Đôi lời: Một thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự đã giới thiệu bài báo này, với lời ngợi khen “VietNamNet lại rất dũng cảm đăng bài viết về Giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa, khác với những lời lẽ kiểu nhồi sọ về chế độ đó” và “đã giành nhiều lời khách quan viết về nền giáo dục thời trước năm 1975”, rồi nhắc nhở “Đọc ngay kẻo bài này chuẩn bị bị gỡ”.
Xin được góp thêm và bổ sung những nhận xét của chúng tôi về nền giáo dục VN cộng sản – XHCN: Nó đã rất thành công! Nếu như theo những gì người cộng sản nói về chính sách của “thực dân – phong kiến” là “ngu dân”, thì giáo dục của CSVN và nhiều chính sách khác đã hơn gấp nhiều lần, không phải chỉ làm “ngu dân”, mà còn “hư dân” và làm “hèn dân”.
Thiết nghĩ cũng cần phải nói thêm một điều liên quan. Khi đăng lại bài viết trên trang Bauxite VN của Hạ Đình Nguyên, có đoạn “Đảng Cộng sản Việt Nam đã cùng toàn dân đánh đổ hệ thống chính trị dựa trên giá trị thần quyền của thời phong kiến, thì nay lại xây dựng cho mình một mô hình “thần quyền” trá hình trong vỏ bọc của chủ nghĩa vô thần…”, chúng tôi đã muốn góp lời bằng một chi tiết quan trọng (ngoài mấy chữ có thể gây tranh cãi: “cùng toàn dân”). Đó là không phải chỉ có điều nguy hại đó, mà còn có một nguy hại ghê gớm khác, là ĐCSVN đã lật đổ rồi xóa sạch những mầm mống văn minh tiến bộ từ hai nền Cộng hòa, một mới ra ràng, một đã thành hình khá rõ.
Chưa muốn bàn tới bản chất đầy đủ của hai cuộc “kháng chiến chống ngoại xâm”, mà chỉ nói về mô hình tổ chức nhà nước, xã hội thì những kết cục đó đã kéo lùi lịch sử phát triển của đất nước, đưa toàn Dân tộc trở về một thời kỳ còn tệ hại hơn cả thời “thực dân – phong kiến” gấp trăm ngàn lần. Về một vài khía cạnh nào đó, nó còn tệ hơn cả thời … đồ đá!
BT
- Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và ĐH, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.
Mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục.
Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách Quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách Quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục).
Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng Quốc gia…
Triết lý giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).
Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần Quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Thời điểm này, một số sinh viên bậc ĐH được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.
- Phong Đăng(tổng hợp) (*)
—
* Ghi chú: chúng tôi đã thêm vào một chữ “đẹp” trong tiêu đề, cho rõ nghĩa hơn của tinh thần bài báo.
Và một chút hoài niệm: