Kính thưa quý vị, chào các bạn,
Kể từ khi quyển Death by China do Gs Peter Navarro và đồng sự Greg Autry phát hành vào năm 2011, hay Chết dưới tay Trung Quốc được dịch thuật và phát hành vào đầu năm nay, đến nay đã có nhiều chuyển biến mới.
Bài Báo cáo Đặc biệt dưới đây tổng kết một số những cập nhật về quân sự của TQ mà tác giả David Lague nhận xét rằng bí quyết thành công về quân sự của TQ không đâu xa, chính là Kỹ thuật của châu Âu, là đồng minh của Hoa Kỳ. Trong một lần nhận xét trước đó, Gs. Peter Navarro cũng châm biếm bằng câu nói của Lenin, "Tư bản sản xuất ra sợi dây thừng để treo cổ chính họ".
Chúng tôi cảm ơn những ý kiến xây dựng và sự ủng hộ quý báu của quý vị trong thời gian qua. Kính mời quý vị theo dõi.
Kính thư,
Tiến sĩ Lê Minh Thịnh,
thay mặt nhóm dịch sách Chết dưới tay Trung Quốc.
Điện thư: thinh.m.le@gmail.com
Trang mạng: www.thinhmle.com
Trung Quốc: Kỹ thuật châu Âu
David Lague
HONG KONG (Reuters) - Nếu ngày mai Quân đội Giải phóng Nhân dân (QĐGPND) tham chiến, họ sẽ giàn trận một loạt kho vũ khí một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ: Đức , Pháp và Anh.
Hầu hết các chiến hạm trên mặt biển tiên tiến của Trung Quốc được trang bị động cơ diesel do Đức và Pháp thiết kế. Tàu khu trục Trung Quốc dùng hệ thống sonar, máy bay trực thăng chống tàu ngầm chiến tranh và tên lửa địa-đối-không của Pháp.
Ngoài mặt trận, động cơ phản lực của Anh được dùng trong oanh tạc cơ và máy bay thả bom cũng như phi cơ chống tàu chiến của QĐGPND. Các máy bay do thám của mới nhất của Trung Quốc được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm trên không của Anh. Một số máy bay trực thăng chiến đấu và vận tải tốt nhất của Trung Quốc dựa trên thiết kế từ Eurocopter, một chi nhánh của đại công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng của châu Âu EADS.
Nhưng có lẽ món hàng chiến lược nhất Trung Quốc mua được tại châu Âu là món hàng dưới nước: đó là những động cơ diesel của Đức được chế tạo cho tàu ngầm.
Bắt chước các cường quốc trong thời kỳ đang lên trong thế kỷ trước – như Đức, Nhật Bản và Liên Xô - Trung Quốc đang xây dựng một hạm đội tàu ngầm hùng mạnh, gồm các loại tàu Tống và Nguyên – chế tạo trong nước. Bộ phận then chốt của các tàu ngầm hiện đại này là các động cơ diesel được thiết kế bởi MTU Friedrichshafen GmbH của Friedrichshafen (Đức). Cùng với 12 tàu ngầm tiên tiến loại Kilo nhập cảng từ Nga, 21 tầu ngầm trang bị động cơ của Đức này là thành phần chủ lực của lực lượng tàu ngầm thông thường hiện đại của Trung Quốc.
Trong nỗ lực của Bắc Kinh muốn phô diễn sức mạnh của mình trên lãnh thổ tranh chấp ở vùng biển phía Đông và Nam của Trung Quốc, tàu ngầm có động cơ điện chạy bằng diesel của Trung Quốc có thể là mối đe dọa nghiêm trọng nhất của lực lượng Trung Quốc với các đối thủ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Khả năng tiêu diệt đối phương này đã dựa vào kỹ thuật công nghệ làm động cơ mạnh và đáng tin cậy của Đức, một thành viên chủ chốt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương do Hoa Kỳ dẫn đầu.
Số liệu buôn bán vũ khí của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) vào cuối năm 2012 cho thấy rằng 56 động cơ diesel MTU - thiết kế cho tàu ngầm đã được cung cấp cho hải quân Trung Quốc.
