Đại học quốc gia Bắc Kinh vừa phổ biến bản nghiên cứu ngày 23-7-2014, Tân Hoa xã và báo đảng Nhân Dân nhật báo đều đăng tải, cho biết: giới giàu có, đại gia TC chiếm 1% dân số TC (1357 triệu dân) nhưng lại chiếm 30% tài sản của cả nước Tàu, trong khi 25% nông dân lại chỉ được sở hữu 1% đất đai của cải Hoa Lục. VNCS không khác đồng chí TC! Khoảng 190 đại gia triệu phú đô la Mỹ và của chìm của nổi của đảng CSVN chiếm từ 40 đến 45% tài sản cuả cả nước VN. Năm 2013, số kiều hối gửi về nước là 11 tỷ USD, quá nửa lọt vào tay Đảng và Nhà nước. Trong bối cảnh ấy "chuẩn" TBT-ĐCSVN "cơ cấu" cho Đại hội Đảng khóa XII - 2016, Phạm Quang Nghị thăm viếng Hoa Thịnh Đốn để cầu tài lộc!
HƯỚNG VỀ MỸ
Trung tâm nghiên cứu và thăm dò dư luận PEW ở Washington, DC, vưà mở cuộc thăm dò dư luận các nước Á châu nghĩ thế nào về Hoa Kỳ và Trung Cộng, hầu hết coi TC là nguy hiểm và hướng về Hoa Kỳ, ngoại trừ 2 nước Mã Lai và Pakistan không có thiện cảm với Mỹ. Bản thăm dò của PEW công bố vào ngày 14-7 vừa qua, cho biết 76% dân VN hướng về Mỹ, chỉ có 16% hướng về TC. Một cựu Thượng tướng phát biểu "ở VN ngày nay, đứa con nít cũng ghét Trung quốc".
BỘ CHÍNH TRỊ ĐCSVN QUA MỸ CẦU HÒA?
Bộ CT-ĐCSVN cử Phạm Quang Nghị qua Mỹ với nhiệm vụ như thế nào? Tại sao Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng lại chặn không cho Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng đi Mỹ đáp lời mời của NT Mỹ John Kerry? Bắc Kinh quyết loại Phạm Bình Minh mà chưa loại nổi. Phe Thái thú Trọng đang cô lập Minh ở Hà Nội. Dù chỉ là thiểu số lại bị dân ghét, phe đầy tớ Bắc Kinh vẫn mạnh do đảng bộ ĐCSTH ở Hà Nội và Cục tình báo Hoa Nam đứng sau. Sau khi Bắc Kinh rút giàn khoan "đá nổi" Hải dương Thạch du 981về Hải Nam, phe Trọng rất hí hửng; theo tin từ Hà Nội, Trọng đề nghị Việt - Trung hợp tác khoan các giếng dầu ở thềm lục địa VN, nghĩa là mở đường cho HD981 trở lại VN, nhắm đến mục tiêu chính ở ngoài khơi Vũng Tàu, Côn Sơn cho đến Cà Mau. Để trung hòa và chặn phe Nguyễn Tấn Dũng, phe Trọng cho Phạm Quang Nghị đi Mỹ cầu hòa, diễn trò đu dây giữa Mỹ và Bắc Kinh.
Nghị là ai? Nghị nổi tiếng thân TC và rất ngoan ngoãn với quan thầy, hiện là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ chính trị, một nghị quyết dẹp tan các cuộc biểu tình chống TC từ năm 2007, thân thiết với Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức TƯĐ, quyền lực của Đảng như Lê Đức Thọ thời Lê Duẩn, Rứa đã chuẩn bị "cơ cấu" lãnh đạo Đảng khóa XII sắp tới, đẩy Nghị thay thế Trọng với lý do Trọng đã quá tuổi về hưu. Phe Nghị ở Hà Nội đều là các đại gia ở khu sang trọng ven Hồ Tây. Năm 2013, Nghị đã qua Bắc Kinh triều kiến giới lãnh đạo mới ĐCSTQ. Tổ chức 1000 năm Thăng Long, Nghị lấy lòng TC, chọn ngày 1-10 khai mạc với cổng chào 6 sao: 2 sao lớn Việt - Trung trên đầu cổng và 4 sao 2 bên: Tạng, Hồi, Mông, Mãn.
