Wednesday, 17 December 2014

VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC BẰNG CỬA SAU - Trúc Giang MN

1* Mở bài
“Việt Nam đã lách vào vụ kiện Trung Quốc bằng cửa sau” là nhận xét của GS Carl. Thayer, một chuyên viên về Việt Nam người Úc.
Cộng Sản Việt Nam đã tham khảo vụ kiện Trung Cộng với Tổng thống Philippines là Benigno Aquino, và mới đây ngày 23-6-2014, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã ký hiệp định xác nhận tư cách pháp lý của Toà Trọng Tài Thường Trực (The Permanent Court of Arbitration-PCA).
Việc làm nầy được những người binh vực giải thích rằng sẽ mở đường để Việt Nam kiện Trung Cộng trong tương lai. Giải thích nầy không ổn vì về nguyên tắc khi muốn kiện thì chỉ cần đâm đơn vào toà là đủ. Không cần phải trình diễn những màn chuẩn bị, mở đường mở hơi gì cả.
Thật ra những hành động của Cộng sảnViệt Nam chỉ rề rà, quanh co câu giờ mục đích tuyên truyền chánh trị để bịp nhân dân, cho rằng Đảng luôn luôn có quyết tâm cao độ trong việc bảo vệ lãnh thổ, chống lại những cáo buộc đã phát sinh trong quần chúng về truyền thống bán nước của đảng CSVN.
Lý do là, đã có biết bao nhiêu lần, biết bao nhiêu năm qua Đảng đã từng bày tỏ lòng trung thành với “người thầy, người đồng chí và người anh em” là Trung Cộng.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng luôn luôn tuyên bố công khai chính sách nhất quán của Việt Nam, dựa trên cơ sở 4 tốt và 16 chữ vàng, là Việt Nam dứt khoát không đa phương hóa, không quốc tế hoá mà tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết song phương.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã nhiều lần tuyên bố, Việt Nam không dựa vào một nước khác để chống lại Trung Quốc.
Đó là những bằng chứng cho thấy Việt Cộng đã rề rà, câu giờ chỉ để tuyên truyền chính trị mà thôi.
2* Một màn siêu bịp
Chủ trương bám biển của đảng
Màn bịp bắt đầu từ ngày 22-5-2014, thủ tướng Việt Nam đã tham khảo vụ kiện Trung Cộng với tổng thống Benigno Aquino của Philipines. Một tháng sau, ngảy 23-6-2014 thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã ký hiệp định với Tổng thư ký Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA, xác nhận tính cách pháp lý của tòa nầy. Việc xác nhận là dư thừa và vô ích nhưng vì sao mà Việt Cộng đã làm như thế?
Dư thừa. Vì tòa PCA nầy đã hoạt động công khai trên thế giới suốt 115 năm qua. (thành lập năm 1899)
Việt Nam có xác nhận hay không xác nhận, thì bản chất của tòa luôn luôn là như thế. Không có gì biến đổi cả.
Người binh vực thì cho rằng động thái nầy của Việt Nam là dọn đường, mở lối cho Việt Nam kiện Trung Quốc trong tương lai. Về luật pháp, khi muốn kiện thì việc đơn giản nhất là đâm đơn vào tòa là xong, không cần rề rà quanh co dọn đường mở lối gì cả.
GS Carlyle A. Thayer nhận xét hành động của Việt Nam như sau: “Việt Nam đã lách vào vụ kiện Trung Quốc bằng cửa sau”.
Cụm từ “lách”, “bằng cửa sau” chỉ thái độ lòn lách, lén lút, len lỏi vào một cách không công khai. Có câu, người quân tử đi đại lộ về đại lộ, trái lại, tiểu nhân.
Việt Nam ký hiệp định có nội dung phản bác tất cả những luận điểm của Trung Cộng về vùng biển hình lưỡi bò, thế nhưng không dám chỉ đích danh của quan thầy Trung Cộng.
Tóm lại đó chỉ là một màn kịch được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng và thực hiện có lớp lang mục đích cho nhân dân biết rằng Đảng luôn luôn dùng mọi phương tiện để bảo vệ tổ quốc, chống lại dư luận phát sinh trong quần chúng về việc bán nước của Đảng.
