ra đôi lúc; giữa hai nước ngoài quan hệ ngoại giao ra, mọi mối quan hệ khác đều đã bị đoạn tuyệt…
Song, vũ đài ngoại giao rất rộng lớn, tôi đã mở hoạt động bằng nhiều phương thức, tận dụng hết những mối quan hệ cũ, tới thăm khắp những người lãnh đạo các cấp các ngành để làm việc xoay quanh các vấn đề nói trên. Trải qua bao nỗ lực, tuy cũng có được một vài tiến triển, nhưng Nguyễn Cơ Thạch khi ấy là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lại đang nắm đại quyền ngoại giao của Việt Nam. Tôi đã nhiều lần bàn bạc trao đổi với ông ta về vấn đề Campuchia nhưng không bao giờ tới nơi, vấn đề mấu chốt vẫn chưa giải quyết được. Thời gian đã trôi qua 1 năm, làm thế nào bấy giờ?
Lúc này tôi cân nhắc đến việc phải tìm cách thâm nhập chuyện trò với những người lãnh đạo cấp cao hơn bên phía Việt Nam.”
Vì thế, tôi nghĩ đến Nguyễn Văn Linh đang giữ chức Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, trong thời kì Đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam từng bí mật tới thăm Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo chủ yếu của Miền NamViệt Nam, khi gặp mặt các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh, tôi từng đảm nhận vai trò phiên dịch cho ông ta, ông ta chắc vẫn còn nhớ tôi, thế là tôi bày tỏ ý muốn được tới thăm ông thông qua bạn bè.
Quả nhiên không lâu sau, Nguyễn Văn Linh đã tiếp tôi vào ngày 5 tháng 6 năm 1990. Khi gặp mặt, ông bắt tay tôi rất lâu và nhiệt tình, tỏ ra hết sức thân thiết. Tự đáy lòng, ông vẫn nhớ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước hai Đảng trong quá khứ, đồng thời bày tỏ hết sức trân trọng mối tình hữu nghị tốt đẹp Việt-Trung, hi vọng mối quan hệ này sẽ được khôi phục trong thời gian sớm nhất.(…)
Nguyễn Văn Linh nói, ông cũng có nguyện vọng giống như lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, để đích thân trao đổi trực tiếp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những vấn đề cùng quan tâm. Ở lần gặp mặt này, vì có nhiều người đi theo cùng có mặt, nên Nguyễn Văn Linh chưa bàn sâu đến vấn đề Campuchia và quan hệ giữa hai nước. Nhưng sau đó, mọi việc đã có bước tiến triển mới.
Lời nhắn quan trọng chuyển rõ ý
Sau đó không lâu, vào ngày 16 tháng 8, một cán bộ Viện khoa học xã hội Việt Nam là Hoàng Nhật Tân (con trai Hoàng Văn Hoan) (*) tới sứ quán gặp tôi (ông cùng với mẹ tới Bắc Kinh thăm bố mình vừa về), xúc động nói:
“Tối ngày 13 tháng 8, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho xe tới đón tôi đến nhà ông nói chuyện một tiếng đồng hồ, hỏi thăm kĩ lưỡng về tình hình sinh hoạt và sức khỏe của bố tôi, hết sức thân thiết. Tổng bí thư còn nói, ông muốn được gặp Đại sứ Trương lần nữa, nhưng Bộ ngoại giao nói chưa cần và đã ngăn lại. Vì thế, ông ấy nhờ tôi ghi lại một lời nhắn. Khi Tổng bí thư nói, tôi đã ghi lại hết sức tường tận. Cuối cùng còn đọc lại một lượt và đã được sự xác nhận của ông ấy”.
Sau đó, Hoàng Nhật Tân trịnh trọng chuyển cho tôi lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, nội dung chủ yếu như sau:
“Tháng 10 năm ngoái, đồng chí Khải Sơn đã chuyển đến tôi lời thăm hỏi của đồng chí Đặng Tiểu Bình và lòng mong mỏi sớm được thấy sự bình thường hóa mối quan hệ Trung-Việt của đồng chí Đặng Tiểu Bình, tôi nghe thấy rất phấn khởi. Tôi cũng tha thiết mong mỏi mối quan hệ tốt đẹp Việt-Trung có thể được khôi phục trong nhiệm kì Trung ương khóa 6 Đảng cộng sản Việt Nam do tôi chủ trì, để mở đầu một giai đoạn mới cho quan hệ hai nước khi tiến hành Đại hội 7 của Đảng cộng sản Việt Nam.(…)
Tôi muốn nói một cách thẳng thắn rằng, sở dĩ trở ngại về vấn đề Campuchia cứ bị kéo dài chưa được giải quyết là vì có những người trong Đảng luôn làm sai lệch sự việc, chưa quán triệt được tinh thần chủ yếu của Trung ương. Tôi hi vọng phía Trung Quốc cho mời tôi và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười cùng Cố vấn Phạm Văn Đồng tới thăm Trung Quốc theo con đường nội bộ, để trao đổi trực tiếp và sâu hơn với lãnh đạo Trung Quốc về việc giải quyết vấn đề Campuchia…, tin rằng những vấn đề này nhất định sẽ được giải quyết thật tốt, từ đó mà thực hiện được bình thường hóa quan hệ hai nước Việt-Trung. Tôi sẽ đi theo con đường của Hồ Chủ tịch, vun đắp tình hữu nghị. Sau khi đã chăm chú nghe lại lời nhắn từ Nguyễn Văn Linh, tôi nói với Hoàng Nhật Tân:Tình hữu nghị Việt-Trung tốt đẹp, bảo vệ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những lợi ích cách mạng chung giữa hai nước Việt-Trung, sẽ đi tiếp một cách kiên định không lay chuyển. Nếu có cơ hội, nhờ anh chuyển lời lại cho đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh rằng tôi hiểu được ý tứ và nỗi lòng của ông ấy, tôi sẽ báo cáo ngay với Trung ương chúng tôi.
