Sunday, 22 February 2015

Tản mạn chuyện Phù Tang/ Nỗi sầu…Mông Cổ và Niềm …đau tiêu cực - Vũ Đăng Khuê


“Quân ta” và thế giới đã khen về tính tốt người Nhật khá nhiều, nào là khiêm nhường, nhẫn nại, trung thực, chịu đựng, kỷ luật, đúng giờ đúng giấc, đoàn kết v.v….và đó cũng chính là những yếu tố khiến nước Nhật đứng vững, tạo nên kỳ tích thần sầu sau những tàn phá khủng kiếp của chiến tranh, của động đất, sóng thần…. Mỗi lần có dịp “đăng đàn” chiến thắng” ….họ thường “bộc bạch”: Nihonjin to shite, totemo ureshi desu là người Nhật, tôi rất lấy làm vui sướng” hoặc “Nihon de umarete, totemo yokatta to kanjimasu - được sinh ra ở Nhật tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng”. Đức tính khiến người Nhật có nhiều “niềm vui” kể ra thì thấy đã hơi nhiều. Vì thế kỳ này người viết muốn bàn ngược lại một chút, để nói về một “nỗi buồn” đã làm người Nhật luôn mang tâm trạng âu sầu.”Nihonjin to shite, sabishii to omoimasu - là một người Nhật tôi cảm thấy… buồn” khi tình cờ được nghe kể lại mẩu đối thoại của một tài xế taxi với một khách taxi. Ông khách là một người có thân hình vĩ đại, trang phục như “hiệp sĩ”, tóc chải ngược và “tó” lại ở đằng sau, chân đi “geta” (một loại guốc mộc của Nhật). 

Chiếc taxi dừng lại trước “đấu trường” khi ông vẫy tay, cái cửa bên hông tự động mở và trong lúc ông khách đang cố lách mình để “chui” vào cái xe quá nhỏ đối với thân hình, thì ông tài xế buột miệng “rù rì” và hình như chỉ muốn nói cho mình nghe: “Mata maketa! Maitta ne - Lại thua nữa, chán quá”. Câu lầu bầu vô tình lọt vào tai, ông khách cúi đầu trả lời nhẹ nhàng biểu lộ sự xấu hổ: “Domo sumimasen deshita - Xin tha lỗi cho tôi”. Người “thú thật” câu chuyện này cho một chương trình đặc biệt của “màn ảnh nhỏ” nhân dịp đầu năm dương lịch 2015 cũng chính là ông khách to con đó, đang là một lực sĩ thuộc “chiếu trên” của giới…

Sumo
相撲 (Hán Việt là “tương bộc”) là môn đấu vật có truyền thống lâu đời của Nhật Bản, xuất hiện từ thế kỷ 6 và đã chính thức trở thành môn thể thao quốc gia (Kokugi (国技 - quốc kỹ) kể từ năm 1909.

Sàn đấu sumo nhìn từ trên


Cách giao đấu khá đơn giản, sân đấu là một vòng tròn gọi là dohyo (土俵, thổ biểu)  đường kính khoảng 4,55 mét, dựng bằng đất sét và có rải 1 lớp cát ở trên, trong vòng đấu thường có 3 người, 2 ông lực sĩ trần trùng trục quấn ngang lưng cái đai (mawashi) và một ông trọng tài (Gyouji-行司) mặc trang phục giống như các giáo sĩ Thần đạo, tay cầm cái quạt gỗ phất qua phất lại và giắt trên lưng một con dao găm. Sau khi được ông “yobidasu-呼出” gọi tên, 2 lực sĩ của 2 nhóm Đông-Tây sẽ khệnh khạng bước lên đài đứng ngay “ven biên” làm vài động tác “chim bay cò bay” và nhấp một ngụm nước gọi là “nước mạnh” (力水-chikaramizu) từ cái gàu của một lực sĩ đã thắng trận trước đó rồi lại phun ra. Nếu cái quạt mà ông trọng tài cầm mà cứ còn phe phẩy ở vị trí thẳng góc với khán giả đối diện thì 2 ông lực sĩ cứ vừa vỗ vào bụng phành phạch, vừa vỗ tay, nhẩn nha ra “ven biên” bốc một nắm muối hất tứ tung, rồi lại quay lại trước mặt trọng tài khom xuống, đứng lên cả 2, 3 lần, cho đến khi cái quạt được xoay ngang đối diện với ống kính truyền hình trong tiếng la hò của khán giả là sắp đến giờ giao đấu. Sau vài màn tấn lên tấn xuống, “mặt nhìn mặt trừng nhau.... sôi gan không nói một câu”, thì bất ngờ hầu như cùng một lúc 2 ông lao vào nhau trong lúc miệng ông trọng tài liên tục “tuôn” ra những câu “thần chú” mà có cố gắng nghe cũng chả hiểu ông ta nói gì. Hai lực sĩ sẽ dùng cả hai tay hai chân để tát, vật, quật, đẩy, bưng, né...  và cấm không được dùng tay đấm, chân đá, cho đến khi nào mà một phần hay toàn phần thân thể của ông nào đó bị chạm mặt đất hay bị đẩy văng ra khỏi ngoài vòng tròn trước là thua cuộc. Vô phước mà có ai ngồi gần đó không tránh kịp khi một “tảng” thịt khổng lồ ập đến thì chỉ còn cách gọi... “119” (xe cấp cứu). Nói thì nói thế tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có trường hợp “đáng tiếc” nào xảy ra vì thường những người ngồi xung quanh đều là lực sĩ, trọng tài “biên” vốn là những người lực lưỡng, “né” rất giỏi hoặc có những lời “khuyên” thật rõ ràng từ ban tổ chức. 

