Saturday 2 August 2014

QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM CỦA NGƯỜI VIỄN XỨ - ĐINH LÂM THANH

Dù ở đâu, hoàn cảnh nào thì Quê Hương Việt Nam bao giờ cũng là niềm nhớ nhung cũng như nỗi trăn trở con tim và khối óc của những người viễn xứ. Nhưng đối với những ai bỏ nước đi tìm công danh sự nghiệp (du học, du sinh) hoặc vì mưu sinh vật chất (tỵ nạn kinh kế) thì hình ảnh Quê Hương đối với họ có lẽ không được sâu đậm và lưu luyến như những người đã tức tưởi bỏ đi xứ tìm tự do. Cũng có thể nói rằng, đối với thành phần nầy, vì danh lợi và vật chất, khi thành đạt ở xứ người, họ thường hãnh diện áo gấm về làng để hưởng thụ và khoe khoang với bà con lối xóm. Tệ hơn nữa, có lúc còn quay mặt với hoàn cảnh nghèo nàn đói khổ của đồng bào trong nước, hoặc tàn nhẫn từ chối luôn cả nơi chôn nhau cắt rốn, dòng họ bà con nếu thành phần nầy cảm thấy Quê Hương ngày xưa không còn thích ứng với cuộc sống mới sung túc sau nầy.
Phải ghi nhận rằng Quê Hương Việt Nam chúng ta trước kia giàu đẹp, hiền hòa và đáng yêu bao nhiêu thì ngày nay dưới chế độ mới, tất cả đều thui chột, đổi ngược và biến mất. Thật vậy, tình người bao dung không còn, đạo lý xấu hổ cúi mặt và lễ nghĩa lặng lẽ ra đi. Và những gì nghe và thấy được ở quê nhà ngày hôm nay thì đó cũng chỉ là những hình thức giả tạo : 
Quê hương tôi có những vườn bôngHoa chỉ nở vào giữa mùa ĐôngĐể khóc cho vơi đời đen bạcVà tình người có vẫn như không
Quê hương tôi nơi những cánh đồngSuốt bốn mùa lúa chẳng đơm bôngLoài cỏ ăn hại tranh nhau mọcChăm sóc bón phân cũng hoài công 
Quê hương tôi là những dòng sôngNước chảy ngược về từ biển Đông !Thăng trầm đổi hướng đời lưu lạcNgày về xa thẳm mỏi mòn trông. 
(Quê Hương Tôi *) 
Tất cả đều bị ‘đổi đời’. Ruộng vườn cây trái ở ven đô cũng như các thành phố được những người ‘văn minh mới’ bứng gốc lấy chỗ để xây công viên, khách sạn và nhà thổ. Đất đai ngày nay cằn cổi, xã hội biến thành vô cảm và con người trở nên vô tâm. Hạt giống tốt nào gieo xuống rồi cũng mọc lên hoàn toàn sỏi đá và loài ăn hại. Có thể xem xã hội Việt Nam ngày nay đã trở thành những vườn bông trái mùa : hoa chỉ nở vào giữa mùa Đông, mà toàn là hoa giấy giả tạo và chỉ tìm thấy trong các dinh thự của giới cầm quyền. Và điều lạ cuối cùng là sông ở Việt Nam dưới chế độ mới, nước lại chảy ngược từ Biển Đông trở về miền núi, kéo theo cả một môi trường độc hại giết người cũng như những cái xấu xa từ đô thị nhằm hũy hoại nguồn sống từ thượng nguồn cũng như đầu độc trí tuệ người dân bình thường chất phác ở nông thôn.
Vậy quê hương bây giờ còn lại gì tốt đẹp ngoài môi trường ô nhiểm, thực phẩm độc hại, bệnh hoạn đầy dẫy, đói rách khắp nơi và tự do nhân quyền vắng bóng. Đúng vậy, Quê Hương giờ đây là kẽm gai nhà tù chứ đâu còn là chùm khế ngọt của thời xa xăm trước kia.
Vậy có thể kết luận rằng : 
Quê hương thân yêu của những người bỏ xứ ra đi, nói về hình ảnh xã hội, thì không thế nào chấp nhận cái ‘văn hóa chặt chém (danh từ của Văn Quang, là cảnh vừa chặt vừa chém) khách du lịch bằng hình thức móc túi, lường gạt, bán giựt, bán chạy, trấn lột, chưởi bới, và có lúc, còn cầm dao rượt khách ăn trong tiệm hoặc đang mua sắm ngoài đường. 
Quê hương thân yêu của những người Việt tỵ nạn là nơi không thể chấp nhận nhà cầm quyền đuổi dân lấy đất xây lâu đài, dinh thự, công viên, nhà hàng, khách sạn trước cảnh lầm than cùng cực của nạn nhân chế độ. Cũng không thể nào chấp nhận một quê hương Việt Nam ngày nay là nơi tập trung cao điểm các trò du hí ăn chơi với những ổ điếm hành nghề công khai ngay trong trường học, trong bệnh viện cũng như trước nơi trang nghiêm thờ phượng.
