Friday, 8 August 2014

ĐỌC TÁC PHẨM BLOOD FEUD CỦA EDWARD KLEIN - người lính già oregon

I. TÁC PHẨM, TÁC GIẢ, TỰA ĐỀ, LỜI VĂN, MỤC ĐÍCH

 
     
  Sách xuất bản năm 2014, bởi Regnery Publishing, Washington DC, giá bán $27.99, on sale tại Costco là $15.99. Có tiểu đề là The Clintons vs. The Obamas. Dày 302 trang, gồm cả Index (Mục lục), không kể 16 trang hình ảnh, tổng cộng 4 phần và 33 chương..Edward Klein cũng là tác giả của The Truth about Hillary (2005) và của #1 New York Times bestseller The Amateur, 2012, cùng một nhà xuất bản (trong quyển này, Klein lấy chữ của Bill Clinton làm tựa đề, chê Obama là “tổng thống tài tử”, nghĩa là tay mơ, gà chết) (cf The Amateur, p. 12; Blood Feud, p. 112-113).

     • Tựa đề “Blood Feud” khó dịch đầy đủ ra tiếng Việt hay tiếng Pháp. Quả vậy, “feud” có nghĩa “cừu địch giữa hai gia đình”, tỷ như, trong lịch sử Ý quốc thời Trung Cổ và vở bi kịch Romeo and Juliet (1597) của Shakespeare, hai dòng họ Capulet (Juliet) và Montague (Romeo) coi nhau như kẻ thù không đội trời chung, hoặc cận đại hơn, trong game show nổi tiếng “Family Feud” của Mỹ. Chữ “blood”, không dính líu gì đến “máu” nghĩa đen, tác giả dùng như một ẩn dụ để chỉ mối hận thù đã lên đến cực điểm, thù và trả thù cha truyền con nối. Vì vậy, người Pháp dịch là “vendetta” (bởi chữ Latin “vindicta”, trả thù), chẳng hạn trong Colomba (1840), kể một chuyện trả thù tại đảo Corse, của nhà văn Prosper Mérimée. Tiếng Việt có thể dịch là “mối gia thù truyền kiếp”, hoặc “Huyết Hận” (?). Hai lần trong sách, Hillary đã dùng chữ “bad blood” (Prologue, xi, xv), xa gần có nghĩa tương tự.
      Dù phải hiểu theo nghĩa bóng, tiện nhân có một chút thắc mắc, không biết tác giả Klein, qua nội dung của tác phẩm, có thậm xưng lắm không khi đặt tựa đề này cho mối thù, đúng hơn là bất hòa, nặng nề nhưng rất khéo che đậy, giữa hai clans  –hiểu theo nghĩa phe hơn là bộ tộc– Clinton và Obama?

      Tác giả Edward Klein có lối viết rất hay, câu văn đơn giản, dễ hiểu. Viết về một đề tài có tính cách thời sự, tài liệu, kể toàn những sự kiện, mà đọc rất hấp dẫn, có thứ tự, lớp lang, như một tiểu thuyết. Ít, hoặc không, dùng tiếng lóng (slang), khác với những nhà báo, nhà văn khác, ví dụ Maureen Dowd của New York Times. Đặc biệt, mặc dù trong thâm tâm chê bai các “nhân vật” thật đấy, nhưng qua suốt tác phẩm tác giả không biểu lộ tình cảm và thái độ của mình bằng một dòng, một chữ nào (ví dụ chương 31, “The thinnest of red lines”, trong đó Klein phê bình thẳng thừng những lỗi lầm của Obama, mà giọng điệu vẫn lịch sự, tỉnh bơ như không).
      Thêm nữa, những tình tiết được kể trong sách không có tính cách “ngồi lê đôi mách”, như trên các tờ tabloids (lá cải) hoặc tạp chí Vogue, Vanity hay People… bày bán đầy ở các siêu thị Mỹ, mặc dù cũng có vài chi tiết vụn vặt, tầm phào, loại thâm cung bí sử, chẳng hạn vợ chồng Clinton không ngủ chung giường, không chăn gối với nhau suốt 20 năm, mặc dù cậu còn sung sức, đôi khi đến gõ cửa phòng mợ, nhưng mợ từ chối và cậu không ép (p.233), chẳng hạn Bill tay bị run, nhưng không phải do bệnh Parkinson. Chẳng hạn, cũng như vợ chồng Clinton, cặp Obama ngủ riêng (p.257), Obama ngáy, ăn và hút thuốc trong giường. Chẳng hạn John Kerry, những ngày gần đây, chạy quanh vùng Trung Đông như gà mắc đẻ, không chỉ vì nhiệm vụ mà còn vì ước mong, biết đâu, vớ được cái giải Nobel Hòa Bình trên trời rớt xuống như xếp Obama (p.250) v.v…

      Tiện nhân nghĩ tác giả sẽ không viết quyển sách này, và NLGO, dĩ nhiên, sẽ không tường trình cùng quý vị về nó, nếu hai nhân vật chính, Barack Obama (đương kim tổng thống) và Hillary Clinton (còn tệ hại hơn, nếu một mai trở thành tổng thống) không là, trong hiện tại và tương lai, những mối nguy hiểm, nếu không muốn nói tai họa, cho nước Mỹ và cả thế giới, và tại sao.
      NLGO không trích dịch hết những chi tiết đầy dẫy trong sách của Klein, vì sẽ quá dài, mà chỉ xin tóm lược nội dung của sách (vỏn vẹn 15 trang, xin quý vị ráng đọc) dựa trên dàn bài riêng và với ngôn ngữ bình dân học vụ cố hữu:

II. NỘI DUNG

1. Tham vọng ngút trời của cặp Bill-Hillary Clinton

a) Miệng thi cứ em chã, em chã, chưa có ý định ra tranh cử 2016, nhưng Hillary để lộ tham vọng trở thành tổng thống, bằng cách này cách nọ, trong những buổi trà dư tửu hậu với đám bạn học Wellesley cũ. Ví dụ, một lúc nào đó, khi phân vân không biết mợ đúng hay sai khi tham gia nội các Obama, mợ nói, như từ đáy tiềm thức, hoặc lỡ mồm: “History will be the judge of that. Long after I’m gone, historians […] will debate it at my presidential library” (NLGO nhấn mạnh) (P.xii).
     Chưa hết. Mợ còn tuyên bố với đám bạn gái rằng, hãy cứ chờ đi, tụi tớ sẽ tái chiếm Tòa Bạch Ốc cho mà xem: “We were the leaders of peace and prosperity for eight years when we were in the White House,” she said. […] I’ll run for president on that record, not Obama’s record. And we’ll win back the White House […] (P.xviii). Hoặc: “If I become president, I’d love Tony and Huma [cặp vợ chồng mang tai tiếng, bạn thân của Hillary] to be part of my administration.” (p.237).

