Mục đích chính trị hay tư pháp?
Hôm thứ ba 12 tháng 8, 2014, lại có tin một tướng lãnh cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Quách Bá Hùng, bị câu lưu để điều tra như môt nghi can tham nhũng. Họ Quách cũng bị bắt về cùng một tội danh giống như cấp trên của ông là Thượng Tướng Từ Tài Hậu: "nhận hối lộ để cho hàng loạt sĩ quan quân đội thăng cấp".
Tin hôm qua mới là tin chính thức, nhưng báo Hoa ngữ hải ngoại Bác Tấn đã loan tin từ một tháng trước, nói là họ Quách có thể đã bị bắt. Tướng Bá-Hùng là người thân cận với Thượng tướng Từ Tài Hậu, và cũng có quan hệ thân thiết với nhân vật được gọi là trùm tham nhũng của Trung Quốc, cựu Ủy viên Thường trực Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang. Những nhân vật này còn là những người rất thân cận về chính trị với cựu Bí thư Trùng Khánh đã bị thanh trừng là Bạc Hy Lai, và tất cả đều phục tùng một nhân vật cao hơn nữa.
Cả ba vị quan lớn trong nhóm đảng viên cao cấp nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có một Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị lãnh đạo ngành công an và tình báo, Chu Vĩnh Khang, hai cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, ngoài những điểm chung về tham nhũng và thân cận với ông Bạc Hy Lai đã đành, họ còn là những người thân tín của ông Giang Trạch Dân, do ông Giang đưa vào Quân Ủy trung ương dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người lãnh đạo Đảng vào lúc đó. Ông Giang Trạch Dân làm như vậy để giữ ảnh hưởng quyền lực lâu dài về quân sự và chính trị.
Vì thế vụ thanh trừng cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc không khỏi liên quan đến vấn đề chính trị trong Đảng. Rõ ràng ông Tập Cận-Bình vẫn tiếp tục thanh toán phe cánh của Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh đã bị hạ bệ cùng với vợ là Cốc Khai Lai. Nhưng đối tượng sau cùng có thể là chính người bảo kê của những con hổ dữ này.
Một chiến dịch tư pháp chống tham nhũng phải do hệ thống tòa án và an ninh quyết định mục tiêu và hành động. Ở đây việc quyết định bắt ai và chừa lại những ai chỉ do hai người, là Chủ tịch Tập Cận-Bình và người thân tín nhất của ông, Trưởng ban kỷ luật trung ương Đảng Vương Kỳ Sơn.
Ngoài những nhân vật cao cấp có ảnh hưởng chính trị và quyền bính, hay nói rõ hơn là trong cuộc đấu tranh quyền lực trong giới lãnh đạo tối cao ở Bắc Kinh, chiến dịch còn nhắm đến tất cả viên chức ở mọi cấp, chính trị cũng như cấp chuyên viên, dính líu vào tham nhũng từ trước đến nay. Vài khuôn mặt điển hình mới nhất trong giới này là Đào Ly-Minh, cựu giám đốc Ngân hàng tiết kiệm quốc doanh Bưu điện Trung Hoa, bị bắt hôm 13 tháng 8, hay Vương Tôn Nam, cựu tổng giám đốc công ty thực phẩm quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc ở Thượng Hải, bắt hôm 12 tháng 8. Thêm nữa, trong hai tháng nay còn có hằng chục viên chức, đảng viên cỡ lớn như thế đã bị câu lưu và điều tra, chưa kể trên 30 viên chức cấp thứ trưởng trở lên đã là mục tiêu của cuộc thanh trừng.
Điều này chứng tỏ hành động vá trời lấp biển của ông Tập Cận-Bình nhắm cả hai mục tiêu chính trị lẫn tư pháp, chống tham nhũng,
Sờ gáy "Thái Thượng Hoàng"?
Chỉ riêng vụ Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu bị thanh trừng đã được mô tả là trận động đất lớn trong tầng lớp lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, nay nếu tới lượt "Thái Thượng Hoàng của ĐCSTQ" Giang Trạch Dân bị sờ gáy thì đúng là trận đại hồng thủy của nền chính trị Trung Quốc do đảng Cộng sản lãnh đạo từ 65 năm nay..
Tuy nhiên trước Giang Trach Dân, nếu có thể kể tới ông này, người ta đã chú ý đến cựu Phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, có thể đang trong tầm ngắm của chủ tịch họ Tập và các đồng chí thân tín.
Được coi là nhân vật từng chống lưng cho Chu Vĩnh Khang,Tăng Khánh Hồng năm nay 75 tuổi, từng là Ủy viên Bộ chính trị cùng với Ôn gia bảo, Giả Khánh Lâm, Ngô Bang Quốc cùng 4 người khác và Hồ Cẩm Đào lãnh đạo nền chính trị quân sự Trung Quốc, sau thời Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ.
Tăng Khánh Hồng cũng giống như Chu Vĩnh Khang, từng công tác hơn 30 năm trong ngành dầu khí, và đều được cựu Bộ trưởng dầu khí–năng lượng Trương Đường Khắc đề bạt, sau đó thăng tiến nhanh chóng và trở thành nhân vật mà dư luận người Hoa trong và ngoài nước gọi là "chưởng môn nhân bang dầu khí”. Tăng Khánh Hồng còn được xưng tụng là “đầu rồng” của “bang dầu khí” giàu có này.
Nhưng lúc con hổ Chu Vĩnh Khang sa lưới cũng là lúc bang hội dầu khí giàu có ngất trời này bắt đầu lâm nạn. "Đầu rồng" chắc không tránh khỏi tai họa. Tờ Minh Báo cho biết đã có hơn 120 quan chức từ cấp sở trở lên bị điều tra. Nhiều người trong số đó từng có quan hệ trên mức thân thiết với Tăng Khánh Hồng và Chu Vĩnh Khang.
Tướng lãnh bất tuân
Về Giang Trạch-Dân, người ta phải mở lại hồ sơ Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào.
Đầu tiên cần nhằc lại rằng Chu Vĩnh Khang là một trong đôi ba nhân vật có quyền lực cao nhất ở Bắc Kinh, được giới quan sát gọi là "Sa Hoàng" ngành an ninh tình báo của Trung Quốc, một cơ chế không lồ lâu đời quản lý chặt chẽ đời sống chính trị và an ninh của toàn đảng Cộng sản
và hơn 1 tỷ 300 triệu người Trung Quốc, có ngân sách tương đương hay có thể còn lớn hơn ngân sách của quân đội.
và hơn 1 tỷ 300 triệu người Trung Quốc, có ngân sách tương đương hay có thể còn lớn hơn ngân sách của quân đội.
Từ Tài Hậu là Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương vào thời Hồ Cẩm Đào là Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quân ủy trung ương. Tuy nhiên nhiều người cho rằng vị Chủ tịch Quân ủy Trung ương này chẳng khác gì bù nhìn, khi họ Từ và một Phó chủ tịch kia chỉ nghe lệnh Giang Trạch-Dân, khi đó đã về hưu và đã bàn giao chức vụ cho ông Hồ.
Giới quan sát biết là sau trận động đất ở Văn Xuyên, Tây tạng năm 2008, Thủ tướng Ôn Gia-bảo đến thị sát tại chỗ, nhưng quân đội bất tuân lệnh của ông khiến nhiều người đã mất cơ hội quý giá để được cứu sống.
Ôn Thủ tướng thúc đẩy công cuộc cứu cấp, ra lệnh khai thông ngay lập tức bằng mọi giá con đường tiếp cận Văn Xuyên. Nhưng các đơn vị quân đội tỏ ra cố tình trì hoãn thi hành, có đơn vị còn dám từ chối đưa quân tới giúp, với lý do "thời tiết chưa tốt"! Thủ tướng họ Ôn tức giận hét lên trong điện thoại với một tướng lãnh "Tôi không cần biết lý do. Nhân dân trả lương cho anh. Việc đó tùy anh" và dập mạnh chiếc điện thoại xuống.
Tướng Từ Tài Hậu điều khiển quân đội trong 10 năm, nhưng trong khoảng thời gian đó Giang Trạch-Dân vẫn nắm giử quyền lãnh đạo quân sự dù ông đã nghỉ hưu. Người ta chỉ thấy Chủ tịch đương nhiệm Hồ Cẩm Đào không có quyền hành gì với quân đội, vì các tướng chỉ huy cao cấp đều là người do họ Giang đề bạt, và họ chỉ nghe lệnh của Giang Trạch-Dân.
