Trước hiểm họa TC xâm chiếm biển đảo của VN, các nhà nghiên cứu quốc tế, cũng như các nhà trí thức trong nước cho rằng giải pháp hữu hiệu nhất là VN phải quốc tế hóa vụ việc và đưa TC ra trước tòa án quốc tế. Nhưng cho đến nay CSVN vẫn còn chần chờ. Mới quí thính giả nghe quan điểm của LLDTCGTQ với nhan đề "Tại sao Việt Nam chưa khởi kiện Trung Cộng" sẽ được Hải Nguyên trình bày để kết thúc chương trình tối hôm nay.
Thưa quí thính giả,
Đứng trước hành động quyết đoán chiếm hữu Biển Đông của TC, nhà cầm quyền Việt Nam đã có một vài động thái phản kháng được xem là cụ thể, còn người dân trong nước cũng như hải ngoại đã bày tỏ sự phẫn nộ qua các cuộc biều tình rầm rộ ngày 11 tháng 5 vừa qua. Nhưng sự bày tỏ phản kháng của người dân đã bị nhà nước chận lại, và còn thẳng tay đàn áp sau đó; với lý do các cuộc biểu tình có thể dẫn tới bạo loạn như đã xảy ra tại Bình Dương và Vũng Áng trong các ngày 13, 14 tháng Năm, mà Hà Nội cáo buộc rằng do các phần tử xấu và thế lực thù địch dật dây. Điều cáo buộc ấy đã không thuyết phục được dư luận, bởi có quá nhiều yếu tố cụ thể đã chứng minh ngược lại rằng có bàn tay của một bộ phận đầy quyền lực trong chính quyền chỉ đạo.
Điều mong đợi của người dân trong nước và hải ngoại là nếu Hà Nội không để cho đồng bào tự phát chống TC thì nhà nước phải biểu tỏ thái độ và lập trường rõ ràng trước hiểm họa đang diễn ra trên Biển Đông.
Về phía TC, xem ra họ đã biết quá rõ những gì mà Hà Nội sẽ làm, nên chẳng những họ không có bất cứ cử chỉ thân thiện nào tỏ cho Hà Nội biết họ coi trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia, nên họ đã đưa thêm tàu quân sự, máy bay, cả tầu ngầm chạy bằng nguyên tử có khả năng phóng hỏa tiễn tầm xa để thị oai răn đe Hà Nội. Mặt khác để bảo vệ dàn khoan, tàu lớn của TC đã đâm thẳng vào tàu thuyền nhỏ bé của Việt Nam, gây thiệt hải vật chất và thương vong nhân mạng cho ngư dân ta!
Còn phía Hà Nội cứ tiếp tục ra rả tụng đi tụng lại bài kinh cầu hòa bình hữu nghị bền chặt giữa hai dân tộc, hai đảng Cộng Sản anh em, thay vì có những phản ứng mà ai cũng thấy đúng và cần thiết đó là kiện TC ra trước các cơ quan tài phán quốc tế. Câu hỏi mà người dân đặt ra là tại sao cho đến hôm nay CS Hà Nội vẫn không khởi sự biện pháp này?
Trước khi tìm câu trả lời, chúng ta cần nhắc lại một vài sự kiện mà lẽ ra CSVN đã phải thực hiện từ lâu. Trước hết, khi TC đánh chiến Hoàng Sa năm 1974 thì CS Hà Nội không những không lên tiếng phản đối mà ngược lại còn tuyên bố rằng thà để Hoàng Sa ở trong tay người cộng sản anh em còn hơn là trong tay của "Mỹ Ngụy". Nhưng năm 1988 TC đã dùng quân sự đánh chiếm đảo Gạc Ma và một số đảo khác ở Trường Sa, giết chết 64 binh sĩ của Việt Nam, động thái này nằm trong kế hoạch chiếm lĩnh Biển Đông đã được TC chuẩn bị từ năm 1982, và diễn tiến qua nhiều giai đoạn giữa lúc hai nước CS anh em đang căng thẳng, thì Hà Nội cũng không có phản ứng đúng mức.
Tiếp đếnHội Nghị Thành Đô tháng 9 năm 1990 thì cục diện đã hoàn toàn thay đổi, VN đã trở thành kẻ chư hầu của Bắc Phương, với cái dây lòng lọng 16 chữ vàng và 4 tốt quàng vào cổ, từ đó VN hoàn toàn lệ thuộc vào TC từ kinh tế đến chính trị và ngọai giao.
Trong hơn hai thập niên qua, TC đã cài cắm hay mua chuộc người vào sâu trong hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN để dễ bề thao túng, vì vậy ngày nay bởi những mắc míu lệ thuộc đã quá sâu, nên không sao gỡ ra được.
Tuần trước ông Nguyễn Tấn Dũng đến Philippines đã có những lời phát biểu khá mạnh mẽ, xoa dịu phần nào nỗi bất bình của quần chúng trước thái độ im lặng đáng ngờ của chính quyền Hà Nội, nhiều người tin rằng VN sẽ đáp ứng lời mời của Philippines, cùng với nước này đưa sự việc Trung Cộng xâm phạm biển đảo ra trước tòa án LHQ. Nhưng những người am tường CS thì thừa biết rằng ông Dũng tuy là Thủ Tướng, nhưng cũng chỉ là một trong số 16 thành viên trong Bộ Chính Trịmà thôi. Do đó lời phát biểu của ông chẳng có trọng lượng nào một khi Bộ Chính Trị không đồng ý. Cứ xem những lời phát biều của những viên chức khác thì thấy rõ cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược vẫn đang diễn ra.
Trong buổi họp báo ngày 28 tháng Năm vùa qua, ông Dũng đưa ra ba phương án để đối phó với vấn đề dàn khoan Hải Dương 981 của TC gồm: một là duy trì sự hiện diện trên biển để chứng tỏ chủ quyền của ta. Hai là vận động ngoai giao bằng con đường hòa bình nhưng kiên quyết, và ba là vận động dư luận quốc tế. Trong ba giải pháp ấy, vấn đề pháp lý gần như bị loại bỏ với luận điệu sẽ xem xét để áp dụng đúng lúc, đúng thời!
Bao giờ là đúng lúc đúng thời đây? TC dùng quân sự dánh chiến Hoàng Sa đã hơn 40 năm, đánh chiếm Trường Sa đã 26 năm, nay họ công khai đưa dàn khoan vào khai thác ngay trong thềm lục địa thuộc đăc quyền kinh tế nuớc ta mà lại bảo chúng ta phải chờ đợi đúng lúc đúng thời cho đến bao giờ nữa?.
Sở dĩ Hà Nội chưa dứt khoát, chưa dám quyết tâm, hay chưa được lệnh từ Bắc Kinhchăng? Họ chưa dứt khoát, chưa quết tâmlà vì họ đã bị vướng mắc, đã lún quá sâu vào những thỏa thuận, những cam kết, những hiệp ước bất tương xứng không gỡ ra được.
Sự kiện dàn khoan Hải Đương 981 chính là bài trắc nghiệm cụ thể để cho người dân nhận xét rõ về đảng CSVN trước mối nguy to lớn của tổ quốc hôm nay.
Và đây cũng là cơ hội để dân Việt thoát khỏi nguy cơ thôn tính của Bác Phương, nếu chúng ta quyết tâm dành lấy quyết quyết định vận mệnh tương lai của mình.
Cám ơn quí thính giả đã nghe bài quan điểm của chúng tôi.
Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc