Monday, 25 August 2014

Thông cáo chung của 3 Tổ chức Nhân quyền Quốc tế

**************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 

B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************
 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGAY 25.8.2014
Thông cáo chung của 3 Tổ chức Nhân quyền Quốc tế : Hãy huỷ bỏ mọi cáo buộc xảo trá chống các nhà bảo vệ nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, và Nguyễn Văn Minh



PARIS-GENÈVE, 25.8.2014 – Nhà cầm quyền Việt Nam phải huỷ bỏ mọi cáo buộc các nhà bảo vệ nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, và Nguyễn Văn Minh và trả tự do tức khắc cho họ, Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền (OBS), (tổ chức liên đới với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (OMCT) cùng với Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) cùng lên tiếng hôm nay.


Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp sẽ đưa ra xử bà Bùi Thị Minh Hằng, 50 tuổi, cô Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, 28 tuổi, và ông Nguyễn Văn Minh, 34 tuổi, vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 26.8.2014. Họ đang bị giam giữ tại xã An Bình, huyện Cao Lãnh. Cả ba bị buộc tội “gây rối trật tự công cộng” chiếu theo điều 245, khoản 2 của Bộ Luật Hình sự, mà án tù có thể từ 2 đến 7 năm tù giam.

Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), ông Karim Lahidji, nói rằng : “Sự sách nhiễu, bắt bớ tuỳ tiện, và sự khởi tố bất công Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, và Nguyễn Văn Minh theo một kịch bản quá quen thuộc, cho thấy rằng Việt Nam đã thất bại trong việc tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế đối với nhân quyền”.

Tổng thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (OMCT), ông Gerard Staberock, thì thôi thúc : “Cộng đồng thế giới cần áp lực mạnh mẽ Việt Nam cho việc trả tự do cho hàng chục người bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ”.

Hôm 11.2.2014, công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, đã hành hung bà Bùi Thị Minh Hằng và bắt giam tuỳ tiện cùng với 20 nhà hoạt động, bao gồm các bloggers, tín đồ giáo phái Hoà Hảo, và cựu tù nhân chính trị. Nhóm người này từ Tp Hồ Chí Minh về tỉnh Đồng Tháp thăm viếng cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển và vợ ông. Hai ngày trước đó, công an đã tấn công gia đình này và bắt Truyển về đồn.

18 trên số 21 người bị bắt được thả hôm sau, 12.2. Tuy nhiên, bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, và ông Nguyễn Văn Minh tiếp tục bị giam giữ. Ngày 10.3.2014, công an huyện Lấp Vò triệu tập 5 thành viên của nhóm để tìm cách áp lực họ ký một lời tuyên bố giả mạo nhằm buộc tội bà Bùi Thị Minh Hằng. Dù sự bắt ép của công an cả năm người đều khước từ ký kết.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, thì nhận định rằng : “Lại một lần nữa, nhà cầm quyền Việt Nam phải viện đến sự buộc tội xảo trá để đàn áp những nhà bảo vệ nhân quyền. Ít nhất, đây là lần thứ hai từ ba năm qua, nhà cầm quyền buộc tội Bùi Thị Minh Hằng “gây rối trật tự công cộng”. Đây là minh chứng lộ liễu cho chính sách đàn áp nhân quyền chẳng hề đổi thay của Hà Nội đối với những nhà bảo vệ nhân quyền, song hành với lối nói khoa trương tiếp diễn trên trường quốc tế”.

Trong quá khứ, bà Bùi Thị Minh Hằng không ngừng bị sách nhiễu vì loan tải những thông tin vi phạm nhân quyền trên trực tuyến, tham gia những cuộc biểu tình chống đối bắt bớ tuỳ tiện các nhà bảo vệ nhân quyền, và hậu thuẫn dân oan bị cướp đất. Ngày 27.11.2011, công an Tp Hồ Chí Minh bắt bà vì tội “gây rối trật tự công cộng” khi tham gia cuộc phản đối chống việc bắt bớ những người biểu tình ôn hoà tại Hà Nội vào sáng sớm hôm đó. Ngày hôm sau, Uỷ ban Nhân dân Tp Hà Nội kết án bà 2 năm cấm cố hành chính tại “Cơ sở Giáo dục” khắc nghiệt Thanh Hà ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, theo Pháp lệnh 44 về quản chế hành chính, cho phép giam cầm không thông qua tòa án. Dưới áp lực quốc tế, Bà Hằng được trả tự do vào tháng 6.2012.