Saturday 2 August 2014

Từ cuộc chiến với Hồi Giáo thành cuộc chiến Nga – Mỹ - Lữ Giang

Hôm 30.4.2014, đài VOA của Hoa Kỳ đã đưa lên một bài với đầu đề “Mỹ kêu gọi các nước tranh chấp Biển Đông 'nêu gương tốt'”, tường thuật lại lời của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ là ông Daniel Russel khuyến khích các bên liên quan ngồi lại, xác định, và tự nguyện ngưng các hoạt động gây hấn trong những vùng biển tranh chấp.! Phải chăng Hoa Kỳ đang tạm hòa hoãn với Trung Quốc để đương đầu với Nga?

MẤU CHỐT CỦA VẤN ĐỀ

Hoa Kỳ đang viện lý do Nga xâm phạm chủ quyền của Ukraina để mở chiến dịch bao vây Nga.  Chuyện Nga xâm phạm chủ quyền của Ukraina cũng gióng như chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của các nước quanh Biển Đông, đâu phải là chuyện lạ. Vả lại, năm 2008, khi Grizia, một nước thuộc Liên Sô cũ, quyết định xin gia nhập NATO, Nga đã yễn trợ cho hai vùng Abkhazia và Nam Ossetia tuyên bố độc lập. Gruzia đem quân tiến đánh Tskhinval, Nga đưa quân can thiệp, Gruzia bỏ chạy. Thế là Gruzia mất hai vùng, không gia nhập NATO nữa mà trở lại bang giao với Nga.

Lúc đó, để khuyến khích Gruzia chống lại Nga, Phó Tổng Mỹ Dick Cheney đã đích thân thông báo cho Thống Tổng thống Gruzia là Mikhail Saakashvili rằng chiến hạm của Mỹ đã đến Biển Đen và nói: “Ngài nên biết, thứ mà tàu chiến chúng tôi mang đến không phải là nước uống mà là thứ quan trọng hơn hàng hóa rất nhiều”. Nhưng khi Nga đem quân tiến vào Gruzia, Mỹ chẳng làm gì cả. Tại sao nay Ukraina muốn gia nhập Liên Hiệu Âu Châu và NATO bị Nga ngăn chận, Mỹ lại làm dữ?

Tại vì lần này Nga đang gây khó khăn cho kế hoạch nghiền nát khối Hồi Giáo cực đoan của Mỹ và các quốc gia Tây phương.

NGHIỀN NÁT KHỐI HỒI GIÁO CỰC ĐOAN

Từ sau vụ 911, Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương đã đưa ra kế hoạch nghiền nát khối Hồi Giáo cực đoan để cho những biến cố như thế không tái diễn nữa. Kế hoạch này gồm hai giai đoạn: Giai đoạn một là thanh toán các lãnh tụ Hồi Giáo có chủ trương thành lập một khối Hồi Giáo thống nhất. Giai đoạn hai là làm cho các nước và các tổ chức Hồi Giáo bể ra từng mãnh.

1.- Thanh toán các lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan

Một số lãnh tụ Hồi Giáo có chủ trương thành lập một khối Hồi Giáo thống nhất để tạo sức mạnh và đưa Hồi Giáo trở lại thời kỳ thống trị thế giới như Đế quốc Ottoman ngày xưa, nên Mỹ và các quốc gia Tây phương tìm cách tiêu diệt. Các lãnh tụ tiêu biểu là Saddam Hussien của Iraq, Mubarak của Ai-cập, Gaddafi của Libya, Bashar al-Assad của Syria và Ayatollah Ali Khamenei của Iran. Trong các lãnh tụ này, Ayatollah Ali Khamenei được coi là nguy hiểm nhất và khó thanh toán nhất.

Năm 1979, dưới thời giáo chủ Ayalollah Ruhollah Khomeini, Lực Lượng Cách Mạng Iran đã chiếm Toà Đạì Sứ Hoa Kỳ tại Tehran, bắt 52 nhân viên ngoạì giao đoàn làm con tin. Hoa Kỳ đã mở một cuộc đột kích để giải cứu vào tháng 4/1980 nhưng thất bại. Sau khi Hoa Kỳ thoả mãn các điều kiện của Iran, 52 con tin mới được thả ra vào ngày 20.1.1981.

Giáo chủ hiện nay là Ayatollah Ali Khamenei từng tuyên bố “Anh, Mỹ là kẻ thù chính của Iran” và doạ “hủy diệt Israel trong 24 giờ”. Ông đã thách thức các lệnh trừng phạt của quốc tế đối với chương trình hạt nhân của nước này và dọa sẽ trả đũa nếu Israel và Mỹ dùng đến biện pháp quân sự. Nay sợ Mỹ làm tới, Trưởng đoàn thương lượng hạt nhân của Iran là Ali Akbar Salehi tuyên bố Tehran sẽ cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Liên Hợp Quốc (IAEA) thanh sát cơ sở làm giàu urani chưa hoàn thiện của nước này. Nhưng đó chỉ là kế hoãn binh.

Iran cũng đã cung cấp vũ khí cho các tổ chức Hồi Giáo chống Mỹ, Do Thái vá các quốc gia Tây phương như Syria, Hamas, Hezbollah,… Tuy nhiên, diệt Iran không phải dễ.

2.- Làm bể ra từng mảnh

Sau khi diệt các lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan, sẽ để cho các tổ chức và các nước Hồi Giáo bể ra từng mãnh. Đó là hiện tượng chúng ta đang thấy ở Iraq, Libya, Syria, rồi sẽ tới Afghanistan và Iran. Mới đây người ta khám phá ra Quân Đội Giái Phóng Libya (Libyan National Army) đang đánh phá vùng thủ đô Tripoli của Libya hiện nay là do cựu đại tá Haftar lãnh đạo. Ông ta đã từng được CIA dùng để lật đổ chế độ Gaddafi!

Đa số người Việt đấu tranh tin rằng Cách mạng hoa lài sẽ đem lại “Mùa xuân A-rập cho vùng Trung Đông sau đó đến Việt Nam, nhưng ông Putin nói: Mùa xuân Ả Rập trở thành Ác mộng Ả Rập”.

GẶP TRỞ NGẠI VỀ PHÍA NGA

Hoa Kỳ, các cuốc gia Tây Phương, Nga và Trung Quốc đều lo sợ thảm họa Hồi Giáo, nhưng Nga và Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ lợi dụng chiến dịch chống khủng bố Hồi Giáo để loại họ ra khỏi vùng Trung Đông và Bắc Phi, nơi có nguồn dầu lửa và dầu khí rất phong phú.

Qua các chiến dịch của Hoa Kỳ, các cơ sở khai thác dầu lửa của Trung Quốc ở Libya, Iraq, Nigeria, Sudan, Syria… gần như bị mất sạch. Trước tình trạng này, Trung Quốc quyết định quay trở về xâm chiếm Biển Đông như một nguồn khai thác còn lại của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế.

Nga không cần dầu lửa và dầu khí, nhưng Nga không muốn Hoa Kỳ làm bá chủ vùng Trung Đông và Bắc Phi. Ông Putin nói rằng sở dĩ ông biểu quyết chấp thuận Nghị quyết số 1973 ngày 17.3.2011 của HĐBA là vì mục điêu chính của việc cấm vận và tấn công Libya là để “bảo vệ người dân Libya” (to protect the Libyan population). Nhưng ông đã bị lừa. Trong một bài dưới đầu đề dưới đầu đề “US to recoup Libya oil from China”, Ông Paul Craig Roberts, cựu Thứ trưởng Tài chính Mỹ và hiện là biên tập viên của tờ Wall Street Journal, cho biết sở dĩ Mỹ phải chiếm Libya vì Libya kiểm soát một phần của bờ biển Địa Trung Hải vượt ra ngoài tầm tay của Mỹ. Một lý do khác là chúng tôi muốn đẩy Trung Quốc và Nga ra khỏi Địa Trung Hải để đảm bảo nhu cầu năng lượng của mình”.