b) Còn Bill thì khỏi nói. Bất cứ giá nào, đối với Bill, Hillary phải trở thành tổng thống, năm 2016, lúc mợ mới có 69 cái xuân xanh. Vuột kỳ này thì coi như mộng vỡ tan tành, vì chờ bốn năm kế tiếp, cả hai đều trên bảy bó, đâu còn hấp dẫn và còn hơi sức đâu nữa cho việc tranh cử. Bill bày tỏ lo âu với Hillary: “I’m worried how my health will affect your campaign” (p.276), nhưng đồng thời thổ lộ với một người bạn rằng “anh chưa chết đâu em” và “I’m not going anywhere until we get back in the White House” (p.272). Tuy vậy, một hôm, cậu độc thoại, một cách rất “bệnh”, như một lời trăng trối, rằng nếu lỡ cậu có mệnh hệ nào, mợ phải tổ chức lễ quốc táng cho cậu thật “hoành tráng” và chôn cất cậu tại Arlington (vì cậu là cựu Tổng tư lệnh quân đội suốt tám năm): “Obviously, you have to have a big state funeral for me, with as much pomp and circumstance as possible”(p.277), yêu cầu mợ mặc đồ đen tuyền, cho sang: “The images on television of the funeral and the grieving widow in blackwill be priceless” (p.277), và như vậy mợ sẽ hốt thêm ít nhất vài triệu phiếu (“It should be worth a couple of million votes”).
      Thậm chí, năm 2012, sau khi mở những cuộc thăm dò dư luận bí mật cho thấy Hillary thắng Obama (Blood Feud, p.30, 63) –điều mà Klein đã nói đến trong quyển The Amateur (p.7), Bill hối thúc vợ đứng lên “thách đố” (challenge) đương kim xếp Obama, nhưng mợ còn ngần ngại, không dám từ chức Bộ trưởng ngoại giao béo bở [cho cái résumé của mình], theo lời đề nghị của cậu (p.61, 63) vì sợ bị mang tiếng gây chia rẽ trong nội bộ đảng (Dân Chủ), như đã xảy ra cách đây 30 năm giữa Ted Kennedy và Jimmy Carter (p.61, 268).
      Năm 2009, khi Hillary bị ngất xỉu, phải đưa vào phòng cấp cứu, và bác sĩ khám phá ra nhiều vấn đề trầm trọng khác, trong đó có bệnh tim, Bill rất thất vọng và lo lắng cho tương lai chính trị của mợ, và dĩ nhiên của cậu (p.194-196). Cho nên cả nhà cậu, gồm cả Chelsea theo chỉ thị của bố, đều tuyên bố những lời dối trá về tình trạng sức khỏe của mợ (p.196).
      Một điều khác, mợ tâm sự với các bạn học, mợ sợ nếu mợ thắng cử Bill sẽ là tổng thống và mợ lại là đệ nhất phu nhân: “He says he’ll be my advisor and loving husband but I’m afraid that if I’m elected, he’ll think he’s president again and I’m first lady”. (P.xvii). Và nếu cậu làm vậy, mợ tiếp, mợ sẽ “đá đít” (nguyên văn) cậu ra khỏi Nhà Trắng, “If he starts that shit, I’ll have his ass thrown out of the White House” (xvii). Ghê chưa!

      Có hai điều tiện nhân muốn rút ra từ câu nói này của mợ:
 Đúng là thái độ của một kẻ “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”. Đó không phải tham vọng là gì?
• Hillary, mà Valerie Jarrett và Michelle Obama gọi là Hildebeest (p.259, một loại gnu, sơn dương Phi Châu có sừng cong), một nữ chính khách, nhưng ăn nói rất thô lỗ, không thua một nữ sinh trung học: shit, ass, fuck, fucking… Không chỉ một lần. Ở vài đoạn khác trong sách, người ta nghe mợ chửi Bill: “Fuck you. Nobody orders me around (p.156), “Fuck you. Get your own face lift” (p.230), “What the hell are you talking about?” (p.276). Chửi Obama (P.xv): “No hand on the fucking tiller…”(cf p.247), “And you can’t trust the motherfucker”, “His word isn’t worth shit”, “Shame on you, Barack Obama” (p.201). Ấy là chưa kể việc mợ hay trợn mắt và tiếng cười lanh lảnh (“signature laughter”, P.xvi) làm khó chịu của mợ. Ngoài ra, mợ còn có tính nóng nảy, nổi tiếng là một irascible woman who found it almost impossible to contain her feelings of resentment and anger”(P.xii). Bill và Hillary thường xuyên cãi vã nhau, dẫn đến “physical fights” (p.187), nhưng tác giả không nói rõ có đánh nhau không, trừ vụ xảy ra, một lần, mợ giận dữ, đập vỡ cái đèn tại Nhà Trắng (p.200).

     Nhân đây, tiện nhân cũng xin mở ngoặc, ghi lại một bài báo Pháp (cf Yahoo France ngày 23/7), đã trích dịch vài đoạn (được đăng trên tờ New York Post) từ quyển sách The First Family Detail của Ronald Kessler (sẽ bày bán vào ngày 5 tháng 8 tới), về Bill và Hillary Clinton. Trong đó, những cận vệ đã kể những chuyện tối mật về cặp này. Chẳng hạn: Chờ khi Hillary vắng nhà, là Bill “ngu hỏi ngủ” với một em tóc vàng sợi nhỏ bí mật, nhưng dễ thương, thường hối lộ họ bằng bánh cookies, mà họ đặt nickname là Energiser, vì mỗi lần xong việc, cậu thấy khỏe hẳn, hồ hởi phấn khởi trông thấy. Khi mợ trên đường về nhà, cận vệ của mợ thông báo cho cận vệ của cậu, để em chuồn đi kịp thời. Có lần lệnh báo động đến trễ quá, cận vệ của cậu phải dẫn em chui cửa hậu. Về Hillary, các cận vệ của mợ than phiền rằng mợ có thái độ “rất ác độc đối với cận vệ và thù hằn đối với cảnh sát và sĩ quan quân đội nói chung đến nỗi những nhân viên bị chỉ định làm việc cho Hillary cho đó là một hình thức trừng phạt” (La femme politique serait très méchante avec ses gardes du corps et si hostile avec les policiers et les officiers militaires en général que les agents considèrent qu’être assigné à son service est une forme de punition). Về điều này, bài báo Pháp luận tiếp: “Hình ảnh này cách xa hàng năm ánh sáng với hình ảnh mà Hillary Clinton phô bày trước công chúng, trong những bài diễn văn chính trị” (L’image présentée ici est donc à des années de lumière de celle qu’Hillary Clinton montre en public, lors de ses discours politiques).

      Xin đóng ngoặc. Thực thế, không ai biết rõ chồng bằng vợ, và ngược lại. Bill sẽ không ngồi yên, thủ phận làm cố vấn suông hoặc chồng ngoan của tổng thống Hillary đâu. Slick Willie (một trong những nicknames của Bill), trái lại, có tham vọng cậu được làm tổng thống nhiệm kỳ 3, qua tay Hillary (và Chelsea, người thừa kế di sản chỉ định của cậu, người mà theo cậu sẽ là một tổng thống còn hay hơn cả mẹ, trong một cuộc phỏng vấn ở một nơi khác, không có trong sách của Klein. Về Chelsea, cf. Klein, p.274). Cậu lăng xăng hoạt động: tu bổ thư viện tổng thống trị giá $165 triệu (p.179) của mình tại Little Rock, sửa sang các văn phòng Clinton Foundation cho thật lộng lẫy (p.87), đi quanh thế giới để thuyết trình về bệnh AIDS và những đề tài khác trong tư cách cựu tổng thống, thăm viếng những người danh tiếng thế giới (P.xvi), mở Đại Học Clinton về Public Service ở Arkansas (p.177), mời những người trong “phe ta” đến dạy về những đề tài chuyên môn, trong số có Colin Powell (ngoại giao và quân sự), cựu phó tổng Al Gore (môi sinh), James Carville (chính trị), Caroline Kennedy (giáo dục) v.v… (p.184) –tất cả đều do tiền đóng góp của bá tánh. Tiếp xúc với những cộng tác viên cũ để vẽ ra kế hoạch tranh cử cho Hillary. Ngoài ra còn tu sửa dung nhan (p.86), nhờ dao kéo và Botox (p.230), nhất là mỗi lần xuất hiện, trang điểm cái chóp mũi cho bớt đỏ (p.124). Vì bệnh tim, đồng thời muốn thân hình bớt bèo nhèo, cậu ăn uống theo chế độ, cử ăn fast food mà trước kia cậu rất mê. Lại còn ngồi thiền theo kiểu Phật gíáo để giảm stress (p.86). Cậu muốn được mệnh danh là “The World’s Greatest living Elder Stateman” (p.87).

      Mợ cũng đầy tham vọng, và còn hơn (xem lại đoạn P.xviii). Mợ ăn kiêng, tập thể dục, để giảm cân và eo, cắt tóc và ăn mặc thời trang, nhờ dao kéo tái tạo khuôn mặt cho bớt già nua, tẩy các nếp nhăn, xóa các “bao bì” (bags, P. xiii) dưới mắt, chơi luôn Botox, như lời cậu khuyên bảo: “Dowdy and old doesn’t win the White House these days” (p.230-231). Nhất là giấu tiệt hồ sơ về bệnh tình cũng như những lần mợ phải vào nhà thương cấp cứu (p.191). Mợ bắt đầu viết hồi ký qua tay của một nhóm“ghostwriters” chuyên nghiệp, đi học lớp về nghệ thuật nói trước công chúng (elocution), vì khi xúc động, giọng mợ chát chúa, khó nghe (harsh and grating), và mợ có khuynh hướng phát âm không rõ (slur) và nói đớt (lisp) khi mợ không để ý (p.232). Tất cả, mợ chuẩn bị rất kỹ cho canh bạc chót.

     Khinh, giận, ghét, và chửi Barack đến thế (“best enemy”, p.93), nhưng cặp Clinton vẫn phải nhờ, đúng hơn lợi dụng, Obama cho cuộc tranh cử 2016. Và ngược lại. Thế mới có chuyện.

2Barack và mối thù Clinton

      Barack, cũng như Michelle và Valerie, rất ghét và không bao giờ tha thứ cho Bill và Hillary, nhất là Bill. Trong vụ tranh cử sơ bộ (primary) của Đảng giữa Barack và Hillary, năm 2008, Barack kết tội Bill là racist, cũng như bây giờ anh ta và bộ hạ kết tội mọi người chê anh ta về bất cứ điều gì đều là racist tuốt luốt. Ví dụ câu nói này của Bill, do lão Ted Kennedy mách lại, về Barack: “A few years ago, this guy would be getting us coffee”(p.25). Tạm dịch: “Vài năm trước đây thì thằng này [Barack] phải bưng cà-phê cho tụi tớ rồi”. Quả tình, kỳ thị rành rành, oan chỗ nào? Chưa kể việc Bill chê Barack làm tổng thống mà chẳng biết cái gì cả (amateur).
      Ngoài ra, mặc dù hai địch thủ đồng thuận với nhau về những vấn đề xã hội như trợ cấp, đồng tính luyến ái, kiểm soát súng v.v… (p.7), nhưng Barack còn bực mình với Bill về phương cách quản lý kinh tế: Bill từ thế Cực Tả (Far Left) chuyển sang thế Trung Tả (Center Left), tức cái thế triangulation (tam giác?), nghĩa là đi đêm với Cộng Hòa và nghỉ chơi với những anh Dân Chủ truyền thông, quá khích (p.8). Nhất là về câu nói của cậu trong bài diễn văn trước Quốc Hội năm nào: “The era of big government is over” (p.8), trong khi Barack thì muốn chính phủ kiểm soát mọi việc và nhân dân lệ thuộc vào chính quyền (vì tiền trợ cấp, chẳng hạn).
      Ấy là chưa nói, trên bình diện cá tính, cái tật (hay bệnh?) ưa “lên lớp” (lecture) dạy đời thiên hạ của Bill (p.8) –điều làm Barack nhột. Lúc nào cậu cũng khoe cái tôi và thành tích của hai nhiệm kỳ tổng thống của mình (p.8).

