Thursday, 8 May 2014

61 Nhân sĩ quốc tế

61 Nhân sĩ quốc tế, Giải Nobel Hoà Bình, Thượng Nghị sĩ, Dân biểu các Quốc hội trong thế giới, Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto, cùng các tổ chức Nhân quyền, Dân chủ quốc tế ký chung Thư yêu sách Nhà Cầm quyền Hà Nội trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và phục hồi Quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN, nhân Đại lễ Phật Đản Tam hợp LHQ tổ chức tại Việt Nam
Posted by pttpgqt.paris

PARIS, ngày 7.5.2014 (PTTPGQT) – Trước cuộc đàn áp liên tục và nghiêm trọng của nhà cầm quyền Hà Nội đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) kể từ ngày 1.1.2014 cho đến nay, qua đó, phong toả chùa chiền, bắt và hành hung Tăng Ni, quản chế đông đảo Huynh trưởng Gia Đình Phật tử trung kiên với Giáo hội, mà điển hình là Huynh trưởng Lê Công Cầu, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, với sự giúp đỡ của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, đã mở cuộc vận động và thông tin về thực trạng đàn áp GHPGVNTN cho LHQ, các chính phủ cùng các nhân sĩ quốc tế cũng như công luận thế giới.


4 Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình : Tawakkol Karman, Mairead Corrigan-Maguire,  Rigoberta Menchu Tum và Shirin Ebadi
4 Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình : Tawakkol Karman, Mairead Corrigan-Maguire,  Rigoberta Menchu Tum và Shirin Ebadi

Đáp ứng tình hình nguy ngập của GHPGVNTN, 61 Nhân sĩ quốc tế, bao gồm 4 Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình, Mairead MaguireShirin EbadiRigoberta Menchu Tum và Tawakkol Karman, Giám mục thủ đô Prague Vaclav Maly, các Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Frank WolfChris SmithLoretta Sanchez và Zoe Lofgren, Phó Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, Edward McMillan-Scott, cùng nhiều Thượng Nghị sĩ và Dân biểu các Quốc hội Vương quốc Anh, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi, Estonia, Pháp, Tây Ban Nha, Huân tước David Alton và Huân tước Eric Avebury, các Khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto của các nước Estonia, Hung Gia Lợi, Nam Phi, Mexico, Cộng hoà Dân chủ Congo, Nigeria và Barhain, cũng như đại diện các tổ chức Dân sự tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Miến Điện, Mông Cổ, Đài Loan, Tây Tạng và Nhật Bản ký chung Thư gửi Nhà Cầm quyền Cộng sản yêu sách trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, được đề cử Giải Nobel Hoà bình năm 2014, và phục hồi Quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN nhân Đại lễ Phật Đản LHQ tổ chức tại Việt Nam.

Sau đây là bản dịch Việt ngữ Thư Chung từ tiếng Anh cùng danh sách 61 vị ký tên :

THƯ CHUNG
gửi Nhà cầm quyền và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
nhân Đại lễ Phật Đản Tam hợp LHQ tổ chức tại Việt Nam

Đồng kính gửi:
Ngài Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước CHXHCNVN
Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nước CHXHCNVN
Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngài Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội CHXHCNVN

Paris, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Thưa quý Ngài,

Từ ngày 7 đến ngày 11.5.2014, Chính phủ quý ngài là chủ nhà của Đại lễ Phật Đản Tam hợp LHQ tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. Đây là lễ hội linh thiêng để nhớ tưởng Ngày Đản sinh, Thành Đạo và Niết Bàn của Đức Phật, được công nhận như biến cố tôn giáo và văn hoá của nhân loại. Đây phải là cơ hội cho niềm hân hoan, ngày nhớ tưởng thông điệp bao dung và hoà bình của Đức Phật, nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người, Phật tử hay không Phật tử, để cùng nhau cộng tác cho sự cảm thông và sống chung hoà điệu trên trái đất.

Thế nhưng chúng tôi cực kỳ quan ngại nghe các báo cáo gần đây về những cuộc đàn áp nghiêm trọng đối với Phật giáo, là nền tín ngưỡng mà quý ngài đề cao khi hành lễ. Chỉ có Tăng Đoàn Phật giáo Việt Namcủa Nhà nước, do Mặt trận Tổ quốc của Đảng Cộng sản kiểm soát, là có quyền tham dự đại lễ. Trong khi đó, Giáo hội truyền thống và độc lập là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tiếp tục bị cấm đoán, hàng giáo phẩm bị cấm cố ngay nơi chùa viện của chư vị.

Hôm nay đây, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN, 86 tuổi, nhà học giả nổi danh và được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hoà bình năm 2014, bị quản chế tại Thanh Minh Thiền viện ở thành phố Hồ Chí Minh. Hoà thượng đã trải qua hơn ba mươi năm cấm cố, tù đày, chỉ vì ôn hoà đòi hỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền. Chư Tăng Ni và Phật tử trong hai mươi Ban Đại diện các tỉnh thành trên toàn quốc, thường xuyên bị sách nhiễu, công an địa phương ngăn cấm không cho cử hành Đại lễ Phật Đản tại các chùa ở Đà Nẵng, Huế và nhiều nơi khác.

Trước sự đàn áp nghiêm trọng của nhà cầm quyền đối với Phật giáo, cũng như Công giáo, Tin Lành, Hoà Hảo, Cao Đài và các cộng đồng tôn giáo khác, Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới đã yêu cầu, trong bản Phúc trình năm 2014, đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo “cần đặc biệt quan tâm” (CPC).

Chúng tôi đánh giá sự tiến bộ của Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, nhưng chúng tôi nghĩ rằng sự tiến bộ này chỉ có thể bền vững khi được xây dựng trên nền tảng khoan dung và tôn trọng lẫn nhau. Hiện nay Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, và đã tham gia ký kết nhiều Công ước nhân quyền LHQ. Ở thế đứng này, chính phủ của quý ngài có nghĩa vụ tuân thủ các Quyền Con Người, kể cả quyền không thể chuyển nhượng, như các quyền tự do tư tưởng, quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo.

Nhân dịp Đại lễ Phật Đản LHQ, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, kêu gọi quý ngài hãy chấm dứt mọi đàn áp đối với GHPGVNTN, trả tự do cho Đức Đại lão Tăng Thống Thích Quảng Độ và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN. Bằng động thái đó, quý ngài sẽ tái lập ý nghĩa cao quý hàm chứa trong Hiến chương ban hành Ngày Đại lễ Phật Đản LHQ, và tôn vinh 2000 năm truyền đăng nền Phật giáo Việt Nam.

Trân trọng.

Đồng ký tên :

 Mairead Corrigan-Maguire, người Ái Nhĩ Lan, Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình;
Shirin Ebadi, người Iran, Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình;
Rigoberta Menchu Tum, người Guatamala, Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình;
Tawakkol Karman, người Yemen, Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình ;
Giám mục Vaclav Maly, Toà Giám mục thủ đô Prague, Chủ tịch Uỷ hội Công lý và Hoà bình của Hội đồng Giám mục Tiệp;
Frank R. Wolf, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Đồng chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền Quốc hội Hoa Kỳ;
Christopher H. Smith, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại với Châu Phi, và Phân ban Tác vụ Nhân quyền Quốc tế;
Loretta Sanchez, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Đồng Chủ tịch Tổ hợp Hạ viện cho Việt Nam;
Zoe Lofgren, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Đồng Chủ tịch Tổ hợp Hạ viện cho Việt Nam;
Huân tước David Alton, Thượng Nghị sĩ Quốc hội Vương quốc Anh;
Huân tước Eric Avebury, Thượng Nghị sĩ Quốc hội Vương quốc Anh;
Edward McMillan-Scott, Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu;
Kim Campbell, cựu Thủ tướng Canada, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Phong trào Dân chủ Thế giới;
Tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Chủ tịch Sáng hội Lantos cho Nhân quyền và Công lý, Hoa Kỷ;
Emma Bonino, cựu Ngoại trưởng Ý Đại Lợi;
Nữ Nam tước Sarah Ludford, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Anh quốc;
David Kilgour, cựu Ngoại trưởng Canada cho vùng Á châu Thái Bình Dương;
Charles Tannock, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Anh quốc;
Niccolo Rinaldi, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Ý Đại Lợi;
Sofia Alfano, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Ý Đại Lợi;
Ramon Tremosa I Balcells, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Tây Ban Nha;
Corinne Lepage, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Pháp;
Ana Gomes, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Bồ Đào Nha;
André Gattolin, Thượng Nghị sĩ Quốc hội Pháp;
Noël Mamère, Dân biểu Quốc hội Pháp, Thị trưởng thành phố Bègles, Pháp;
Bob LaGamma, Chủ tịch Hội đồng thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, Hoa Kỳ;
Nina Shea, Giám đốc Viện Hudson thuộc Trung tâm Tự do Tôn giáo, cựu Uỷ viên Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới, Hoa Kỳ;
Trivimi Velliste, Dân biểu Quốc hội Estonia, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto năm 1988;
Peter Molnar, Nghiên cứu sư, Hung Gia Lợi, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto năm 1989;
Paulos Tesfagiorgis, Nhà hoạt động Nhân quyền Eritrea, Nam Phi, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto năm 2003;
Mục sư Bulambo Lembelembe Josué, Phó chủ tịch Hội đồng các Nhà thờ Tin Lành, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto năm 2008, Cộng hoà Dân chủ Congo;
Malahat Nasibova, Nhà báo, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto năm 2009; Azerbaijan;
Sư huynh José Raul Vera Lopéz, Giám mục thành phố Saltillo, Mexico, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto năm 2010;
Nnimmo Bassey, Thi sĩ, Nhà hoạt động Nhân quyền và Môi trường, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto năm 2012, Nigeria;
Maryam Al-Khawaja, Chủ tịch Điều hành Trung tâm Nhân quyền Bahrain, Khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto năm 2013;
Thẩm phán Essa Moosa, Toà án Tối cao Nam Phi, Chủ tịch Nhóm Hành động Nhân quyền Kurdish;
Tiến sĩ Mervyn Thomas, Chủ tịch Điều hành Phong trào Đoàn kết Thiên Chúa giáo trên Thế giới;
Therese Jebsen, Giám đốc Điều hành Sáng hội Nhân quyền Rafto, Vương quốc Na Uy;
Arne Liljedahl Lynngård, Sáng hội Nhân quyền Rafto, Vương quốc Na Uy;
Tiến sĩ Michael Kau, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung hoa Dân quốc Đài Loan, Uỷ viên Sáng hội Dân chủ Đài Loan;
Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, Khôi nguyên Giải Tự do năm 2011;
Zanaa Jurmed, Trung tâm Liên minh Công dân, Mông Cổ;
Dieudonné Zognong, Sáng hội Humanus, Cameroon;
Matteo Meccacci, Chủ tịch Ban Vận động Quốc tế cho Tây Tạng, cựu Dân biểu Ý Đại Lợi;
Debbie Stothard, Ðông Nam Á Quốc hiệp Thế đại Võng lạc, Miến Ðiện;
Hoà thượng Reiko Suzuki, Tăng già Catuddisa, Nhật Bản;
Vincenzo Olita, Chủ tịch Hội Văn hoá Società Libera, Ý Đại Lợi;
Marco Pannella, cựu Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Ý, Lãnh đạo Đảng Cấp tiến Bất bạo động Liên quốc và Liên Đảng;
Maurizio Turco, cựu Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Quốc hội Ý, Thủ quỹ Đảng Cấp tiến Bất bạo động Liên quốc và Liên Đảng;
Marco Perduca, cựu Thượng nghị sĩ Quốc hội Ý, Phó chủ tịch Đảng Cấp tiến Bất bạo động Liên quốc và Liên Đảng;
Filomena Gallo, Hội Luca Coscioni cho Tự do Nghiên cứu Khoa học, Ý Đại Lợi;
Marco Cappato, cựu Dân biểu Quốc hội Châu Âu;
Sergio D’Elia, cựu Dân biểu Quốc hội Ý, Thư ký tổ chức Hands Off Cain;
Elisabetta Zamparutti, cựu Dân biểu Quốc hội Ý, thành viên tổ chức Hand Off Cain;
Rita Bernardini, cựu Dân biểu Quốc hội Ý, Tổng bí thư Đảng Radicali Italiani;
Matteo Angioli, Uỷ viên Tổng hội đồng Đảng Cấp tiến Bất bạo động Liên quốc và Liên Đảng, Ý Đại Lợi;
Kariane Westrheim, Chủ tịch Uỷ ban Dân sự Turkey Liên Âu;
Olivier Dupuis, cựu Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Nhà báo, Vương quốc Bỉ;
Vanida Thephsouvanh, Chủ tịch Phong trào Nhân quyền Lào;
Jackie Campbell, Nhà hoạt động Nhân quyền, Mexico;

Gian Luca Terragna, Kiến trúc sư, Ý Đại Lợi.