Hà Nội ngày nay không phải là Hà Nội năm 2000, thủ đô mới bao gồm nhiều huyện ngoại thành thuộc tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, một phần Bắc Ninh do các đại gia điạ ốc TC thúc đẩy, xúi giục dựng một đại đô như Bắc Kinh với các huyện ngoại thành vây bọc để đô thị hóa. Đó là thời Trọng làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trọng vọt lên vù phân bón TC, hàng triệu đô la Mỹ. Nghị công du Mỹ cũng là cách bộ CT-ĐCSVN khéo léo giới thiệu "Tổng bí thư Đại hội XII" vào thời Sang - Dũng sẽ phải ra đi. Theo chúng tôi thăm dò, Nghị không thành công ở thủ đô Mỹ, tiếp Nghị cao cấp nhất là TNS John McCain, vài ba nhà lập pháp khác và viên chức bộ Ngoại giao hàng Thứ trưởng. Hoàn toàn xã giao! Trước mắt giới tình báo Á Đông, Nghị là một đại gia, tay sai vào hàng số 1 của Bắc Kinh và Cục tình báo Hoa Nam... Nghị vẫn chủ trương theo "đạo lý" Bắc Kinh "16 chữ vàng và 4 tốt", sự tồn tại cuả Đảng là trên hết.
BAO GIỜ HD 981 TRỞ LẠI VN?
Theo tin Hồng Kông, Bắc Kinh đợi khi nào thích hợp nhất gần đây, sẽ cho "Hải dương Thạch du 981" trở lại thềm lục địa VN mà các lô do công ty dầu khí TC đã phân vùng khai thác, chính yếu vẫn là ngoài khơi Vũng Tàu, Côn Sơn và Cà Mau. Mấy năm nay, dân số người Hoa mới ào ạt đến Bà Rịa - Vũng Tàu tăng lên trên 70% so với năm 2004, một dấu hiệu khác, theo báo Tuổi Trẻ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết cơ sở xí nghiệp TC đầu tư ở tỉnh này sẽ đưa qua Trà Vinh 2000 thợ TC với lý do không tuyển được thợ VN. Đơn phương Bắc Kinh sẽ không cho giàn khoan HD981 hạ đặt ở vùng chiến lược này mà sẽ theo phương thức mới song phương hợp tác khai thác chung với VN qua một thỏa hiệp phe TBT Nguyễn Phú Trọng đang khẩn trương tiến hành. Nếu bất hạnh xảy ra như vậy, giàn khoan HD981 sẽ đụng độ thế lực tư bản dầu hỏa Hoa Kỳ. Bộ CT-ĐCSVN cho Phạm Quang Nghị đi Mỹ là gián tiếp mở đường cho giai đoạn mới để mua chuộc Mỹ hầu làm giảm áp lực Mỹ như Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ với đa số tuyệt đối nhất trí thông qua, một loại cảnh cáo Bắc Kinh không được cho HD981 vào Biển Đông. Chuyện Biển Đông và giàn khoan HD981 còn dài dài. Vũ khí chính yếu của Bắc Kinh trước sau vẫn là, đã và đang, nắm chặt nhóm tay chân trung thành trong bộ CT-ĐCSVN mà Rứa và Nghị đang sung sức.