Tiễn chân Hoàng Nhật Tân xong, tôi quay về phòng làm việc suy nghĩ mãi về một vấn đề. Ngày 5 tháng 6, tôi từng báo cáo về trong nước là khi Nguyễn Văn Linh gặp tôi có đề xuất yêu cầu được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ.”
Về vai trò làm đầu sai trong việc đưa nước ta vào tròng ách nô lệ giặc phương Bắc của Nguyễn Văn Linh, TBT đảng cs VN. Ông Trần Quang Cơ viết:
“Ngày 5.6.90, vài ngày trước khi Từ Ðôn Tín đến Hà Nội, TBT Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Ðức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương Ðảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Ðặng (nói qua Kayson), Nguyễn Văn Linh nói: "Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp,(1) có cái sai đang sửa". Anh sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để "bàn vấn đề bảo vệ Chủ nghĩa xã hội" vì "đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội... chúng âm mưu diễn biến hoà bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì XHCN, nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội... Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin".
Về vai trò làm tay sai cho giặc của Lê Đức Anh, cũng chính do đại sứ Tầu Trương Đức Duy viết:
“Hơn 10 năm qua, quan hệ Trung-Việt ở trạng thái không bình thường, sứ quán không có mối liên hệ nào với người tin cậy bên Nguyễn Văn Linh, vậy thì nên thông qua con đường nào đây để yêu cầu được gặp riêng một cách ổn thỏa hơn?
Tôi triệu tập ngay cuộc họp Đảng ủy mở rộng, mời mọi người bàn bạc ra mưu sách. Ý tưởng thông qua con đường Vụ đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thì sợ sẽ không giữ được bí mật, mà cũng khó để thực hiện “gặp riêng”.
Có đồng chí nêu xem có thể thông qua con đường quân đội được không? Tôi cho như thế sẽ khá là ổn thỏa, lại càng có lợi hơn cho việc bảo mật. Thế là tôi liền nghĩ tới Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ quốc phòng mà tôi khá thân thiết, từ ngày đến Việt Nam lần này, tôi đã gặp ông ta vài lần, quan hệ rất tốt, có thể thông qua ông ta để yêu cầu được gặp Đại tướng Lê Đức Anh (Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ quốc phòng) thân thiết với Nguyễn Văn Linh, rồi xin Lê Đức Anh giúp đỡ bố trí cho tôi bí mật gặp Nguyễn Văn Linh.
Mọi người thấy biện pháp này có thể được. Thế là tôi lập tức cho Tùy viên quân sự Triệu Nhuệ liên hệ chính thức với Cục trưởng Vũ Xuân Vinh. Khi gặp Cục trưởng Vũ Xuân Vinh, Tùy viên quân sự Triệu đã trịnh trọng đề xuất: “Đại sứ Trương có việc gấp và quan trọng muốn được gặp Bộ trưởng Lê Đức Anh. Xin Cục trưởng bố trí cho ngay”.
Chiều hôm đó, Vũ Xuân Vinh trả lời Tùy viên quân sự Triệu rằng: “Đồng chí Đại tướng rất vui lòng được gặp đồng chí Đại sứ, 8 giờ sáng hoặc 7 giờ tối mai đều được. Đại tướng còn nói, sau này đồng chí Đại sứ có muốn gặp ông thì cứ Cục đối ngoại Bộ quốc phòng bố trí là được”.
Vào 8 giờ sáng ngày 20 tháng 8, xe của tôi chạy thẳng vào Bộ quốc phòng. Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh đón đợi ở cổng tòa nhà, dẫn tôi vào phòng tiếp khách của Bộ trưởng rồi lui ra, khép chặt cửa lại.
Tôi đang tiến thẳng vào thì Bộ trưởng Lê Đức Anh cũng bước vào phòng khách từ một cửa khác, khi gặp nhau Lê [Đức Anh] bắt tay, ôm tôi rất nhiệt tình.
Tôi nói xã giao: “Thực sự được xin lỗi, mới sáng ra đã tới làm phiền đồng chí Đại tướng”. Đại tướng Lê [Đức Anh] mỉm cười bảo: “Đại sứ đến lúc nào tôi cũng tiếp”.
Trong phòng khách ngoài hai chúng tôi ra, không có ai đi theo. Chuyện trò hàn huyên xong tôi chuyển ngay sang chủ đề chính, đầu tiên bày tỏ lãnh đạo Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ Trung-Việt, hiện nay tình hình quốc tế phát triển rất nhanh, thời gian không chờ đợi mình, cả hai bên cần chớp lấy thời cơ, nhanh chóng loại bỏ trở ngại là vấn đề Campuchia, từ đó thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Sau đó tôi nhắc đến lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được ghi lại gửi cho tôi, tôi cảm thấy hết sức quan trọng, cho nên mong được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để trực tiếp lắng nghe ý kiến của Tổng bí thư, đồng thời tôi cũng có một vài điều nữa cần nói với Tổng bí thư.
Tôi nói, hiện giờ mà thông qua con đường khác sẽ có khó khăn, cho nên xin phiền đồng chí Đại tướng giúp cho. Lê Đức Anh nói rất thoải mái: “Đây quả thực là việc hết sức quan trọng, hôm nay tôi sẽ báo cáo lại yêu cầu của Đại sứ với Tổng bí thư”.