Trọng tài sẽ chỉ cái quạt về bên người thắng và trao những phong bì đựng tiền thưởng của hội đoàn, người hâm mộ v.v... được bó lại thành từng bó cho người “hùng anh”, bọc phong bì dày cộm hay mỏng dính hoặc chả có phong bì nào tùy theo “chiếu trên” hay “chiếu dưới”. 


Thực ra các động tác hút-phun “nước mạnh”, vỗ tay, vỗ bụng, “chim bay cò bay”, rải muối, nhìn nhau tóe lửa, các thế.... “ập” này đều có tên gọi và có ý nghĩa cả nhưng giải thích ra thì dài giòng lắm, xin lướt qua để tiếp tục nói về......

Đẳng cấp:
Theo thứ tự từ cao xuống thấp thì có Yokozuna, - Ozeki, - Sekiwake, - Komusubi, - Maegashira (5 cấp của nhóm Makuuchi) – Juryo là những lực sĩ chuyên nghiệp thuộc “chiếu trên” (gọi là Sekitori) được Hiệp Hội Sumo trả lương. Còn “chiếu dưới” là Makushita, Sandanme, Jonidan, Jonokuchi (dự bị) đang trong thời gian cố thắng nhiều bàn để được lên “chiếu trên”.

Đẳng cấp sumo

Điểm đặc biệt thú vị là so với các môn võ khác như restling, boxing, nhu đạo.... thì sumo không có quy định về sức nặng. Một lực sĩ Sumo có khi phải đối đầu với đối thủ nặng gấp rưỡi mình. Vì muốn trở thành sumo thì phải ăn nhiều cho to và béo. Thường thường món ăn của các ông là chanko nabe (lẩu hầm bà lằng có rau, thịt, cá v.v....) 1 bữa, một sumo có thể ăn 5 ký thịt và 10 bát cơm, khi mừng chiến thắng có thể tu một hơi 2 lít sake trong nháy mắt. Sức nặng của các ông này trung bình là từ 140 đến 220 ký, có ông đến 270 kg. Nhưng ngược lại, vợ ông nào ông nấy đều có cái dáng “em gầy như liễu trong thơ cổ” và đẹp như tiên nga cả. Thấy mà thèm.

Quây quần bên bàn ăn

Lẽ dĩ nhiên cũng có một vài ông mang thân hình của một “lực sĩ” tập tạ trông đẹp như người mẫu, mấy ông loại này mà ở cấp cao Yokozuna, Ozeki kiểu như Chiyoda no Fuji Mitsuji, Takanohana Toshiaki v.v... thì được lòng cả già lẫn trẻ, còn những ông cũng cấp cao mà to xác thì cũng được giới già ưa thích, và giới trẻ tuy cũng thích nhưng không thích.... bằng nếu so với các người mẫu sumo. Trông to xác nhưng thân hình mấy ông này chắc nịch, đi khám sức khỏe và xét nghiệm máu thì tất cả các trị số như cholestrol, neutral lipid, (mỡ trong máu), bloodsugar (đường trong máu).... đều nằm trong tiêu chuẩn chứ không nục nà nục nịch bệnh hoạn như cậu Ủn ỉn Kim Chính Vân của Bắc Triều Tiên cứ hết gout rồi lại đến... tiểu đường.....

Tuy thế, cũng có những ông “ăn rất nhiều nhưng chẳng mập bao nhiêu”, cố thế nào cũng chỉ được tối đa là 100 kg, nhiều ông phải bỏ nghề vì đối tượng chỉ cần “ẩy” một phát là văng ra ngoài hay ngã xấp ngay xuống đất.
2 lực sĩ “người mẫu” ChiyodanoFuji Mitsuji (Yokozuna thứ 31) – (Ozeki) Takanohana Toshiaki (bố của Takanohana Koji (Yokozuna thứ 65) và Wakanohana Masaru (Yokozuna thứ 66).

Nhưng kể từ sau năm 1992 - thời kỳ hưng thịnh của sumo đã chấm dứt, người yêu chuộng môn này giảm dần vì không thể cạnh tranh với các môn thể thao khác như túc cầu và yakyu, vì tinh thần của một lực sĩ sumo đã thay đổi từ “danh dự” sang “quyền lợi”, vì mất.... tự do, khi đã được nhận vào một lò vật nào đó thì có rất ít thì giờ riêng cho chính mình và phải sinh hoạt theo một chương trình khắc khổ, chẳng hạn phải thức dậy từ 5 giờ sáng, lao vào “keiko” (稽古- tập luyện) ngay trong lúc bụng đói meo đến 11 giờ mới được ăn bữa đầu tiên.... Các lực sĩ vất vả “keiko” trên sàn tập dưới sự chỉ đạo nghiêm khắc của oyakata (chủ lò), còn dọn dẹp vệ sinh, giặt giũ, nấu cơm v.v.... thì dưới sự điều động triệt để của “okamisan - nữ tướng” (thường là vợ của chủ lò, phụ nữ duy nhất trong lò).
Những việc này đưa đến hậu quả là số người muốn trở thành lực sĩ sumo giảm đi rất nhiều, các lò đào tạo luôn ở trong tình trạng không đủ số võ sinh để mở lớp, có nhiều lò phải gộp lại hoặc phải đóng cửa. Bù đắp cho sự thiếu hụt này thì khuynh hướng lực sĩ đến từ nước ngoài như Mông Cổ, Nga, Bảo Gia Lợi, Ba Tây.... càng lúc càng tăng và cũng từ đó người Nhật đã bắt đầu mang tâm trạng.... “chiều buồn len lén tâm tư”vì...

Nỗi sầu.... Mông Cổ



4 yokozuna gốc Mông cổ: Asashoryu - Hakuho – Harumafuji - Kakuryu

Từ ngày Wakanohana Masaru giải nghệ năm 2003, suốt mười mấy năm, không đào đâu ra một Yokozuma chính gốc Nhật. Hiện tại, có 3 Yokozuna nhưng đều xuất thân từ Mông Cổ là Hakuho (thứ 69), Harumafuji (thứ 70) , Kakuryu (thứ 71) đó là chưa kể Asashoryu đã bị buộc giải nghệ vì “mất nết”, 4 chàng này cứ thay phiên nhau vô địch, nhiều nhất là Hakuho (33 kỳ) và mỗi khi diễn hành trong chiến thắng thì hai bên đường dù chỉ “lác đác” vài lá cờ Mông Cổ, nhưng trông..... ngứa mắt không chịu được. Nhưng biết làm sao bây giờ? Đến nỗi trong một chương trình hài truyền thống gọi là Shoten (笑点), của Nhật Bản phát hình vào mỗi tuần suốt từ năm 1966, cái ông ngồi ghế điều khiển chương trình ra câu hỏi: Giả sử bạn là người trách nhiệm một tờ báo của ngành nghề bạn đang làm, bạn sẽ cảm thấy sầu muộn khi gặp điều gì? một ông trong nhóm đáp ngay: tôi đang rầu đây vì phải điều hành tờ báo cho hiệp hội Sumo nhưng lại bằng song ngữ Nhật.... và Mông Cổ.




Cũng vừa mùa đấu vào gần cuối năm ngoái, một thiên tài lại xuất hiện, tuy đang ở cấp thấp nhưng đã quật ngã 1 Yokozuna và 2 Ozeki, xém chút nữa thì vô địch, cộng thêm vài thành tích cũ chàng được “đặc cấp” vinh thăng ngay từ “chiếu dưới” (Makushita) lên thẳng “chiếu trên” (sekiwake). Chàng tên là Ichinojo Takashi (21 tuổi) nhưng cũng.... lại là người Mông Cổ. Vào giải đấu giữa tháng 1 vừa qua (2015), có 42 lực sĩ của chiếu trên thì đã có 15 là ngoại quốc, trong đó có 11 là Mông Cổ, nếu kể luôn cả “chiếu dưới” nữa thì sẽ thành bao nhiêu? Thôi không đếm nữa. Rầu quá đi thôi. Ngoài mặt thì vẫn phải nói: Nhật Bản rất hãnh diện vì Sumo đã lan rộng và được nhiều người ưa thích, nhưng trong lòng thì chả thấy vui tí nào cả. Bên cạnh “nỗi sầu mông cổ” lại có vài sự kiện khiến người Nhật đã buồn bã lại.... cảm thấy chán chường trong suốt mấy năm qua vì những


Niềm... đau tiêu cực.
Mất nết
Chàng tên là Asashoryu Akinori sinh năm 1980 tại Mông Cổ, sang Nhật “du học” bậc trung học năm 1997, gia nhập làng sumo từ năm 1999. Con đường lực sĩ của chàng rất trơn tru, đánh đâu thắng đó, lên cấp đều đều. Chàng đã vô địch tất cả là 28 lần, được vinh thăng vua làng (Yokozuna) thứ 68 vào tháng 1/2003.
Đã là lực sĩ sumo lại mang tước hiệu cao qúy nhất “Yokozuna”, nên phải là người có phẩm cách cao ở trên sàn đấu và ngay cả ngoài đời, nghĩa là phải đàng hoàng từ A đến Z, ăn nói phải chững chạc, không được phát biểu linh tinh, ra đường phải mặc áo “sumo”, không được nghênh ngang trưng diện...fashion lòa loẹt..
Nhưng Asashoryu thì lại khác, bất chấp tất cả, cái gì chàng thích là.... làm tới luôn. Bị Hiệp Hội Sumo cảnh cáo, cấm thi đấu nhiều lần về hành vi..... tới bến này, chẳng hạn như vào năm 2007, Asashoryu xin phép về nước để chữa bệnh và tịnh dưỡng vì bị đau chân, nhưng sau đó thì một chương trình của đài TV Nhật chiếu một đoạn phim “phát giác” chàng mặc áo cầu thủ chạy long nhong trong sân khi cùng với Nakata Hidetoshi (một danh thủ bóng đá của Nhật thời đó) tham dự một trận túc cầu giao hữu với hội bóng địa phương và không có vẻ gì là chấn thương cả.


   Asashoryu trước khi giải nghệ        sau khi giải nghệ 

Giọt nước làm tràn ly khi tối ngày 16/1/2010, tại một quán nhậu ở Tokyo, ngay vào thời điểm đang có giải đấu mùa đông, chàng uống hơi nhiều nên “xuống tay” hơi mạnh với người nào đó, cảnh sát đã không làm lớn chuyện vì manager của Asashoryu nhận  mình là nạn nhân chứ không phải người khác. Tưởng thế là xong, nhưng không phải, vì có một người tố cáo: anh ta mới chính là nạn nhân của Asashoryu chứ không phải ai khác. Câu chuyện nổ lớn vì nạn nhân là người thường và đây là một hành động không thể chấp nhận của một lực sĩ sumo mang tước hiệu Yokozuna. Ngày 4/2, Hiệp Hội Sumo gọi Asashoryu và sư phụ ra “trình diện” rồi “phán quyết”: một là bị đuổi ra khỏi giới sumo, hai là ... tự xin ra. Đằng nào cũng kẹt, thôi thì giải nghệ tốt hơn vì còn được lãnh tiền “thoái nghiệp”. Chiều cùng ngày, Asashoryu giọt vắn giọt dài họp báo tuyên bố: nhận trách nhiệm và xin giải nghệ. Nhưng chuyện “tiêu cực” chưa dừng ở đó và chuyển sang chuyện ...

Cá độ



Kotomitsuki Keiji

Ngày 19/5/2010, tờ tuần báo Shukan Shincho đã xì một tin chấn động. Một ozeki người Nhật tên Kotomitsu Keiji với nhiều trận thắng đã làm người Nhật phấn khởi vì tin tưởng sẽ có một ngày trở thành Yokozuna, chấm dứt niềm “tủi nhục” suốt mấy năm qua đã bị tố là dính líu đến vụ cá độ dã cầu (yakyu) giữa các đội dã cầu chuyên nghiệp Nhật Bản do nhóm bạo lực đoàn là “trưởng ban tổ chức”, bài báo khiến cảnh sát để ý, ngay trong lúc giải sumo đang diễn ra thì Keiji đã bị gọi lên sở cảnh sát hỏi chuyện, nhưng Keiji nhất định chối là không liên hệ. 3 tuần sau, một tờ báo khác đưa ra một vài bằng chứng cho biết là theo những thố lộ từ “các giới liên quan” thì: không chỉ riêng Kotomitsuki Keiji mà còn 29 lực sĩ sumo khác cũng đang nằm trong đường dây cá độ yakyu và Keiji là một khách hàng quen thuộc, từng bị một thành viên bạo lực đoàn nguyên là cựu lực sĩ sumo hăm dọa tống tiền “nếu không muốn ai biết thì phải trả 10.000.000 yen” (khoảng 90.500 mỹ kim), chàng mới trả được 1/3 thì câu chuyện bị phanh phui. Ngoài ra cũng còn các loại cá độ khác như mạt chược, đánh gôn, haruta (một loại bài của Nhật) với hơn 36 lực sĩ dính líu. Sau một thời gian chối quanh chối quẩn là “chuyện tầm bậy tầm bạ”, cuối cùng chàng thú thật là những lời tố giác này “trúng tùm lum tùm la”. Cảnh sát Nhật đã dựa theo lời khai của Keiji bắt cựu lực sĩ tống tiền này. Keiji bị đuổi ra khỏi giới sumo, và hiện đang “kinh doanh” quán thịt nướng tại thành phố Nagoya. Cảnh sát vẫn tiếp tục “liên hệ” với các lực sĩ khác để truy tìm ra đầu dây mối nhợ và đã tìm ra....


Yaocho 
“Yaocho” (八百長), có nghĩa là bán độ, dàn xếp thắng-thua trước các trận đấu để được lên cấp, để không bị giáng cấp, để kiếm chút đỉnh tin.... xài.... Trong quá khứ, việc “yaocho” này đã được dư luận đồn đãi, một vài tờ tuần san đã trưng ra những dữ kiện khá cụ thể nhưng tất cả đu bị “phủi” đi nhẹ nhàng vì sự bao che rất bài bản của các chủ lò vật, của Hiệp Hội Sumo. Cả 2 lúc nào cũng đồng thanh: làm gì có chuyện “dơ bẩn” thế. Ngược lại, đôi khi các tờ tuần san này còn bị Hiệp Hội Sumo lôi ra tòa kiện vì tội vu khống, phỉ báng....đòi bồi thường. V mặt pháp luật thì những dữ kiện mà các báo nêu ra vẫn chưa phải chứng cớ để khẳng định: “yaocho”. Cho đến ngày 2 tháng 2/2011 thì báo chí, truyn thanh, truyn hình đu đồng loạt chạy tít: “chuyện dơ bẩn “Yaocho” đã thành sự thật”. Khác với những kỳ trước, phía tố cáo thường từ trong nội bộ sumo, nhưng lần này thì mọi người tin ngay vì phía thố lộ lại là.... cảnh sát.

Cuối tháng 1/2011, cảnh sát đã công khai nội dung 46 mail trao đổi giữa 14 lực sĩ nhưng không phải là mail v
chuyện “cá độ” mà là mail v chuyện “yaocho”. Nội dung của các mail này cho thấy đã có sự dàn xếp trước vào các mùa đấu, ai sẽ là người thua, ai sẽ là kẻ thắng, ai là môi giới, mỗi một lần “dàn xếp” thì (謝礼金) tin-tạ-ơn sẽ là bao nhiêu và sẽ được chuyển vào trương mục nào, và cách thua hay cách thắng phải làm thế nào để người thưởng lãm không mang cảm giác là đấu.... cuội.
Trong quá khứ tuy có vài trường hợp giới sumo mang tai mang ti
ếng chẳng hạn như lỡ tay đánh chết đệ tử, hành hung ký giả, chơi ma túy, say xỉn đánh người, cá độ.... nhưng dầu sao đó chỉ là hành động “con sâu làm rầu nồi canh” của một vài cá nhân, nhưng lần này thì trở thành nghiêm trọng hơn vì hành động “yaocho” tập thể này đã làm sụp đổ tất cả ý nghĩa cao đẹp nguyên thủy của môn võ cổ truyn Nhật Bản, người dân bắt đầu nghi ngờ các đẳng cấp trong giới sumo có thực là do cố gắng của các lực sĩ hay chỉ là một sự dàn xếp không hơn không kém?

Khi tin tức loan truy
n rộng rãi, Chủ Tịch Hiệp Hội Sumo Kaitsuke Masateru đã họp báo gục đầu xin lỗi nhưng vẫn còn cố gượng: “xin quí vị “lý giải” rằng chuyện “yaocho” lần này là lần đầu tiên, chứ không phải đã có từ lâu như đồn đãi”.

Với mục đích gọi là “giải trình toàn bộ” nghi vấn v
“yaocho”, Ủy Ban Điu Tra Đặc Biệt đã quyết định “điu tra” tất cả các lực sĩ sumo thuộc các đẳng cấp cao (khoảng 70 lực sĩ) bằng nhiu hình thức: hỏi trực tiếp, trả lời bản điu tra, lập đường dây nóng (hot line) thu nhận tất cả những gì không tiện nói, riêng 14 lực sĩ được ưu ái nhắc tên thì Ủy Ban yêu cầu nộp thêm điện thoại cầm tay, sổ ngân hàng .... nhưng chỉ có 3 lực sĩ ngay từ đầu nhận tội là tuân theo, còn ngoài ra thì “vợ tôi vô ý đạp lên nên điện thoại bể”, hoặc “bị rơi vào bồn nước hư hỏng nên tôi đã vứt rồi” v.v....., v mặt pháp lý thì việc giao nộp những bằng chứng này chỉ có tính cách tự nguyện, “đương sự” mà không đồng ý thì Ủy Ban Điu Tra cũng phải bó tay. Tuy Ủy Ban cũng yêu cầu các công ty điện thoại cung cấp nội dung trao đổi của từng điện thoại nhưng cũng bị từ chối vì: “không có lệnh tòa án nên chúng tôi chả dám”, quay sang các công ty chuyên môn giải mật điện thoại thì cũng gặp khó khăn vì: làm gì thì làm nhưng phải có trong tay “hiện vật” (hiện vật ở đây có nghĩa là các điện thoại cầm tay dù bị hư hỏng, hay bị dẫm nát). Nói tóm lại điu gọi là “giải trình toàn bộ” vào thời điểm đó gặp rất nhiu khó khăn, có khi lâm vào cảnh bế tắc vì chủ trương 3 không: “không biết – không nói – không liên quan” của các lực sĩ bị tình nghi. Nhưng cuối cùng thì cũng có kết quả: một số lực sĩ bị đuổi khỏi giới hoặc bị cấm thi đấu một thời gian, một số chủ lò bị những chế tài.....