UNCLE SAM QUYẾT LIỆT
Cuộc đối đầu Mỹ - Nga càng lúc càng căng thẳng. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ tố đích danh TT Nga Vladimir Putin là thủ phạm vụ hỏa tiễn Nga bắn một máy bay hàng không dân sự MH17 trên không phận Đông bộ Ukraine theo Nga ly khai. Ngày 25-7-2014, báo chí và giới ngoại giao Đông Tây sửng sốt: phát ngôn viên tòa Bạch ốc Josh Ernest tuyên bố: "V. Putin, TT Nga Sô, là thủ phạm trong vụ máy bay MH17 Mã Lai bị bắn hạ ở miền Đông bộ Ukraina". J. Ernest nói tiếp: "Chúng tôi trông thấy vũ khí hạng nặng của Nga đưa đến Ukraine ..." Tuần trước trung ương tình báo Hoa Kỳ phản bác bộ quốc phòng Nga cho rằng phản lực cơ của chính phủ Ukraine bắn rớt MH17 của Mã Lai. Trung ương tình báo viện dẫn tang chứng rõ ràng, hỏa tiễn phòng không của Nga từ dưới bắn lên và bắn trúng phòng lái của máy bay MH17. Putin tiếp tục phủi tay, đổ tội cho chính phủ Ukraine phải chịu trách nhiệm.
Ngày 23-7 vừa qua, đại pháo Nga Sô từ biên giới bắn qua Đông bộ Ukraine nhắm vào các căn cứ của quân đội Ukraine. Hoa Kỳ sẽ tăng gia cấm vận Nga. Hậu quả là thị trường chứng khoán Nga lảo đảo, tụt xuống thê thảm! Ngân hàng trung ương Nga báo cáo cho đến 20-7-2014, trong vòng 6 tháng, giới đầu tư ngoại quốc rút 75 tỷ USD ra khỏi Nga. IMF tiên liệu đến cuối năm 2014, sẽ lên đến 100 tỷ USD. Chứng khoán Nga mất 18%. Sau vụ máy bay Mã Lai MH17 bị bắn rớt, mất thêm 8%. Kinh tế Nga thực sự lâm nguy, Putin có khoanh tay chịu chết không? Trước ngày MH17 bị bắn rớt, Putin đã chịu hạ mình kêu gọi Hoa Thịnh Đốn cải thiện bang giao Mỹ - Nga. Putin còn nhiều đòn phép, sẽ không chịu ngồi yên, đang gồng mình "một liều ba bảy cũng liều", thế giới sẽ biến động lớn. Putin sẵn sàng trả giá!
ĐẾ QUỐC NGA PUTIN
Trên thực tế, TT Nga Putin đang là một Lênin mới trong một đế quốc Nga hoàng Tsar thời đại mới. Nhờ món quà hào phóng của báo Sàigòn Canada, tôi mua được mấy bộ sách mới nhất về Đại đế Tập Cận Bình và Lênin với V. Putin để có chút chất liệu cống hiến độc giả. Một tác phẩm rất thích thú mới lạ về chàng cựu Thiếu tá phản gián mật vụ KGB Liên Xô "The Man Without Face: The Unlikely Rise of Vladimir Putin" (Người không có diện mạo: Sự nổi lên không ngờ của V. Putin) của một tác giả danh tiếng Martha Gessen do R. Books xuất bản, 2014, 304 pp. Con người không diện mạo Putin (The man without face) nhảy vọt lên chót vót đều do những cơ hội đến thật bất ngờ với Putin. Có thể nói không có CT Yeltsin thì không có TT Putin. Trước sau đầu óc và thân trạng Putin (the mind and the state of V. Putin) vẫn là anh chàng mật vụ KGB Liên Xô trong ngành phản gián, nói thông thạo tiếng Đức, nhiệm sở đầu tiên ở Bá Linh Đông Đức, đặc trách khối NATO. Phó TT Hoa Kỳ Biden nhìn thẳng vào