Tướng Trần Bính Đức, Tổng tham mưu trưởng quân đội thời đó, phổ biến một báo cáo cho biết sau khi động đất ở Văn Xuyên tới 72 giờ đồng hồ hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo vẫn không thể điều động được quân đội tới nơi, vì Giang Trạch-Dân giữ quyền quyết định và chuẩn y mọi hành động quân sự.
Nhà nghiên cứu, cựu Giám đốc xuất bản của Đại học Quốc phòng Trung Quốc Tân Tử Lăng nói với đài VOA rằng Hồ Cẩm Đào chỉ có quyền ban lệnh cho cấp Thiếu tướng trở xuống, từ trung tướng trở lên chỉ nhận lệnh của Giang Trạch-Dân. Họ Tân còn cho biết Hồ Cẩm Đào "không thể nói" được quân đội.
(Nhà nghiên cứu Tân Tử Lăng là tác giả quyền "Mao Trạch Đông, ngàn năm công, tội" (Thông tấn xã Việt Nam dịch và in năm 2009, bản điện tử do "Mõ Hà Nội" đưa lên mạng, http://www.viet-studies.info/kinhte/MaoTrachDong_NganNamCongToi.htm))
Hẳn nhiên ông Tập Cận-Bình không thể không rõ về những sự kiện đó.
Đầu tháng 7 vừa qua, bốn "con hổ lớn" được coi là "đệ tử" của Giang Trạch-Dân cùng bị trục xuất khỏi Đảng và đi tù cùng một lúc. Đó là: Từ Tài Hậu, Lý Đông Sanh, Tưởng Khiết Mẫn và Vương Vĩnh Xuân.
Trước đó nữa là vụ Bạc Hy Lai. Họ Bạc nhanh chóng thăng tiến ở Đại Liên, Liêu Ninh, Trùng Khánh cũng nhờ được Giang Trạch-Dân chiếu cố. Mối quan hệ khởi đầu từ năm 1999 khi Bạc Hy Lai đi Bắc Kinh mời họ Giang thăm Đại Liên trong lễ kỷ niệm 100 năm tuổi của thành phố. Ông Giang Trạch-Dân đã rất hài lòng khi thấy bức chân dung khổng lồ của mình được treo trên quảng trường trung tâm thành phố. Từ đó sự nghiệp của Bạc Hy Lai lên như diều gặp gió, tuy phải nói một phần cũng do tài năng lãnh đạo và quản lý của ông họ Bạc.
Bạc Hy Lai và Từ Tài Hậu còn là những trợ thủ rất đắc lực của Giang Trạch-Dân khi họ Giang khởi sự chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công từ 1999.
" Phục Hổ, Hàng Long"?
Không thể không thấy rõ "nhà săn bắn" Tập Cận-Bình đã đưa vào tầm ngắm và bắn hạ toàn những tay chân trong vòng thế lực của cựu TBT, Chủ tịch nước Giang Trạch-Dân.
Tăng Khánh Hồng cũng nằm trong phe nhóm đó. Vì thế rất đông trong giới phân tích về Trung Quốc đang nóng lòng chờ loạt đòn phản công của Giang Trạch-Dân phối hợp cùng những tay chân còn lại, hay là cảnh họ Giang lên xe "bảo hộ" để đi trả lời trước hệ thống kỷ luật của đảng Cộng sản và tòa án.
Chưa có tin chính thức về việc này, nhưng chỉ với việc cựu Phó chủ tịch Nước họ Tăng xuất hiện trong kính ngắm của nhà săn bắn "đả hổ diệt ruồi" Tập Cận-Bình, nhiều người đã chuẩn bị phong tặng ông họ Tập danh hiệu "hàng long phục hổ" nhờ thành tích nắm đuôi những "đầu rồng" họ Tăng, hay họ Giang.
Nói về phía quân đội, thời Giang Trạch-Dân và Chu Dung Cơ có lần Thủ tướng họ Chu đã phải công khai lên án tập đoàn Thiên Thành thuộc Tổng Cục chính trị, bộ Tổng tham mưu hoạt động buôn lậu, có sĩ quan cao cấp bảo kê và can thiệp, còn dám bắt giam cả phái viên của Thủ tướng đến điều tra. Chuyện tham nhũng và xa hoa trụy lạc động trời của nhiều sĩ quan cao cấp trong quân đội nhân dân Trung Hoa đã được lôi ra ánh sáng từ khi đó, nhưng mãi đến nay những con hổ lớn mới sa lưới vì cả hai lý do phe phái chính trị và hành vi tham nhũng, phạm pháp hình sự.
Liệu "nhà săn bắn cấp cao", "tráng sĩ hàng long phục hổ" có trở thành "liệt sĩ" về mặt sự nghiệp và thanh danh chăng?
Dư luận có mường tượng đến chuyện ấy, và người ta nhớ lại, vài ngày trước khi xảy ra vụ Chu Vĩnh Khang vào ngày 30 tháng 6, ông Tập Cận-Bình tuyên bố trong một buổi họp tối mật của Bộ chính trị, nguyên văn được chép lại, rằng :"Hai đạo quân tham nhũng và chống tham nhũng đang trong thế đối đầu bế tắc"
Một tờ báo nhà nước ở vùng đông bắc Trung hoa thuật lại tin này, cho biết thêm ông Tập còn nói :"Trong cuộc tranh đấu chống tham nhũng, tôi không cần biết sống chết, cũng không lo thanh danh hủy hoại". Một số báo chí Nhà nước trích lại tin này nhưng sau đó đều bị kiểm duyệt gỡ xuống khỏi mạng. Và chỉ vài ngày sau 4 ông chúa sơn lâm dữ dằn nhất nước đã vào trong cũi.
Đến nay đã hai tháng qua, hai "ông ba mươi" cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương vẫn không gầm thét gì được nữa, chứng tỏ ông họ Tập hôm đó chỉ báo động tình hình như vậy để đòi hỏi sự ủng hộ, yểm trợ của bộ chính trị, và đã thành công.
Tráng sĩ Việt Nam?
Người Việt ta có mong Việt Nam sắp có một tráng sĩ "Phục Hổ Hàng Long" như Tập Cận-Bình, dẫu chẳng thành công thì cũng thành nhân, hay chăng? Mong quý vị trả lời câu hỏi này trong mục "Ý kiến bạn đọc" ở cùng trang.
Tuy nhiên Mặc Lâm đã quên rằng nước Đại Việt cũng có dũng sĩ Lê Văn Khôi, con nuôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt, biểu diễn tay không đấm chết hổ trong buổi Tả Quân khao tiệc sứ thần Xiêm La.
Sau khi Lê Tả Quân qua đời và bị vua Minh Mạng truy án, Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An (Sài Gòn) và các thành lân cận, nhưng sau cùng bị vây trong thành và chết vì bệnh phù thủng.
Tập Cận Bình tóm chặt 3 tâm phúc nguy hiểm nhất của Giang Trạch Dân
(Quốc tế) - Ngày 13 tháng 8, có một số phương tiện truyền thông nước ngoài báo cáo, Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã “tiêu diệt” được 3 “môn sinh” nguy hiểm nhất của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân là: Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai. Ba người này kỳ thực là tâm phúc của Giang Trạch Dân, đều thực hiện theo chính sách của Giang Trạch Dân mà bức hại Pháp Luân Công, tham dự vào tội ác mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công
3 “môn sinh” nguy hiểm nhất của Giang Trạch Dân đã bị “tiêu diệt”
Ngày 13 tháng 8, báo truyền thông hải ngoại “New York Times” phiên bản tiếng Trung đã công bố một bài viết nổi tiếng, với tựa đề “Tập Cận Bình chống tham nhũng là điều thực sự”, bài báo cho biết, Tập Cận Bình đã “tiêu diệt” 3 “môn sinh” nguy hiểm nhất của Giang Trạch Dân.
Bài báo cũng trích dẫn lời phát biểu của con gái Hồ Kiều Mộc là Hồ Mộc Anh tại buổi lễ liên hoan mừng năm mới tại Bắc Kinh Diên An, đây “là một cuộc đấu tranh giữa cái sống và cái chết”.
Điều trong bài viết gọi là “môn sinh” kỳ thực là cựu Thường ủy Cục Chính trị, tiền Chính Pháp Ủy Bí thư ĐCSTQ Chu Vĩnh Khang, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy ĐCSTQ Từ Tài Hậu và cựu Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Ba người này là tâm phúc của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, đã nghe theo Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, tham gia vào tội ác mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công.
Cha con Chu Vĩnh Khang đều đã tham gia vào tội ác mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân khăng khăng cố chấp theo ý mình, phát động một cuộc đàn áp tàn khốc đối với Pháp Luân Công. Chu Vĩnh Khang là người luôn theo sát Giang Trạch Dân, tích cực tham gia cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Từ năm 1999 đến năm 2002, Chu Vĩnh Khang nhận chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên, đã sử dụng một loạt các chiến dịch đàn áp quy mô lớn đối với Pháp Luân Công, khiến tỉnh Tứ Xuyên trở thành một trong những tỉnh xảy ra những đợt đàn áp Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất tại Đại Lục.
Năm 2002, Chu Vĩnh Khang được Giang Trạch Dân đề bạt lên làm Bộ trưởng Bộ Công an kiêm Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Ủy ban Chính Pháp ĐCSTQ, phối hợp với bí thư Ủy ban Chính Pháp đương thời là La Cán tiến hành những chính sách đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục.
Từ năm 2007 trở đi, Chu Vĩnh Khang thay thế La Cán nhậm chức Bí thư Ủy ban Pháp luật và Chính trị Trung ương của ĐCSTQ, lãnh đạo các trưởng nhóm chuyên xử lý các vấn đề về Pháp Luân Công, dưới những danh nghĩa khác nhau khiến cho cuộc bức hại Pháp Luân Công ngày càng trầm trọng, làm cho những vụ bắt giữ bất hợp pháp, giam giữ kéo dài, dùng cực hình tra tấn đến tàn phế và bức hại đến chết các học viên Pháp Luân Công ngày càng gia tăng tại Đại Lục.
Do được Chu Vĩnh Khang thông đồng và xúi giục, toàn bộ bộ máy nhà nước Trung Cộng, bao gồm cả quân đội, cảnh sát vũ trang, đều bị cuốn vào tội ác mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, điều này được hệ thống chính quyền bảo vệ, có hệ thống, cả quần thể đều phạm vào tội diệt chủng.
Khi con trai Chu Vĩnh Khang là Chu Bân dưới ảnh hưởng từ quyền lực của cha mình, đã tiến hành bán nội tạng, giả hình, nói dối là lấy từ những tù nhân đã chết để thu về những món lợi nhuận khổng lồ, cha con Chu Vĩnh Khang đã từng tráo đổi các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bằng những tù nhân phạm tội tử hình, các học viên Pháp Luân Công trong lúc bị hành hình đã bị mổ cướp nội tạng sống, các học viên Pháp Luân Công vẫn sống nhưng vô cùng đau đớn, còn những tù nhân phạm tội tử hình sau khi tẩy não lại được thả về cộng đồng.
Vì sợ bị thanh trừng sau khi mất quyền lực, theo sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai đã tiến hành một âm mưu bí mật, mong muốn trong Đại Hội Đảng lần thứ 18 diễn ra sẽ lật đổ Tập Cận Bình để đưa Bạc Hy Lai lên thay thế, nhằm kiểm soát quyền lực tối cao của ĐCSTQ. Sau khi Bạc Hy Lai rớt đài, ngày 19 tháng 3 năm 2012, Chu Vĩnh Khang phát động chính biến, bị Hồ Cẩm Đào điều quân chấn áp. Trước và sau cuộc họp Bắc Đới Hà năm 2013, Chu Vĩnh Khang đã hai lần tìm cách bí mật ám sát Tập Cận Bình nhưng không thành.
Ngày 29 tháng 7 năm 2014, ĐCSTQ tuyên bố, thành lập án điều tra đối với Chu Vĩnh Khang.
Từ Tài Hậu trong hàng ngũ quân đội ĐCSTQ đã thúc đẩy việc bức hại Pháp Luân Công
Từ Tài Hậu là người được Giang Trạch Dân đề bạt lên, được coi là “quân đội yêu thích nhất” của Giang Trạch Dân, là một người tham nhũng hủ bại trong bè phái Giang tại quân đội. Từ Tài Hậu cùng Chu Vĩnh Khang, Cốc Tuấn Sơn, Bạc Hy Lai v.v… có những mối quan hệ lợi ích không rõ ràng, và đều bị cuốn vào cuộc chính biến chống lại Tập Cận Bình.