Ông Carl. Thayer cũng nêu nhận xét như thế, ông nói: “Tuyên bố mục đích xoa dịu những người chỉ trích trong nước. Bản văn không phải là một đơn kiện (Statement of Claim) và được nạp với tư cách không phải là nhân chứng.
Việc đi cửa sau và không chỉ đích danh Trung Cộng chỉ là thái độ ỡm ờ để chừa một con đường rút lui sau nầy, khi không dám đưa đơn kiện Trung Cộng.
3* Chiến thuật câu giờ để tuyên truyền chính trị
3.1. Kiện dễ ợt
Kiện Trung Cộng là chuyện dễ ợt, đâu có khó khăn gì mà phải rề rà, quanh co câu giờ như thế. Philippines là một nước nhỏ, yếu hơn Việt Nam mà đã đâm đơn kiện Trung Cộng cả năm nay rồi.
Nếu như đỉnh cao trí tuệ trong Bộ Chính trị không có tay nào hiểu biết về luật quốc tế, thì Việt Nam còn cả trăm GS, PGS, TS dạy môn công pháp ở các trường Đại học Luật trong nước, họ có thể thực hiện việc kiện quan thầy bành trướng Bắc Kinh.
Việt Nam có nhiều tiến sĩ hơn cả Nhật Bản, nhưng đều bằng cấp dỏm, cả nước không có nhân tài thì chỉ cần đăng báo tìm người thì có khối người tài giỏi nhất thế giới xung phong vào làm thuê cho Việt Nam trong dịch vụ nầy.
Philippines đã thuê hai người Mỹ là GS Bernard H. Oxman và LS Foley Hoag, và một người Anh là GS Philippe Sands tham gia vụ kiện.
Một bằng chứng nữa là bản “Thiết kế khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng” do công ty Mỹ Skidmore, Owings & Merrill thực hiện.
Thiết kế nầy đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế như sau:
  • Giải Kiến Trúc Đô Thị lần thứ 42 của Tạp Chí Kiến Trúc Tiến Bộ Mỹ, năm 1995.
  • Giải Danh dự của Viện Kiến Trúc, năm 1997.
  • Giải Danh dự về Quy Hoạch Xuất Sắc của Urban Land Institute, trao tặng năm 2012.
Tóm lại, bất cứ cái gì cần thiết thì chỉ hú lên một tiếng thì có cả khối tài năng quốc tế xin vào làm thuê. Việc kiện Trung Cộng là chuyện nhỏ, nếu thật sự muốn kiện thì không có gì trở ngại và khó khăn cả.
3.2. Tham khảo với Tổng thống Philippines về vụ kiện Trung Cộng
Ngày 22-5-2014, đài RFI dẫn lời của Kyoto News cho biết, trong chuyến công du Manila, Nguyễn Tấn Dũng đã “tham khảo” với Tổng thống Benigno Aquino về vụ kiện Trung Cộng. Ông Dũng cho biết Hà  Nội  theo dõi sát sao vụ  kiện”
3.3.  Ký Hiệp định với Toà Trọng Tài Thường Trực The Hague (Hòa Lan)
Ngày 23-6-2014, một tháng sau khi Nguyễn Tấn Dũng tham khảo vụ kiện, thì Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn ký hiệp định xác nhận tư cách pháp lý của Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA với ông Tổng thư ký của tòa nầy.
Vị giáo sư Đại học Maine, ông Ngô Vĩnh Long, giải thích rằng: “Đó là động thái cần thiết của Việt Nam nhằm tạo cơ sở cho việc kiện Trung Quốc trong tương lai… một bước khởi đầu để Việt Nam kiện Trung Quốc”.
3.4. Việc câu giờ không cần thiết
Việc Hồ Xuân Sơn ký hiệp định xác nhận tư cách pháp lý của toà nầy là dư thừa, tào lao, không cần thiết. Lý do là toà nầy đã được thành lập và hoạt động công khai trên thế giới từ 115 năm nay. (1899-2014). Ai ai cũng biết tư cách pháp lý của tòa nầy, đâu có cần Việt Nam phải xác nhận thì nó có tính cách pháp lý.
CSVN có ký hay không ký hiệp định thì nó vẫn thế. Rõ ràng là một hành động quanh co, giàn giá câu giờ để tuyên truyền chính trị.
Việt Nam không có tư cách pháp lý nào đối với vụ kiện của Philippines khi ký hiệp định nầy.