Quê Hương yêu dấu của những người ao ước một ngày về, thì không thể là nơi để ưu đãi loại thú làm người đang phì da trong các dinh thự giàu sang, mà ngay sau lưng chúng là những ổ chuột của các nạn nhân ăn mày bị gậy. Quê Hương không thể là vùng đất của riêng của những người lắm bạc nhiều quyền và thành phần ăn cắp tài nguyên quốc gia và hút máu dân lành để trở thành tỷ phú thời đại. Và quê hương cũng không thể chấp nhận cái cảnh quân cướp, kẻ cắp say sưa suốt ngày bên những bữa tiệc trong các nhà hàng sang trọng mà bên hông, trước cửa…biết bao trẻ em, cụ già nạn nhân của họ đang cầm lon chờ chực xin chút cơm thừa canh cặn rơi rớt ! 
Và, Quê hươg đối với những người nặng tình đất nước thì không thể là nơi chứa chấp và hoan nghênh loại ‘trâu già mài sừng thành nghé, hớn hở quay về tìm gặm cỏ non’, hoặc, những tên giựt hụi, trồng cỏ, buôn bột ở hải ngoại…mỗi khi áo gấm về làng thì vung tiền ăn chơi trả thù trước sự đau khổ của những người dân nghèo đói. 
Cuối cùng, đối với những ai nặng lòng với dân tộc và đất nước thì những khuôn mặt dưới đây mới chính là mẫu người Việt thân thương : 
Cụ già tóc bạc lưng khòm chống gậyCác con đã chết, hết kế mưu sinhĐã bao năm tháng đơn độc một mìnhCúi đầu ngữa tay ăn mày để sống 
Người mẹ tối ngày lặn lội dưới sôngBắt ốc hái rau nuôi đàn con dạiTrên nắng dưới nước suốt tháng năm dàiRau ốc đáng giá chừng vài đồng xu 
Người cha cong mình trên xích lô cũLên dốc ngược gió rã rời đôi chânChở hàng đưa khách ngày mấy ngàn cânTối đến về nhà đủ mua ký gạo.
Cô hàng đôi gánh vốn chẳng là baoMua chui bán chạy trắng tay nhiều lầnChận đường xét chợ, hối lộ thoát thânHết vốn bỏ nghề, xuất khẩu làm vợ ! 
Cậu sinh viên nghèo ca đêm  làm thợTiền thầy vá víu thiếu trước hụt sauĐến khi ra trường ‘quan’ hỏi tiền đâu ?Con ông cháu cha đã mua hết bằng ! 
Em bé học sinh siêng năng cần mẫnMẹ cha bôn ba tiền học khất dầnĐến chừng kiệt sức ‘tứ cố vô thân’Từ thầy bỏ bạn nhập băng đánh giày.
(Đây Mới Chính Là Người Dân Việt Của Tôi *)
Để kết thúc bài viết nầy, xin trình bày một sự thật, nhiều người đi Việt Nam về thường lên tiếng khen rằng : quê hương chúng ta bây giờ giàu mạnh, nhà cửa sang trọng, xe cộ đầy đường, ăn chơi thỏa thích mà giá cả thì rẻ như bèo ! Vừa nghe qua ai cũng thấy buồn cho những thành phần chợ trời nông nổi và kém hiểu biết nầy. Nhân tiện đây, xin nhắc lại một điều căn bản mà tôi đã trình bày từ lâu : muốn đánh giá văn minh tiến bộ của một xã hội thì không thể nhắm vào những hình thức giả tạo bên ngoài, mà phải tìm hiểu tối thiểu một vài vấn đề chính như : trẻ con, học sinh, sinh viên có được đến trường miễn phí không ? Người bệnh có dễ dàng được vào nhà thương chăm sóc khỏi trả tiền không ? Và các cụ già cô thế có được nhà nước chăm sóc chu đáo không ? Đây mới là những điều kiện mà xã hội bắt buộc phải có để đánh giá văn minh tiến bộ của một quốc gia.
Xin những ai có trách nhiệm và tấm lòng với Quê Hương thì hãy làm một chút gì cho Đất Nước và Dân Tộc. 
Cuối cùng, xin mượn bốn câu thơ sau để kết thúc bài viết :
Ôi Quê Hương sao thương nhớ quáNói không hết tấm lòng thiết thaChỉ mong một ngày quay trở lạiNghìn Thu an giấc tại quê nhà.
(Mùa Thu Ơi, Xin Hãy Dừng Lại *)
Đinh Lâm ThanhParis, Những ngày đầu 2014
(*) Thơ Đinh Lâm Thanh - trích trong Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận I, xuất bản
năm 2005 tại Hoa Kỳ.