Sau khi CIA yểm trợ thành lập “Lực lượng Quân đội Syria Tự do” (Free Syrian Army – FSA) để lật đổ chính quyền Bashar al-Assad, tạo ra một tình trạng rất bi thảm tại Syria, ngày 21.8.2013 Tổng Thống Obama tuyên bố sẽ tấn công Syria vì “xử dụng võ khí hóa học”. Mỹ muốn mở cuộc tấn công ngay bằng không lực như đã làm ở Libya, nhưng Nga và nhiều quốc gia phản đối. Cuối cùng Ngoại Trưởng Nga đề nghị Syria chấp nhận (1) đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế, (2) phá hủy kho vũ khí này và (3) tham gia công ước cấm vũ khí hóa học. Syria đồng ý. Thế là HĐBA đi theo giải pháp của Nga. Kế hoạch thanh toán Bashar al-Assad  và Ayatollah Ali Khamenei phải tạm ngưng lại và chờ một cơ hội khác. Cơ hội đó đang đến?

PUTIN ĐƯA RA GIẢ THUYẾT NGA BỊ MƯU HẠI

Bản tin đài RFI của Pháp ngày 19.7.2014 dưới đầu đề “MH17: Nga tuyên bố mình bị mưu hại đã tường thuật lại các tin liên quan đến vụ máy bay MH17 bị rơi hôm 17.7.2014 của các báo Le Monde, Le Figaro,... trong đó có bài «Putin đưa ra giả thuyết Nga bị mưu hại» của tờ La Libération. Theo Libération, cả Nga và Ukraina đều có tên lửa địa đối không loại BUK do Nga sản xuất với tầm bắn 25.000 km. Hơn nữa, cuối tháng 6/2014, phe ly khai thân Nga khoe khoang đã có hệ thống vũ khí loại này. Tối 18.9.2014, Tông thống Obama thẳng thừng cáo buộc Nga đã cấp cho phe ly khai loại vũ khí này và máy bay Malaysia bị bắn hạ bởi loại tên lửa này trong không phận do phe ly khai kiểm soát.

Bây giờ cuộc điều tra đang được tiến hành và chưa biết sẽ đi tới kết luận như thế nào. Dĩ nhiên là có nhiều giả thuyết đã được đưa ra.

Theo AFP, tại một cuộc họp báo đặc biệt ngày 21.7.2014, Trung tướng Andrei Kartapolov, một viên chức của Bộ Quốc phòng Nga, cho biết: "Các hồ sơ dữ liệu cho thấy một máy bay của Không quân Ukraina chỉ cách chiếc Boeing của Malaysia từ 3-5 km… Chúng tôi muốn có một lời giải thích về việc tại sao một máy bay quân sự lại bay vào khu vực hành lang của máy bay dân sự ở gần như cùng một thời điểm và cùng một độ cao như máy bay chở khách”.

Theo ông, các thông số kỹ thuật cho biết chiếc máy bay chiến đấu SU-25 được trang bị tên lửa không đối không R-60 có thể bắn trúng các mục tiêu cách xa tới 12km và 5km, và có thể đã đạt tới độ cao 10.000 mét. Nga nói rằng lúc đó, vệ tinh của Hoa Kỳ cũng có mặt trong vùng và yêu cầu Hoa Kỳ công bố các sự kiện thu nhận được.

Ngày 18.7.2014 kênh truyền hình Nga RT dẫn lời của Carlos Buca, một nhân viên điều hành bay người Tây Ban Nha thực hiện dẫn đường cho chiếc máy bay MH17 đã viết trên Twitter: “Hai chiếc máy bay quân sự đã bay cạnh chiếc Boeing 777 trong vòng 3 phút trước khi MH17 biến mất khỏi màn hình radar. Tất cả chỉ diễn ra trong 3 phút. Ngay khi chiếc Boeing biến mất khỏi màn hình radar, chính quyền Kiev thông báo cho chúng tôi rằng, nó đã bị nổ. Làm sao họ có thể biết rõ việc này nhanh đến vậy?”