Không phải là nhân chứng mà cũng không phải là nguyên đơn trong vụ kiện. Nếu cần nhân chứng thì Philippines hoặc tòa  sẽ tống đạt giấy mời, nhưng trường hợp tranh chấp nầy không cần nhân chứng. Tòa chỉ làm trọng tài, căn cứ vào luật mà giải quyết tranh chấp giữa hai bên.
4* Vài nét tổng quát về Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA)
4.1. Tòa Trọng Tài Thường Trực
                             Permanent Court of Arbitration - Cour permanente d'arbitrage.svg http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fb/International_Court_of_Justice.jpg/220px-International_Court_of_Justice.jpg
                         Cung Điện Hòa Bình (The Peace Palace) ở The Hague của Hòa Lan.
Tòa Trọng Tài Thường Trực (The Permanent Court of Arbitration-PCA) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại The Hague (tiếng Pháp. La Haye) Hòa Lan (Netherlands). Tòa được thành lập vào năm 1899 tại Hội Nghị Hòa Bình lần đầu tiên (The first Hague Peace Conference) cùng năm 1899.
Tòa PCA nầy giúp các quốc gia giải quyết các tranh chấp bằng cách hỗ trợ trong việc thành lập các tòa án trọng tài.
Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) khác với Tòa Án Công Lý Quốc Tế (The International Court of Justice-ICJ) vì cả hai cùng có trụ sở chung tại Cung Điện Hòa Bình (The Peace Palace) ở The Hague của Hòa Lan.
Đến tháng 11 năm 2014, Tòa PCA có 116 thành viên, trong đó có Việt Nam.
4.2. Cách tổ chức của toà PCA
Theo nghĩa thông thường thì tòa PCA không phải thuần túy là một tòa án, nhưng nó là một tổ chức hành chánh thường trực, sẵn sàng phục vụ các bên tranh chấp bằng những thủ tục như giúp đỡ các bên đăng ký về trọng tài quốc tế và ngay cả những thủ tục liên quan như về tiền hoa hồng của cuộc điều tra và tiền về chi phí trong công việc hòa giải.
4.3. Điều kiện thụ lý của tòa PCA   
Cả hai bên cùng đồng ý nhờ tòa đứng ra làm trọng tài giải quyết tranh chấp và cam kết sẽ tuân thủ phán quyết của tòa.
Như vậy việc tranh chấp về vùng biển hình lưỡi bò giữa Philippines và Trung Cộng không đủ điều kiện để tòa trọng tài xét xử, vì Trung Cộng không nhờ tòa và cũng không tham gia việc xét xử.
Nguyên tắc chung về giải quyết tranh chấp thì phải có hai bên đồng ý và nhất trí nhờ tòa xét xử thì mới mở hồ sơ xử kiện được. Thông thường thì bên nào cũng tự cho rằng mình là phải, là đúng vì thế mới sanh ra tranh chấp. Tòa đóng vai trọng tài công bằng thì cần phải có hồ sơ của hai bên mới xét xử được. Trung Cộng tuyên bố không tham gia, không gởi đại diện đến tòa, không nạp hồ sơ thì vụ kiện kể như huề.
5* Philippines kiện Trung Cộng ra Tòa Trọng Tài PCA
Philippines muốn đẩy nhanh vụ kiện với Trung Quốc
5.1. Vụ kiện
      alt
                Bãi ngầm Scarborough/Hoàng Nham
Ngày 22-1-2013, Bộ Ngoại giao Philippines gởi công hàm đến Sứ quán Trung Cộng ở Manila, tuyên bố Phi khởi kiện Trung Cộng ra Tòa Trọng Tài Thường Trực, liên quan đến việc tranh chấp tài phán hàng hải trên Biển Đông.
Ngày 19-2-2013, Trung Cộng trả lại công hàm của Phi và kèm theo một thông báo cho biết, Trung Cộng khẳng định không chấp nhận và không tham gia vụ kiện. Trung Cộng nêu lý do, theo luật quốc tế thì mỗi quốc gia được tự do lựa chọn phương tiện giải quyết tranh chấp, do đó Trung Cộng không tham gia Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA là đúng theo luật quốc tế, và quyền tự do lựa chọn đó của Trung Cộng phải được tôn trọng.