Tiếp đó, Lê Đức Anh cũng nói về hai quan điểm, đại ý là:
Thứ nhất, nhấn mạnh Nguyễn Văn Linh rất có tình cảm với Trung Quốc, luôn chủ trương thân thiện với Trung Quốc, từ sau khi nhậm chức Tổng bí thư vào năm 1986 đã làm rất nhiều việc để khôi phục lại mối quan hệ giữa hai nước hai Đảng. Trước tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước lại càng trở thành niềm mong muốn ấp ủ của ông ấy.” (…)
Chúng ta vừa đọc đoạn “hồi ký” của đại sứ Tầu Trương Đức Duy ghi lại cuộc gặp gỡ đại tướng bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh. Chúng ta lại đọc “hồi ức” của ngoại trưởng Trần Quang Cơ viết về buổi gặp đó:
“Sáng 6.6.90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Ðức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương Ðức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Ðức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch. Nội dung cuộc gặp này mãi đến ngày 19.6 trong cuộc họp BCT để đánh giá cuộc đàm phán 11-13.6 giữa tôi và Từ Ðôn Tín, Lê Ðức Anh mới nói là đã gặp Trương Ðức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Ðức Anh và Trương Ðức Duy. Còn đại sứ Trung Quốc cho anh Ngô Tất Tố, Vụ trưởng vụ Trung Quốc biết là trong cuộc gặp ông ta ngày 6.6, anh Lê Ðức Anh đã nói khá cụ thể về "giải pháp Ðỏ": "Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Polpot, Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên sẽ bàn với bạn Campuchia của mình, và thu xếp để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề. Ðịa điểm gặp nhau có thể ở Việt Nam, có thể ở Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc là tốt hơn cả. Ðây là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn như thường... Ngày xưa Polpot là bạn chiến đấu của tôi...”
Về viên tướng dắt mối Vũ Xuân Vinh, ông Trần Quang Cơ viết:
“Theo Hồ Càn Văn, ngày 23.5.90 Cục trưởng Cục Ðối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam Vũ Xuân Vinh đã mời Tuỳ viên quân sự Trung Quốc Triệu Nhuệ đến để thông báo là TBT Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Quốc phòng Lê Ðức Anh sẽ tiếp Từ Ðôn Tín khi đến Hà Nội.”
(…) Về diễn tiến cuộc gặp đại sứ Trương Đức Duy thuật lại như sau:
“Chiều hôm đó, Cục trưởng Vũ Xuân Vinh hẹn gặp gấp Tùy viên quân sự Triệu, nói rằng: “Theo chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh, xin chuyển lời tới Đại sứ Trương. Vào 19 giờ 30 phút ngày 22, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ gặp riêng Đại sứ Trương tại phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Cả hai bên đều không đem theo phiên dịch và thư kí. Đề nghị Đại sứ Trương đổi sang một chiếc xe nhỏ, không cắm quốc kỳ, đi vào từ cửa bên Bộ quốc phòng” (…)
Mọi sự được tiến hành thuận lợi hơn dự kiến. Tối đó, tôi theo hẹn đúng giờ đến Bộ quốc phòng. Trong cuộc gặp hơn 40 phút, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện với tôi hết sức thân mật và thẳng thắn, ông đã chứng thực cho lời nhắn mà Hoàng Nhật Tân đã ghi lại.”
Nguyễn Văn Linh còn nói đến cả chuyện khi lên làm Tổng bí thư vào năm 1986, ông liền quyết tâm khắc phục mọi trở lực, từng bước chỉnh sửa những sai lầm trong quá khứ, khôi phục lại tình thân thiện với Trung Quốc như sửa đổi lời đầu trong Hiến pháp, đồng thời sửa đổi những chính sách sai lầm đối với người Hoa và Hoa kiều. Sau đó, lại làm công tác từ các phương diện, để rồi cuối cùng đã ra được quyết định rút quân khỏi Campuchia.
Nguyễn Văn Linh còn nói một cách sâu sắc rằng: Cả Mao Chủ tịch và Thủ tướng Chu [Ân Lai] đều không còn nữa, khi nào cùng với các đồng chí Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, ông mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe mọi ý kiến và kinh nghiệm từ đồng chí ấy.
Tôi nghe hết sức chăm chú từng chi tiết buổi nói chuyện của Nguyễn Văn Linh, đồng thời ghi lại những nội dung quan trọng mà ông đã nói. Cuối cùng tôi đã bày tỏ rằng vô cùng cảm động khi được nghe buổi nói chuyện hết sức thân mật của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhất định sẽ báo cáo ngay lại với Trung ương chúng tôi về những ý kiến và yêu cầu của đồng chí Tổng bí thư”
Về chuyến đi Thành Đô của Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng họ Trương viết:
“Chiều này 28 tháng 8, sứ quán chúng tôi nhận được điện trả lời từ trong nước về việc đồng ý mời các vị lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9.
Làm sao trực tiếp nói với riêng Nguyễn Văn Linh về quyết định quan trọng này của Trung ương bây giờ? Lúc này thời gian đã rất gấp, chỉ còn cách ngày lên đường đi Trung Quốc của đoàn Nguyễn Văn Linh có 5 ngày.
Thế là tôi liền quyết định vẫn thông qua kênh Bộ quốc phòng Việt Nam, như thế là nhanh chóng và ổn thỏa nhất. Không cho phép được chậm trễ một giây, tôi bảo ngay Tùy viên quân sự Triệu lập tức hẹn gặp Cục trưởng Cục đối ngoại Vũ Xuân Vinh.