      Người cố vấn “vĩ đại”, người nhà gần gũi, người bạn thân cận và trung thành nhất của Barack và Michelle là Valerie Jarrett, mà tổ tiên cũng là da đen, sanh tại Iran (p.13-14, 30-31). Barack xem và tin ả ta (cũng như tin Michelle) như một người mẹ, vì từ nhỏ anh ta, bị mẹ bỏ bê, cho nên thiếu tình mẫu tử (p.42). Valerie ít xuất hiện trước công chúng, và không giữ chức vụ quan trọng chính thức nào, nhưng có ảnh hưởng và quyền uy vô biên trên Barack: Anh ta muốn gặp ai, cho ai vào Bạch Ốc, chọn ai, làm gì, nhất nhất cũng phải qua cái gật đầu của Valerie. Đó cũng là một hậu quả tai hại cho anh ta vì bị Valerie bưng bít hết sự thật và giấu biến những lời phê bình tiêu cực (p.249). Kể cả khi Barack và Michelle gặp cảnh cơm không lành canh không ngọt, rất thường xảy ra, cũng phải chạy đến Valerie (cf Chapter 6, p.41-48 “The third member in the marriage”). Nhờ vậy, độc giả mới biết rằng Barack và Michelle không ngủ chung phòng (p.257), rằng Barack có tật ăn và hút thuốc trong giường (p.49), rằng hai đứa con gái khi thức dậy sớm chạy qua giường mẹ, không muốn qua giường bố chơi, vì Barack ngáy và có mùi hôi hám, nguyên văn “snore-y and stinky” (p.24).
      Valerie chống đối và ghét cay ghét đắng cặp Bill-Hillary (p.51), vì chưa chịu tha những lời cậu mợ thóa mạ Barack trong thời kỳ primary 2008. Đồng minh của Valerie trong vụ này chính là Michelle, cũng căm giận cặp Clinton không kém.

3. Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường

      Bill Clinton và Barack Obama chẳng ai tin ai, nhưng có cùng nhu cầu đến với nhau (p.67). Vào tháng 8, 2011, trước ngày Đảng Dân Chủ họp Đại Hội đề cử ứng cử viên, và thấy kết quả thăm dò dư luận không thuận lợi cho Barack, trưởng Ủy ban Vận động Tranh cử David Plouffe bèn đề nghị Barack mời Bill đọc diễn văn ca tụng anh ta (p.8). Valerie phản đối ý kiến đó trong những phiên họp tay ba. Ả ta tin tưởng không cần nhờ Bill mà Barack vẫn thắng (p.7). Và thay vào, đề nghị nhờ Oprah, ngoan ngoãn hơn Bill (p 5), mặc dù họ đã lờ bà này trong suốt nhiệm kỳ 1. David lại nghĩ khác: Bill là khuôn mặt ăn khách nhất trong Đảng dân chủ, có thể thu hút hàng triệu cử tri. Trước quyết tâm của Valerie, David không chịu bỏ cuộc, cố thuyết phục Barack: được Bill nhận lên khán đài đọc diễn văn là điều cần thiết. Phần Barack vẫn chưa quyết định.
      Cuối cùng, một hôm, Barack gọi Bill, mời đi đánh golf. Bill không thích lắm: I hate that man Obama more than any man I’ve ever met, more than any man who ever lived […] But the important thing to keep in mind that Obama’s decision to invite me out for a game of golf is a sign of his weakness […]How am I  going to exploit this advantage? (p.54-55). Ngoài việc bị Barack tố cáo là racist, Bill không tha thứ lời bình phẩm của anh ta, trong mùa tranh cử 2008, trước các đại biểu Dân Chủ tiểu bang Nevada: “Ronald Reagan changed the trajectory of America in a way that… Bill Clinton did not.” (p.55).
      Nhưng Bill không thể từ chối dịp may khó kiếm này. Trong đầu, Bill sắp sẵn hai điều kiện, nếu Barack mở lời nhờ ủng hộ cuộc tái tranh cử mà cậu biết rất gay go của anh ta (p.55): 1) ủng hộ Hillary năm 2016  2) nhường cho cậu, hoặc một đệ tử do cậu đề nghị cái chức lãnh đạo Đảng Dân Chủ, nghĩa là, trong trường hợp này, Hillary có thể được đề cử một cách dễ dàng, vào năm 2016. Đến nước này thì Valerie phải chịu thua, nhưng còn vớt vát, dặn dò Barack: “Promise Clinton the moon. You’re the president. You don’t have to give him anything after you’re elected” (p.31).
      Chính vì chủ trương “hứa cho (hoặc bán) mặt trăng” này, nôm na là hứa lèo, mà sau khi đắc cử lần 1, Barack đã lờ đi ít nhất là ba người “cực kỳ” quan trọng đã góp phần vào chiến thắng: Oprah Winfrey, Ted và Caroline Kennedy. Khiến cả clan con cháu Kennedy ở Hyannis Port đã bực tức, trách móc trưởng tộc Ted đủ điều. Chuyện ấy, Klein đã viết kỹ trong The Amateurrồi. Trong quyển này, tác giả cũng nói lại, nhưng chỉ về Oprah và Caroline, vì Ted đã chết.      
      - Oprah được hứa cho độc quyền thu thập, khai thác tin tức ở Tòa Bạch Ốc để đưa lên Mạng OWN (Oprah Winfrey Network) của bà (p.5), nhưng cuối cùng bà bị cấm cửa, không được ai bốc điện thoại trả lời. Chỉ khi Barack cần Oprah cho việc tái tranh cử, anh ta mới nhớ đến bà, và theo lời khuyên của Valerie, vợ chồng đến thăm Oprah tại ranch của bà ở Maui(Hawaii). Oprah tiếp đón nồng nhiệt, nhưng từ chối giúp đỡ (p.261). Joe Biden cũng ve vãn Oprah (p.262). Nhưng dường như bà thích cặp Clinton hơn (p.261-262).
      - Còn Caroline, từ sau ngày Obama đắc cử, không bao giờ nhận được một cú điện thoại nào của Nhà Trắng kể từ 2008, bởi vậy rất thất vọng về anh ta (Chapter 28, “Caroline”, p.223-227), nhưng giữ im lặng, cho đến mới đây tự dưng được đề cử làm đại sứ tại Nhật, trong khi không biết một tí gì về nước Nhật và “nghề” đại sứ. Theo Klein, chẳng phải Barack tốt lành gì, nhưng đó là một cách mà Barack muốn “cách ly” Caroline với cặp Clinton, vì ở xa nước Mỹ, cô không thể dùng ảnh hưởng hoặc tiền bạc (tài sản có $500 triệu) giúp cho Hillary (p.225). Cặp Clinton cũng chẳng tốt lành gì hơn, khi cả hai cùng đến o bế Caroline tại nhà riêng ở New York (p.223).