Từ Tài Hậu là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc sử dụng quân đội Trung Quốc tiến hành bức hại các học viên Pháp Luân Công, thực hiện mổ cắp nội tạng sống, phụ trách điều phối các lực lượng quân sự, trực tiếp tham gia vào việc xây dựng các kho bí mật lưu trữ nội tạng cấy ghép cho người sống. Quân đội Trung Quốc đã từng tiến hành bí mật lưu chuyển các học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh và Liêu Ninh và những nơi khác, chuyển tới để đầu tư vào kho cấy ghép nội tạng sống này.
Tháng 6 năm 2006, tại một cửa hàng bán ngói ở tỉnh Liêu Ninh có một sĩ quan quân đội cao tuổi đã tiết lộ những thông tin mờ ám về việc quan chức chính phủ tỉnh Liêu Ninh thông đồng cấu kết với quân đội cho “Đại Kỷ Nguyên”. Từ Tài Hậu liên tiếp được thăng chức, bởi vì Từ Tài Hậu vốn là hắc thủ Đảng do Giang Trạch Dân bồi dưỡng nên, và cũng là một công cụ đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân.
Ngày 30 tháng 6 năm 2014, Tập Cận Bình mở Hội nghị Cục Chính trị, tuyên bố khai trừ Từ Tài Hậu ra khỏi ĐCSTQ, đồng thời bàn giao quân sự cho các cơ quan kiểm sát.
Bạc Hy Lai là người đầu tiên phạm tội mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công
Bạc Hy Lai năm đó vì để thăng chức, đã tích cực chiểu theo chính sách của Giang Trạch Dân tiến hành đàn áp Pháp Luân Công. Bạc Hy Lai ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, khi còn đương quyền, đã là người đầu tiên thực hiện mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, thưc hiện các tội ác ghê tởm trong việc buôn bán xác chết trục lợi. Dưới sự hỗ trợ trước sau của hai thư ký Chính Pháp Ủy ĐCSTQ là La Cán và Chu Vĩnh Khang, tội lỗi này đã lan tràn tại khắp nơi trong toàn quốc, một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ đã bị mổ cướp nội tạng sống.
Tháng 2 năm 2012, sự kiện Vương Lập Quân bùng phát, khiến cho kế hoạch đảo chính của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang bị bại lộ. Sau đó, Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo đã kết thành liên minh chính trị, “lật đổ” Bí thư Tỉnh ủy ĐCSTQ Trùng Khánh Bạc Hy Lai.
Ngày 22 tháng 9 năm 2013, Bạc Hy Lai với tội hối lộ, tham nhũng, lạm dụng chức quyền đã bị kết án tù chung thân. Nhưng tâm điểm tội ác của Bạc Hy Lai, chính là phối hợp với Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, cùng một số người khác thực hiện âm mưu đảo chính, bức hại Pháp Luân Công, mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công và các tội ác khác chống lại loài người, điều này cho tới nay vẫn bị ĐCSTQ che đậy.
Nhóm biên tập Việt Nguyên (dịch từ Theo Epoch time)
Trận này hứng thú ly kỳ
Thằng nào bị đấm cũng vì đảng thôi
0o0
Võ Tòng nay: Tập Cận Bình
Không đánh ruồi, hổ cũng rình mà sơi
Cộng Sản Âu-Á: một nòi
Ôm nhau phía trước dao thòi phía sau
0o0
Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân,
Đấy là quả báo từng phần ấy thôi
Thế gian ngẫm kỹ sự đời
Nợ đời hôm trước đời đòi hôm sau
0o0
Ác vương là Đặng Tiểu Bình
Ác chúa đúng Tập Cận Bình chẳng sai
Ác tướng: lũ Bạc Hy Lai.
Ác thần, nào có ai ngoài Trạch Dân
Ác đế là Mao Trạch Đông
Bác Hồ Việt Cộng một lòng kính yêu
0o0
Bắc Kinh quyền cước rung đài
Thân Tầu Hà Nội lùi hai bước liền
Phe theo Mỹ tiến như điên
Lâu đài hai cộng cũng phiền như nhau
Chờ xem ai trước, ai sau
Đinh Thế Dũng