Ông Hans Ohff kỹ sư nhiều kinh nghiệm và là cựu giám đốc điều hành của Tổng công ty tàu ngầm của Úc, là công ty đã làm cấp tàu ngầm thông thường loại Collins của Úc, nói “Đó là những động cơ diesel cho tàu ngầm đứng hàng đầu thế giới”.
MTU từ chối trả lời các câu hỏi về chuyển giao hải quân Trung Quốc, các đợt giao hàng trong tương lai hoặc cho dù đó cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hoặc dịch vụ. "Tất cả xuất cảng MTU đúng theo luật xuất cảng của Đức,” một phát ngôn viên công ty cho biết.
THỊ TRƯỜNG QUÂN SỰ CỦA TQ
Bộ Quốc phòng TQ nói rằng người ta đã nói quá đáng về sự lệ thuộc của Quân đội Giải phóng (QĐGP) vào các kỹ thuật vũ khí của ngoại quốc. Trong một lời tuyên bố của bộ để đáp lại loạt bài này. Bộ QP đã nói, “Theo như các cách làm việc quốc tế, TQ cũng tham gia vào việc liên lạc và hợp tác với một số quốc gia trong lãnh vực phát triển võ khí. Có một số người đã chính trị hoá sự hợp tác thương mại bình thường của TQ với các quốc gia khác với mục đích là bôi nhọ danh tiếng của chúng tôi”.
Sự chuyển nhượng các kỹ thuật của Châu Âu cho ngành quân sự TQ được ghi nhận trong các dữ kiện của SIPRI là một bộ phận chính thức ghi lại sự buôn bán võ khí của Liên hiệp Âu châu (LHÂC) và trong các chi tiết kỹ thuật tường thuật trong các tài liệu phổ biến của giới quân sự TQ.
Những sự chuyển nhượng kỹ thuật này là then chốt đuối với QĐND bởi vì nó xây dựng khả năng oanh kích để thi hành những sự tuyên bố về chủ quyền của Bắc Kinh đối với những vùng lãnh hải đang bị tranh chấp và nó thách thức quy thế hải quân của Hoa Kỳ và các đồng minh tại Châu Á.
Hiện nay TQ có ngân sách quân sự lớn thứ nhì thế giới sau Hoa Kỳ và là một thị trường quân sự đang phát triển rất nhanh. Rất nhiều các nhà thầu trong lãnh vực quốc phòng lớn nhất của Âu châu đã không thể nào cưỡng lại sự cám dỗ đó. Những động cơ diesel có công suất cao từ MPU và công ty Pielstick chế động cơ của Pháp cũng đang được dùng vào để cung cấp sức đẩy cho phần lớn những các chiến hạm và các khu trục hạm của TQ. Như các dữ kiện của SIPRI cho thấy. Công ty Pielstick là thuộc quyền sở hữu chung của MTU và của công ty đa quốc gia thuộc Đức Man Diesel & Turbo cho đến năm 2006 và sau đó thì công ty MDT nắm toàn quyền điều khiển.
Một vài các nhà phân tích quân sự vẫn còn hoài nghi về chất lượng của các võ khí quân sự của TQ. Họ nói rằng những động cơ và các kỹ thuật mà quân đội giải phòng nhân dân đang tiếp thu được của Âu châu và Nga đã không theo kịp những các trang bị mới nhất về quân sự của Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Á trong đó có Nhật, Đại Hàn và Úc. Như vậy là QĐGPND đã đi sau một thế hệ và đang phấn đấu để phối hợp những các dụng cụ khác nhau của các nhà cung cấp khác nhau.
Những người khác lập luận rằng TQ không cần phải bắt kịp tất cả những võ khí phức tạp của Hoa Kỳ và đồng minh, ngay cả khi những võ khí trang bị của họ không thuộc vào hạng tốt nhất thì Bắc Kinh cũng có thể đạt được mục đích chiến lược của họ là cản trở sức mạnh của Hoa Kỳ.