Thật là không may, Vũ Xuân Vinh đi Hải Phòng mất rồi, ngày hôm sau mới về Hà Nội. Tùy viên quân sự Triệu nhanh chóng quyết định lập tức đổi sang hẹn với trung tá Vũ Tần Vụ trưởng của Cục đối ngoại. Sau đó anh ta báo lại với tôi, tôi nói anh làm rất đúng, phải hết sức tranh thủ thời gian.
Vào 9 giờ tối hôm đó, Tùy viên quân sự Triệu vừa gặp mặt trung tá Vũ Tần đã nói thẳng vào vấn đề luôn rằng Đại sứ Trương có việc hết sức gấp và quan trọng, mong được gặp ngay Đại tướng Lê Đức Anh, xin đồng chí trung tá giúp bố trí cho.
Vũ Tần bảo Đại tướng tối nay tham dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương khóa 9 Đảng cộng sản Việt Nam, không biết lúc nào tan. Tôi sẽ đến ngay nhà ông ta xem sao. Khi Đại tướng định giờ gặp một cái là tôi sẽ gọi ngay điện thoại báo cho anh biết. Tùy viên quân sự Triệu vừa về tới sứ quán chưa được bao lâu đã nhận ngay được trả lời điện thoại của Vũ Tần: “Đúng 8 giờ sáng mai Đại tướng sẽ gặp Đại sứ Trương, địa điểm vẫn ở chỗ cũ”.
Sáng ngày 29, tôi đến phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng đúng giờ.
Khi gặp mặt, Đại tướng Lê Đức Anh nói một cách dí dỏm: “Trông bộ dạng Đại sứ Trương vui thế kia, chắc là đem tin tốt lành đến cho chúng tôi rồi”. Tôi nói: “Chiều tối qua, tôi nhận được chỉ thị quan trọng của Trung ương. Cho nên, hôm nay vừa mới sáng ra đã lại tới làm phiền anh rồi”.
Tiếp đó, tôi thông báo lại với Đại tướng Lê Đức Anh việc Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, xin Lê Đức Anh chuyển lời mời đồng thời bố trí cho tôi được gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh một lần nữa, để trả lời trực tiếp với đồng chí ấy.
Lê [Đức Anh] bày tỏ: “Đây quả thực là một tin tốt lành, tôi nghe mà cảm thấy rất phấn khởi. Xin đồng chí Đại sứ cứ yên tâm, tôi sẽ báo cáo ngay với Tổng bí thư. Chuyến đi thăm lần này hết sức quan trọng, chúng tôi phải có những nỗ lực lớn nhất để chuyến đi thăm được thành công.”
Sau khi cáo từ Lê Đức Anh về sứ quán được khoảng hơn 1 tiếng, Trung tá Vũ Tần ở Bộ quốc phòng Việt Nam đã hẹn với Tùy viên quân sự Triệu rằng: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương vào 4 giờ chiều nay. Đại sứ có thể chính thức đề xuất yêu cầu được gặp mặt với Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi lập tức hẹn gặp luôn với Phó Ban đối ngoại Đảng cộng sản Việt Nam Trịnh Ngọc Thái, nói rằng có chuyện gấp yêu cầu được tới thăm Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười, hi vọng anh ta sẽ báo cáo ngay. Một lúc sau, Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam liền thông báo cho sứ quán tôi: Theo yêu cầu của Đại sứ Trương Đức Duy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười sẽ gặp Đại sứ Trương Đức Duy vào 4 giờ chiều tại nhà khách Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Vào 3 giờ 55 phút chiều, tôi ngồi trên chiếc xe có cắm quốc kỳ tới cổng tòa nhà Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Quang Anh dẫn tôi vào nhà khách, lúc này Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã có mặt, họ đều lần lượt bắt tay và ôm tôi rất thịnh tình.
Theo đề nghị từ phía Việt Nam, lần này vẫn không bố trí phiên dịch, thư ký và người đi cùng. Trước hết tôi cảm ơn hai vị đã dành thời gian đón tiếp tôi trong muôn vàn bận rộn.
Nguyễn Văn Linh nói: Theo báo cáo từ Ban đối ngoại Trung ương, đồng chí Đại sứ có việc gấp cần trao đổi với chúng tôi, chúng tôi rất vui được gặp anh.
Tôi nói: Chiều tối qua, tôi có nhận được chỉ thị từ trong nước, yêu cầu tôi nhanh chóng chính thức chuyển ý kiến của Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời các đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Để tiện cho việc bảo mật, sẽ bố trí địa điểm ở Thành Đô.
Sau đó, tôi lấy văn bản từ trong cặp ra đọc rành rọt từng chữ tờ đính kèm đánh máy bằng tiếng Việt rõ ràng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh còn đòi tôi đưa cho tờ đính kèm ấy, đọc xong rồi chuyển cho đồng chí Đỗ Mười xem.
Hai vị Nguyễn [Văn Linh], Đỗ [Mười] bàn bạc ngay tại chỗ xong, Nguyễn Văn Linh bày tỏ: “Tôi và Chủ tịch Đỗ Mười rất phấn khởi, rất hoan nghênh, rất cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Chúng tôi hết sức vui mừng khi nhận được lời mời, đồng ý với sự bố trí thời gian, địa điểm và những việc có liên quan do phía Trung Quốc đề xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên Bộ chính trị, nhanh chóng xác định danh sách đoàn đại biểu và bắt tay vào công tác chuẩn bị, thậm chí ngay cả đồng chí Phạm Văn Đồng, nếu như tình trạng sức khỏe cho phép, cũng nhất định sẽ tiếp nhận chuyến đi thăm theo lời mời này”.
Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy.
* * *
Tối ngày 2 tháng 9, Nhà khách Phủ Chủ tịch đèn sáng rực. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười chủ trì cuộc chiêu đãi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam, Cố vấn Phạm Văn Đồng đứng trên bàn chủ tịch.
Bộ trưởng Hoàng Bích Sơn đưa tôi đến trước mặt Phạm Văn Đồng nói: “Kính chúc đồng chí Cố vấn khỏe mạnh sống lâu!” Tôi chuốc rượu cùng Phạm Văn Đồng . “Anh Duy đấy à? Tôi nhận ra tiếng anh”.
Mắt Phạm Văn Đồng đã không còn nhìn rõ nữa, nhất là về buổi tối, chỉ có thể nhận ra người khác bằng thính giác. Ông kéo tôi lại nói khẽ: “Thời gian tôi còn sống chẳng nhiều nữa đâu, lần này mà được đi Trung Quốc, được gặp mặt lãnh đạo Trung Quốc, thì quả thực là một việc hết sức phấn khởi, nhất là mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, nói những lời tâm huyết”
Ngày 28.7.91, đoàn đã đến Bắc Kinh và trong mấy ngày sau đó đã gặp Kiều Thạch, Lý Bằng, Giang Trạch Dân thông báo khá chi tiết về Ðại hội VII. Thông báo cả những ý kiến khác nhau quá trình thảo luận, tranh luận và việc biểu quyết những vấn đề quan trọng trong Ðại hội, và cơ cấu nhân sự của Ban Chấp hành TƯ mới..., Giang Trạch Dân và Lý Bằng tỏ ra quan tâm đến việc Việt Nam sẽ có ngoại trưởng mới (thay Nguyễn Cơ Thạch) trong kỳ họp Quốc hội tháng 8.91, Giang tỏ ý hài lòng: "Từ đáy lòng mình, tôi hết sức hoan nghênh kết quả Ðại hội VII của các đồng chí Việt Nam".
Khúc xương gà Nguyễn Cơ Thạch mắc cổ trong việc phục hồi quan hệ vua tôi. Để làm vừa lòng quan thầy Linh, Anh, Mười đã tìm mọi cách loại Nguyễn Cơ Thạch ở Ðại hội VII trước khi đi Thành Đô gặp lãnh đạo Bắc Kinh về sự kiện này. Trong “Hồi Ức” ông Trần Quang Cơ viết:
“Ðặc biệt mặc dù chuyến đi có mục đích gặp lãnh đạo Trung Quốc thông báo về Ðại hội VII và bàn quan hệ hai nước, nhưng Lê Ðức Anh và Hồng Hà đã chủ động xin gặp Từ Ðôn Tín tới 2 lần, chiều 29.7 và tối 31.7 để tạ lỗi (?). Mở đầu cuộc gặp chiều 29.7, Lê Ðức Anh đã nói: "Năm ngoái khi đồng chí Từ Ðôn Tín sang Việt Nam đã xảy ra một số trục trặc không hay lắm do phía chúng tôi gây ra(!) Ðồng chí Nguyễn Văn Linh và chúng tôi khi biết việc này, chúng tôi không vui lắm. Hôm nay gặp đồng chí, tôi nói tình cảm của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười và của tôi... Tình hình trục trặc trong quan hệ là một việc đau lòng, nhất là giữa những người cộng sản. Khúc nhạc cũ đã qua rồi, mong các đồng chí yên tâm". Còn Từ thì cũng mượn dịp này để than phiền về đại sứ Ðặng Nghiêm Hoành: "Một năm nay đồng chí ấy không gặp tôi, trừ khi gặp ở các cuộc chiêu đãi.”
Về Vai trò của Đỗ Mười, ông Trần Quang Cơ viết:
“Ngày 9.7.91, vừa được bầu làm TBT, Ðỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc Trương Ðức Duy tỏ ý muốn cử đặc phái viên đi Bắc Kinh để thông báo về Ðại hội VII và trao đổi về quan hệ giữa hai nước. Trước đó ít ngày - ngày 11.6.91 - Bộ Ngoại Giao ta cũng đã gặp đại sứ Trung Quốc đề nghị mở lại đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao hai nước. Ngày 17.7, Trung Quốc trả lời đồng ý gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh từ 5.8 đến 10.8. Hai ngày sau, Trung Quốc trả lời đồng ý việc ta cử đặc phái viên gặp lãnh đạo Trung Quốc, nhưng lại sắp xếp cuộc gặp đặc phái viên Ðảng trước cuộc gặp thứ trưởng ngoại giao. Việc làm trên cho thấy một mặt Trung Quốc muốn gặp ta ở cả hai cấp, mặt khác muốn dùng những thoả thuận với cấp đặc phái viên để ép ta trong cuộc gặp cấp thứ trưởng ngoại giao. Ðể đề cao công việc này, phía Trung Quốc đã đề nghị thay chữ "đặc phái viên" thành "đoàn Ðại diện đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam" tuy Ðoàn chỉ có 2 thành viên là Lê Ðức Anh và Hồng Hà. Hồng Hà lúc đó là bí thư TƯ, phụ trách đối ngoại. Phụ tá đoàn là Trịnh Ngọc Thái, phó ban Ðối ngoại của Ðảng. Tôi nhớ khi đó Bộ Ngoại giao có đề nghị có một thứ trưởng ngoại giao là uỷ viên TƯ đi với đoàn để nắm tình hình vận dụng vào cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao ngay sau đó, nhưng đề nghị không được chấp nhận. Ðại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Ðặng Nghiêm Hoành cũng không được tham dự các hoạt động của đoàn, trong khi đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Trương Ðức Duy lại có mặt trong mọi hoạt động chính thức của đoàn tại Trung Quốc.”
