Friday 3 January 2014

Bà "chị Hai" Nữ Hổ Tướng Hồ Thị Quế

Nữ hổ tướng Hồ Thị Quế, thiếu tá Nguyễn Văn Dần và tiểu đoàn 44 Biệt động quân: 

 


Trong thời gian từ 1964 đến 1966, tiểu đoàn 44 Biệt động quân được chỉ huy bởi những sĩ quan tài ba như thiếu tá Nguyễn Văn Dần, thiếu tá Nguyễn Văn Huy...

Riêng với thiếu tá Nguyễn Văn Dần, ông là một trong những tiểu đoàn ưu tú của binh chủng Biệt động quân, đã được ân thưởng hầu hết huy chương của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
.


Trong thời gian giữ chức tiểu đoàn 44 Biệt động quân, ông đã chỉ huy tiểu đoàn lập nhiều chiến công trong các cuộc hành quân tại chiến trường miền Tây.

Khi đụng trận, ông vẫn đội mũ Nâu, đeo khẩu rouleau 38, cầm can chỉ huy, điều động quân sĩ tấn công. Cùng chia xẻ vinh quang, buồn vui với ông trong các cuộc hành quân là bà Hồ Thị Quê, vợ của ông.

Bà Quế đã theo chồng ra trận và lập nhiều chiến công. Bà đã được thiếu tướng Đặng Văn Quang (tháng 11/1965 thăng trung tướng), tư lệnh Quân đoàn 4/Vùng 4 chiến thuật lúc bấy giờ, đặc cách thăng cấp thượng sĩ.

Thành tích của bà đã được ông Mike Martin, 1 trong những cố vấn của tiểu đoàn 44 Biệt động quân ghi lại trong cuốn Black Tiger. Sau đây là một trích đoạn đã được phổ biến trên KBC số 22:

Danh tiếng của nữ hổ tướng thực sự xảy ra trên chiến trường cùng với những người lính Biệt động quân trong những năm 1960. Bà thường xuất hiện nơi tuyến đầu, khi trận địa đang tới hồi quyết liệt, di chuyển dưới làn đạn để đến cứu người thương binh.

Đôi khi, bà đi theo đại đội đi đầu, cùng với các chiến sĩ mũ Nâu, tấn công qua cánh đồng ruộng trống trải, không có một cây lớn ngăn đạn. Trong tiểu đoàn, ai cũng thán phục, công nhận lòng dũng cảm, chân thành của bà. Khi ra trận, bà thường đội nón sắt, sơn màu rằn ri, cọp đen của tiểu đoàn 44 Biệt động quân, đeo khẩu colt 45 bá trắng.

Việt Cộng đồn đãi, đặt tên cho bà là "Nữ Tử thần", vì đối với địch nữ hổ tướng cũng nguy hiểm như các binh sĩ Biệt động quân.

Bà được ân thưởng nhiều huy chương, chứng minh lòng quả cảm nơi chiến trường, bà cũng đã chia xẻ nhiều nỗi đau thương của chiến tranh. Vài tháng trước khi mất, bà ôm mối đau lòng, chứng kiến sự tổn thất của đơn vị với số quân đông gấp đôi tấn công.

Trong trận đó, ngoài số Biệt động quân còn có 1 cố vấn Hoa Kỳ bị tử trận, 1 cố vấn khác bị thương. Sau trận đó, cũng như các Biệt động quân, bà đã cạo đầu nguyện sẽ rửa hận cho các chiến hữu đã ra đi.

Được các binh sĩ Biệt động quân gọi bằng tiếng "chị Hai" thân mật, họ vẫn không quên cá tính nóng bỏng cũng như tình thương của bà đối với đàn em nhỏ trong đơn vị.

Đối với những đứa em ba gai, bà lớn tiếng la rầy, đôi khi cho bạt tai, nhưng bao giờ cũng có trách nhiệm, tình thương đối với các anh em binh sĩ trong tiểu đoàn.

Ngoài chiến trường, bà giúp đỡ toán quân y, chăm sóc băng bó cho các thương binh. Về hậu cứ, lo chạy chuyện giấy tờ, an ủi vợ con, thân nhân của những quân nhân tử trận hoặc bị thương nằm quân y viện.

Bà "chị Hai" không ngần ngại móc tiền túi ra ứng trước, giúp đỡ cho người những người vợ trẻ qua lúc tang thương...
 