Kevin Pollpeter là một chuyên gia về những sáng kiến quân sự của TQ tại Viện Mâu Thuẫn và Hợp Tác Quốc Tế tại UC San Diego nói, “Tới điểm nào thì họ mới trở nên đủ khả năng. Nếu họ có đủ số lượng cần thiết của một hệ thống võ khí tạm gọi là tốt thì có lẽ tạm gọi là ngày họ sẽ thực hiện được mục đích đó.
CÁC GIỚI HẠN CỦA VIỆC CẤM VẬN
Nga vẫn còn là nguồn cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật quan trọng nhất từ bên ngoài cho các vũ khí của TQ. Chiếc tàu của hải quân TQ mà nhiều người biết tới tức mẫu hạm duy nhất Liêu Ninh được mua từ Ukrain. Tuần trước, trong khi tập dượt gần Liêu Ninh, thì một chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ thì chút xíu nữa đụng phải tàu TQ vào giữa các thời điểm mà sự căng thẳng đã được nâng cao vì những tuyên bố mới đây tại Bắc Kinh về một vùng phòng không mới tại biển phía đông của TQ. Tuy nhiên, những các võ khí trang bị và kỹ thuật của Âu châu đã bảo toàn cho sự khác biệt then chốt đó. Đó là một điều mà đáng lẽ không xảy ra. LMAC đã chính thức cấm vận việc bán võ khí cho TQ từ khi có vụ đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Hoa Thịnh Đốn còn áp dụng những hạn chế chặt chẽ hơn về vấn đề chuyển giao kỹ thuật quân sự cho TQ khiến cho Bắc Kinh phải dùng mọi cách để mua lậu các dụng cụ và kỹ thuật của Hoa Kỳ. Tuy nhiên sự cấm vận của Âu Châu đã được lý giải và thi hành một cách lỏng lẻo hơn. Do đó các võ khí, và có lẽ điều quan trọng hơn đối với QĐGPND là các kỹ thuật lưỡng dụng: vừa dân dụng, vừa quân sự đã được chuyển từ những đồng minh Âu châu của Hoa Kỳ vào TQ.
Các công ty chế tạo vũ khí của Liên Hiệp Âu Châu đã được cho phép để xuất cảng võ khí trị giá 3 tỷ Euro tức 4.1 tỷ đô-la tới TQ trong vòng 10 năm cho tới năm 2011 căn cứ theo những con số chính thức đã thâu thập được từ Brussels của Tổ chức có văn phòng tại Luân Đôn là Chiến dịch Chống Buôn bán Võ khí. Các chính quyền của LHÂC đã chấp thuận việc bán các chiến hạm, máy bay, dụng cụ chụp hình ảnh, chiến xa, chất hoá học, và đạn dược đựa theo các con số chính thức đó. Một phát ngôn viên của LHÂC tại Brussels là Michael Mann đã nói việc cấm vận võ khí của LHÂC ban hành vào tháng Sáu năm 1989 không đề cập đến các hàng hoá có công dụng vừa dân sự, vừa quân sự. Ông Mann nói, “Các quốc gia thành viên của LHAC có nhiệm vụ phải kiểm soát các loại hang như vậy”.
Đứng về quan điểm của TQ thì Pháp và Liên Hiệp Anh đã lý giải các lệnh cấm vận võ khí một cách rộng rãi hơn, và phần lớn chỉ có ngăn chặn những loại hàng có tính cách giết người hay những hệ thống võ khí hoàn tất. Cho tới nay Pháp là nước của LHÂC cung cấp võ khí lớn nhất và đã cho giấy phép xuất cảng trị giá cần 2 tỷ Euro. Nước Anh đứng thứ nhì với gần 600 triệu Euro, sau đó là Ý với 161 triệu Euro. Trị giá thực sự của các loại võ khí được bán ra thì khó mà có thể suy ra từ các con số thống kê bởi vì có một số quốc gia trong đó có Anh và Đức không báo cáo các con số này.