      Trở lại trận golf. Qua lời kể của các cộng sự viên tháp tùng hai bên, một lúc nào đó, Bill không muốn phí phạm thời giờ, mở miệng nhắc Barack về “tám năm thịnh vượng” dưới quyền của cậu (p.71) và xin Barack ủng hộ Hillary năm 2016, vì hơn ai hết, mợ có đầy đủ kinh nghiệm: “Hillary and I are gearing up for a run in 2016 […]. Hillary would be the most experienced candidate , perhaps in history.” (p.71-72). Câu này làm Barack nhăn mặt, nhớ lại nhãn hiệu “thiếu kinh nghiệm”, amateur, bị cậu ưu ái gắn lên đầu (p.72). Anh ta bèn lảng sang chuyện khác, rồi bỗng nói: “You know, Michelle would make a great presidential candidate too.” (p.72). Bill sững người, lặng thinh, như bị trúng gió.
      Trong trận golf này, Bill chỉ đạt được một kết quả duy nhất: xin Barack can thiệp với các Mạnh thường quân và nhà gây quỹ xóa hết số nợ 250 ngàn mà mợ đã tiêu xài cho việc vận động bầu cử (thất bại) 2008. Barack xem lời yêu cầu là quá đáng, nhưng David Plouffe nói mãi, anh ta mới OK (p.74-75).
      Vì Valerie gọi trận golf  là một sai lầm lớn, và đề nghị Barack bắt Bill phải chờ dài cả cổ, nên một tháng sau, anh ta vẫn không nhấc phôn gọi cậu. Cậu sốt ruột lắm, bảo mợ: “Why doesn’t he call? […] Maybe the son of a bitch (= thằng chó đẻ)thinks he doesn’t need me.” (p.83). Cuối cùng, ngay trước lễ Thanksgiving, Barack gọi và báo sẽ cho bốn đệ tử đên gắp cậu tại văn phòng của cậu ở Harlem (p.84). Gặp cậu, đám láu cá này bơm cậu lên tận mây xanh, ví dụ khen cậu nào là được lòng mọi giới, nào là kết quả thăm dò dư luận của cậu rất cao, nào là… làm cậu sướng rên lên [dịch đại chữ “purring” của Klein, p.89, có nghĩa đen: rên nho nhỏ, tương tự moaning, vì sướng hoặc hài lòng, như mèo]. Rồi nhờ cậu giúp “ông thầy” được tái đắc cử.     Được lời như cởi tấc lòng, Bill nhiệt tình thảo luận với họ về cách thức tố khổ và đánh bại Mitt Romney. Khi một người, Jim Messina, lo lắng về sức khoẻ và vẻ ngoài yếu ớt của cậu, hỏi cậu có thể giúp Obama được phần nào, cậu cả quyết: I’m all in[dịch nôm na: tôi“tapis”, chơi láng tẩy]. Don’t worry. I’m going to get your man reelected.”(p.90).
      Nói vậy, nhưng trong thâm tâm, Bill có một sự dằng co: 1) một mặt, nếu Barack thắng, cậu sẽ ẵm trọn gói công lao (credit), và mặt khác, nếu anh ta thua trước một ứng cử viên Cộng Hòa, thì cái ghế tổng thống năm 2016 Hillary sẽ ôm chắc hơn trong tay (p.101), và 2) vì Bill là tổng thống phe Dân Chủ duy nhất từ FDR được bầu hai nhiệm kỳ, cậu muôn Barack thua, để trong tương lai cậu được xem là lãnh tụ tối cao duy nhất của Đảng Dân Chủ (p.100).
      Chính vì vậy mà sau đó, trong buổi phỏng vấn (Klein dành nguyên ba trang, 96-98) do Harvey Weinstein thực hiện trênPiers Morgan Live, thay vì lợi dụng cơ hội để lấy điểm với Barack, như lời đã hứa, cậu lại tỏ vẻ khen Donald Trump, người đã nêu thắc mắc về giấy khai sinh của Barack, và như vậy, vô tình cho thắc mắc của Trump là đúng (p.96), và tệ hơn, cậu ca Romney, đối thủ nguy hiểm của Barack, đã thành công trong thương mại, kể cả vụ Bain Capital, mà cậu gọi là “a sterling business career” (một nghiệp vụ vượt bực) (p.98). Bill đã bắn trúng tim Barack (p.100).
      Dĩ nhiên, phe Obama giận điên người.“What the fuck was Clinton up to?”, Barack hỏi quần thần (p.99). Biết thế, Bill xin lỗi đã nói lỡ lời, vì tuổi tác (p.99). Nhưng nhiều người nghĩ khác: cậu rất biết rõ mình nói gì, nghĩa là cố tình đấy thôi (p.100).

