Theo một tài liệu được phổ biến trên mạng hôm nay 25/02/2014, cựu Tổng thống Ukraina Viktot Ianoukovitch trước khi bị hạ bệ đã có sẵn kế hoạch đàn áp quy mô người biểu tình, huy động 22.000 cảnh sát cùng với xe bọc thép.
Các nhà báo Ukraina hiện đang nghiên cứu hàng ngàn tài liệu mà họ cho biết là tìm thấy được gần dinh cơ sang trọng của ông Ianoukovitch ở gần Kiev, sau khi ông này bỏ trốn đến miền đông. Dân biểu Hennadi Moskal, cựu Thứ trưởng Nội vụ, đã đưa lên mạng một tài liệu chi tiết về kế hoạch bao vây quảng trường Độc lập (Maidan), với các tay súng bắn tỉa phụ trách nhắm bắn vào những người biểu tình bên dưới.
Trong số 22.000 cảnh sát viên được huy động vào chiến dịch này, có 2.000 cảnh sát chống bạo động « Berkout ». Ông Hennadi Moskal, thành viên đảng Batkivchtchina của cựu Thủ tướng Ioulia Timochenko, nói rằng công bố tài liệu trên để gây áp lực lên chính quyền mới nhằm buộc Viktor Ianoukovitch phải trả lời trước pháp luật.
Một trong số các nhà báo đang nghiên cứu những tài liệu thu được từ tư dinh Ianoukovitch cho Reuters biết một số hồ sơ khác cũng sẽ được công bố trong tuần này.
Có ít nhất 88 người đã bị bắn chết vào tuần rồi trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình chống Ianoukovitch đã chiếm cứ quảng trường Độc lập tại trung tâm thủ đô Kiev suốt ba tháng qua.
Ông Ianoukovitch bỏ trốn khỏi Kiev vào tối thứ Sáu 21/02, Quốc hội phế truất ông hôm sau đó và tân chính quyền hôm qua 24/02 đã phát lệnh truy nã cựu Tổng thống vì tội « thảm sát tập thể ».
Trong số 22.000 cảnh sát viên được huy động vào chiến dịch này, có 2.000 cảnh sát chống bạo động « Berkout ». Ông Hennadi Moskal, thành viên đảng Batkivchtchina của cựu Thủ tướng Ioulia Timochenko, nói rằng công bố tài liệu trên để gây áp lực lên chính quyền mới nhằm buộc Viktor Ianoukovitch phải trả lời trước pháp luật.
Một trong số các nhà báo đang nghiên cứu những tài liệu thu được từ tư dinh Ianoukovitch cho Reuters biết một số hồ sơ khác cũng sẽ được công bố trong tuần này.
Có ít nhất 88 người đã bị bắn chết vào tuần rồi trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình chống Ianoukovitch đã chiếm cứ quảng trường Độc lập tại trung tâm thủ đô Kiev suốt ba tháng qua.
Ông Ianoukovitch bỏ trốn khỏi Kiev vào tối thứ Sáu 21/02, Quốc hội phế truất ông hôm sau đó và tân chính quyền hôm qua 24/02 đã phát lệnh truy nã cựu Tổng thống vì tội « thảm sát tập thể ».
Bị Nghị viện Ukraina phế truất hôm thứ Bẩy, 22/02, cựu Tổng thống Ianoukovitch vẫn biệt vô âm tín và có thể đang lẩn trốn ở phía đông Ukraina.
Việc có quá nhiều dân biểu thuộc đảng Các Vùng, đảng của ông Ianoukovitch, chạy ra nước ngoài, hoặc từ bỏ ghế nghị sĩ, đã làm thay đổi đa số tại Nghị viện. Vấn đề hạ bệ ông Ianoukovitch và thành lập tân chính phủ lâm thời, chỉ là thủ tục.
Thông tín viên RFI Anastasia Becchio, từ Kiev, tường trình :
" Những vụ rời bỏ phe Ianoukovitch đầu tiên xẩy ra ngay từ đầu tháng 12 năm ngoái, khi cảnh sát, lần đầu tiên, đã sử dụng vũ lực để giải tán những người biểu tình ôn hòa.