Trị giá của các giấy phép xuất cảng của Đức về võ khí tương đối hãy còn khiêm tốn vào trong thập niên 2011 mới chỉ có 32 triệu Euro. Tuy nhiên, các con số xuất cảng võ khí của LHÂC không bao gồm các loại kỹ thuật lưỡng dụng: dân sự và quân sự. Và các loại kỹ thuật này thường được bán ra mà không cần giấy phép. Chẳng hạn như những kỹ thuật này bao gồm rất nhiều động cơ diesel. Tình trạng này cũng đúng cho việc chuyển nhượng những nhu liệu để cấu tạo các kỹ thuật không gian thương mại, mà cũng có thể dung cho máy bay chiến đấu, máy bay oanh kích, hay các loại máy bay không người lái. Các chuyên gia về nghành công ghiệp võ khí nói rằng các sự chuyển nhượng của các kỹ thuật lưỡng dụng - vừa dùng cho dân sự và quân sự hầu như chắc chắn là có giá trị đối với QĐGPTQ nhiều hơn là các võ khí thực sự đã được Âu châu bán cho. Nhưng không thể nào tính được con số chính xác của việc giao thương giữa Âu châu và TQ.
LHÂC không có một hệ thống đồng nhất để theo dõi các sự chuyển nhượng này trong số nguồn hàng rất lớn gồm hàng hoá dịch vụ và sản phẩm trí tuệ được chuyển tới TQ. Theo các thống kê của LHAC thì năm 2012 Âu châu đã chuyển cho TQ một số hàng hoá trị giá là 143.9 tỷ Euro. Các nhà phê bình về sự buôn bán võ khí của LHÂC với TQ nói rằng các thành viên của LHAC đã không đã không đặt ra được một hệ thống để thi hành cấm vận. Họ nói rằng điều này phải ánh cơ cấu lỏng lẻo của LHAC trong đó các quốc gia thành viên có thể lý giải những sự cấm vận đó khác nhau tuỳ theo các chính sách, quy định cũng như luật lệ của nước họ.
Vị trí địa dư cũng đóng một vai trò nữa. Vì khoảng cách xa giữa Âu châu và Á châu cho nên Âu châu vẫn có một thái độ chưa rõ rệt về sự phát triển nhanh chóng của lực lượng quân sự TQ. Đối với Âu châu thì TQ có vẻ như là một cơ hội hơn là một sự đe doạ.
VIỆC BÁN CÁC BỘ PHẬN, LINH KIỆN
Việc cấm vận cũng tạo nên sự khó khăn cho Bắc Kinh. Các viên chức cao cấp của TQ thường phải yêu cầu bỏ cấm vận và mặt khác thì Hoa Thịnh Đốn lại tạo ra áp lực để duy trì việc cấm vận đó. Như vậy, việc bán võ khí hoàn tất, như loại máy bay chiến đấu của LHAC, hoặc tàu ngầm của Đức hay hàng không mẫu hạm của Tây Ban Nha thì không thể bán được trong tương lại gần. Trong khi đó thì Âu châu đã tìm ra được một mối bán hàng các bộ phận rời, các linh kiện rất là béo bở. Đặc biệt là nếu các linh kiện đó bao gồm những kỹ thuật lưỡng dụng cho dân sự và quân sự mà không bị chi phối bởi sự cấm vận.
Otfried Nassauer, giám đốc Trung tâm Thông tin Berlin và là một chuyên gia ngành buôn bán võ khí của Đức có nói, “Không ai bán những hệ thống võ khí đã hoàn tất. Nhưng đối với những linh kiện đặc biệt các linh kiện kỹ thuật cao và có giá thì đều bán được. Dưới chính sách dài hạn của Bắc Kinh để phát huy sáng kiến. Các nhà chế tạo vũ khí trong nước được khuyến khích để du nhập những kỹ thuật nước ngoài mà TQ chưa có.
Điều thách thức là phải thích nghi những các loại linh kiện khác nhau và kỹ thuật khác nhau vào các võ khí sản xuất trong nước. Một thí dụ cho thấy việc các nhà chế tạo động cơ của Đức đã đóng góp như thế nào vào việc hỗ trợ cho đoàn tàu chiến càng ngày càng phát triển và hỗ trợ cho các tàu theo dõi các vệ tinh và các phi đạn.