      Cuối hè 2012, gần ngày Đại Hội Dân Chủ toàn quốc dự định tổ chức tại Charlotte, North Carolina, kinh tế Mỹ xuống dốc thê thảm, thất nghiệp gia tăng và những kết quả thăm dò dư luận cho thấy Romney có phần lấn lướt. Phe Dân Chủ hoảng sợ, và các cố vấn của Barack, nhất là David Plouffe, còn đặt hy vọng vào thành quả của đêm Đại Hội Dân Chủ và đề nghị nếu muốn Đại Hội thành công bắt buộc phải có sự hiện diện tối ư quan trọng của Bill, nghĩa là Barack cần mời cậu đến phát biểu trong Đại Hội. Riêng Michelle và Valerie vẫn cố gắng chống đối ý kiến này, và khi thất bại, Valerie vớt vát đề nghị Barack cho cậu nói vào ngày giờ không quan trọng, không có Tivi trực tiếp thu hình (p.105-106).
      Về phần Bill, cậu bắn tiếng cho Tòa Bạch Ốc hãy để cậu nói vào ngày thứ hai, là ngày thường dành cho phó tổng thống, và vào giờ trọng yếu trong ngày (primetime), nếu không cậu sẽ tẩy chay Đại Hội (p.107). Ngày 25/7, năm tuần trước Đại Hội, Barack gọi Bill từ Air Force One, OK, thỏa mãn yêu cầu của cậu. Lần đầu tiên, Barack dám cãi lời của Valerie Jarrett (p.107).
      Tiếp theo, trong hai chương 17, “The Illusionist” (p.109-116) và 19, “You can’t get him off the stage” (p.123-132), tác giả kể:
      a) Bill, cùng với sự góp ý của một ít cựu nhân viên thân tín, ví dụ John Podesta, soạn thảo bài diễn văn một cách kỹ lưỡng, công phu. Cậu muốn bài diễn văn ấy được phê phán như một công trình lịch sử, một tác phẩm để đời, về chính cậu, vì bấy lâu nay cậu có cảm tưởng chính giới và người dân Hoa Kỳ xem cậu như một tổng thống, không tệ thì cũng thường thường bậc trung, mặc cho tất cả cố gắng “tự tái tạo” của cậu, “all his efforts to reinvent himself” (p.110) –một kiểu Clinton Restoration(p.111). Khi soạn bài diễn văn, một người khác, bình thường, có thể dễ dàng bơm Barack lên như một tổng thống “vĩ đại”, xứng đáng được bầu lại để hoàn thành nhiệm vụ mới bắt đầu. Nhưng với Bill, công việc đó có phần phức tạp, bởi vì một sự thật khó chịu: điều cậu nghĩ hoàn toàn trái ngược với điều cậu viết. Trong lòng cậu, Obama là một tổng thống rất yếu, không có quyền ở lại với chức vụ (p.112). Gần một năm trước, Bill chê Barack đủ điều, từ kinh tế, và nhất là kinh tế, đến thuế má, đến nạn thất nghiệp…”The econmy’s a mess, it’s dead flat […]  He’s incompetent…. Barack Obama is an amateur (p.112). Bây giờ, ngồi trước tờ giấy trắng, Bill phải vò tai bứt tóc cố “nặn” ra một neo-Obama, một alter ego [Lat. another self], bằng cách bóp méo sự thật và tự sướng với một ảo tưởng táo bạo và quá đáng (“indulge in a bold and extravagant illusion”, p.113).
      Dần dần thì những trang giấy cũng đầy, và dưới ngọn bút bẻ cong của vua illusionist Bill Clinton, anh chàng amateurBarack Obama, từ một người tự do cấp tiến cực tả về thuế má và tiêu xài phung phí (“a tax-and-spend liberal”, p.113), bỗng nhiên trở thành một “centrist Democrat”, một anh Dân chủ trung phái (= đứng giữa), tin tưởng vào giới trung lưu cần cù làm ăn và những giá trị của cơ hội, trách nhiệm, và cộng đồng. Một “New Democrat” (p.113) –tước hiệu mà Bill luôn luôn hãnh diện tự gắn lên đầu. Để hoàn thành bức họa Barack dưới cái nhìn và bút pháp mới, Bill tha thứ hết mọi tội lỗi của anh ta. Đến nỗi thiên hạ tin rằng khi ca Barack, Bill đang tự ca, và tự sướng với thành tích của chính mình.    
      Vài ngày trước Đại Hội, David Axelrod đòi Bill nộp bài diễn văn, nhưng cậu lờ, không muốn “bọn Obama” (“Obamans”, p.115) đọc trước và sửa đổi. Khiến cả đám, có cả Valerie, hồi hộp không biết Bad Bill sẽ nói cái gì.
      b) Khi Bill bước lên sân khấu hội trường Time Warner Cable Arena lúc 10:40PM, hình dung chải chuốt áo quần bảnh bao, không thua Sở Khanh của Truyện Kiều, son phấn che chóp mũi đỏ và khuôn mặt hốc hác (p.124) thì cả 20 ngàn đại biểu và quan khách đứng lên, tiếp đón và hoan hô cuồng nhiệt. Trước đó hai giờ, Bill, cuối cùng, chịu đưa bài diễn văn cho cácObamans. Những anh này cắt bỏ 2 ngàn chữ, còn lại 3,279 chữ, canh vừa đúng 28 phút cho TV, rồi chuyển bản sửa lênteleprompter [= màn ảnh rộng có chữ cho diễn giả đọc] (p.125).
      Bình thường, khác với Barack, Bill không ưa teleprompter, vì cậu có thói quen nhìn phản ứng của cử tọa mà nói theo ngẫu hứng, bất kể văn bản. Tối hôm ấy, cậu ra ngoài đề với 2,609 chữ thêm vào 3,279 chữ mà David Axelrod cho phép, và lâu đến 50 phút. Cậu thuộc lòng văn bản của cậu, nên không cần teleprompter. Trong đó, có câu cuối cùng mà chính tai tiện nhân đã nghe tốí hôm ấy, một cách khó chịu, dĩ nhiên, vì quá đáng: “No president –no president, not me or not any of my predecessors– no one could have repaired all the [economic] damage that [Obama] found in just four years” (p.132). Không còn lời láo khoét trắng trợn nào hơn! Bill dứt lời, vừa thấy Barack nhảy vọt (đúng nghĩa đen) lên sân khấu, bèn chắp tay vái anh ta, theo kiểu Đông phương, và hai “kẻ cắp bà già” của cụ Nguyễn Du ôm nhau, vỗ lưng nhau đồm độp, khiến tiện nhân thấy buồn nôn.

