Tuesday 22 October 2013

VỀ SÁCH GIÁO KHOA - Lê Minh Quốc

Mấy hôm nay, chuyện cẩu thả trong biên soạn sách giáo khoa lại ồn ào.
Chẳng vui vẻ gì. Chán. Sao lại không làm như trước năm 1975 tại miền Nam: Bộ GD & ĐT công khai chi tiết đề cương tiết học, phần học, môn học... của các chương trình từ lớp 1 đến lớp 12. Căn cứ vào đó, các nhà giáo dục sẽ biên soạn sách giáo khoa rồi in ấn, phát hành. Bộ sách nào tốt, bám sát đề cương của Bộ ắt các nhà trường và học sinh sẽ chọn. Cách làm này, nhằm phá thế độc quyền biên soạn sách và ấn hành sách giáo khoa lâu nay chỉ thuộc đặc quyền, đặc lợi của một nhóm người, một nhà xuất bản. Khi có chính sách tạo điều kiện cho các nhà mô phạm cùng tham gia, chắc chắn sách giáo khoa sẽ phong phú, đa dạng hơn nhiều.

DSCN0622RR
Chỉ xin đơn cử trong phạm vi môn quốc văn và liệt kê ngẫu hứng theo những sách đang lưu trữ. Chẳng hạn, sách Quốc văn toàn tập lớp nhì của Bùi Văn Bảo - Đoàn Xuyên, cho biết biên soạn: “Theo đúng chương trình tiểu học hiện hành và phương châm sư phạm của Bộ Quốc gia Giáo dục”. Câu đó hoặc câu “Soạn đúng theo chương trình của Bộ Giáo dục”; “Soạn theo đúng chương trình Bộ văn hóa Giáo dục” luôn có ghi rõ ngoài bìa; hoặc trang trong. Chẳng hạn, Em học Việt ngữ lớp 1 của Bùi Văn Bảo, Văn Công Lầu, Trần Trọng Phan, Phạm Văn Vệ; Quốc văn bộ mới của Lê Thành Phát, Phạm Trường Thiện và Nhóm giáo viên; Quốc văn toàn thư lớp nhứt của Phạm Trường Xuân - cựu giáo sư và một nhóm giáo viên, Yên Hà, Kình Dương; Quốc văn toàn thư lớp 3 của Đặng Duy Chiểu và một nhóm giáo viên; Tân Việt văn lớp 4, lớp 5 của Bùi Văn Bảo; Tân Việt ngữ lớp 5 của Nguyễn Tất Lâm; Quốc văn tân biên lớp nhất, Tiểu học quốc văn lớp tư của Hà Mai Anh v.v… là nằm trong chủ trương này.
Thử so sánh:
Môn Tân Việt văn lớp 5: Tiết học thứ nhất của Tuần lễ 1, phần Ngữ vựng “Thể dục”, sách của Bùi Văn Bảo (NXB Sống Mới):  “Muốn cho thân thể khỏe mạnh, chúng ta phải năng tập thể dục. Ở sân vận động có đầy đủdụng cụHuấn luyện viên sẽ chỉ dẫn cho ta tập đúng phương pháp. Bài tập thể dục phổ thông gồm nhiềuđộng tác giản dị rất thích hợp với mọi người. Học sinh lớn thường trình bày thể dục đồng diễn. Mọi người cử động chân, tay rất nhịp nhàng, đẹp mắt”
Sách của Nguyễn Tất Lâm (NXB Nam Sơn): “Ta năng tập thể dục để cho thân thể khỏe mạnh luôn. Ở nhà ta chỉ có thể chỉ tập những động tác phổ thông. Nếu muốn đầy đủ dụng cụ ta nên đến sân vận động, ở đó cóhuấn luyện viên hướng dẫn. Từ sự hô hấp cho đến sự cử động chân tay cần phải tập đúng phương pháp mới có kết quả”.
Những chữ bold đen, người biên soạn có giải nghĩa rõ ràng.
Bài học thuộc lòng Quốc văn lớp nhì, về “Thôn quê”, sách của Bùi Văn Bảo - Đoàn Xuyên cho học bài Quê emcủa Trường Giang Phong, có đoạn:
Ven bờ sông cái trong xanhLòng em ấp ủ bao tình mến thươngChiều thu nhạt ánh tà dươngGió về phảng phất mùi hương thơm lành
Đồng vàng bông lúa rung rinhReo vui trong gió nhạc tình nước nonMái đình sừng sững đầu thônRêu phong mấy độ hãy còn nét xưa
v.v…
Sách của Lê Thành Phát, Phạm Trường Thiện và Nhóm giáo viên cho học bài Khung cảnh đồng quê của Sơn Ca, có những câu như:
“Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Chiều chiều trên cánh đồng xaCánh cò bay lả bay la nhịp nhàngVui tươi này những trai làngLíu lo tiếng hát cô nàng xứ quêMột mai lúa chín gặt vềCày sâu cuốc bẫm không nề gian lao
v.v…
Rõ ràng, với cách làm này sách giáo khoa của nước nhà phong phú hơn, vì đã huy động trí tuệ và trách nhiệm của toàn xã hội. Còn có thể bàn luận thêm biết bao điều lý thú khác. Mà thôi. Chuyện của thiên hạ, nói chơi cho vui, xía vào làm gỉ? Có bao điều hay ho khác thiên hạ cứ gào lên, thét lên mà có ai thèm nghe đâu. Đừng ảo tưởng. Mấy hôm này tự nhiên vui vui, do nhớ lại một mẩu chuyện nhỏ trên TTC số ra ngày 15.10.2013. Chuyện của bé Phạm Thục Nhi (3 tuổi) học trường Mầm Non Hướng Dương, TP. Long Xuyên:
“Bé ở nhà bà ngoại, gọi điện về nói:
- Bà nội ơi! “Em” đang ở nhà bà ngoại nè! Bà nội có nhớ “em” hông? Còn “em” nhớ bà nội lắm đó!
Bà nội nghe mát cả ruột”.
Chuyện chỉ có thế. Tự nhiên thấy đời vui. Rất vui. Thích nhất từ “em” nghe dễ thương, đáng yêu quá. Chỉ trẻ con mới có thể hồn nhiên, trong sáng, thánh thiện đến thế.
Đọc cái chú thích ảnh, chỉ một dòng in trên các báo bỗng dưng tối tăm mặt mày: “Chung cư hạng sang bậc nhất Hà Nội Pacific Place, nơi ông Dương Chí Dũng mua nhà cho bồ nhí bằng tiền tham nhũng”.
Chỉ muốn buồn nôn.
Nôn vào đâu?