Trên thực tế, những kẻ lãnh đạo đảng Cộng sản đều vong ơn, vong bản, mất gốc! Điều này được thể hiện rõ trong di chúc Hồ Chí Minh còn viết rành rành “Tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin”. Tuyệt nhiên, không nhắc đến ông bà tổ tiên, và khi tỏ tình nghĩa chung thủy với các cụ Các Mác-Lenin ông cũng hoàn toàn tuyệt tình không lưu luyến gì đến vợ con, có thái độ gần như gỗ đá.
Họ Hồ sống cũng chỉ có một hướng về phương Đông, lúc chết cũng hướng về phương Đông “Đông phương hồng có Mao Trạch Đông”. Bọn Linh, Mười, Anh, Đồng đến Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng vẫn nhất mực đồng hướng về Bắc triều và chỉ ao ước được làm bề tôi…
Trong hồi ký của đại sứ Tầu Trương Đức Duy nói về buổi gặp đầy thân tình “Nguyễn Văn Linh còn nói một cách sâu sắc rằng: Cả Mao Chủ tịch và Thủ tướng Chu [Ân Lai] đều không còn nữa, khi nào cùng với các đồng chí Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, ông mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe mọi ý kiến và kinh nghiệm từ đồng chí ấy ( )
Cuộc gặp sứ Tầu của Nguyễn Văn Linh lần thứ hai, họ Trương viết:
“Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy.”
Trong tiệc chiêu đãi mừng quốc khánh 1991, Đại sứ Trương Đức Duy viết:
“Tối ngày 2 tháng 9, Nhà khách Phủ Chủ tịch đèn sáng rực. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười chủ trì cuộc chiêu đãi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam, Cố vấn Phạm Văn Đồng đứng trên bàn chủ tịch.
Bộ trưởng Hoàng Bích Sơn đưa tôi đến trước mặt Phạm Văn Đồng nói: “Kính chúc đồng chí Cố vấn khỏe mạnh sống lâu!” Tôi chuốc rượu cùng Phạm Văn Đồng . “Anh Duy đấy à? Tôi nhận ra tiếng anh”.
Mắt Phạm Văn Đồng đã không còn nhìn rõ nữa, nhất là về buổi tối, chỉ có thể nhận ra người khác bằng thính giác. Ông kéo tôi lại nói khẽ: “Thời gian tôi còn sống chẳng nhiều nữa đâu, lần này mà được đi Trung Quốc, được gặp mặt lãnh đạo Trung Quốc, thì quả thực là một việc hết sức phấn khởi, nhất là mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, nói những lời tâm huyết”
Đặng Tiểu Bình là ai? Mà hai lần gặp sứ Tầu, Linh cũng khẩn khoản xin được gặp. “ Hồi ký” Trương Đức Duy viết:
“Nguyễn Văn Linh còn nói một cách sâu sắc rằng: Cả Mao Chủ tịch và Thủ tướng Chu [Ân Lai] đều không còn nữa, khi nào cùng với các đồng chí Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, ông mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe mọi ý kiến và kinh nghiệm từ đồng chí ấy ( )”
Cuộc gặp sứ Tầu của Nguyễn Văn Linh lần thứ hai, họ Trương viết:
“Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy”
Đặng Tiểu Bình là ai? Mà bọn Linh, Mười và Đồng mù lúc gần đất xa trời còn mong mỏi được gặp “để được đích thân nghe những ý kiến…” và để “nói những lời tâm huyết.”
Tất cả nhân dân Việt Nam, tất cả thế giới đều biết Đặng Tiểu Bình kẻ đã xua sáu mươi vạn quân xâm lăng các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta gây ra vô vàn tội ác.
Đặng, độc ác, thâm hiểm và hung hãn, những điều này tồn tại, không có gì phải nghi ngờ tội của bọn chúng:
“Trúc Nam Sơn không ghi hết chữ.
Nước Đông Hải không rửa sạch mùi” (Bình Ngô Đại Cáo)
Thế mà bọn Linh, Mười, Đồng mong mỏi được gặp “để được đích thân nghe những ý kiến…” để “nói những lời tâm huyết”.
Nhưng bọn chúng đã không được toại nguyện vì không được gặp Đặng Tiểu Bình cũng như họ Hồ không thể gặp Các Mác Lenin.
***
Trải qua từng ấy năm trời! Với nhiều biến đổi lịch sử trên thế giới… chỉ mới gần đây viên đại sứ Tầu Trương Đức Duy mới tiết lộ những cuộc gặp bí mật giữa y với TBT đảng CSVN Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh bộ trưởng quốc phòng và Đỗ Mười Thủ Tướng chính phủ. Những cuộc gặp bí mật này, chính những người trong trung ương đảng, các bộ trưởng trong chính phủ, các tướng lãnh trong quân đội không một ai được biết.
Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Lê Đức Anh những kẻ mà các đảng viên, các tướng lãnh, binh sĩ trong quân đội gửi gấm niềm tin và danh dự trở thành những kẻ phản bội ghê tởm nhất trong lịch sử.
Nhiều đảng viên, ruột gan tím bầm, gạt nước mắt, nỗi đau đã đến cực điểm không hiểu vì sao? Nhưng sự thật đau xót đáng hổ thẹn hơn nhiều vẫn còn đang diễn ra trước mắt mọi người như bọn Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang làm tôi tớ cho giặc đàn áp đồng bào mà không phải loài vật nào cũng “súc sinh” như bọn đó!