Ông khựa nầy lập luận cũng có lý và đúng luật. Cho dù Philippines có kiện ở bất cứ tòa nào khác đi nữa, thì ông khựa cứ bổn cũ soạn lại, khư khư nêu một câu như thế thì cũng huề, vì không ai có quyền bắt buộc một quốc gia phải tham gia một tòa nào cả. Tòa mà ông khựa lựa chọn nằm trong vòng bí mật mang số “không không có” (00-NO).
Viễn ảnh của Phi là như thế. Con kiến kiện củ khoai. Trái lại Việt Nam thì càng đen tối hơn bởi vì các đồng chí luôn luôn ca tụng 4 tốt và 16 chữ vàng, cộng thêm biết bao nhiêu lời hứa quyết tâm là chỉ giải quyết song phương thôi.
Quý vị nào cho rằng Việt Nam dọn đường đi kiện Trung Cộng thì coi chừng bị hố to.
5.2. Thành phần của tòa PCA trong vụ kiện của Philippines
1). Thành phần của Tòa Trọng Tài Thường Trực
        Các thành viên tòa án trọng tài xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc. Ảnh: Kiện Trung Quốc ra Toà trọng tài thường trực, những lưu ý cho Việt Nam
              Các thành viên tòa án trọng tài xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc
Chủ tịch: Thẩm phán Thomas A. Mensal.
Các thẩm phán của tòa
  • Jean-Pierre Cot
  • Stanislaw Pawlak
  • Riideger Wolfrum
  • Alfred H. A. Soons
2). Đại diện Philippines tại tòa
Các luật sư:
- Francis H. Jardeleza
- Paul S. Reichler
- Foley Hoag (Người Mỹ)
- Bernard H. Oxman (Mỹ)
- Philippe Sands (Người Anh)
3). Đại diện của Trung Cộng.
Không có.
Trung Cộng không gởi đại diện nào cả. Ngày 1-8-2013 Trung Cộng gởi một giác thư đến tòa PCA, khẳng định Trung Cộng quyết định không tham gia tòa PCA, và cho biết lý do là Philippines không có tư cách pháp lý nào trong việc nạp đơn đi kiện họ cả.
Trung Cộng cáo buộc Philippines dã vi phạm nội dung của Bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC=Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea) mà Trung Cộng đã ký với tổ chức ASEAN tại Phnom Penh ngày 4-11- 2002 nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8.
Tuyên bố DOC ghi rõ, tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán sẽ được giải quyết thông qua đàm phán và tham vấn hữu nghị giữa các bên liên quan trực tiếp. Nói chung là giải quyết song phương.
6* Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS
Hiện tại có ba tòa án quốc tế giải quyết về tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải đó là:
  • Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA (The Permanent Court of Arbitration-PCA) như đã nói trên.
  • Tòa Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice-ICJ)
  • Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển ITLOS (The International Tribunal for the Law of the Sea-ITLOS).
Cả ba tòa án quốc tế nêu trên đều dựa theo căn bản pháp lý là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea-UNCLOS)
6.1. Tổng quát về Công Ước LHQ về Luật Biển
         https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS022_Aqex6GyuLg6WkpG00AiAfm58ZSXPEfYwII14D6EhPkQg_ Tìm hiểu về Luật Biển Việt Nam

Công Ước LHQ về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea-UNCLOS) thành lập năm 1982, có hiệu lực kể từ 16-11-1994.
Các quốc gia công nhận và tự nguyện ký tên, cam kết thi hành, ngoại trừ Hoa Kỳ và một số nước khác. Nói chung, quốc gia không công nhận, không ký tên, không phê chuẩn, thì không cần phải thi hành. Đó là điểm yếu nhất của các Công ước LHQ, vì nó không có tính cưỡng chế, không có biện pháp chế tài.
Những quy định căn bản của Công Ước:
  • Lãnh hải quốc gia (Territorial sea): 12 hải lý, nếu có bờ biển rộng.
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous zone) : 24 hải lý tính từ bờ biển trong đất liền
  • Vùng Đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone) : 200 hải lý từ bờ biển
  • Thềm lục địa (Continental Shelf): 350 hải lý tính từ bờ biển. Ngoài 350 hải lý thuộc về vùng biển quốc tế (International Waters).
6.2. Luật Biển của Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ)
Trong Vùng Đặc Quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone-EEZ), Công Ước Luật Biển có quy định những quyền của các quốc gia như sau:
1). Tự do hàng hải.
