Thursday, 7 August 2014

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 8-8-2014

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

USEFUL IDIOTS

Ít lâu sau khi cuộc cách mạng Bolshevik thành công đưa Cộng sản  lên nắm quyền ở Nga, Lenin đã nghĩ ra được một danh từ hay tuyệt để gọi bọn trí thức Tây phương chạy theo bám lấy đít  Cộng Sản mà hít hà. Lenin gọi  bọn này là polezniye duraki, tiếng Anh gọi là useful idiots, những thứ xuẩn động nhưng  có ích (cho Cộng sản), là bọn thấy cái gì của Cộng sản cũng khen lấy khen để, rồi quay ra chống lại tất cả những cái tử tế của những xã hội đã cưu mang chúng.

Bọn xuẩn động ấy không phải chỉ xuất hiện ngay sau cách mạng tháng 10 rồi nhanh chóng nhìn ra những sai quấy của Cộng sản để tỉnh ngộ, mà chúng còn tiếp tục ngu muội, xuẩn động trong nhiều năm sau nữa. Có những thứ không nhìn thấy được những lầm lẫn của  bon xuẩn động đi trước để tránh những vết xe đổ mà không đi theo những con đường ngu dại của bọn đi trước. Chúng vẫn nhắm mắt lao đầu vào những lối đi đầy những sai lầm đó nhiều năm sau, cả  sau khi Cộng sản làm rơi những chiếc mặt nạ chúng dùng để che cái mặt thật  xấu xa của chúng.

Đó là những George Bernard Shaw, Langston Hughes, Jean Paul Sartre, H.G. Wells, Doris Lessing, Walter Duranty, Paul Robeson… Một  vài người  trong số đó, sau ít năm cũng phản tỉnh, nhìn ra được những  sai lầm của mình. Nhưng một số vẫn tiếp tục ngu muội cho đến chết.

Ở Việt Nam cũng có những thứ cơm không ăn, cứ cứt mà đớp mới chịu. Nếu chỉ  lôi cứt ăn với nhau không thì kệ xác nhà chúng nó. Nhưng chúng nó ăn cứt xong rối còn kéo cả miền Nam xuống cái lỗ trồ bằng những việc làm ngu xuẩn đó của chúng. Kéo cả nước xuống cái hầm cứt rồi chúng được đền bù, ban phát cho một vài ơn huệ. Những thứ như Dương Quỳnh Hoa, Ngô Bá Thành, Huỳnh Liên, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đăng Trừng, Nguyễn Ngọc Lan…

Gặp phải vài ba điều bất mãn, có đứa tuyên bố vài ba câu rồi tiếp tục làm con hến, câm luôn. Có đứa viết nguệch ngoạc vài dòng chữ xin bỏ đảng nêu lý do đảng không còn đi theo con đường tốt đẹp trước nữa. Mất hơn bốn mươi năm nằm trong chăn mới thấy được mấy con rận hay sao? Trí thức, có học, có bằng cấp mà phải mất hơn bốn mươi năm mới lơ mơ thấy như vậy ư?

Một trong những tên đó là Lê Hiếu Đằng. Đằng học luật ở Sài  Gòn rồi đi theo Cộng sản trong những năm 60 và 70. Sau năm 75, Đằng về thành được trao cho những chức vụ đáng kể. Gần chết thì tuyên bố bỏ đảng, muốn đảng thay đổi mà đảng không thay đổi. Viết xong mấy câu bỏ đảng thì lăn ra chết.
Đúng là một  useful idiot.

Tuần trước thì một tên useful idiot khác  bị đảng đạp ra ngoài. Tên này bị đảng khai trừ chứ không  xin ra khỏi đảng. Nguyễn Đăng Trừng học luật, từng là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn nhiệm kỳ 67-68. Sau vụ Mậu Thân, Nguyễn Đăng Trừng vào bưng, được kết nạp vào đảng năm 1971. Sau năm 1975, Trừng được trao giữ nhiều chức vụ quan trong khác trong  các lãnh vực an ninh, chính trị, tư pháp. Chức vụ cuối cùng của Trừng là  chủ nhiệm luật sư đoàn TPHCM.

Như vậy, Nguyễn Đăng Trừng là người biết rất rõ bên trong đảng Cộng sản Việt Nam, biết rất rõ những sai lầm, xấu xa, tồi tệ của bọn cầm quyền, của đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng trong suốt hơn bốn chục năm sống với bọn chó má  ấy, Trừng  câm như hến, không một lần dám mở miệng. Trừng vẫn muốn bám vào đảng Cộng sản  để sống cho đến khi đảng không  còn thấy Trừng có ích cho chúng nữa thì Trừng mới bị đá ra ngoài.