Nhưng vào lúc đó, chỉ có một vài nhân vật gia nhập phe đối lập và đảng Các Vùng, chiếm đa số áp đảo, vẫn tiếp tục kiểm soát và thao túng hoạt động của Nghị viện Ukraina, thậm chí còn cho biểu quyết công khai những đạo luật tăng cường các biện pháp trấn áp người biểu tình, để rồi sau đó 10 ngày thì lại buộc phải hủy bỏ các văn bản này.
Việc từ bỏ phe của ông Ianoukovitch chỉ công khai diễn ra sau những vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát làm gần100 người thiệt mạng : Các vụ từ bỏ hàng loạt đã làm cho ông Ianoukovitch mất đi sự ủng hộ cần thiết của Nghị viện Ukraina.
Cảm nhận thấy là các sự kiện đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của mình, nhiều dân biểu đã bỏ Nghị viện hoặc chạy ra nước ngoài. Sự bỏ rơi ông Ianoukovtich đã lên tới đỉnh điểm vào ngày hôm qua, 23/02 khi đảng Các Vùng ra thông cáo. Trong văn bản này, ông Olexandre Efremov, Chủ tịch nhóm dân biểu thuộc đảng Các Vùng khẳng định : Chúng tôi lên án các mệnh lệnh gây tội ác giết hại nhiều nạn nhân và đưa đất nước đến bên bờ vực thẳm. Đất nước Ukraina đã bị phản bội, người dân Ukraina bị kích động chống lại nhau và trách nhiệm này thuộc về ông Viktor Ianoukovitch và bộ sậu thân cận ông ta. Vẫn theo quan chức này, trước đây, đảng Các Vùng có tới 450 dân biểu, nay chỉ còn hơn một trăm "..
Hôm qua, với đa số là các dân biểu chống ông Ianoukovitch, Nghị viện Ukraina đã bổ nhiệm ông Olexandre Tourtchinov, một người thân cận với cựu Thủ tướng Ioulia Timonchenko làm quyền Tổng thống.
Theo luật pháp Ukraina, một chính phủ lâm thời sẽ được thành lập trong vòng 48 tiếng, để điều hành công việc đất nước cho đến khi có cuộc bầu cử Tổng thống trước thời hạn, dự kiến vào ngày 25/05.
Như vậy, kể từ hôm qua, Ukraina đã bước vào thời kỳ hậu Ianoukovitch và phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng, như nguy cơ mất khả năng thanh toán và đất nước bị chia rẽ.
Ukraina thời kỳ hậu Ianoukovitch : Thách thức kinh tế và chính trị
Ukraina cận kề vực thẳm mất khả năng thanh toán. Tổng thống lâm thời Olexandre Tourtchinov tuyên bố như trên với quốc dân trên đài truyền hình.
Trong bài phát biểu đầu tiên với quốc dân, tổng thống lâm thời Ukraina không che dấu là quốc gia đông Âu này đang « đứng bên bờ vực thẳm và bị đe dọa phá sản ». Kiev nhấn mạnh việc xích lại gần với Liên Hiệp Châu Âu là một « ưu tiên hàng đầu » nhưng đồng thời Ukraina « sẵn sàng đối thoại một cách bình đẳng với Nga (…) căn cứ trên cơ sở Matxcơva sẽ tôn trọng nguyện vọng hướng về Liên Hiệp Châu Âu của Ukraina ».
Tuyên bố trên đây của quyền tổng thống Tourtchinov được đưa ra vài giờ trước khi bà Catherine Ashton, đại diện tối cao của ngành ngoại giao châu Âu, đến Kiev để thảo luận với các nhà lãnh đạo mới về khả năng Bruxelles hỗ trợ Ukraina « ổn định tình hình kinh tế » và tìm kiếm một « giải pháp lâu bền đưa quốc gia này ra khỏi khủng hoảng chính trị ».