Là tàu thuyền dân sự của các quốc gia khác, có quyền lưu thông trong vùng biển cách bờ 200 hải lý.
2). Tự do hàng không và tự do đặt ống dẫn ngầm và dây cáp.
Công Ước LHQ về Luật Biển là căn bản pháp lý của Toà án QT về Luật Biển.
7* Tổng quát về Toà Án Quốc Tế về Luật Biển (ITLOS)
Toà án QT về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea-ITLOS) được lập ra và hoạt động trong khuôn khổ của Công Ước LHQ về Luật Biển, trụ sở toà đặt tại Hamburg, Đức.
Thẩm phán: 21 người. Không có 2 người cùng một quốc tịch.
Nhiệm kỳ: 9 năm
Một phiên tòa phải có 11 thẩm phán được bầu (11/21) ngồi xử thì mới hợp lệ.
7.1. Tòa rút gọn.
Nhằm giải quyết kịp thời và nhanh chóng các vụ kiện, Tòa lập ra một Viện 5 người được bầu, để xét xử theo thủ tục rút gọn. Hơn nữa, trong trường hợp cần thiết, một Viện 3 thẩm phán cũng được thành lập. Những phán quyết của tòa rút gọn cũng có giá trị như phiên toà 11 người.
7.2. Thẩm phán Người Trung Quốc được bầu vào Tòa QT về Luật Biển
Vừa qua, Tân hoa xã cho hay, ông Cao Chí Quốc (Zhiguo Gao) người TQ được tái đắc cử chức vụ thẩm phán của Tòa QT về Luật Biển với số phiếu áp đảo là 141/149, vượt số phiếu yêu cầu là 2/3.
Ông Cao tuyên bố, “Tôi có một người ủng hộ mạnh mẽ nhất là Tổ quốc Trung Hoa của tôi, một quốc gia đang lên và có trách nhiệm. Không có sự hỗ trợ của Trung Quốc, thì tôi không bao giờ thắng cử”. Ông Cao tuyên thệ sẽ làm tròn nhiệm vụ một cách công bằng và không thiên vị.
Ông Cao Chí Quốc đắc cử làm cho nhiều người có liên hệ đến các vụ tranh tụng về luật biển hoang mang.
Ngày 28-6-2014, trong cuộc tọa đàm do Trung tâm Tư vấn Pháp luật Sài Gòn tổ chức, TS Trần Phú Vinh cho biết, Việt Nam cần kiện Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển (ITLOS).
Đối với Việt Nam, Tòa án Quốc Tế nầy đặt trên căn bản của Công Ước QT về Luật Biển, không có tính cưỡng chế, thì cho dù VN có thắng kiện mà TQ không thi hành phán quyết thì cũng như không, do đó kiện tụng làm chi cho mệt. Trong trường hợp Tòa rút gọn gồm 3 thẩm phán mà trong đó có thẩm phán Tàu Cao Chí Quốc, thì kể như VN thua là cái chắc.
Ông Cao Chí Quốc hứa sẽ làm việc công bằng và không thiên vị, tức là trên thực tế đã có xảy ra hai vấn đề nầy.
Tóm lại, những ý kiến kêu gọi VN đưa việc tranh chấp với TQ ra Tòa quốc tế ITLOS nầy là không thực tế, vì căn cứ vào cách tổ chức và thẩm quyền, thì thấy các tòa nầy không giải quyết được trường hợp của VN và TQ.
8* Tổ chức và thẩm quyền của Toà Công Lý Quốc tế (ICJ)
             http://www.suedosteuropa.uni-graz.at/sites/default/files/ICJ.jpg http://www.opinion-maker.org/wp-content/uploads/2012/07/ICJ-and-Iran.jpg
         Trụ sở tòa ở The Hague tại Cung Điện Hòa Bình (The Peace Palace) ở Hòa Lan.
8.1. Cơ cấu tổ chức
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (United Nations Charter) ngày 26-6-1945 ghi rõ “Toà Công Lý QT là một phân ban trực thuộc LHQ, thụ lý và giải quyết tranh chấp các vấn đề giữa các quốc gia thành viên (LHQ), cũng như làm công tác cố vấn pháp luật cho Đại Hội Đồng và Hội Đồng Bảo An LHQ.”
Toà tọa lạc tại Thành phố Den Haag, (The Hague, La Haye) Hoà Lan.