Năm vừa qua Man Diesel & Turbo đã thông báo rằng sẽ cung cấp những động cơ được chế tạo dưới giấy phép kỹ thuật ngay tại TQ cho hai tàu vận tải của Cơ quan Theo dõi và Kiểm soát Vệ tinh Hàng hải TQ. Đó là một phần của Bộ Tổng trang bị của QĐGPTQ. Bộ này giữ chức vụ chỉ huy và kiểm soát việc phát triển và nghiên cứu vũ khí và quản lý tất cả các hoạt động về không gian có tính cách quân sự và dân sự của TQ, trong đó có việc theo dõi các vệ tinh và các phi đạn.
Các nhà sản xuất động cơ của Âu châu cũng sẽ cung cấp các hộp số, chân vịt, và hệ thống kiểm soát và điều khiển động cơ đẩy cho các tàu thuỷ được chế tạo tại Đan Mạch.
Một phát ngôn viên của MDT nói rằng có khoảng 250 động cơ đã được chế tạo dưới giấy phép kỹ thuật tại TQ và cung cấp cho hải quân TQ. Công ty này cũng cung cấp một số dịch vụ và linh kiện khác, trong đó có những trang bị về nhiên liệu. Phát ngôn viên nói tất cả những việc buôn bán của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp với các quy định kiểm soát xuất cảng và cấm vận của Đức và LHÂC. Ông nói thêm rằng các động cơ nhãn hiệu Pelstick QĐNDTQ và được chế tạo bởi những công ty TQ hợp pháp chế tạo thì không cần phải có sự chấp thuận để xuất cảng. Ông ta nói các động cơ này không phải hoàn toàn chế tạo cho mục đích quân sự mà nó có thể được dùng rất nhiều trong các lãnh vực dân sự.
TAI NẠN DƯỚI NƯỚC
Bắc Kinh đang tìm mua nhiều nhất là các loại động cơ tàu ngầm đáng tin cậy và hải quân TQ có nhiều lý do để mua như vậy. Vào cuối mùa xuân 2003, người ta thấy 1 chiếc tàu ngầm TQ đã bị hỏng máy trôi lập lờ trên mặt nước tại biển Bột Hải ở ngoài khơi phía bắc bờ biển TQ. Khi chiếc tàu này được vớt lên bờ, người ta thấy tất cả 70 người trong thuỷ thủ đoàn đã chết. Người ta nói các thủy thủ bị tử vong vì bị trục trặc máy móc theo như báo cáo lúc đó của giới truyền thông của chính quyền TQ. Nếu có cuộc điều tra nào thì đến nay vẫn chưa được công bố.
Từ đó đến nay, những chuyên gia về tàu ngầm trên thế giới đã suy đoán rằng sự rỉ đã xảy ra trên tàu ngầm loại Minh số 361, là tàu rập khuôn đã lỗi thời của Nga. Đa số đều đồng ý có lẽ đó là do trục trặc kỹ thuật động cơ diesel. Hoặc giả động cơ diesel ngưng hoạt động ngay khi tàu đã lặn xuống khiến cho oxygen bị lấy hết trong khoang tàu trong vài phút. Hoặc là những chất khí thải bị xả ra đã đi vào trong tàu thay vì xả ra ngoài. Dù nguyên nhân thế nào đi chăng nữa thì kết quả là những tai nạn khủng khiếp. Đó là một trong những tai nạn quân sự tệ hại nhất của Trung Cộng trong thời bình. Và vị chỉ huy trưởng hải quân cùng với 3 sĩ quan cao cấp đã bị sa thải. Nhưng hải quân của QĐGP đã nhận được các động cơ diesel của MTU. Các kỹ sư tại Xưởng đóng tàu tại Vũ Chương ở sông Dương Tử đã lắp những nhà máy sản xuất động cơ này tại TQ vào các tàu ngầm được thiết kế và chế tạo trong nước, đó là tàu ngầm loại Tống.