Văn hào Tagore Ấn Độ để đời câu danh ngôn bất hủ: “Khi con người là dã thú, anh ta còn tồi tệ hơn cả dã thú!”
Người xưa thường nói: “Khuyển Mã chi tình, ngưu dương hữu nghĩa”.
Chó và Ngựa là hai loài vật nổi tiếng về cái đức trung thành.. Trước hết, phải nói ngay rằng Chó và Ngựa là những loài vật “có ích” và “đáng yêu.” Còn những kẻ lãnh tụ đảng CS không có ích gì cho dân tộc và “đáng căm ghét.”
Cũng có người ví von “ngu như chó”, “dại như chó”, nhưng nó biết vẫy đuôi mừng chủ, bảo vệ chủ.
Chó có sự đồng cảm gắn bó với chủ hơn các TBT đảng CSVN với dân tộc. Điểm lạ lùng là về mặt năng lực nhận thức, trí thông minh, đặc biệt là trí thông minh xúc cảm như sự đồng cảm với người, Chó hơn hẳn cả Hồ Chí Minh và nhóm lãnh đạo CS mừng giặc vào nhà, còn lũ công an do dân nuôi cứ dân cắn và bọn chúng nhất trí cao “bảo vệ” kẻ cướp.
Các cụ ta ngày xưa thường khuyên con cháu: “Con không chê nhà khó. Chó không chê chủ nghèo”.
Chó còn biết trung thành với chủ nghèo, thế mà đất nước mình còn nghèo nhiều kẻ quay lưng lại với cái nghèo của đất nước, để ôm chân người Tầu giầu có mà phản bội đất nước, bán cả rừng vàng, biển bạc của Tiền nhân cho giặc thì bọn chúng không bằng con chó. Phải thấy rằng từ khi Hồ Chí Minh du nhập cái đảng Cộng sản vào nước ta nẩy sinh ra một loại vật không biết nó giống vật gì? Để có thể đem ra so sánh! Bởi vì nó không có mối liên hệ mật thiết với giống nòi, với dân tộc mà nó dành ưu tiên mối quan hệ gắn bó với ngoại bang, không gắn bó với Đất Mẹ.
Đấy là cái làm nên sự khác biệt, khi chúng ta quan sát hai quần thể động vật có mặt trên khắp hành tinh. Người và súc vật qua tư tưởng, hành vi của những kẻ lãnh đạo ĐCSVN, chúng ta thấy khá rõ họ không bao giờ “gắn bó” với dân tộc.
«Gắn bó» là lý thuyết tâm lý học được dẫn ra trong nhiều cuốn sách, vì nó bao hàm một loạt các dữ kiện về sinh học, tình cảm, tâm lý, xã hội, lịch sử, văn hóa v.v…
Trong cuốn "Au risque d'aimer" “Mạo hiểm để yêu” của Claude Béata-RFI- Trọng Thành dịch.
Tạp chí «Autour de la question” có đoạn viết:
“Ở một số loài động vật bậc cao việc chia tay với những tồn tại thân thiết là một chuyện hệ trọng. Loài voi chẳng hạn có những nghi thức như là để giảm bớt nỗi đau của chúng trước việc đồng loại qua đời. Ở con người, một trong những chức năng của nghi thức đưa tang, cũng chính là để giảm bớt nỗi đau ấy. Nhiều người chúng ta khi bất ngờ rơi vào tình trạng tuyệt vọng thường kêu lên: «Mẹ ơi!», bởi sự gắn bó đầu đời là một cái gì đó vô cùng sâu xa.”
Theo Claude Béata, có một cuốn sách rất hay của Darwin xuất bản năm 1851: «Về nguồn gốc của sự gắn bó. Các chăm sóc của mẹ dành cho con», về các cộng đồng sinh vật có được sự đoàn kết đối mặt với những thất thường của môi trường tự nhiên. Các cộng đồng có đời sống bền chặt nhờ ở sự gắn bó đặc biệt này. Đây cũng là điều đạt được trong quá trình chọn lọc tự nhiên. Điều này giải thích không chỉ người mới gắn bó với đồng loại, mà sự gắn bó này còn tồn tại ở nhiều loài khác.
Nhà sinh học Hervé Le Guyader, tác giả cuốn «Penser l’évolution» (Nghĩ về sự tiến hóa, 2012), nói đến hai loại quan hệ rất khác nhau giữa các loài sinh vật có một số lượng hậu sinh hạn chế, có quan hệ gắn bó mẹ-con, và các loài như cá, mà hậu sinh vô số và không hề có quan hệ gắn bó như vậy. Sự gắn bó mẹ-con là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến hóa của giống loài.
Theo một số nhà côn trùng học, ở các loài côn trùng, loài rệp hay một số loài côn trùng khác cũng có sự gắn bó như vậy. Tôi không hiểu rõ về các loài vật, nhưng điều mà tôi biết rõ là trong sự gắn bó ở các loài động vật có vú và một số loài chim, quan hệ ở đây mang tính chất rất rõ. Sự Đồng cảm và gắn bó.”