mặt Putin và nói bốp chát rằng "ông TT không có linh hồn" (without soul). Bản chất vô cảm, phi nhân của Putin nổi bật hẳn lên khi ông tự điều khiển cuộc chiến tàn sát xứ Checknya, một Cộng hòa Hồi giáo Nga đòi độc lập. Putin thừa kế Yeltsin mà ít ai ngờ! Một bàn tay sắt, bọc nhung. Nhiệm kỳ 1 và 2, uy tín Putin lên vọt, 70% dân Nga tín nhiệm ông, yêu thích "người hùng Checknya, bàn tay đẫm máu thản nhiên như đi săn thú rừng". Do chủ trương phục hồi dân tộc Đại Nga, quyết đưa Nga trở lại thời Nga hoàng vinh quang, Putin trở thành bá chủ trên chính trường Nga. Toàn là may mắn bất ngờ, Putin dựa vào giáo hội Chính Thống giáo, đồng điệu với Thượng phụ giáo chủ Nga đưa Chính Thống giáo trở lại vai trò tôn giáo chủ thể ở Nga và các cộng hòa cũ của Liên Xô như Ukraine, Georgia, Armenia... lấy lại ảnh hưởng của Chính Thống giáo Nga ở các nước Chính Thống giáo Nam Âu và Đông Âu như Romania, Bulgaria v.v... Lấy Chính Thống giáo để ràng buộc các nước chư hầu cũ của Nga hoàng Tsar và Liên Xô cũ. Chính Thống giáo Nga cũng cần dựa vào Putin để củng cố thế lực cũ, lấy lại tài sản của giáo hội. Putin nhượng bộ Thượng Phụ Giáo Chủ, xa cách Vatican không như thời Gorbachev, không cho Vatican thành lập hàng giáo phẩm Công giáo Nga, chỉ đồng ý cho Vatican lập một vài giáo phận nhưng phải lấy tên là "giáo phận ở Moscow hay St. Peterbourg mà không được gọi là Giáo phận Moscow.
Được thể, ngon trớn, Putin thẳng tiến với giấc mơ Đại đế Tsar thời Nga hoàng, tiến xa hơn nữa, Putin quyết "làm lịch sử" theo con đường Lênin, làm sống lại một Liên Xô cũ. Chính Lênin đã lợi dụng chủ nghĩa quốc tế CS làm công cụ để thống nhất các dân tộc trong đó giống nòi Slav phải là chủ thể, dân tộc Nga phải chủ động lãnh đạo. Trước Cách mạng tháng 10-1917, riêng nước Nga đã có tới 120 dân tộc với truyền thống và văn hóa khác nhau chưa kể chư hầu cũ như Ukraine, Georgia... trong đó Ukraine là chư hầu lớn nhất, thời Nga hoàng Ukraine là kho lúa mì và bơ sữa nuôi sống đế quốc Nga. Dùng Cách Mạng tháng 10 và chủ nghĩa CS để phục hồi đế quốc Đại Nga thời đại mới, ngày 30-12-1922 là ngày lịch sử vĩ đại: Lênin thành lập Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết. Tháng 9-1922, Hội nghị TƯĐCS Liên Xô tức Bôn sơ vích đưa ra Cương lĩnh "tự trị hóa" các nước trong Liên bang Sô Viết. Một số Cộng hòa sát nhập vào Liên bang Nga. Do vậy, Liên bang Nga là CH chủ thể trong liên bang Sô Viết, duy chỉ có Ukraine còn là một Cộng hoà "độc lập", hội viên Hội Liên quốc, tiền thân của LHQ sau này. Rốt ráo 14 Cộng hòa nằm gọn trong một nhà nước Sô Viết mà Sô Viết lại là Nga Sô làm chủ. Cho nên, Sô Viết sụp đổ cái rụp sau khi Bí thư ĐCS Nga Yeltsin rút CH Nga ra khỏi Liên bang Sô Viết ngày 26-12-1991.