Cơ cấu tổ chức toà như sau:
  • Chủ tịch (President)
  • Phó chủ tịch (Vice President)
  • Toàn thể tòa (Full Court)
  • Ban xét xử (Chambers)
Chủ tịch, Phó chủ tịch được bầu chọn 3 năm một lần, không giới hạn số lần tái cử.
Toàn thể toà:
         http://www.denhaag.nl/upload/f528268b-394e-453d-980e-5c0e5f1a4c0f_ICJ%202.jpg http://www.vosizneias.com/assets/uploads/news_photos/thumbnails/800_nu9mjiazbvlxj2bd6ezx2nrlwvlrwgir.jpg
Gồm 15 thành viên, trong đó không có 2 thành viên cùng một quốc tịch.
Trên thực tế, trong 15 thẩm phán, có 5 người thuộc 5 quốc gia thành viên cố định (Thường trực) là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong 10 người còn lại, thì 3 người đại diện châu Á, 3 đại diện châu Phi, 2 thuộc châu Mỹ La Tinh (Nam Mỹ) và 2 thuộc châu Âu.
15 thẩm phán của toà Công Lý QT được Đại Hội Đồng LHQ, gồn 194 quốc gia thành viên bầu lên trong một danh sách được đề cử. Nhiệm kỳ thẩm phán là 9 năm. 1/3 thẩm phán được bầu lại mỗi 3 năm. Chánh án hiện tại của Tòa án Công Lý QT là Hisashi Owada của Nhật.
8.2. Thẩm quyền và luật pháp áp dụng của tòa ICJ
  1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
  2. Thẩm quyền tư vấn, tức là cố vấn pháp luật cho Đại Hội Đồng và Hội Đồng BA/LHQ.
Luật pháp áp dụng. Tòa căn cứ vào các Công Ước Quốc Tế. Công ước là những điều khoản mà các thành viên LHQ họp lại, bàn thảo, thêm bớt, đi đến kết luận là mọi người đồng ý chấp nhận và cam kết thi hành một cách tự nguyện, tự giác. Công ước QT được ví như Luật Quốc Tế (Công pháp), nhưng không có tính cưỡng chế như luật quốc gia. (Tư pháp)
8.3. Thủ tục xét xử
Các phán quyết của toà án Công Lý QT nầy chỉ mang ý nghĩa chính trị hơn là hiệu lực thi hành, việc nầy tùy theo thiện chí của mỗi nước.
Theo lý thuyết, nếu một bên từ chối thi hành phán quyết của toà, thì nội vụ sẽ đưa ra Hội Đồng BA/LHQ xét xử, nhưng trên thực tế thì thường bị bế tắc, vì 5 thành viên cố định có quyền phủ quyết (Veto).
Sự khác biệt giữa Toà Công Lý (ICJ) và Toà Tội phạm QT (International Criminal Court – ICC) là, tòa Công lý chỉ thụ lý các vụ tranh chấp giữa các quốc gia, trái lại, tòa Hình Sự Quốc Tế có quyền truy tố và xét xử những cá nhân phạm trọng tội, như tội ác chống lại loài người (Crime against humanity), Tội ác chiến tranh (War crime), Tội diệt chủng (Genocide).
8.4. Quyền phủ quyết (Veto)
Là quyền đặc biệt của 5 thành viên cố định trong HĐ/BA/LHQ.
Bảng tổng kết số lần phủ quyết của 5 thành viên cố định:
  1. Liên xô 124 lần phủ quyết
  2. Hoa Kỳ 82 lần
  3. Anh quốc 32 lần
  4. Pháp 18 lần
  5. Trung quốc 6 lần.
8.5. Những chỉ trích Tòa Công Lý Quốc Tế (ICJ)
1). Không công bằng
Có nhiều chỉ trích tòa nầy thiếu công bằng, vì thế nhiều quốc gia không tuân thủ các phán quyết của tòa.
2). Thiên vị
Các thẩm phán thường bỏ phiếu ủng hộ cho nước của họ hoặc ủng hộ những quốc gia có nhiều điểm tương đồng với nước họ về kinh tế, văn hoá và thể chế chính trị. Cũng có nhiều trường hợp cho thấy, các thẩm phán bỏ phiếu ủng hộ những quốc gia đối tác với nước họ.