“Đồng cảm và gắn bó” những kẻ lãnh đạo ĐCSVN hoàn toàn thiếu vắng những điều đó đối với chính các binh sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và không đồng cảm với thân quyến của các gia đình có con em đã hy sinh trong trận chiến biên giới phía Bắc do Đặng Tiểu Bình phát động (1979-1984). Không những vậy mà lãnh đạo ĐCSVN còn ngăn cấm dân không được nhắc đến cuộc xâm lăng và cấm không được truy nhận liệt sĩ đối với hàng vạn binh sĩ đã hy sinh cho Tổ Quốc. (xin xem chương 86 để nghe chính các cựu tướng lãnh như Lê Duy Mật, Dương Danh Dy, Nguyễn Trọng Vĩnh nói về sự ngăn cấm truy điệu liệt sĩ )
NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHÁCH QUAN
Có nhiều người lập luận rằng: Những biến động lớn trong tình hình thế giới bên ngoài lúc này đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của lãnh đạo ĐCSVN về phương hướng chiến lược đối ngoại. Cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước theo chế độ XHCN đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng ra. Tháng 6.89 xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ XHCN ở các nước Ðông Âu như CHDC Ðức, Ba Lan, Rumani, Hung, Tiệp đều đã sụp đổ.
Ðầu tháng 10.89, TBT Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm Quốc Khánh CHDC Ðức, khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ, Honecker bị lật. Lãnh tụ Rumani Ceaucescu, người mà khi ở Berlin, Linh xem ra tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp XHCN thế giới đang lâm nguy, vừa chân ướt chân ráo về đến Bucarest thì bị truy bắt. Với "tư duy mới" của Gorbachov, tình hình Liên Xô ngày càng trở nên lộn xộn cũng như về những biến đổi dồn dập tại các nước XHCN Ðông Âu và Liên Xô. Nổi lên là ý kiến nhấn mạnh mặt XHCN của Trung Quốc, phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, để chống Mỹ và các thế lực đế quốc khác. Chính điều đó đã tạo nên bước ngoặt khá đột ngột trong thái độ của “ta” đối với Trung Quốc.
Nhìn lại lịch sử ĐCSVN, chúng ta thấy rất rõ những người lãnh đạo đảng CSVN từ Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh đến Nguyễn Phú Trọng không một ai có tư cách và bản lãnh chính trị, trong họ thiếu vắng hẳn đức tính “tự tin”, họ luôn luôn phải nương tựa vào một thế lực bên ngoài khi thì dựa vào Liên Xô khi thì dựa vào Tầu để tồn tại. Cũng trong bối cảnh hết sức ngặt nghèo Ông Fidel Castro, lãnh tụ Cu Ba sau khi Liên Xô sụp đổ “tay không!” bên cạnh “Đế Quốc Mỹ” mạnh nhất thế giới đâu có làm ông run sợ. Rồi cũng phải kể đến các lãnh tụ Bắc Hàn từ Kim Nhật Thành, Kim Jong- il đến Kim Jong Un. Mặc dù người Tầu viện trợ tiền của xương máu nhiều hơn viện trợ cho ĐCSVN, nhưng họ vẫn tự chủ và ngay sau các nước Cộng sản Đông Âu rồi Liên Xô sụp đổ đâu có làm họ nao núng.
Trong hiện tại, cả thế giới phong tỏa, bao vây cô lập… đe dọa đến từ mọi phía cũng chẳng lay chuyển nổi ý chí của một tay lãnh đạo còn đang độ tuổi học trò. Nói vậy, không có nghĩa là tác giả ca ngợi những kẻ độc tài, khát máu mà chỉ muốn đưa ra một vài thí dụ về “bản lãnh” của người lãnh đạo trước hết phải có đức tính “tự tin”. Coi trọng danh dự quốc gia.
Cả hai yếu tố đó, bọn họ đều thiếu vắng! Thật bất hạnh cho dân tộc này!
· HẾT
Ghi chú:
(Xin lưu ý bạn đọc, theo “Hồi Ức” nhà ngoại giao Trần Quang Cơ thì thời gian này Lê Đức Thọ ốm nặng, ông viết: “Anh Lê Ðức Thọ, ngày 12.6, khi nghe báo cáo nội dung trả lời của Trung Quốc về các đề nghị của anh Nguyễn Văn Linh và anh Lê Ðức Anh, đã có ý kiến: "Việc anh Nguyễn Văn Linh và anh Lê Ðức Anh gặp đại sứ Trung Quốc đã làm cho Trung Quốc cứng lên. Ðáng lẽ không nên gặp" (Anh Lê Ðức Thọ lúc này đang ốm nặng, nằm ở nhà). Sau Đại hội VII Trưởng ban tổ chức trung ương Lê Phước Thọ (người thay Nguyễn Ðứ Tâm.)
Ghi chú:
(1) Trong lời mở đầu hiến pháp CHXHCNVN ghi “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của nhân dân Việt Nam”
(2) “Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986) chết ngày 10-07-1986, ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, tức khắc nối lại bang giao với Trung Quốc bằng 1 câu nói để đời trong lịch sử: "Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc là mất nước nhưng còn hơn mất đảng.”
(**) Hoàng Văn Hoan bị tuyên án tử hình vắng mặt, trở thành biểu tượng của sự phản bội dưới thời TBT Lê Duẩn.
HVH bị ĐCSVN tuyên án tử hình vì thân Trung cộng là phó chủ tịch UBTV quốc hội, nhưng vì phản đối chính sách thân LX của ĐCSVN nên khi cuộc chiến Việt Nam - Trung quốc tháng 2/1979 Hoan đã bỏ trốn sang Tầu và chết bên đó. HVH bị ĐCSVN tuyên án tử hình vắng HVH cũng là "đồng chí" với “cụ” HCM cũng là con bài của Bắc Kinh…
Hoàng Nhật Tâm, con trai duy nhất của Hoàng Văn Hoan cách đây ba bốn năm, tác giả có hỏi một anh bạn ở Hà Nội cho biết Tân bị đột qụy, không nói và không nghe được nữa.
TỰ DO PHẢI TRANH ĐẤU BẰNG XƯƠNG MÁU VÀ CẢ TINH MẠNG