Putin lấy kinh nghiệm Liên Xô tan rã, vì lý do kinh tế hơn là vấn đề dân tộc, Putin cho rằng phải trở về ưu tiên đầu tiên là kinh tế. Lênin là mẫu hình lý tưởng đối với Putin: tái lập một nền kinh tế "tư bản nhà nước" (state imperialism) để lấy kinh tế thống trị các dân tộc dưới danh nghĩa "thống nhất các dân tộc". Ukraine là nền tảng tài nguyên và kinh tế nông nghiệp của Đế quốc Nga hoàng và đế quốc Liên Xô cũ. Putin trở lại lý thuyết Lênin, vẫn tiếp tục để cho Ukraine độc lập trong quỹ đạo Liên Xô, lấy CS để ràng buộc và thống nhất với Liên Xô. Sau thời Lênin, Staline bỏ lý thuyết này. Staline nắm các dân tộc do chính Staline cầm đầu Ủy ban các dân tộc trong đảng CS và nhà nước Sô Viết. Lấy đảng để thắt chặt và kèm kẹp các dân tộc. Lênin thâm hiểm, Staline kế thừa, cho khối dân Nga "phản động" thời Nga hoàng, tư bản trí thức cũ di cư ào ạt vào các Cộng hòa, Ukraine là điển hình, dân Nga định cư ở Đông bộ Ukraine, vừa lưu đày vừa để làm hạt nhân kiểm soát và đồng hóa dân bản xứ. Dần dần các cộng đồng Nga ra đời. Lênin tính toán rất đúng, 80 năm sau, Putin khai thác kết quả của Lênin. Các Cộng hòa cũ của Liên Xô, lớn hoặc nhỏ, CH nào cũng có cộng đồng Nga tập trung vào một vùng nhất định. Putin nắm chặt Ukraine, một kho tài nguyên và nông phẩm. Mặt khác, nhờ dầu hỏa và khí đốt, Putin dùng làm vũ khí để thống trị Ukraine và các Cộng hoà cũ như Georgia (còn gọi là Gruzia). Nhiệm kỳ 3, uy tín Putin xuống dốc, chỉ còn 24% dân Nga tín nhiệm lại càng là lý do để Putin thực hiện lý thuyết Lênin làm sống lại đế quốc Nga thời Nga hoàng, phục hưng Nga Sô thời Liên Bang Sô Viết. Xây lại cảng Sochi và tổ chức Thế vận hội mùa Đông.
Sochi là cao điểm "vinh quang" của tân đại đế Putin. Nhưng giấc đại mộng của Putin gặp rắc rối to do chính Putin tạo ra. Do quá cao ngạo và quá tin vào lý thuyết Lênin, Putin gặp khó khăn như núi về kinh tế, vấn đề dầu khí tưởng rằng đó là sức mạnh ưu việt, ai dè không phải như vậy. Mà trái lại, dầu hỏa lại làm cho Nga Sô thụt lùi. Tạp chí Ngoại giao Mỹ đã nêu câu hỏi lớn lao này "How oil is holding Russia back" (xem: Foreign Affairs "Putin - Petroleum problem" by Thame Gustafson, Giáo sư ĐH Georgtown, vol. 91, no 2 - 2013).
Tuần báo The Economist, Luân Đôn, số ra ngày 3-9-2012, như một tiên tri, qua một chủ đề "Khởi đầu ngày tàn của Putin" (The Beginning of the End of Putin!). Cách nay 2 năm, vừa tái đắc cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ 3, The Economist đã cho rằng "Even so, his time is running out". Nhưng đây mới là đại họa cho nước Nga và thế giới. Chàng cựu Thiếu Tá mật vụ KGB "without face", "without soul" có trong tay những kho tàng đầu đạn nguyên tử, những giàn hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử, những cỗ xe hạng nặng chở hỏa tiễn phòng không, chàng có khoanh tay ngồi chờ ngày tàn không? Câu trả lời thuộc về Hoa Kỳ và Liên Âu. Putin sẽ quậy mạnh.
HÀ NHÂN VĂN