Khẩu xà tâm rết dối điêu khôn lường
Trong khi sóng dậy Biển Đông
Dân chài bị ức hiếp lòng chúng yên
Mặt mày ra vẻ thản nhiên
Lòng ta can đảm nghĩ thêm kế mầu
Chờ hoài chẳng thấy kế đâu
Chỉ thấy nếm, hít "của" Tầu ngày đêm
Quyết tâm bất chiến ngồi thiền
Tự nhiên anh "lạ" giải phiền muộn cho
Niệm Hồ, Các Mác mạnh vô
Miễn sao ăn nhậu: dzô dzô tối ngày
Đinh Thế Dũng
Việt Khang cùng Võ Thanh Hùng
Vì yêu nước chẳng cam lòng an tâm
Tranh cát Trưng Nữ Vương
Tranh cát Bạch Đằng Giang
Tranh cát Trần Quốc Toản ra quân
Vẽ tranh cát thể hiện lòng yêu nước
Hoà Ái, phóng viên RFA
Hòa Ái có cuộc trao đổi với họa sĩ vẽ tranh cát Thanh Hùng, được biết đến qua danh hiệu “Gatre Sand Art”. Người họa sĩ trẻ này sáng tác những tác phẩm nghệ thuật tranh cát diễn tả những trận đánh hào hùng chống giặc ngoại xâm phương Bắc của tiền nhân để thể hiện tinh thần yêu nước của mình vào khi Trung Quốc đang hung hăng tại Biển Đông.
Hòa Ái: Xin chào họa sĩ Thanh Hùng. Câu hỏi đầu tiên là anh đến với nghệ thuật hội họa như thế nào và vì sao anh lại có ý tưởng vẽ tranh cát diễn tả những trận đánh của Trần Hưng Đạo ở Bạch Đằng Giang hay tinh thần đánh giặc ngoại xâm phương Bắc của Trần Quốc Toản, thưa anh?
Họa sĩ Thanh Hùng: Đầu tiên từ nhỏ mình đã thích vẽ. Và hay vẽ chơi, vẽ lên trang giấy kiểu con nít những nhân vật, những câu chuyện về anh hùng dân tộc hay thần thoại trong lịch sử dân gian. Khi lớn lên dù làm những việc gì nhưng có may mắn học trường Mỹ thuật cho nên mình có kỹ năng chuyển tải nhanh hơn, những cảm xúc vẽ ra cũng dễ dàng. Sau này khi vẽ tranh cát thì vẽ các trận đánh đó trong những cảm xúc bất chợt với trí nhớ trong kiến thức mình có. Trước khi có chuyện căng thẳng ở biển Đông thì một vài năm gần đây tôi đã bắt đầu có hướng thiên về bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó chuyện giàn khoan ở biển Đông thì cá nhân mình là công dân thì mình đóng góp, mình lên tiếng, mà đóng góp bằng hành động cụ thể là tôi vẽ nhắc lại hào khí quê hương cha ông từ xưa để mọi người cùng nhớ, để hun đúc để làm gì đó, cố gắng hơn thôi.
Hòa Ái: Anh có nghĩ rằng với ý tưởng này ít nhiều tạo cảm hứng cho những người khác sẽ có những hành động thiết thực trong khả năng của họ để thể hiện tinh thần quốc gia trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông giữa VN và Trung Quốc hiện nay?
Hòa Ái: Anh có nghĩ rằng với ý tưởng này ít nhiều tạo cảm hứng cho những người khác sẽ có những hành động thiết thực trong khả năng của họ để thể hiện tinh thần quốc gia trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông giữa VN và Trung Quốc hiện nay?
Họa sĩ Thanh Hùng: Tôi nghĩ là có thể đó. Vì mỗi công dân dù ít hay nhiều gì trong lòng họ cũng có tinh thần yêu nước mà tinh thần yêu nước đó hiện giờ cần nên được nhắc lại bằng những câu chuyện truyền thống cha ông. Trong lịch có rất nhiều anh hùng dân tộc nhỏ tuổi, lớn tuổi cũng như phụ nữ như Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản…Mình cứ góp phần bằng mọi ngành nghề, họ có thể làm theo khả năng của họ. Tôi nghĩ điều đó cũng tốt.
Hòa Ái: Xin phép trở lại về chuyên môn của anh, nghệ thuật vẽ tranh cát có mặt ở VN khi nào? Loại hình nghệ thuật này được nhiều người biết đến hiện hay không?
Hòa Ái: Xin phép trở lại về chuyên môn của anh, nghệ thuật vẽ tranh cát có mặt ở VN khi nào? Loại hình nghệ thuật này được nhiều người biết đến hiện hay không?