Một vài nhà bàn ra tán vào bình luận: chuyện bán độ xảy ra cũng không lấy gì là lạ vì mức thu nhập, quy
n lợi tương ứng với đẳng cấp trong giới sumo khá chênh lệch. Sau đây là một vài mức lương hàng tháng (chưa kể những khoản khác như bonus v.v... ) của các đẳng cấp từ cao xuống thấp:


1.       横綱Yokozuna (2.820.000 yen)
2.       大関Ozeki  (2.347.000 yen)
3.       三役Sanyaku  (1.693.000 yen)
4.       幕内Makuuchi  (1.309.000 yen)
5.       十両Juryou  (1.036.000 yen)
6.       幕下Makushita  (150.000 yen ~ 0)
......... Vào thời điểm này 1 mỹ kim là khoảng 119 yen.

Theo bảng trên thì từ cấp 1 đến cấp 5, số thu nhập khá hậu hĩnh chưa kể những trợ cấp khác, ngoài ra cấp cao còn có quyn “tuyển” thêm vài “đệ tử” đi kèm để gọi là.... giúp đỡ, còn cấp 6 trở xuống thì thu nhập chỉ vừa đủ xài....vặt và có khi là con số 0, đôi khi phải trở thành “tà lọt” cho cấp cao sai bảo. Vì thế để trở thành Yokozuna phải vô địch liên tiếp vài kỳ hoặc muốn lên cấp phải thắng một số trận nhất định; để khỏi bị giáng cấp cũng phải thắng một số trận nhất định. Ngoại trừ cấp cao nhất Yokozuna, nếu thua quá tuy không bị giáng cấp, nhưng thường thường là phải “xuống tóc” (khi giải nghệ thì phải cắt một lọn tóc phía sau) chuyển sang các nghề khác, hoặc mở lò sumo, làm “bình loạn gia”, mở quán nhậu v.v..... Vì thế tệ nạn “yaocho” thường nảy sinh ở các cấp từ thứ 2 đến thứ 5. Nếu muốn lên cấp cao, hoặc không muốn bị giáng cấp thì nhờ “người môi giới” tìm người ở các cấp dưới chịu.... thua. “Người môi giới”, thường là một lực sĩ sumo nổi tiếng hòa nhã, khéo ăn khéo nói.
Dính dáng đến bạo lực đoàn*


Vào năm 2010, suốt từ giữa tháng 5 kéo dài đến hết tháng 6, cứ bật TV vào những giờ cao điểm và ngay cả không cao điểm cũng thấy nói đi nói lại chuyện sumo dính với bạo lực đoàn, tương đương với số giờ để các đài này bàn... loạn về chuyện chính trường. Chuyện thế này.
2 chủ lò đã bị tố là môi giới để mua giùm cho các cán bộ cao cấp tổ chức bạo lực đoàn Yamaguchi lớn nhất Nhật Bản những vé mà chỗ ngồi vừa vặn lọt vào ống kính của đài truyền hình. Những ghế đặc biệt này gồm khoảng 300 ghế, gần ngay sàn đấu gọi là “i-ji-in seki
維持員席” (ghế của người duy trì), chỉ dành riêng cho những đại ân nhân đóng góp tài chánh cho giới sumo, muốn ngồi ở đây phải có thẻ do Hiệp Hội Sumo cấp, cứ tính ra 1 ghế trung bình cũng phải gần 1.500.000 yen (khoảng 14.500 mỹ kim) hoặc hơn nữa tùy theo đấu trường. Nếu ở Tokyo thì giá còn đắt hơn. Không biết môi giới ra sao, mà vào mùa đấu tháng 5 năm đó (2010), ngay trước ống kính của đài truyền hình, thiên hạ thấy một vài tay anh chị cấp cao của tổ chức bạo lực đoàn Yamaguchi thuộc phái Kodoukai (弘道会) ngồi chễm chệ, mà theo nguyên tắc thì tại những nơi có tính truyền thống dân tộc như đấu trường sumo này thì những thành phần này tuyệt đối không được phép có mặt. Điều tra ra mới biết là để có vé trong tay, các ông trùm tổ chức bạo lực đoàn đã nhờ 2 chủ lò môi giới với khâu hướng dẫn sumo (còn gọi là “quán trà” - 茶屋). Sau khi điều tra thì Hiệp Hội Sumo tóm được 2 chủ lò, 1 chủ thì bị cảnh cáo, còn 1 chủ thì bị giáng cấp. 





Sở dĩ các “cán bộ” này cứ nhất định phải ngồi cho bằng được các chỗ này là vì: các tay anh chị này muốn gửi một “thông điệp” vào nhà tù, nơi mà các đàn em hay đàn anh đang bóc lịch: các anh, các chú cứ yên tâm, tụi anh còn ngồi đây được là còn lo cho các chú được. Đối tượng mà tổ chức này muốn “gửi thông điệp” là Shinoda Kennichi (xếp sòng nhóm Kodoukai (弘道会) thuộc băng đảng Yamaguchi)  đang thụ án trong nhà tù Fuchu, Tokyo (tháng 4/2011 - đã mãn án và ra khỏi nhà tù), “thông điệp” có nội dung: “ông anh cứ yên tâm dưỡng sức nhé, “chị nhà” vẫn khoẻ mạnh và lúc nào cũng “Em chờ anh trở lại”. “Chị nhà” ở đây chính là vợ trùm Shinoda, một phụ nữ xinh đẹp mặc kimono luôn luôn ngồi giữa, xung quanh là các tay anh chị khác. Được biết, trong nhà tù các tù nhân được phép theo dõi những trận đấu sumo trực tiếp của đài truyền hình NHK mỗi khi có giải.
Và còn vài chuyện lẻ tẻ nữa nhưng đã quá đủ, viết thêm chỉ tốn thêm thì giờ…. đánh máy.
Người hâm mộ chỉ biết than trời: Sumo ơi là sumo. Đẳng cấp cao (Yokozuna) thì Mông Cổ nắm, còn cấp dưới thì chỉ thấy “Yaocho”.  Nghe thấy mà rầu!.
--------------------

* Tổ chức bạo lực đoàn (
暴力団 hay còn gọi là Yakuza là một tổ chức giống như một loại Mafia của Ý, chuyên làm những chuyện ngoài vòng pháp luật như cai quản các động mãi dâm, tống tiền, buôn bán ma túy, buôn vũ khí v.v... một cách có hệ thống.
-----------------
Trừng phạt
-Ngày 6/7/2010, đài NHK quyết định không trực tiếp các trận đấu sumo sau gần 58 năm liên tục vì “người dân muốn thế” và mùa sumo tại Nagoya năm đó được ghi nhận là buồn tẻ. Số khách thưởng lãm giảm, số tiền, quà thưởng từ các cá nhân, công ty bị cắt khá nhiều chỉ còn 1/4 so với kỳ trước, số ngày 満員御礼 Man-in Onrei (âm Hán Việt là Mãn Viên Ngự Lễ) là ngày mà khán giả ngồi chật đấu trường quá ít; nội dung thi đấu rất nghèo nàn vì một số lực sĩ bị dính trong vụ cá độ, bán độ không được tham dự, Hiệp Hội Sumo phải đôn các lực sĩ cấp dưới lên thay thế cho đủ “túc số” và như thế thì việc tranh tài đọ sức không có gì là hào hứng. Yokozuna người Mông Cổ Hakuho không có đối thủ đồng sức nên thật dễ dàng liên-thắng 連勝 đoạt kỷ lục đứng thứ 3 trong lịch sử sumo: 47 trận không bại. Chủ nhật 25/7/2010, giải sumo mùa hè chấm dứt với những cúi đầu xin lỗi của các lực sĩ tham dự, vô địch Hakuho đầm đìa nước mắt nhận bằng và cờ vô địch nhưng không có cúp thưởng của thiên hoàng, của thủ tướng, của các công ty v.v... như các lần trước đã bị cắt, vì “mặc cảm tội lỗi” mà Hiệp Hội Sumo không dám nhận.
Vô địch nhưng chỉ có bằng tưởng lệ và cờ vô địch còn cúp thì.... trống trơn. Buồn quá

-Ngày 6-2 năm 2011, Hiệp hội Sumo Nhật Bản lại quyết định hủy bỏ giải thi đấu trong tháng 3 và đây là lần đầu tiên giải đấu lớn này bị hủy kể từ năm 1946, khi 5 sân đấu chính của Tokyo phải tu sửa. Quyết định này đã làm Hiệp Hội sumo mất toi khoảng 1,3 tỷ Yen (16,25 triệu đô-la Mỹ). Ngoài ra, việc lưu diễn trên toàn nước Nhật của các lực sĩ sumo gọi là jungyo (巡業) thường được tổ chức hàng năm cũng bị đình chỉ.
Bao nhiêu những tin “tiêu cực” liên tiếp như trên đến dồn dập đã làm người hâm mộ sumo bắt đầu nổi giận. Họ đã không còn tin tưởng Hiệp Hội Sumo. Uy tín của Hội đã rơi xuống tận đáy “điêu linh”. Muốn thế chỉ có nước phải làm một điều gì đó để thay đổi triệt để ngay chính từ gốc là cách bầu cử và vận hành của Hiệp Hội Sumo.  