MTU là một đơn vị của tập đoàn Tognum của Đức, tức là tập đoàn tổ hợp của công ty đa quốc gia tại Anh là nhóm Rollroyce, Nhóm PLC, và nhóm Daimler của Đức. Những hợp đồng với QĐGPND và các công ty sản xuất dụng cụ quốc phòng rất mạnh đã cho MTU và những công ty liên hệ của công ty này có nhiều ảnh hưởng trong việc cạnh tranh để giành các hợp đồng trong thị trường dân sự khổng lồ của TQ. Nhà máy chế tạo võ khí lớn nhất của TQ là Norinco tức Công nghiệp Bắc Phương đã chế tạo những động cơ với giấy phép của MTU từ năm 1986.
Năm 2010, Tognum mở một hợp doanh với Norinco để ghép đặt các động cơ diesel MTU lớn, có tốc độ cao, và những máy phát điện dự phòng tại một xí nghiệp tại thành phố Đại Đồng, Sơn Tây. Mục đích chính của hợp doanh này là để có được những đơn đặt hàng cho loại máy phát điện dự phòng cho các xưởng máy điện hạt nhân đang được gia tăng rất lớn tại TQ. Tognum đã nói vậy trong một bản thông cáo báo chí. Động cơ MTU cũng được chế tạo với giấy phép tại Xí nghiệp Động cơ diesel tại Thiểm Tây là một chi nhánh của 2 hãng đóng tàu lớn cho quân sự và thương mại.
Kỹ thuật dùng động cơ diesel cho tàu ngầm không phải là mới, nhưng phải chế tạo những máy này theo những tiêu chuẩn khắt khe để bảo đảm sự tin tưởng trong những điều kiện hoạt động rất khó khăn. MTU đã làm nhưng động cơ này trong vòng 50 năm qua. Những động cơ được giao cho TQ là loại Tống hoặc loại Nguyên như MTU396SE84 là một trong những loại động cơ được sử dụng nhiều nhất trong những máy phát điện của tàu ngầm.
Mỗi một tàu ngầm TQ có 3 động cơ diesel MTU, theo như các quy định kỹ thuật được đưa ra bởi các trang mạng và tạp chí quân sự của TQ. Giới quân sự TQ không muốn xác nhận vai trò của các kỹ thuật ngoại quốc trong các võ khí mới nhất của họ, và họ thích được nhận đó như là những thành tích của các nhà chế tạo và thiết kế các võ khí trong nước. Nhưng các tập san về hàng hải và các trang mạng về hải quân của TQ đã xác nhận sự đóng góp về quan hệ mật thiết giữa MTU và các ngành công nghiệp nội địa của TQ để cung cấp cho loại tàu Tống “những hệ thống điện giành cho tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới”.
Trong các tài liệu khuyến mãi của MTU, họ nói rằng hiện tại đã có 250 động cơ loại này đang được dùng trong các tàu ngầm trên khắp thế giới. Và mỗi một động cơ đó đã hoạt động tới trên 310,000 giờ. Một vài động cơ đã được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân để làm máy phát điện dự phòng, công ty đã nói vậy. MTU cũng sẽ bán một loại khác của loại máy 396 để dùng trong các đầu xe lửa, trong máy phát điện và trong ngành hầm mỏ. Một phát ngôn viên thuộc Văn phòng Giám sát Kinh tế và Xuất cảng của Liên bang Đức, tức là cơ quan có quyền chấp thuận những xuất cảng quân sự và quân sự đã nói rằng việc xuất cảng những động cơ diesel được thiết kế đặc biệt cho quân sự là bất hợp pháp. Phát ngôn viên nói những động cơ lưỡng năng phải được cơ quan BAFA chấp thuận. Và trong trường hợp của TQ, những loại động cơ lưỡng năng thì có lẽ sẽ không được chấp thuận. Tuy nhiên, phát ngôn viên đó từ chối bình luận một cách rõ rệt là có bao nhiêu động cơ diesel MTU đã được bán cho hải quân TQ.
CÁC TÀU NGẦM RẤT KHÓ BỊ PHÁT HIỆN
Những loại động cơ Diesel loại tốt giống như những kiểu do MTU chế tạo khi giảm rung động và tiếng động tới mức tối thiểu. Do đó, khó bị phát hiện bởi máy dò của địch. Khi được điều khiển bởi thủy thủ đoàn có khả năng thì động cơ diesel tân tiến của tàu ngầm rất khó bị phát hiện. Và khi dùng động cơ điện thì càng khó bị phát hiện hơn ngay cả các tàu ngầm hạt nhân như những loại đang được dung bởi Hoa Kỳ. Các chuyên gia về chiến tranh trên mặt biển đã nói như vậy. Chỉ cần đầu tư tương đối không đến nỗi tốn kém một tàu ngầm phát điện bằng động cơ diesel, có thể đánh chìm một hàng không mẫu hạm tốn kém hay một chiến hạm trên mặt biển. Với những động cơ rất êm, thì những tàu ngầm quy ước tốt nhất của TQ, có trang bị thuỷ lôi và phi đạn tối tân, có thể là mối đe doạ đáng sợ nhất cho bất cứ đối phương nào, trong đó bao gồm hải quân Hoa Kỳ.
Các nhà chiến lược hải quân của Bắc Kinh đang đặt nhiều niềm tin vào đoàn tàu ngầm đang lớn mạnh của họ để khiến cho Hoa Kỳ và các đồng minh không bén mảng đến những điểm chiến lược có thể gây chiến tranh mỗi khi có xung đột như Đài Loan hay các vùng lãnh thổ đang tranh chấp tại bờ biển phía đông và nam TQ. Như vậy, nghĩa là chiến lược về chiến tranh hiện đại được Ngũ Giác Đài ưa chuộng tức là đặt các hàng không mẫu hạm gần bờ biển của địch, và không kích bằng máy bay một cách ào ạt thì rất có thể tạo ra nguy hiểm và đụng động với TQ.
Hải quân của QĐNDTQ đã chứng tỏ khả năng của họ. Năm 2006, một tàu ngầm loại Tống đã làm cho hải quân Hoa Kỳ ngạc nhiên khi nó nổi lên mặt nước cách tàu Kitty Haw của Hoa Kỳ khoảng 5 dặm tức nằm trong tầm bắn của thuỷ lôi ở ngoài khơi Okinawa của Nhật. Tàu ngầm của TQ đã không bị phát hiện trong khi đang theo dõi hạm đội Hoa Kỳ và các khu trục hạm, các viên chức của Hoa Kỳ về sau đã xác nhận như vậy.
Các tàu ngầm của QĐNDTQ đã hoạt động nhiều hơn. Người ta ghi nhận rằng các cuộc tuần tra bằng tầu ngầm của TQ đã gia tăng đều đặn từ 5 cuộc tuần tra năm 2001, đến 18 năm 2011 theo các dữ kiện của tình báo hải quân Hoa Kỳ cung cấp, để đáp ứng yêu cầu về Tự do Thông tin của Liên Hiệp các Nhà Khoa Học Hoa Kỳ, theo yêu cầu của một viên viên chức nghiên cứu Hoa Kỳ tên Hans M. Kristensen.
Một viên chức hải quân cao cấp Hoa Kỳ đã từ chối bình luận về việc Đức đã giao các động cơ diesel cho TQ, nhưng ông ta nói Hoa Kỳ hoàn toàn nhận thức được những sự thách thức mà các tàu ngầm đó đặt ra. Ông này nói động cơ diesel rất khó phát hiện nhưng chúng tôi lúc nào cũng chuyên tâm để cải tiến kỹ thuật để khiến cho các tàu ngầm của chúng tôi hoạt động êm hơn.
(Bài tường thuật bổ túc bởi John Shiffman tại Washington và Sabine Siebold tại Berlin. Biên tập bởi Bill Tarrant và Michael Williams).
(Nhóm Lê Minh Thịnh dịch thuật)
Special Report - Chinese military's secret to success: European engineering
http://news.yahoo.com/special-report-chinese-military-39-secret-success-european-134407260.html