Đúng là một thứ useful idiot. Khi không còn useful nữa thì tên idiot bị đá không thương tiếc.
Trừng là trí thức, lại theo đảng từ gần nửa thế kỷ mà còn không  sống được với đảng chứ những cái thứ như vài ba tên hề diễu dở từ Mỹ về Việt Nam êu ếu diễn xuất vài ba giọt nước mắt cá sấu vô duyên mà ngay mấy tên cán bộ hạng bét còn ngó một cách khinh bỉ  thì ăn thua gì. Thật đúng là:

Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Huống chi mảnh chĩnh, mảnh chai đầu hè

CHÙA

Tại sao Việt Nam không nhiều chùa như ở Miến Điện, Tây Tạng hay Sri Lanka thì  hơi lạ. Người Việt Nam  ai cũng thích chùa cả vậy mà lại … ít chùa hơn các nước Phật giáo vừa kể thì quả là có kỳ cục thật.

Nhưng vài ba chuyện mới xẩy ra  gần đây lại khiến cho người ta tin  là chuyện chùa miếu của người Việt Nam  sẽ lại càng ít thấy hơn nữa.

Chả là vì các nhạc sĩ viết nhạc không thích chùa nữa. Ôm cây đàn đau khổ  bao nhiêu đêm ngày, có người ho hen bệnh hoạn chết yểu như Nguyễn Mỹ Ca, có người sống trong nghèo túng đến khi chết như Canh Thân, Lê Thương… có người chết đau đớn theo tình yêu, cảm hứng cho những tác phẩm của mình như Đỗ Lễ…mới viết xong được bản nhạc. Tác phẩm của họ viết xong được các giọng hát  cất lên nhưng họ thì không bao giờ nhận đươc một sự đãi ngộ, bù đắp nào. Nếu có thì cũng chỉ là tượng trưng, rất ít. Ngoại trừ một số rất nhỏ dám đứng lên đặt vấn đề tác quyền, đa số thì chỉ thấy tác phẩm tim óc, gan ruột của mình bị lôi ra chùa hết. Cứ nghe tác phẩm của mình là lại thấy mùi hương ngào ngạt như các văn nhân ngày xưa trước khi đọc thơ thì lại đốt trầm lên cho thơm ngát chốn thư phòng.

Trịnh Công Sơn trước khi chết có dặn dò gia đình phải  đòi tác  quyền những ca khúc ông viết mà các giọng hát đem ra hát đầy mùi nhang suốt mấy chục năm nay, và gia đình của ông đã làm đúng theo lời ông dặn dò. Vì thế, chuyện hát nhạc của ông không còn chùa miếu nữa. Hát nhạc của ông để kiếm tiền thì phải trả tác quyền. Ca sĩ không thể nói có quen biết thân tình với tác giả nên … chùa các ca khúc của ông.

Một buổi trình diễn nhạc ở trong nước mới đây đã làm đúng câu “đầu tiên là tiền đâu” cái đã. Thế là hết chùa.

Một số ý kiến cho rằng làm vậy, đòi tiền, là không văn học nghệ thuật chút nào. Nhưng thử  hỏi những ý kiến ấy là  nếu họ có tác phẩm thì họ có muốn chùa miễu cho có nét văn học không nào?
Không thì tại sao lại chỉ muốn người khác chùa còn mình thì không?

Tại sao lại “của người bồ tát, của mình lạt buộc”?

Nói đến đây tôi lại nhớ có một  anh ca sĩ nọ. Anh làm mấy cái CD thu giọng của anh. Ở bìa lưng của đĩa CD, có in danh sách những ca khúc anh hát. Người ta chỉ thấy tên của bài hát và bên cạnh tên bài hát là tên của anh. Tên của các nhạc sĩ viết các ca khúc ấy không hề được ghi xuống.
Như vậy, tên nhạc sĩ sáng tác còn không được ghi xuống thì làm gì có chuyện anh ta đi tìm tác giả để trả tác quyền.

Nhưng tệ hơn nữa là anh ca sĩ này lúc ấy có một  bạn gái luật sư nên anh ta nhờ cô ta viết một thông cáo giọng đầy hăm dọa  nói rằng bất cứ ai dùng tiếng hát của anh ta, hình ảnh của anh ta thì phải xin phép anh ta, nếu không anh sẽ nhờ pháp luật can thiệp. Như vậy, của người khác thì chùa thoải mái, còn của  mình thì đừng có mà ai đụng vào!

Trở lại chuyện ca hát nói là để gặp gỡ khán thính giả cho đỡ nhớ thì người ta lại nhớ đến chuyện một ông nhạc sĩ nọ cũng than là nhớ khán giả muốn gặp khán giả để cám ơn. Trước đó, ông than nghèo kể khổ ốm đau sầu não rất Việt Nam bi thảm Đông Dương nhưng nay khoẻ  lại nên muốn gặp những khán giả ái mộ ông.

Chuyện đó nghe hay lắm nếu ông đến một  chỗ nào đó, hát một buổi cho khán giả vào cửa tự do cho cả hai bên đỡ nhớ  nhau. Chuyện ấy quá dễ. Ở  California thiếu gì mấy phòng sinh hoạt của các tòa báo lấy giá nhẹ nhàng, nhiều người đã làm như thế. Nhưng ông nhờ người tổ chức ở một hý viện sang trong, giá vé cao gấp năm lần giá vé đi nghe Tony Bennett ($75/vé hạng nhất) cũng hát trong dịp ấy. Kiếm tiền thì cứ kiếm nhưng … vừa phải thôi chứ. Nhớ khán thính thì nhẹ tay một chút.