Sunday 28 December 2014

Giọt Nước Mắt Của Người Phụ Nữ Cu Ba - Trần Mộng Lâm

Chúng ta đang ở vào những ngày cuối của năm 2014.

Từ nay đến ngày 1 tháng giêng năm 2015, chắc rằng sẽ không có những sự kiện gì đặc biệt, những tin tức xấu liên quan đến hành tinh của chúng ta. Bởi vậy cho nên tôi thấy có thể nhìn lại năm 2014 với cái nhãn quan riêng biệt của mỗi người. Vậy thì, theo bạn, năm 2014 đã để lại cho chúng ta điều gì??

Bá nhân, bá tánh. Không ai suy nghĩ giống ai. Rất có thể có người cho rằng các hình ảnh dã man thấy trên mạng khi các thành viên của nhà nước Hồi Giáo cắt cổ các tù nhân Tây Phương bị họ bắt là sự kiện của năm 2014. Cũng có thể có người cho rằng sự kiện các cảnh sát của Nữu Ước bị người da đen phản đối bằng các cuộc xuống đường mới đáng được coi là đặc biệt cho năm sắp qua. Riêng đối với tôi, thì năm 2014 được đánh dấu bằng giọt nước mắt của người dân Cu Ba, đặc biệt là các người phụ nữ, khi Hoa Kỳ tuyên bố chấm dứt những biện pháp trừng phạt về kinh tế, và bình thường hóa sự giao thiệp giữa 2 nước Mỹ-Cu Ba.

Dĩ nhiên là sự kiện này sẽ được nhiều người bình luận và đánh giá trên bình diện chính trị, rồi từ đó sẽ có các kết luận kiểu ai đã thắng ai??. Bài viết này không có mục đích cao như vậy, phân tách nhiều, chỉ làm người ta nhức đầu, và thường khi sai bét.

Trong vụ này, tôi không thấy gì nhiều, ngoài những giọt nước mắt mừng vui,

Thường thì nước mắt chỉ rơi khi người ta có trong lòng một sự xúc động lớn lao lắm, cực kỳ buồn hay cực kỳ vui mà thôi. Mỹ bỏ cấm vận, người Cu Ba nhẩy nhót tràn xuống đường phố, có người khóc, có người cuời vui vẻ, làm người ta phải đặt câu hỏi tại sao??
Mỹ có thể coi như là quốc gia đầu sỏ của thế giới Tư Bản.

Còn Cu Ba là một trong các quốc gia còn sót lại của một chủ nghĩa đã từng làm mưa làm gió trên thế giới trong thế kỷ 20, chủ nghĩa Cộng Sản. Các quốc quốc gia còn lại là Trung Cộng, Bắc Hàn và đau đớn thay, Việt Nam của chúng ta.

Thế Giới Tư Bản và Thế Giới Cộng Sản đối chọi nhau, và điều này đã làm nhiều triệu người thiệt mạng, tại tất cả các nước đã đi theo chủ nghĩa Cộng Sản.

Tất cả những hy sinh xương máu đó đã đem lại điều gì??

Năm 1991, người dân Đông Đức ào ào vượt qua bức tường Ô Nhục Bá Linh.

Năm 2014, dân Cu Ba chẩy nước mắt vì được Hoa Kỳ tha, không áp dụng những biện pháp trừng phạt về kinh tế nữa. Chắc hẳn người dân Cu Ba đã nhìn thấy một tương lai ấm no, sung túc hơn trước mặt.

Cách đây nhiều năm, vào thập niên 90 của thế kỷ trước, tôi đã được đọc trong môt bài báo là tại La Havane, người ta có thể mua được phẩm hạnh của người đàn bà chỉ với giá của mấy cục xà bông. Không hiểu tác giả của bài báo đó có phóng đại sự thực không. Tuy nhiên, tôi thấy trong một Thế Giới Cộng Sản, số phận của những người phụ nữ là thê thảm nhất.

Phụ nữ Cu Ba.
Phụ nữ Bắc Hàn.
Phụ nữ Việt Nam.
Và phụ nữ Trung Hoa.
Họ đều khổ như nhau.

Chắc có người không đồng ý với tôi khi sắp người phụ nữ Trung Hoa CS vào danh sách nói trên. Nếu có ai không đồng ý, xin tìm đọc bài viết về các phụ nữ Trung Hoa tại Paris xuất hiện gần đây, hay các phóng sự về các cơ sở đấm bóp ngay tại Montréal !!!

Bởi vậy cho nên tôi rất xúc động khi được thấy hình ảnh các phụ nữ Cu Ba rơi lệ khi Mỹ và Cu Ba bình thường hóa ngoại giao.

Rồi đây, các cuộc du lịch cho người Canadien sang xứ Cu Ba sẽ tang giá vì phải cạnh tranh với các du khách Mỹ.

Rồi đây, các chiếc xe hơi cổ lỗ sĩ của Cu Ba sẽ được đưa về Mỹ để người ta tân trang, bán với giá cắt cổ cho các nhà sưu tầm xe hơi. Rồi đây, đường phố La Havanne sẽ có các xe hơi của Mỹ, Nhựt chạy ì xèo.

Và cuộc đời vẫn tiếp diễn như thường lệ, tại La Havane, cũng như tại Sài Gòn, Hà Nội
Tư Bản?? Cộng Sản?? Chiến tranh ý thức hệ?? Thực ư??

Tất cả, sau cùng, nghĩ đi nghĩ lại, chỉ là những tấn tuồng bi hài.

Chỉ những người đã chết trong các cuộc chiến vừa qua là thiệt thòi. Tôi nghĩ tới những người mà xương cốt còn nằm bên đường mòn Hồ Chí Minh, thân nhân không tìm được dấu vết.


Theo Cộng Sản làm cái gì không biết!!