Dự cuộc họp của nhóm G20 giữa các bộ trưởng Tài chính tại Singapore bộ trưởng Anh, George Osborne, tuyên bố là Liên Hiệp Châu Âu « sẵn sàng giúp đỡ Ukraina về mặt tài chính qua trung gian những định chế tài chính đa quốc gia như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ». Ngoại trưởng Đức từ Berlin cũng đã nêu lên khả năng này. Về phần mình bộ trưởng Tài chính Mỹ, Jack Lew, nhấn mạnh là Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác sẵn sàng giúp Ukraina trong việc tái lập dân chủ, ổn định và đem lại tăng trưởng kinh tế » cho quốc gia này.
Bên cạnh đe dọa Ukraina bị mất khả năng thanh toán, phương Tây còn hết sức lo ngại trước kịch bản Ukraina bị tan rã, hay bạo động lại bùng lên giữa hai miền đông và tây Ukraina. Miền đông có khuynh hướng theo Nga, còn miền tây Ukraina thì muốn ngả về phía Liên Hiệp Châu Âu.
Từ châu Âu đến Hoa Kỳ và kể cả Nga đều kêu gọi bảo đảm sự : « thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ » cho Ukraina là một ưu tiên hàng đầu. Cố vấn của tổng thống Mỹ, bà Susan Rice cảnh cáo « để Ukraina lại lâm vào cảnh bạo loạn không có lợi cho bất kỳ một ai. Thủ tướng Đức bà Merkel và tổng thống Nga Putin cùng đồng ý là « Ukraina cần nhanh chóng thành lập chính phủ để điều hành đất nước và sự toàn vẹn lãnh thổ phải được tôn trọng ». Điện đàm với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kery đã nhắc nhở là « tất cả mọi quốc gia đều phải tôn trọng chủ quyền Ukraina ».
Việc có quá nhiều dân biểu thuộc đảng Các Vùng, đảng của ông Ianoukovitch, chạy ra nước ngoài, hoặc từ bỏ ghế nghị sĩ, đã làm thay đổi đa số tại Nghị viện. Vấn đề hạ bệ ông Ianoukovitch và thành lập tân chính phủ lâm thời, chỉ là thủ tục.
Thông tín viên RFI Anastasia Becchio, từ Kiev, tường trình :
" Những vụ rời bỏ phe Ianoukovitch đầu tiên xẩy ra ngay từ đầu tháng 12 năm ngoái, khi cảnh sát, lần đầu tiên, đã sử dụng vũ lực để giải tán những người biểu tình ôn hòa.
Nhưng vào lúc đó, chỉ có một vài nhân vật gia nhập phe đối lập và đảng Các Vùng, chiếm đa số áp đảo, vẫn tiếp tục kiểm soát và thao túng hoạt động của Nghị viện Ukraina, thậm chí còn cho biểu quyết công khai những đạo luật tăng cường các biện pháp trấn áp người biểu tình, để rồi sau đó 10 ngày thì lại buộc phải hủy bỏ các văn bản này.
Việc từ bỏ phe của ông Ianoukovitch chỉ công khai diễn ra sau những vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát làm gần
Cảm nhận thấy là các sự kiện đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của mình, nhiều dân biểu đã bỏ Nghị viện hoặc chạy ra nước ngoài. Sự bỏ rơi ông Ianoukovtich đã lên tới đỉnh điểm vào ngày hôm qua, 23/02 khi đảng Các Vùng ra thông cáo. Trong văn bản này, ông Olexandre Efremov, Chủ tịch nhóm dân biểu thuộc đảng Các Vùng khẳng định : Chúng tôi lên án các mệnh lệnh gây tội ác giết hại nhiều nạn nhân và đưa đất nước đến bên bờ vực thẳm. Đất nước Ukraina đã bị phản bội, người dân Ukraina bị kích động chống lại nhau và trách nhiệm này thuộc về ông Viktor Ianoukovitch và bộ sậu thân cận ông ta. Vẫn theo quan chức này, trước đây, đảng Các Vùng có tới 450 dân biểu, nay chỉ còn hơn một trăm "..