4. Thất vọng của cậu-mợ Bill-Hillary

     Barack và đám quần thần, trừ Valerie dĩ nhiên, “cực kỳ” vui sướng về bài diễn văn nẩy lửa, đầy “sáng tạo”, nghĩa là đầy dối trá, của Bill trong đó cậu đã bênh vực, dù là tầm bậy, và giả dối, thành quả kinh tế, thực ra quá bết bát, của anh ta (p.132). Tuy nhiên, Bill và Hillary chưa tan niềm vui thì thất vọng lại đến, lần này quá ê chề. Vì:

a- Vụ Benghazi:

• Obama bán cái cho Hillary:
   
      Sáu ngày sau Đại Hội, ngày 11/9/2012, xảy ra vụ Benghazi do nhóm du kích Libya Ansar al-Sharia chủ trương, tấn công lãnh sự quán Mỹ, sát hại viên đại sứ Christopher Stevens và ba nhân viên CIA. Lúc đầu, Barack, vì nhu cầu tranh cử, chối quanh, đổ thừa cho mọi người, kể cả một đạo diễn vô danh tiểu tốt làm cuốn phim chống đạo Muslim trên Youtube. Trừ chính anh ta, như ai cũng rõ. Tuy nhiên, qua Klein, thì sự thật được phanh phui, và vì thế chúng ta hiểu tại sao Bộ Ngoại giao của Hillary lại dính vào chuyện của CIA. Tác giả viết: “Hillary đích thân ra lệnh cho lãnh sự quán Mỹ mở cửa để giúp đỡ toán công tác của CIA [tại Libya]. Bà biết quá rõ rằng CIA lúc đó có nhiệm vụ bí mật, và có lẽ bất hợp pháp, chuyển vũ khí ra khỏi miền Đông Lybia, qua ngõ Turkey, giao cho những nhóm nổi loạn chống chế độ Bashar al-Assad của Syria. Những vũ khí đó, kể cả hỏa tiễn, được mua từ những nhóm du kích quân thân al-Quaeda tại Lybia. Và một số lớn lọt vào tay của những chiến binh al-Quaeda ở Syria và bọn khủng bố tại những nơi khác ở Trung Đông. Tất cả những việc ấy được thực hiện mà Quốc Hội Mỹ và những Ủy ban Tình báo có nhiệm vụ kiểm soát cơ quan CIA không biết hoặc cho phép. Một điều nữa, việc bí mật giao vũ khí xảy ra trong cùng một lúc tổng thống Obama tuyên bố một cách giả tạo rằng ông không muốn vũ trang phe chống đối tại Syriavì sợ vũ khí rơi vào tay kẻ gian.” (p.143). Thủ tướng Do Thái Bibi Netanyahu cũng than phiền rằng một số vũ khí ấy lọt vào tay bọn khủng bố Hezbollah ở Lebanon và Hamas ở Gaza (p.145).
      Vấn đề chính mà chúng ta muốn bàn ở đây, trong vụ này, là thái độ phủi tay, chối bỏ trách nhiệm của Barack, muốn trút mọi tội lỗi lên đầu Hillary, như một con dê tế thần (p.181). Lúc đầu mợ cũng sợ mất điểm với Barack, a tòng với xếp, đồng ý nói dối cùng với, hoặc thay cho, anh ta, vì nói thật rất nguy hiểm cho tương lai của xếp và, như một hệ lụy, việc tranh cử của mợ vào năm 2016 (p.150). Mợ, quả thật, là người “nối dối bẩm sinh” (“a congenital liar”, theo lời của nhà bình luận William Safire của tờ New York Times, p.151) qua nhiều vụ việc tai tiếng từ hồi mợ còn là đệ nhất phu nhân (p.152), nói dối ngay cả khi không cần thiết.
      Một ngày sau lễ tiếp nhận xác của bốn nạn nhân được chở về Andrews Air Force Base, Barack bỏ đi Las Vegas để gây quỹ, và dặn Valerie gọi và bảo Hillary hãy lên tất cả 5 đài Tivi vào sáng Chúa Nhật để tiếp tục công khai nói láo, đại khái, rằng: “Đó không phải là một vụ tấn công bởi bọn khủng bố [vì bọn khủng bố đã bị tiêu diệt hết rồi sau khi bin Laden bị giết], mà là một biểu dương lực lượng tự phát của dân chúng tức giận vì cuốn băng phỉ báng đạo Hồi do một đạo diễn vô danh post trên Youtube, và tên này sẽ bị chính phủ Obama đưa ra tòa án Mỹ” (p.152). Lúc đầu, mợ dùng dằng, khó nói no với lệnh của xếp, vì cần sự ủng hộ của xếp năm 2016 (p.155). Cho đến khi mợ gọi hỏi ý kiến Bill, thì Bill rất tức giận, vì biết đó là cái bẫy của Barack và đoán rằng, nếu mợ lên Tivi, phe Cộng Hòa sẽ khai thác, trưng ra những đoạn tuyên bố dối trá của mợ vào năm 2016, và cậu dứt khoát: “I know it’s a fucking trap,” she said. “But how do you say no to the president?” . “Easy – you say N period O period,” Bill said” (p.156).
      Mợ từ chối, và những người khác cũng từ chối. Cuối cùng Susan Rice, lúc ấy là đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, rất thù hận Hillary, vì không được đề cử làm Bộ trưởng Ngoại Giao, chấp nhận làm việc này, để cho vua biết mặt chúa biết tên (p.158).

• Điều trần trước Quốc Hội:

      Bề nào, mợ cũng chưa thoát nạn, vì phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ. Sau 5 tuần rưỡi dưỡng bệnh (cái bệnh mà cựu dân biểu Cộng Hòa Allen West gọi là “Benghazi flu”, p.191), mợ phải đối diện với Ủy ban điều tra của Thượng viện, và tác giả ghi một đoạn của mợ đấu khẩu với thượng nghị sĩ Ron Johnson (Tea Party, R-Wisconsin). Bị Johnson dồn vào thế buộc phải nói rõ nguyên do thực sự đã gây ra cái chết cho bốn người, mợ bèn mất bình tĩnh, vung tay, lên giọng, bảo rằng, “đã có bốn người Mỹ chết, thì cho dù chết dưới tay của bọn khủng bộ hay của một thằng cha căng chú kiết nào, bây giờ có gì khác nhau?” (“What difference at this point does it make?” (p.198). Tất cả mọi người lúc ấy (p.199), và hàng triệu người xem Tivi, kể cả và nhất là Bill (p.201), bị sốc vì câu trả lời trật lất và thái độ giận dữ vô lối của Hillary. Điều tai hại nhất là thái độ và câu trả lời ấy đã tiêu hủy hình ảnh mà Hillary đã cố tạo dựng và quảng cáo trên Tivi bao nhiêu năm trời, đặc biệt trong cuộc tranh cử 2008 –hình ảnh của một chuẩn tổng thống bình tĩnh, hiền hậu, chăm lo cho phúc lợi của dân, bây giờ lộ nguyên hình là một mụ đàn bà về già (tác giả còn tả rõ những nét nhăn trên mặt và trán của mợ trước ống kính, p.197) nóng tánh, ngạo mạn, khó thương.  

b- Bữa cơm tối với cặp Obamas:

      Tuy không ưa Bill, Barack mời cặp Clinton vào dinh ăn cơm tối với vợ chồng anh ta, lần đầu tiên, đúng vào ngày (March 1) mà đạo luật ngân sách  bị cắt giảm $85 tỷ, còn gọi là “sequester”, có hiệu lực, vì Barack muốn “hòa giải” với các lãnh đạo Cộng Hòa, và điều này, cần đến miệng lưỡi “trơn tru” của Slick Willie, mặc dù có sự chống đối của Valerie (p.212-213).
      Sau những thủ tục xã giao thông lệ, Barack hỏi Bill nghĩ sao về vụ “sequester”. Được dịp, Bill lên lớp, nói dai, nói dài, khiến ai cũng chán và Hillary phải đổi đề tài, hỏi Michelle về dự định sẽ ra tranh ghế thượng viện từ Illinois (p.212). Sự thật là vậy, nhưng chị ta vẫn ỡm ờ, nói chưa quyết định gì cả (p.213). Sau đó, Bill đề nghị Barack giải tán Ủy ban tranh cử 2012 (của Barack), và cùng với hồ sơ nhân sự và tài chánh, sáp nhập nó vào Ủy Ban Dân Chủ Toàn Quốc (Democratic National Committee) [NLGO: việc này sẽ có lợi cho Hillary năm 2016]. Barack cười, có chút châm biếm: “Really?” (p.213). Rồi cậu cứ nằng nặc muốn biết nguồn tài trợ của Ủy ban tranh cử ở đâu và phân phối thế nào cho cuộc bầu cử tổng thống 2016. Cả hai cùng tranh cãi to tiếng. Rồi câu chuyện trở về đề tài “sequester” và tất cả đồng ý qui tội cho Đảng Cộng Hòa nếu vì thế chính phủ phải tạm thời “đóng cửa tiệm” (Partial government shutdown). Thừa dịp, Bill lại “lên lớp”, kiểu độc thoại, bảo rằng, về vụ “đóng cửa tiệm này” cậu rành sáu câu vì có kinh nghiệm bản thân khi còn là tổng thống và thống đốc Arkansas và đã thắng bọn Cộng Hòa (p.214). Cậu nói: “Executive experience counts,” he said, suggesting that Obama lacked that vital attribute”(p.214). Lại hàm ý chê Barack. Trong lúc Bill độc thoại, anh ta đùa giỡn với chú chó Blackberry dưới bàn. Sau bữa ăn, về phòng, Barack quay sang Valerie, lắc đầu nói: “That’s why I never invite that guy over.” (p.215).

c- Bữa ăn trưa giữa Barack và Hillary:

     Barack mời Hillary ăn trưa, không có Bill, trong tư thế một tổng thống và một cựu bộ trưởng ngoại giao. Điều đó làm cậu khó chịu, vì cậu nghĩ anh ta đang chơi trò ly gián mợ với cậu, theo cái đòn xử thế khôn ngoan mà Godfather dạy anh ta: “Hãy giữ sát bạn bè của mình, và giữ sát hơn kẻ thù của minh” (keep your friends close and your enemies closer) (p.238). Anh ta, Bill nghĩ, muốn tử tế với mợ, vì muốn nhờ mợ nói với cậu câm mồm, không chỉ trích anh ta, thế thôi.
      Bằng cớ: trong bữa ăn trưa, cứ mỗi lần mợ bắt đầu bàn về cuộc bầu cử năm 2016 là anh ta lảng sang vấn đề khác. Barack chỉ hứa một điều là sẽ bổ nhiệm một vài người theo yêu cầu của cậu mợ vào DNC. Vấn đề đối với Bill là sau khi rời Bạch Ốc, Barack còn trẻ, và sẽ dự định ở lại trên sân khấu quốc tế một thời gian dài. Như vậy, cậu nói: “That makes the feud between us very personal.” (p.239).
      Và vì thế, ngoài một vài chỉ trích khác, nặng nhất là vụ Syria (p.245-246), đối với Barack, Bill quyết định sẽ vận động cho Obamare, nhưng không với mục đích ca ngợi, mà trái lại phê bình, cho đó là một đạo luật khiếm khuyết, cần phải có bàn tay của [tổng thống] Hillary Clinton nhúng vào mới được thành công, vì “she’s been at it for twenty years and knows how it has to work” (p.239, 244).
      Ngoài ra, biết Barack muốn giữ nguyên toán cộng tác viên thân tín thượng thặng của anh ta cho những kế hoạch chính trị tương lai (p.266), Bill mở chiến dịch chiêu hồi họ về với “chính nghĩa”, đặc biệt Jim Messina (p.265), Jeremy Bird, Mitch Stewart, và Buffy Wicks (p.266), với mục đích thành lập một thế giới chính trị, “political universe”, song song và tách rời với “Obama-dominated DNC” (p.267). Nếu Hillary thắng, Bill sẽ hân hoan hủy hết mọi di sản của Barack và xem anh ta như một tổng thống bất thường của lịch sử (a historic anomaly) chen vào giữa thời gian hai triều đại Clinton (p.269).
                      
III. GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG NGUỒN TIN

      Cuối sách, trong “A Note to the Reader” (p.279-281), Edward Klein “tâm sự” về phương pháp ông đã thu thập các tin tức:

1) Tài liệu, sách vở, gồm 27, ghi trong Thư Mục (p.283-285).
2) Những chuyện đã cũ, thuộc về quá khứ, không còn bí mật thì những người cung cấp tin (= nguồn tin) đồng ý cho ghi tên thật.
3) Những chuyện đương thời, nhậy cảm (tỷ như chuyện bất hòa giữa phe Clinton và phe Obama) thì những nguồn tin yêu cầu được giữ kín tên, vì họ không được quyền tiết lộ và họ sợ không còn dịp được tiếp xúc với những bạn bè đấy quyền lực của mình. Điều đó, báo giới gọi là “deep background”, tức là tác giả có phép xử dụng tin tức được cung cấp, nhưng không được phép ghi tên ai (p.280). Và để được cẩn thận và chính xác, tác giả đã phỏng vấn nhiều lần một số nhân vật gần gũi với Clintonvà Obama để xem có sự khác biệt về mức độ chính xác không (p.281).
4) Biết rằng dùng tin tức nặc danh là điều tối kỵ, nhưng tác giả nói không còn cách nào hơn.


Portland, ngày 2 tháng 8 năm 2014

Người Lính Già Oregon