Ngày 22.7.2014 Tướng Igor Makushe cho biết thêm chiếc MH17 đã bay lệch về bên trái đường bay quốc tế là 14 km. Máy bay bắt đầu giảm tốc và 17h23 thì biến mất khỏi các màn hình radar của Nga.

Phát ngôn viên Michael Bociurkiw của OSCE cho biết, trên một phần thân máy bay MH17 của Malaysia được tìm thấy hôm 24.7.2014 có dấu hiệu của “những lỗ đạn do bị súng máy bắn”. Theo Bronk, các tên lửa phòng không SA-11 được thiết kế để nổ gần máy bay, làm bắn ra những mảnh đạn nóng đỏ xuyên thủng thân máy bay. Những lỗ nhỏ trên khắp máy bay khiến cabin máy bay nhanh chóng giảm áp suất ở độ cao hơn 10.000m, dẫn tới một vụ nổ mạnh, tạo ra một lỗ thủng lớn như trong hình.

Nếu những sự suy đoán này là đúng thì chiếc MH17 đã trung hỏa tiển đất đối không Buk.

Các băng ghi âm của tình báo Ukraina cho thấy một quân ly khai tên Besler báo cáo với đại tá Geranin: Một máy bay vừa bị nhóm ở khu mỏ bắn rơi”. Mạng xã hội Nga cũng cho biết Igor Strelkov, thủ lĩnh quân sự của phe ly khai vui mừng thông báo quân ly khai vừa bắn hạ 1 chiếc An-26 của quân đội Ukraine “gần khu vực Torez”.

An-26 là máy bay vận tải quân sự của Ukhaina. Tuần trước quân ly khai đã bắn hạ một chiếc An-26 khác của Ukraine ở gần Lugansk khi đang bay ở độ cao 6,5 km.

Phe ly khai thân Nga chắc chắn không có lợi gì trong việc bắn hạ máy bay dân sự của hãng Malaysia Airlines. Họ chỉ có thể bắn lầm hay bị lừa. Giả thiết của Nga đưa ra cho thấy Nga muốn quy trách Ukraina đã đánh lừa quân ly khai bắn lầm máy bay dân sự của Malaysia rồi quy trách cho Nga đã cung cấp cho quân ly khai võ khí đề làm chuyện này. Nếu giả thuyết này đúng thì Hoa Kỳ sẽ không bao giờ dám cung cấp các không ảnh do vệ tinh họ chụp được.

CHƯA BIẾT SẼ ĐI TỚI ĐÂU

Đài VOA của Hoa Kỳ ngày 27.7.2014 đã phổ biến bài Diễn biến ở Ukraine thử thách chính sách đối ngoại của TT Obama”, trong đó ông Yuri Felshtinsky có nhận xét: “Tình hình diễn biến đang rất nhanh. Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama có thể, tất nhiên, nắm lấy thời cơ này để thay đổi quan điểm của mình thật quyết liệt.” Nhưng Bà Angela Stent, Giám đốc Trung tâm Âu Á, Nga, và Đông Âu thuộc Đại học Georgetown nói: Biện pháp trừng phạt là lập trường mặc định đối với Hoa Kỳ và các biện pháp đó đã có tác động kinh tế ở Nga và gây nản lòng hoạt động đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên chưa có dấu hiệu cho thấy chúng có tác động về chính trị hay làm thay đổi cách hành xử của Nga.”

Chúng tôi nhận thấy rằng dù Mỹ có thúc ép được Nga không cản trở Mỹ trong kế hoạch thống trị Trung Đông và Bắc Phi hay không, Ukraina cũng như Malaysia chỉ là những con bài thí như VNCH trước đây.

Ngày 31.7.2014

Lữ Giang