Họa sĩ Thanh Hùng: Làn sóng vẽ tranh cát là từ trên mạng Youtube hồi xưa có cô họa sĩ Ukraine, cô Kseniya Simonova, người dự thi Ukaine’s Got Talent 2010, vẽ về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, về cuộc chia ly của người lính hồng quân với vợ và cô con gái, thương nhớ họ khi thăm mộ. Ở VN theo mình biết có khoảng 10 người. Người có khả năng vẽ trực tiếp lên sân khấu biểu diễn trước mọi người thì khỏang 5,6 người. Có nhiều người làm ở nhà nhưng khả năng bản lĩnh, tự tin lên sân khấu biểu diễn thì bị khớp. Hội tranh cát ở Sài Gòn có anh Thế Nhân là người khuếch trương Hội tranh cát và thêm các anh như anh Lê Phong Giao cũng học trường Mỹ thuật hết nên các anh là người đầu tiên vẽ tranh cát. Chưa biết tương lai thế nào nhưng tôi hy vọng người VN sẽ đón nhận nhiều thú vị hơn trong tương lai. Nhiều người cũng biết nhưng ở tỉnh xa thì không biết.
Hòa Ái: Như vậy nghệ thuật vẽ tranh cát chưa được phổ biến rộng rãi , chưa được nhiều người chú ý đến. Anh có nghĩ rằng qua sự kiện biển Đông đang dậy sóng với những tranh cát thể hiện lịch sử như thế này sẽ thu hút nhiều bạn trẻ nói chung cũng như những học sinh học phổ thông thích thú hơn khi tìm hiểu về lích sử của VN không?
Hòa Ái: Như vậy nghệ thuật vẽ tranh cát chưa được phổ biến rộng rãi , chưa được nhiều người chú ý đến. Anh có nghĩ rằng qua sự kiện biển Đông đang dậy sóng với những tranh cát thể hiện lịch sử như thế này sẽ thu hút nhiều bạn trẻ nói chung cũng như những học sinh học phổ thông thích thú hơn khi tìm hiểu về lích sử của VN không?
Họa sĩ Thanh Hùng: Tôi nghĩ rằng đây là phương pháp giáo dục học sử tốt. Mình không dám nói chắc chắn nhưng cần phải có cái gì đó mới lạ và có những người khác giới thiệu và hợp tác để biểu diễn. Tôi thích làm giáo dục và thích kể chuyện sao cho hấp dẫn, cho hay giống như truyện tranh hay phim hoạt hình thì mình vẽ bằng tranh cát. Cho nên đối với tranh cát, quan trọng là làm sao cho lối kể chuyện ngắn, hay mà hấp dẫn để có thể thay thế các tiết mục múa, hát, kể chuyện bằng lời dài dòng hay bằng tranh, bằng phim tài liệu hay những giờ học lịch sử ở các trường bây giờ. Tranh cát có kèm thêm tiếng động và hiệu quả của âm thanh thì học sinh sẽ rất thích. Tôi cũng tính sẽ thí nghiệm. Nếu có trường học nào hay sự kiện nào của ngành giáo dục thì mình cũng đi kể chuyện (bằng tranh cát) cho các em.
Hòa Ái: Và dưới gốc độ của một họa sĩ, anh có niềm tin những trang sử hào hùng của dân tộc nên được giảng dạy với những hình thức linh hoạt khác nhau để cho các thế hệ thanh thiếu niên VN đó nhận một cách chủ động hơn, không rơi vào cảnh trạng như hiện nay cả một hội đồng thi môn sử nhưng chỉ có một thí sinh mà thôi?
Hòa Ái: Và dưới gốc độ của một họa sĩ, anh có niềm tin những trang sử hào hùng của dân tộc nên được giảng dạy với những hình thức linh hoạt khác nhau để cho các thế hệ thanh thiếu niên VN đó nhận một cách chủ động hơn, không rơi vào cảnh trạng như hiện nay cả một hội đồng thi môn sử nhưng chỉ có một thí sinh mà thôi?
Họa sĩ Thanh Hùng: Đúng rồi, đang những ngày này, đầu tháng Sáu các em đang thi tốt nghiệp mà tôi thấy buồn cười. Đúng là việc này đáng báo động. Vì thanh niên lớn lên mà không biết lịch sử nước mình, phải “né” để chọn môn khác thì không hay lắm. Cho nên cùng với những môn nghệ thuật khác thì tôi nghĩ giáo dục bằng mọi phương tiện khác, chẳng hạn như tranh cát là phương pháp tôi sẽ chọn để tiếp cận vừa đáp ứng mảng giải trí đồng thời dành cho mảng giáo dục để hun đúc cho các em tinh thần dân tộc Việt, bản sắc Việt cũng như đối trọng lại sự lấn át của văn hóa phương Bắc.
Hòa Ái: Chân thành cảm họa sĩ Thanh Hùng dành thời gian cho cuộc trao đổi này với đài RFA. Mong rằng hoài bão của những họa sĩ vẽ tranh cát như anh sẽ được xã hội đón nhận cũng như góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa và truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của tiền nhân.