Hôm qua, với đa số là các dân biểu chống ông Ianoukovitch, Nghị viện Ukraina đã bổ nhiệm ông Olexandre Tourtchinov, một người thân cận với cựu Thủ tướng Ioulia Timonchenko làm quyền Tổng thống.
Theo luật pháp Ukraina, một chính phủ lâm thời sẽ được thành lập trong vòng 48 tiếng, để điều hành công việc đất nước cho đến khi có cuộc bầu cử Tổng thống trước thời hạn, dự kiến vào ngày 25/05.
Như vậy, kể từ hôm qua, Ukraina đã bước vào thời kỳ hậu Ianoukovitch và phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng, như nguy cơ mất khả năng thanh toán và đất nước bị chia rẽ.
Ukraina thời kỳ hậu Ianoukovitch : Thách thức kinh tế và chính trị
Ukraina cận kề vực thẳm mất khả năng thanh toán. Tổng thống lâm thời Olexandre Tourtchinov tuyên bố như trên với quốc dân trên đài truyền hình.
Trong bài phát biểu đầu tiên với quốc dân, tổng thống lâm thời Ukraina không che dấu là quốc gia đông Âu này đang « đứng bên bờ vực thẳm và bị đe dọa phá sản ». Kiev nhấn mạnh việc xích lại gần với Liên Hiệp Châu Âu là một « ưu tiên hàng đầu » nhưng đồng thời Ukraina « sẵn sàng đối thoại một cách bình đẳng với Nga (…) căn cứ trên cơ sở Matxcơva sẽ tôn trọng nguyện vọng hướng về Liên Hiệp Châu Âu của Ukraina ».
Tuyên bố trên đây của quyền tổng thống Tourtchinov được đưa ra vài giờ trước khi bà Catherine Ashton, đại diện tối cao của ngành ngoại giao châu Âu, đến Kiev để thảo luận với các nhà lãnh đạo mới về khả năng Bruxelles hỗ trợ Ukraina « ổn định tình hình kinh tế » và tìm kiếm một « giải pháp lâu bền đưa quốc gia này ra khỏi khủng hoảng chính trị ».
Dự cuộc họp của nhóm G20 giữa các bộ trưởng Tài chính tại Singapore bộ trưởng Anh, George Osborne, tuyên bố là Liên Hiệp Châu Âu « sẵn sàng giúp đỡ Ukraina về mặt tài chính qua trung gian những định chế tài chính đa quốc gia như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ». Ngoại trưởng Đức từ Berlin cũng đã nêu lên khả năng này. Về phần mình bộ trưởng Tài chính Mỹ, Jack Lew, nhấn mạnh là Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác sẵn sàng giúp Ukraina trong việc tái lập dân chủ, ổn định và đem lại tăng trưởng kinh tế » cho quốc gia này.
Bên cạnh đe dọa Ukraina bị mất khả năng thanh toán, phương Tây còn hết sức lo ngại trước kịch bản Ukraina bị tan rã, hay bạo động lại bùng lên giữa hai miền đông và tây Ukraina. Miền đông có khuynh hướng theo Nga, còn miền tây Ukraina thì muốn ngả về phía Liên Hiệp Châu Âu.
Từ châu Âu đến Hoa Kỳ và kể cả Nga đều kêu gọi bảo đảm sự : « thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ » cho Ukraina là một ưu tiên hàng đầu. Cố vấn của tổng thống Mỹ, bà Susan Rice cảnh cáo « để Ukraina lại lâm vào cảnh bạo loạn không có lợi cho bất kỳ một ai. Thủ tướng Đức bà Merkel và tổng thống Nga Putin cùng đồng ý là « Ukraina cần nhanh chóng thành lập chính phủ để điều hành đất nước và sự toàn vẹn lãnh thổ phải được tôn trọng ». Điện đàm với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kery đã nhắc nhở là « tất cả mọi quốc gia đều phải tôn trọng chủ quyền Ukraina ».