Trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua linh mục Trần Sĩ Tín có quyên góp được một số chăn mền để giúp cho trẻ mộ côi tại Tây nguyên. Do già yếu ngài nhờ một số giáo dân mang số quà này đi phát nhưng lại bị chính quyền địa phương ngăn chặn, sách nhiều và thậm chí đánh đập một thanh niên công giáo người J’rai khiến anh phải nhập viện.
Tinh thần bác ái của các tôn giáo luôn là những lời dạy đầu tiên cho tín đồ và thực thi tinh thần ấy vừa là niềm tin cũng vừa là ý chí tiến gần tới thượng đế hơn qua những công việc cụ thể giúp đỡ người nghèo, chia sẻ thực phẩm quần áo với kẻ thiếu ăn, thiếu mặc. Thăm viếng người già nua kể cả an ủi người trong chốn lao tù. Những hành động bác ái làm cho xã hội gần nhau hơn và trong ý nghĩa nào đó xã hội sẽ bớt được điều ác, điều xấu khi con người hướng tới việc thiện nhiều hơn.
Giáng sinh là cơ hội để người công giáo thực hiện tinh thần bác ái. Trong tinh thần đó, mặc dù là một động đoàn bé nhỏ tại Nhơn Hòa, Chư Pưh, tỉnh Gia Lai linh mục Trần Sĩ Tín cũng quyến góp được một số chăn mền để giúp trẻ mồ côi tại vùng sâu vùng xa trong huyện.
Số chăn mền ít ỏi này được các thanh niên công giáo người J’rai giúp linh mục Tín mang phân phát cho các cháu trước ngày Giáng Sinh. Thế nhưng một trong những thanh niên ấy là anh Kpuih Bơp, thường trú tại Plei Chep, Ayun đã bị ông Bí thư xã Ayun là Nguyễn Văn Đạt vô cớ đánh đập khiến anh phải nhập viện vì nội thương.
Anh Kpuih Bơp cho chúng tôi biết như sau:
-Họ không cho phát nó đánh. Nó là người Kinh bí thư đánh. Nó bắt cởi áo nó kéo xuống đất nó đánh không biết tại sao nữa đau lắm. Nó nói không cho phát.
Họ không cho phát (chăn, mền) nó đánh. Nó là người Kinh bí thư đánh. Nó bắt cởi áo nó kéo xuống đất nó đánh không biết tại sao nữa đau lắm. Nó nói không cho phátAnh Kpuih Bơp
Theo lời anh Kpuih Bơp viết tờ tường trình gởi cho linh mục Tín thì vào ngày 17 tháng 12 vừa qua sau khi nhận chăn mền anh đã tới Plei Hoăk thì bị công an thôn ngăn không cho phân phát. Anh Kpuih Bơp về nhà một người bạn ở làng H’rông thì bị ông Bí thư Nguyễn Văn Đạt dẫn nhiều người tới đây tìm đánh anh.
Không những đánh đập anh Kpuih Bơp ông Đạt với tư cách bí thư xã còn ra lệnh cho công an nhận nước anh Kpuih Bơp bất kể trời mùa đông giá buốt. Cũng may cho anh là nhân viên theo ông Đạt đều là người J’rai nên họ không tuân lệnh ông để tra tấn đồng bào của mình.
Linh mục Trần Sĩ Tín giải thích rõ hơn về vụ việc xảy ra đối với anh Kpuih Bơp:
-Anh Bớp nói rằng tôi nhờ anh ấy đem chăn mền cho các bé mồ côi trong những ngày lạnh giá trên Tây nguyên này rồi thì ông Đạt ông ấy ngăn chặn.
Ngăn chặn xong thì thôi, sau đó anh ấy đem về không phát nữa. Anh ấy lên nhà một người bạn nói chuyện thôi và trong khi hai người đang nói chuyện với nhau thì ông kia ông ấy tới lôi anh ấy từ trên nhà sàn, tóm áo lôi xuống đất đánh đập túi bụi, dẫm lên người anh ấy khi anh bị ngã xuống đất. Ông này chẳng nói chẳng rằng gì cả theo mình thấy ông ấy tức vì anh Bớp đi phân phát chăn mển nhưng lúc ấy anh ta chỉ giữ khoảng 6 cái chăn thôi nhưng ông Đạt ông ấy không muốn mặc dù anh này chưa đem đi phát nhưng lại đánh anh ấy như vậy.