Dân chúng Việt Nam nhất là các chiến sỹ ở vùng IV chiến thuật rất xúc động khi được tin Nữ Hổ Tướng Hồ Thị Quế bị chồng bắn chết trong một cơn hờn ghen.  Thiếu tá Dần bị bắt và trước tòa ông đã khai rằng bà Quế đã dùng dao tấn công ông ta, khi bắt gặp ông cùng với một người đàn bà trẻ trong quận Vị Thanh (Chương Thiện), nơi nầy, tiểu đoàn 44 dùng làm hậu trạm cho cuộc hành quân trong vùng U Minh, một chiến khu vững chắc của bọn Cộng sản. Thiếu tá Dần đã khai trước tòa là ông bắn bà ta trong trường hợp tự vệ và cho biết " trong cơn hờn ghen … bà ta ghê gớm và hung dữ còn hơn những lúc bà ta xông pha chiến đấu nơi chiến trường".
 
Câu chuyện về “nữ Hổ Tướng” là một huyền thoại mà bất cứ những quốc gia nào sống trong chiến tranh nhất là ở vùng Đông Nam Á châu đều có và được dân gian truyền tụng khắp nơi…khi những đám bụi mờ trên đồng bằng Cửu Long chìm vào trong màn đêm, những chiến sĩ đang canh gác nơi tiền đồn xa xôi, hẻo lánh hay ngồi viết thư cho gia đình bên ngọn nến leo lét đều cảm thấy có sự hiện diện của người " Chị Hai" thân yêu …Những nông dân cô đơn, trên đường trở về nhà sau một ngày dài mệt nhọc, qua những cánh đồng lúa thênh thang cũng cảm thấy có sự hiện diện của bà… đang đi trên những cánh đồng hoang lạnh, nơi mà bà đã cùng với các chiến hữu tung hoành chiến đấu để giữ từng thước đất, để tìm kiếm lại những người em Biệt Động Quân thương yêu của những thời oanh liệt.
 
Và đến một ngày nào đó, khi lịch sử sang trang và trả lại công đạo cho những người lính QLVNCH, huyền sử về Nữ Hổ Tướng Hồ Thị Quế sẽ có một chỗ đứng trang trọng và tinh thần của bà Hồ Thị Quế, người " Nữ Hổ Tướng" can trường của binh chủng BĐQ sẽ sống mãi mãi trong lòng những người lính VNCH … nhứt là các chiến sỹ Mủ Nâu Biệt Động
 
Bắc California 10/18/2012
BĐQ Nguyên Trần

 
 
 
 
 

BÀ HỒ THỊ QUẾ VỚI BIỆT DANH "CỌP CÁI" , TRONG QUÂN PHỤC BĐQ , ĐẠI DIỆN CHO TĐ 44 BĐQ THIỆN CHIẾN , ĐANG NHẬN TUYÊN DƯƠNG/CITATION CAO QUÝ CỦA TT MỸ ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ . NGƯỜI TRAO TUYÊN DƯƠNG LÀ TƯỚNG WESTMORELAND . TĐ 44 LÀ ĐƠN VỊ THỨ HAI CỦA QLVNCH NHẬN HUY CHƯƠNG NÀY .
 BÀ HỒ THỊ QUẾ PHỤC VỤ NHƯ 1 TRUNG SỈ 1 TẠI TĐ 44 BĐQ VNCH DƯỚI QUYỀN CỦA CHỒNG , THIẾU TÁ LÊ VĂN DẦN (1) , NGƯỜI ĐỨNG SAU MANG KÍNH . ĐƠN VỊ NÀY CHƯA BAO GIỜ THUA HAY BỊ MẤT SÚNG . TT DẦN VÀ VỢ CÓ 7 CON . (1) THEO TT HỒ VIẾT LƯỢNG , COI TĐ NÀY NĂM 1968 THÌ TT DẦN MANG HỌ NGUYỂN VÀ LÀ TĐT ĐẦU TIÊN CỦA TĐ NÀY)
 

Ngày 10 tháng 4/1965, tiểu đoàn 44 Biệt động quân được Tổng tham mưu trưởng Quân Lực VNCH tuyên dương công trạng trước Quân đội lần thứ 4, toàn thể quân nhân của tiểu đoàn được mang Giây buân Công Bội Tinh. 16 ngày sau, 26 tháng 4/1965, Tổng thống Johnson đã ký quyết định ban thưởng huy chương Danh dự của Tổng thống Hoa Kỳ cho toàn quân binh sĩ tiểu đoàn 44 Biệt động quân. Theo lời của ông Mike Martin, cựu cố vấn tiểu đoàn, thì tiểu đoàn 44 Biệt động quân là đơn vị đầu tiên của Quân lực VNCH được ân thưởng huy chương này.
 


                                    
NT5NDLE post