8.6. Những bản án của Toà án Công Lý QT không được thi hành
1). Vụ tranh chấp ngôi đền Preah Vihear năm 1962
            http://farm10.gox.vn/tinmoi/store/images/thumb/12112013/15/1570995/toa_an_cong_ly_quoc_te_preah_vihear_thuoc_campuchia_0.jpg http://media.baotintuc.vn/2013/12/07/17/53/Vihea.jpg
                        Ngôi đền Preah Vihear
Toà Công Lý QT ra phán quyết Campuchia có quyền sở hữu ngôi đền nhưng Thái Lan phản đối, không thi hành, và cho đến hôm nay chưa được giải quyết.
2). Vụ Iran bắt giữ nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ năm 1979
Tòa Công Lý QT xử Iran phải thả nhân viên tòa Đại sứ HK, nhưng Iran không thi hành, cho nên vụ việc phải giải quyết bằng ngoại giao qua một hiệp ước giữa hai bên.
          https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQXZuniwFU91FGPzUssljYOVkj-qw6H3GP03sHFHXh-p4Ldlkvg https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRIuG8PUNk8WaSUGRqbm5PGq4WqsG8IlsK8bS6TmN_EU2maoKpEuw
            Nhân viên ngoại giao sứ quán Mỹ bị Iran bắt làm con tin năm 1979
3). Vụ Do Thái xây hàng rào an ninh năm 2004
Toà Công Lý QT ra phán quyết lên án Do Thái đã vi phạm luật pháp quốc tế khi xây hàng rào an ninh, và buộc phải dỡ bỏ hàng rào ngay lập tức, đồng thời bồi thường cho người Palestine. Do Thái phản đối quyết liệt, đã không ngừng mà còn tiếp tục xây thêm và cũng cố hàng rào.
9* Tình trạng quan hệ Việt Trung
Hội đàm Việt Trung
9.1. Tình trạng tổng quát của đảng Cộng Sản Việt Nam
Hiện tại là thời gian “cơ cấu nhân sự” cho Đại Hội Đảng thứ XII vào năm 2016. Nói trắng ra là thời kỳ lựa chọn, sắp xếp người vào những chức vụ lãnh đạo mà nôm na là đấu đá nhau để tranh giành quyền lực, địa vị và chức vụ cai trị nhân dân.
Họ dùng những cuộc tiếp xúc với cử tri để chỉ trích nhau công khai chơi nhau sát ván gần như cạn tàu ráo máng.
Ở các nước dân chủ, người dân trực tiếp lựa chọn lãnh đạo quốc gia, còn ở nước Cộng Sản nầy thì đảng độc tài tranh giành nhau những chức vụ cai trị người dân.
Qua những lời qua tiếng lại, nổi bật lên hai ý kiến trái ngược nhau về quan hệ giữa Việt Cộng và Trung Cộng.
9.2. Quan điểm của Nguyễn Phú Trọng về Trung Cộng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng Việt Nam là nước nhược tiểu, láng giềng của cường quốc Trung Cộng, dù muốn dù không cũng phải ăn đời ở kiếp với anh Khựa nầy. Ông nói: “Trung Quốc vẫn là hàng xóm láng giềng, ăn đời ở kiếp với Trung Quốc, không thể xúc đất đổ đi được đâu. Cần bảo đảm chủ quyền nhưng phải giữ cho được chế độ, giữ cho được sự lãnh đạo của Đảng, giữ ổn định để phát triển. Yêu nước nhưng phải đúng hướng vì các đối tượng xấu rất muốn Việt Nam sai lầm, dù là nhỏ nhất, cũng sẽ bị lợi dụng để phá hoại” (Nguyễn Phú Trọng).
9.3. Những phê phán chống Nguyễn Phú Trọng
Ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự VN ở Thụy Sĩ, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, phát biểu: “Là một con người (Nguyễn PhúTrọng) chỉ nghĩ đến áp lực của Trung Quốc. Đã có những cam kết nào đó “nếu anh trung thành với tôi thì tôi bảo đảm lợi ích cho anh, bảo đảm cái ghế của anh trong giới lãnh đạo Việt Nam”. Ông Đặng Xương Hùng đang cư trú chính trị tại Thụy Sĩ cho biết như thế.