Ông Bí thư Nguyễn Văn Đạt đã kéo anh Kpuih Bơp từ trên nhà sàn xuống đất và thẳng tay đánh đập anh mà không đưa ra một lý do nào ngoại trừ việc không cho anh mang chăn mền cho trẻ mồ côi. Cha Tín thuật lại hành động đánh đấm này của ông Đạt đối với anh Kpuih Bơp:
-Đánh vào màng tang vào bụng vào ngực vào ức anh này sau đó phải về nhà nằm hai ngày. Đau lắm anh ấy đau lắm và anh ấy nói là không thở được nữa. Anh ấy đau lâu ngày ở chỗ bụng, ngực phải nằm nhà thương mấy ngày. Tôi nghĩ rằng một trong lý do ông này đánh anh Bớp vì anh ấy theo đạo.
Ông này chẳng nói chẳng rằng gì cả theo mình thấy ông ấy tức vì anh Bớp đi phân phát chăn mển nhưng lúc ấy anh ta chỉ giữ khoảng 6 cái chăn thôi nhưng ông Đạt ông ấy không muốn mặc dù anh này chưa đem đi phát nhưng lại đánh anh ấy như vậyLinh mục Trần Sĩ Tín
Khi chúng tôi hỏi anh có giấy tờ chứng minh của nhà thương việc anh bị đánh hay không anh Kpuih Bơp cho biết:
-Không biết đâu, không có. Bác sĩ nói về thì về thôi trong ngực đau lắm chườm nươc đá.
Linh mục Trần Sĩ Tín kể lại những sai trái mà ngài thường gặp tại vùng cao. Càng xa thành phố bao nhiêu thì tự do tôn giáo càng bị đàn áp bấy nhiêu, linh mục Tín kể:
-Tôi là linh mục đồng thời là hạt trưởng. Những người nhờ giúp đỡ những người nghèo thì tôi đi hết các làng, các vùng. Cái xã này gọi là xã Ayun là một xã trong huyện ChưSê của tỉnh Gia Lai. Tôi có thể đi bất cứ chỗ nào. Bây giờ tôi già rồi không còn đi nữa tôi hay nhờ anh em họ đi giùm.
Chỗ xã Ayun này thì không được tự do gì. Xã Ayun này thuộc vùng sâu vùng xa thì công giáo là một vấn đề bị họ cấm rồi vì vậy khi nào đụng tới vấn đề tôn giáo thì họ lồng lên như thế. Không thể nói đến tôn giáo trong cái xã này. Ai có ý theo đạo thì sẽ bị trù dập, khai trừ. Chỗ đó ngay chính tôi với tư cách linh mục khi vào đó cũng không được và lý do là họ nói rằng cái xã này không có đạo.
Chỗ xã Ayun này thì không được tự do gì. Xã Ayun này thuộc vùng sâu vùng xa thì công giáo là một vấn đề bị họ cấm rồi vì vậy khi nào đụng tới vấn đề tôn giáo thì họ lồng lên như thếLinh mục Trần Sĩ Tín
Không những cấm việc hành đạo, nhiều địa phương còn tự ý cấm đoán luôn những công tác thiện nguyện của người dân. Lý do địa phương đưa ra thường không thuyết phục được ai như lời linh mục Tín kể:
-Họ bảo nhà nước không thiếu gì trong kho đó đầy tất cả áo quần chăn mền! Ông Đạt ông ấy nói là nhà nước không thiếu. Khi chúng tôi hỏi tại sao không phát cho dân đi thì ông ấy làm thinh.
Nhìn lại tất cả sự việc mà anh Kpuih Bơp và linh mục Trần Sĩ Tín kể người ta thấy một điều rõ rệt đó là ở những nơi mà quốc tế không thể nào để mắt tới sẽ không bao giờ hiện hữu quyền tự do tôn giáo. Chính quyền trong khi luôn lớn tiếng tuyên truyền về điều này thì ông Bí thư Nguyễn Văn Đạt ra sức đập phá tất cả mọi điều hay ho nhất của trung ương dàn dựng.
Giáo dân nói chung và đồng bào sắc tộc J’rai theo công giáo tại Ayun nói riêng nghĩ rằng ông Nguyễn Văn Đạt chỉ là một Bí thư cấp xã đã có quyền sinh sát, xem thường một chính sách lớn của nhà nước như thế, vậy thì quyền hạn của các cấp cao hơn sẽ to đến mức nào?