Friday, 8 August 2014

China’s Epic Fail in the South China Sea

Whatever Beijing hoped to achieve with the deployment of HS-981—oil, territorial advantage or long-term strategic gain—didn’t work out.
August 5, 2014


By whatever metric you choose, China’s recent oil-drilling adventure in the South China Sea was a disaster. No new oil will reach Chinese consumers, no new maritime territory has been gained and regional advantage has been handed to the United States. ASEAN solidarity has held firm and the positions of ‘pro-Beijing’ forces in crucial countries, particularly Vietnam, have been seriously weakened. China’s foreign-policy making has proven to be incompetent. How did it all go so wrong?
We can’t know what the Chinese leadership hoped to achieve when it approved the deployment of the country’s largest oil rig and a small armada of protecting vessels into waters also claimed by Vietnam. It seems unlikely that the operation was simply an attempt to find oil. There are many better places to go prospecting. On March 19, the China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) announced it had discovered a mid-sized gas field in uncontested waters closer to Hainan Island. Exploitation of that field was delayed while the Paracels adventure unfolded farther south.
alt
The two areas of seabed explored by the giant drilling rig HS-981 are not good prospects for hydrocarbons. A 2013report by the U.S. Energy Information Administration suggested the Paracels’ energy potential is low. It seems significant that CNOOC, China’s most-experienced offshore operator, was not involved in the expedition. Although CNOOC’s subsidiary COSL was operating the rig, the overall operation was directed by the China National Petroleum Corporation (CNPC) which has much less experience of exploration in the South China Sea.
HS981 ended its mission a month early, in the face of the impending arrival of super-typhoon Rammasun. CNPC declared that the rig had found hydrocarbons, but was very unspecific about details and amounts. It is almost certain that they will never be commercially exploited for both technical and political reasons. This operation was not really about oil.
One motivation can be safely ruled out. We know that the mission was not an attempt to rouse popular nationalist feeling in China because, as the Australian researcher Andrew Chubb has shown, news about the clashes between the rig’s protection fleet and the Vietnamese coast guard was kept out of the Chinese media for a week afterwards.
There may well have been another political purpose, however. An operation of such magnitude must have been planned well in advance and approved at the highest level. Chinese authorities announced that the rig had arrived on station on May 3, exactly one week before the summit of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) was due to get underway in Myanmar. Perhaps Beijing was hoping to repeat its success at the ASEAN Foreign Ministers’ meeting in Phnom Penh in July 2012. On that occasion, ASEAN split: Cambodia vetoed a collective statement, leaving the Philippines and Vietnam isolated in their sea disputes with China.
If China was hoping to achieve the same thing over the Paracels, the effect was exactly the opposite. ASEAN came together in a conspicuous display of unity and issued a joint statement, in effect telling Beijing to back off. This was the first time the organization had taken a position on the Paracels—which is a purely bilateral dispute between China and Vietnam (unlike the Spratly Island disputes which affect five ASEAN members, including Indonesia). Andrew Chubb has argued that this quiet display of solidarity had much more of an impact in Beijing than the high-volume statements from Washington.
Some commentators have suggested that the episode was an example of “salami slicing”—a steady process of occupying areas of the South China Sea in small steps without attracting too much attention. But if that was the aim, it also failed since, with the withdrawal of the oil rig, the waters are, once again, unoccupied. The “slice” has rejoined the salami. The politburo may have thought that a decisive statement of maritime control would strengthen China’s territorial claim to the islands, but Vietnam’s robust response is equally good proof that it disputes that claim.
The Australian analyst Hugh White has argued that China’s purpose in provoking such confrontations is to deliberately stretch and weaken the security linkages that bind the United States to Southeast Asia. “By confronting America's friends with force”, he says, “China confronts America with the choice between deserting its friends and fighting China. Beijing is betting that, faced with this choice, America will back off and leave its allies and friends unsupported. This will weaken America's alliances and partnerships, undermine U.S. power in Asia, and enhance China's power.”
But Vietnam is not an ally of the United States, so this episode was a better demonstration of the problems of standing against China alone. However, in provoking this confrontation, Beijing has achieved the opposite of White’s expectations: pushing Hanoi closer to Washington. As David Elliott's recent book makes clear (and see my review here), Vietnam’s foreign-policy orientation has been generally pro-China ever since it stopped being pro-USSR. Over the past two decades, it was only when the “pro-China” voices were weakened by policy failures and Chinese antagonism—that liberalizers were able to reorientate Vietnam’s foreign policy.
The analyst Zachary Abuza has given us an enlightening account of how the balance of forces within the upper leadership of the Communist Party of Vietnam has changed as a result of the oil-rig standoff. “A June 2014 meeting of the Vietnam Communist Party's Central Committee unanimously resolved to condemn Chinese aggression and encroachment” he tells us. In late July, Politburo member Pham Quang Nghi made an intriguing visit to the United States at the invitation of the State Department.
In short, whatever China hoped to achieve with the deployment of HS-981—oil, territorial advantage or long-term strategic gain—didn’t work out. How can we explain such a foreign-policy failure? I think the episode shows how China’s South China Sea policy is more a reflection of internal priorities than a considered foreign policy. In short, the South China Sea has become a giant pork barrel for some of China’s provinces, state agencies and state-owned enterprises.
Two decades ago, John Garver argued that the Chinese navy’s push into the South China Sea represented “the interaction of national and bureaucratic interests”. They’re still interacting. Their navy’s getting bigger along with its budgets. Prestige, promotion and pecuniary rewards are following. The same is true of the new China Coast Guard—a year after the merging of several smaller maritime authorities into one. The Coast Guard needs to focus on something other than internal squabbling as it completes that merger and both it and the navy are looking for missions to demonstrate their usefulness and justify their funding.
And what’s true of the military is true of southern provinces. Hainan is China’s smallest province and relatively poor with an economy dominated by agriculture. In recent years it’s put great efforts into developing its fishing industries and become expert at harvesting state subsidies to equip new boats. Some excellent on-the-ground reporting by Reuters last month reminded us of the hundreds, perhaps thousands of fishing boats receiving between $300 and $500 per day to go fishing in disputed waters. While one captain noted that, “The authorities support fishing in the South China Sea to protect China's sovereignty” it might be just as accurate to say the authorities make use of the sovereignty claim in order to justify the support for fishing. Reuters discovered that eight trawlers being launched in the port of Dongfang on Hainan would each qualify for $322,500 in “renovation” grants.
Oil companies are also able to play the sovereignty card in support of their semi-commercial ventures in the South China Sea. In May 2012, when CNOOC launched the heavily-subsidised deep water rig at the centre of the Paracels standoff, HS-981, its chairman famously described it as, “mobile national territory and a strategic weapon”.
It seems strange, therefore, that CNOOC was not in charge of the Paracels expedition. Why was this? We're not privy to the corporate machinations but a few explanations suggest themselves. CNPC may have been willing to take risks that CNOOC wasn't—both technical and political. This was the first time that HS-981 had been used in deep water and the first time in disputed water. Perhaps CNPC was trying to steal a march on CNOOC by staking a claim in an unexplored area. Or perhaps CNPC’s senior management was trying to get itself out of deep political trouble. Spiralling corruption allegations against the company were becoming a national political scandal. CNPC’s management might have regarded a mission to fly the flag in disputed territory as a way of currying favour with the Politburo and saving their skins.
None of this is meant to deny that the Chinese participants in the oilrig standoff believe wholeheartedly in the validity of their country’s territorial claim in the South China Sea. The legend of China’s ‘indisputable sovereignty’ has been inculcated into generations of Chinese children. I have argued elsewhere that this belief depends upon early-twentieth century misreadings of Southeast Asian history by Chinese nationalists but I have no doubt that the Chinese leadership sincerely believes in its correctness.
Nonetheless, for special interests inside the Chinese party-state bureaucracy, the South China Sea has become a giant political piñata. They simply have to whack the issue from time to time to provoke another stream of subsidies from on high. Chinese policy in the Sea is less likely to be the result of a considered summation of reasoned arguments than the unpredictable result of an agglomeration of lobbying campaigns. When they work together, the power of these interest groups is immense: they can sway Communist Party policy to their advantage. One thing they can all agree on, whether for reasons of nationalism, security, profit or jobs, is that China must have access to the resources of the South China Sea.
Too many commentators have been taken in by China's propaganda efforts. The myth of Beijing's inscrutable invincibility is taking root in the op-ed pages of too many news outlets. The result is that even when China blunders, it’s assumed to be simply a cover for a more sophisticated and nefarious plot. It’s time to dispel the myth and see Beijing's blunders for what they really are. At the moment, cockup is a better guide to China’s moves in the South China Sea than conspiracy.
Bill Hayton is the author of The South China Sea: the struggle for power in Asiato be published by Yale University Press shortly.
Image: Flickr/Official U.S. Navy/CC by 2.0

Thiên anh hùng ca của Trung Quốc thảm bại ở biển Đông

Tác giả: Bill Hayton
Người dịch: Huỳnh Phan
05-08-2014
H1
Dù Bắc Kinh hy vọng đạt được điều gì đó qua việc triển khai giàn khoan HD-981 (dầu hoả, ưu thế về lãnh thổ hoặc lợi ích chiến lược dài hạn) đều chẳng có kết quả
Dù đo bằng thước đo nào, cuộc phiêu lưu khoan dầu gần đây của Trung Quốc (TQ) ở biển Đông là một thảm họa. Chẳng có dầu hoả mới nào sẽ tới người tay tiêu dùng TQ, chẳng có lãnh thổ mới nào trên biển đã thu được và lợi thế khu vực đã lọt vào tay Hoa Kỳ. Tình đoàn kết ASEAN đã được giữ vững và vị thế của các lực lượng ‘thân Bắc Kinh’ ở các nước cốt yếu, đặc biệt là Việt Nam, đã bị suy yếu nghiêm trọng. Việc hoạch định chính sách đối ngoại của TQ đã cho thấy thiếu năng lực. Làm sao mà mọi thứ lại hỏng hết như thế? 
Chúng ta không thể biết lãnh đạo TQ hy vọng đạt được điều gì khi họ phê chuẩn việc triển khai giàn khoan dầu lớn nhất và một đội tàu nhỏ bảo vệ của đất nước này vào vùng biển cũng được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Có vẻ không chắc rằng hoạt động này đơn thuần chỉ là một nỗ lực để tìm dầu. Có nhiều nơi tốt hơn để tới khảo sát. Ngày 19/3, Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia TQ (CNOOC - China National Offshore Oil Corporation )thông báo đã phát hiện một mỏ khí cỡ vừa tại vùng biển không tranh chấp gần đảo Hải Nam. Việc khai thác mỏ đó đã bị hoãn lại trong khi cuộc phiêu lưu quần đảo Hoàng Sa lại diễn ra xa hơn về phía nam.
Hai khu vực đáy biển được giàn khoan khủng HD-981 thăm dò không phải nơi có triển vọng tốt về dầu khí. Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ năm 20 13 cho thấy tiềm năng năng lượng của quần đảo Hoàng Sa là thấp. Điều có vẻ có ý nghĩa là CNOOC, công ty hoạt động ngoài khơi có kinh nghiệm nhất của TQ, lại không dính dáng vào chuyến phiêu lưu này. Mặc dù công ty con COSL (China Oilfield Services Limited) của CNOOC vận hành giàn khoan, nhưng hoạt động tổng thể lại được chỉ đạo bởi Tổng công ty Dầu khí Quốc gia TQ (CNPC) vốn có kinh nghiệm ít hơn về thăm dò ở biển Đông.
HD-981 kết thúc nhiệm vụ của mình sớm hơn một tháng, khi đối mặt với siêu bão Rammasun sắp xuất hiện. CNPC tuyên bố rằng giàn khoan đã tìm thấy dầu khí, nhưng lại rất thiếu cụ thể về chi tiết và số lượng. Gần như chắc chắn sẽ không bao giờ có khai thác thương mại ở đó vì lý do cả về kỹ thuật lẫn chính trị. Hoạt động này không thực sự là về dầu.
Có một động cơ có thể loại bỏ một cách an toàn. Chúng ta biết rằng nhiệm vụ đó không phải là một nỗ lực để khuấy động tình cảm yêu nước trong dân chúng TQ bởi vì, như nhà nghiên cứu Australia Andrew Chubb cho thấy, tin tức về các vụ va chạm giữa các đội bảo vệ giàn khoan và bảo vệ bờ biển Việt Nam đã được giữ ngoài tầm các phương tiện truyền thông TQ mãi nhiều tuần sau đó.
Tuy nhiên, cũng có thể có một mục đích chính trị khác. Một hoạt động có tầm cỡ như vậy hẳn phải được quy hoạch trước và được phê duyệt ở cấp cao nhất. Chính quyền TQ thông báo rằng giàn khoan đã đến vị trí vào ngày 03 tháng 5, đúng một tuần trước hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) theo lịch sẽ được tiến hành tại Myanmar. Có lẽ Bắc Kinh hy vọng sẽ lặp lại thành công của họ tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Phnom Penh hồi tháng 7 năm 2012. Trong dịp đó, ASEAN chia rẽ: Campuchia phủ quyết tuyên bố chung, để mặc Philippines và Việt Nam bị cô lập trong các tranh chấp trên biển với TQ.
Nếu TQ hy vọng sẽ đạt được điều tương tự đối với Hoàng Sa, hiệu quả lại hoàn toàn trái ngược. ASEAN họp lại với nhau bày tỏ sự thống nhất và đưa ra một tuyên bố chung đòi Bắc Kinh phải xuống nước. Đây là lần đầu tiên tổ chức này có lập trường đối với quần đảo Hoàng Sa – vốn thuần tuý là một tranh chấp song phương giữa TQ và Việt Nam (không giống như tranh chấp quần đảo Trường Sa có ảnh hưởng đến năm thành viên ASEAN, kể cả Indonesia). Andrew Chubb lập luận rằng việc bày tỏ bình lặng về sự đoàn kết có tác động đến Bắc Kinh nhiều hơn so với các tuyên bố ồn ào từ Washington.
Một số nhà bình luận cho rằng màn diễn này là một ví dụ về sách lược “cắt lát salami” (salami slicing như ‘tằm ăn dâu’ theo cách nói VN) – một tiến trình chiếm đóng liên tục các khu vực biển Đông theo các bước nhỏ mà không thu hút quá nhiều sự chú ý. Nhưng nếu đó là mục đích thì cũng đã thất bại, vì với sự rút lui của giàn khoan dầu vùng biển này lại bỏ trống lần nữa. “Lát cắt” đã liền trở lại với thỏi salami (phần lá dâu bị nhấm đã liền lại với lá). Bộ chính trị có thể nghĩ rằng một tuyên bố có tính quyết định về kiểm soát trên biển sẽ tăng cường yêu sách chủ quyền của TQ đối với các đảo, nhưng phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam cũng là bằng chứng tốt ngang bằng rằng họ tranh chấp yêu sách đó.
Nhà phân tích của Australia, ông Hugh White, lập luận rằng mục đích của TQ trong việc kích động cuộc đối đầu như vậy là nhằm cố ý kéo dãn và làm suy yếu các mối liên kết an ninh ràng buộc Hoa Kỳ với Đông Nam Á. Ông nói: “Bằng cách đối đầu với bạn bè của Mỹ bằng vũ lực, TQ đối mặt Mỹ với lựa chọn giữa bỏ rơi bạn bè của mình hoặc đánh TQ. Bắc Kinh đang đánh cược rằng, khi đối mặt với lựa chọn này, Mỹ sẽ thoái lui và để mặc các đồng minh và bạn bè mất đi hậu thuẫn. Điều này sẽ làm suy yếu các liên minh và quan hệ đối tác của Mỹ, làm giảm sức mạnh của Mỹ ở châu Á xuống, và tăng sức mạnh của TQ”.
Nhưng Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ, vì vậy màn diễn này là một thể hiện tốt cho vấn đề một mình đối đầu TQ. Tuy nhiên, khi kích động sự đối đầu này, Bắc Kinh đã gặt lấy điều trái với mong đợi của White: đẩy Hà Nội gần với Washington hơn. Như cuốn sách gần đây của David Elliott vạch rõ (và xem nhận xét của tôi ở đây), định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung là bao giờ cũng thân TQ từ khi họ hết theo Liên Xô. Trong hai thập kỷ qua, chỉ khi nào các tiếng nói “thân TQ” bị suy yếu do thất bại trong chính sách và do sự chống đối TQ thì những ‘nhà tự do’ mới có thể định hướng lại chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Nhà phân tích Zachary Abuza đã cho chúng ta một miêu tả sáng tỏ về cân bằng lực lượng trong giới lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thay đổi như thế nào do vụ bế tắc giàn khoan dầu. Ông cho biết, “cuộc họp tháng 6 năm 2014 của Ban chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí quyết nghị lên án TQ xâm lược và xâm lấn”. Vào cuối tháng 7, uỷ viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị đã thực hiện một chuyến thăm thú vị tới Hoa Kỳ theo lời mời của Bộ Ngoại giao [Mỹ].
Tóm lại, dù TQ hy vọng đạt được điều gì với việc triển khai HS-981 (dầu, ưu thế lãnh thổ hoặc lợi ích chiến lược dài hạn) đều chẳng có kết quả. Chúng ta có thể giải thích sự thất bại về chính sách đối ngoại này như thế nào? Tôi nghĩ rằng màn diễn đó cho thấy chính sách biển Đông của TQ là sự phản ánh những ưu tiên nội bộ nhiều hơn là một chính sách ngoại giao có xem xét. Tóm lại, biển Đông đã trở thành một ‘quỹ chùa’ (pork barrel – thùng thịt lợn) khổng lồ cho một số tỉnh, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước của TQ bòn rút.
Hai thập kỷ trước, John Garver cho rằng việc hải quân TQ tiến vào biển Đông thể hiện “mối tác động qua lại giữa lợi ích quốc gia và lợi ích giới quan liêu”. Chúng vẫn đang tác động lẫn nhau. Hải quân TQ đang trở nên lớn hơn cùng với ngân sách dành cho. Uy thế, thăng chức và tiền thưởng đi kèm theo. Điều này cũng đúng cho lực lượng Cảnh sát biển mới của TQ – một năm sau khi hợp nhất một số cơ quan thẩm quyền nhỏ về biển thành một tổ chức. Cảnh sát biển cần tập trung vào một cái gì đó khác hơn là đấu đá nội bộ khi hoàn thành việc sáp nhập này và cả nó lẫn hải quân đang tìm kiếm những nhiệm vụ để chứng minh họ hữu dụng và biện minh ngân sách của họ là thoả đáng.
Và điều gì đúng cho quân đội cũng đúng cho các tỉnh phía Nam. Hải Nam là tỉnh nhỏ nhất của TQ và tương đối nghèo với một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trong những năm gần đây tỉnh này đã có nỗ lực lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp đánh cá và trở nên lão luyện trong việc thu hoạch trợ cấp nhà nước để trang bị cho tàu thuyền mới. Một vài báo cáo xuất sắc tại chỗ của Reuters tháng trước nhắc nhở chúng ta về hàng trăm, có lẽ hàng ngàn tàu đánh cá nhận từ $300 đến $500 mỗi ngày để đi đánh cá ở vùng biển tranh chấp. Trong khi một thuyền trưởng lưu ý rằng, “Chính quyền trợ giúp đánh cá ở biển Đông để bảo vệ chủ quyền của TQ” thì điều đó có thể cũng đúng như là nói chính quyền sử dụng yêu sách chủ quyền để biện minh cho việc trợ giúp đánh cá. Reuters đã thấy 8 tàu đánh cá đang hạ thuỷ tại cảng Đông Phương trên đảo Hải Nam mỗi chiếc sẽ đủ điều kiện nhận $322.500 tài trợ “tân trang”.
Các công ty dầu mỏ cũng có thể chơi con bài chủ quyền để hậu thuẫn cho các liên doanh thương mại của họ ở biển Đông. Trong tháng 5 năm 2012, khi CNOOC hạ thuỷ giàn khoan nước sâu, được trợ cấp rất nhiều tại trung tâm của vụ bế tắc quần đảo Hoàng Sa, HD-981, chủ tịch công ty này huênh hoang mô tả nó như là “lãnh thổ quốc gia di động và là một vũ khí chiến lược”.
Do đó, điều có vẻ kỳ lạ là CNOOC lại không đảm trách cuộc phiêu lưu ở quần đảo Hoàng Sa. Tại sao có điều này? Chúng ta không nắm được mưu đồ riêng của công ty này ngoài một vài giải thích chính họ gợi ra. CNPC có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà CNOOC không muốn – cả về kỹ thuật lẫn chính trị. Đây là lần đầu tiên HD-981 được sử dụng trong vùng nước sâu và lần đầu tiên trong vùng biển tranh chấp. Có lẽ CNPC đã cố giành ưu thế với CNOOC bằng cách đánh cược một tuyên bố trong một khu vực chưa được khám phá. Hoặc cũng có thể ban quản lý cấp cao CNPC đã cố để thoát khỏi những rắc rối chính trị sâu xa của chính bản thân. Các cáo buộc tham nhũng ngày càng tăng chống lại công ty này đang biến thành một vụ bê bối chính trị cấp quốc gia. Ban quản lý của CNPC có thể coi nhiệm vụ cắm cờ trong lãnh thổ tranh chấp như một cách để cầu cạnh Bộ Chính trị và để cứu mình.
Không điều nào trong đó có ý phủ nhận rằng những người TQ tham gia trong vụ bế tắc giàn khoan hết lòng tin vào tính hợp lệ của yêu sách lãnh thổ của nước họ ở biển Đông. Truyền thuyết về ‘chủ quyền không thể tranh cãi’ của TQ đã được khắc sâu vào nhiều thế hệ trẻ TQ. Tôi có lập luận ở chỗ khác rằng niềm tin này phụ thuộc vào việc đọc nhầm lịch sử Đông Nam Á đầu thế kỷ XX của các nhà yêu nước TQ nhưng tôi không chút nghi ngờ rằng các nhà lãnh đạo TQ thật lòng tin tưởng vào tính đúng đắn của nó.
Tuy nhiên, đối với các nhóm lợi ích đặc biệt bên trong giới quan chức nhà nước- đảng CSTQ, biển Đông đã trở thành một piñata (hình trang trí con vật bên trong chứa kẹo bánh, đồ chơi treo lên để trẻ em bịt mắt đập vở trong lễ hội) chính trị khổng lồ. Họ chỉ cần có đập vào vấn đề này lúc này lúc khác để kích động một dòng trợ cấp từ trên xuống. Chính sách của TQ về biển Đông ít có khả năng là kết quả của việc tổng kết những lập luận thuần lý hơn là kết quả không thể đoán trước của một sự tích tụ của các chiến dịch vận động hành lang. Khi hợp lại với nhau, sức mạnh của các nhóm lợi ích này là rất lớn: có thể gây ảnh hưởng lên chính sách của Đảng Cộng sản theo hướng có lợi cho họ. Một điều mà tất cả bọn họ có thể đều đồng ý, dù vì lý do yêu nước, an ninh, lợi nhuận hoặc công việc, đó là TQ phải có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên của biển Đông.
Quá nhiều nhà bình luận đã bị đánh lừa bởi những nỗ lực tuyên truyền của TQ. Huyền thoại bất khả chiến bại khó hiểu của Bắc Kinh bắt rễ trong các trang bình luận dành cho cá nhân (op-ed) của quá nhiều hãng tin. Kết quả là ngay cả khi TQ làm bậy thì lại được giả định đó chỉ đơn thuần là một vỏ bọc của một mưu ma chước quỷ tinh ranh hơn. Đã tới lúc cần xua tan huyền thoại này và nhìn thấy việc làm bậy của Bắc Kinh đúng như thực chất của nó. Tại thời điểm này, hướng dẫn tốt để đánh giá các động thái của TQ trong biển Đông là họ làm xằng hơn là có âm mưu.
Bill Hayton là tác giả của The South China Sea: the struggle for power in Asia (Biển Đông: cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Á) sắp được Đại học Yale xuất bản.