1). “Nguyễn Phú Trọng không đủ tầm”
“Ông ấy chỉ có những lý thuyết về chủ nghĩa Mác Lênin. Ông không có đủ tầm quan sát quốc tế, cũng không đủ tầm để dẫn dắt dân tộc trong bối cảnh quốc tế, nhất là không đủ tầm đối với người hàng xóm láng giềng Trung Quốc. Như bây giờ mình ở cạnh một kẻ mất dạy, mình cũng mất dạy theo họ thì còn gì để nói được nữa”.
Chửi nhau là đồ “mất dạy” thì quả thật người chửi đúng là người có tầm, có giá. Chưa bao giờ nghe mấy đồng chí ấy chửi nhau cạn tàu ráo máng như thế nầy cả.
2). Quan điểm của Nguyễn Tấn Dũng
Ông thủ tướng cho rằng: “Vừa hợp tác vừa đấu tranh. Không thể có bạn được, khi cho rằng nhà của tôi là nhà của anh, của cải của tôi cũng là của anh”.
Tổng kê những lời tố cáo, chửi bới lẫn nhau cho thấy thực trạng của một nước Việt Nam đã và đang ở thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm.Đảng CSVN theo Trung Cộng để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ địa vị quyền lực và lợi ích cá nhân.
Riêng về cá nhân Nguyễn Phú Trọng thì bị cho là không đủ “tầm”, tức là không đủ năng lực để lãnh đạo quốc gia và cũng không đủ khả năng chống lại Trung Cộng. Kết luận, ông nầy theo Trung Cộng.
Như vậy Nguyễn Phú Trong bị cho là tay sai của anh Khựa phương Bắc.
Họ vạch áo nhau để chúng ta xem lưng. Lưng nào cũng thúi hoắc.
10* Kết luận
Làm sao để thoát Hán...g
Tóm lại, ba tòa án giải quyết tranh chấp quốc tế nêu trên đều dựa vào Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã không có tính cưỡng chế, không có biện pháp chế tài, mà chỉ dựa vào sự tự giác cam kết và tự giác thi hành, cho nên hiệu quả giải quyết tranh chấp rất hạn chế.
Philippines kiện Trung Cộng ví như con kiến mà kiện củ khoai vậy. Và nếu như tất cả mọi bên tranh chấp Biển Đông cùng nhau kiện Trung Cộng, thì ông Ba Tàu nầy rút tên ra khỏi Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), như Hoa Kỳ không ký tên, không phê chuẩn, thì mọi việc đều trớt quớt. Cộng Sản Việt Nam dư biết được điều nầy, nhưng cố tình giàn giá vì mục đích tuyên truyền chính trị như đã nhấn mạnh ở trên.
Đã có nhiều phán quyết của các tòa án, rất hợp pháp, hợp lý nhưng không được thi hành.
Cộng Sản Việt Nam có dám kiện Trung Cộng không?
Căn cứ vào bản chất có truyền thống bán nước từ Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng qua công hàm ngày 14-9-1958, từ Lê Khả Phiêu bị mắc kế mỹ nhân nên cắt đất dâng biển, từ Nguyễn Văn Linh-Đỗ Mười ở Hội Nghị Thành Đô ngày 3-9-1990 cho đến hiện tại, là Đảng luôn luôn cam kết việc tranh chấp Biển Đông chỉ giải quyết song phương, VN khẳng định không làm phức tạp tình hình, không đa phương hóa, không quốc tế hoá mà giải quyết trên căn bản 4 tốt và 16 chữ vàng…
Bấy nhiêu đó đủ để kết luận là CSVN không dám kiện người thầy đáng kính, người đồng chí tin cậy và người anh cả tốt…
Vậy những ai cho rằng Việt Cộng dọn đường mở lối để kiện Trung Cộng trong tương lai thì coi chừng bị hố to.
Việc tham khảo, việc ký hiệp định xác nhận tư cách pháp lý vừa qua chỉ là là một màn bịp được tính toán và thực hiện có kế hoạch để cho nhân dân thấy rằng Đảng luôn luôn tìm mọi biện pháp để bảo vệ tổ quốc. Ông Carl. Thayer nói rất đúng khi cho rằng “Việt Nam đã lách vào vụ kiện Trung Quốc bằng cửa sau” và bản “Tuyên bố mục đích xoa dịu những người chỉ trích trong nước”.
Người dân bình thường dễ bị lừa bởi màn siêu bịp nầy. Mong rằng đồng bào trong nước nhận ra ý đồ đó.
Trúc Giang
Minnesota ngày 17-12-2014