-------------------------
Những năm sau đó, dưới búa rìu của người dân - của giới truyền thông, dưới sự kiểm soát triệt để của các hội đồng giám sát, của các tổ chức liên quan v.v... cách bầu cử và cách vận hành của Hiệp hội Sumo đã được cải thiện rất nhiều, hiện tại thì “sumo” đã không còn “tiếng ong tiếng ve” nhiều so với trước. “Đơn” xin trở thành Hội Đoàn Công Ích Hiệp Hội Sumo* đã được chấp thuận từ tháng 1 năm ngoái. (trước đó là chỉ là Hội đoàn pháp nhân Hiệp Hội Sumo)....Ngoài ra vào chủ nhật 18/1/2015, sau gần 4 năm vắng bóng vợ chồng Thiên Hoàng đã có mặt thưởng lãm buổi sumo (một sinh hoạt định kỳ từ trước tới nay). Lý do chính là vì mang quá nhiều tai tiếng nên Hiệp Hội sumo Nhật Bản đã không dám “mời” 2 ngài tham dự.
Tuy nhiên “mặc cảm”: bao giờ thì ta sẽ lấy lại được chức “vua làng” (yokozuna)? thì vẫn còn là “đường xa vạn dặm”. Buồn kể gì.
------------------------
*Hội đoàn công ích pháp nhân” (財団公益法人) là một hội đoàn của đoàn thể đóng góp nhiều cho xã hội, được nhiu ưu tiên hơn mà nhà nước sẽ giành cho như: miễn thuế, nhận trợ cấp từ chính phủ, khác với Hội đoàn pháp nhân(財団法人) bình thường.
-----------------------
Định chấm dứt bài viết nhưng lại vừa có một chuyện cũng liên quan đến “nỗi sầu mông cổ” định để dành cho “kỳ khác” nhưng không biết “kỳ khác” là bao giờ nên trình bày luôn cho xong chuyện.

Kỳ thị?
Hôm chủ nhật 25/1/2015, Yokoyuna Hakuho gốc “Mông” vừa làm chuyện lịch sử: liên tiếp 33 kỳ vô địch qua mặt luôn cả Taiho, niềm hãnh diện của xứ sở Samurai (32 kỳ). Chuyện chả có gì đáng nói nếu trong ngày 26/1, không có những lời “cay đắng” của Hakuho với trọng tài: Dù rất vui khi đoạt 33 lần vô địch, nhưng có một nghi ngờ phải nói: trong trận đấu ngày thứ 13, tại hiện trường thì không rõ nhưng về xem lại video thì ngay cả đứa con nít cũng biết là trận đấu đó ai thắng hay thua, tại sao phải đấu lại? Màu da không quan hệ. Đã cùng nhau bước lên sàn đấu, buộc cái “mage” (chỏm tóc) lên đầu là đã mang vào người cái hồn của Nhật Bản. tất cả đều là con người…... Xin (quí vị trọng tài) cẩn trọng và chú ý hơn và đừng để những chuyện tương tự xảy ra lần thứ hai..
Nói rõ hơn một chút là sau khi Hakuho “liên thắng” đến trận đấu ngày thứ 13 với Kisenosato (Ozeki) Nhật Bản, với lý do không xác định rõ ai là người “ngã” xuống sàn trước kể cả màn check lại bằng video, hội đồng trọng tài gồm 5 người đã quyết định phải đấu lại. Ý Hakuno có lẽ muốn “gửi gấm” là trọng tài đã có ý cản trở không muốn chàng “liên thắng”, nhưng khi đấu lại cũng may là Hakuho vẫn “liên thắng” chứ không như trường hợp của lực sĩ Taiho Koki đã bị “chận” lại sau 45 trận “liên thắng” vào tháng 3 năm 1969, “hiện trường” thì quyết định Taiho thua Toda Tomojiro, nhưng sau khi check lại bằng hình ảnh, video thì thấy Taiho thắng. Và cũng từ đó, “chế độ” dùng hình ảnh video để check lại đã được đưa thêm vào để phân định thắng thua. Taiho thì “vui vẻ” chấp nhận vì…. là người Nhật còn Hakuho lầu bầu là vì….. người Mông.


Kisenosato (phải) – Hakuho (trái)

Ngày hôm sau 27/1, Hiệp Hội Sumo sau khi đã xem “nhiều lần” đoạn video đã phán: không có gì sai trái khi trọng tài ra quyết định đấu lại. Hakuho phải “phản tỉnh”, và cẩn thận lời ăn tiếng nói của mình. 1 ngày sau, chủ lò của Hakuho là ông Chikubayama đã gửi đến Hiệp Hội Sumo và hội đồng trọng tài lời hối lỗi “chân thành” nhất vì đệ tử Hakuho đã “thất ngôn”, chủ lò cũng cho biết là “đương sự” rất hối hận, và đã chọn thái độ “thủ khẩu như bình” trước sự săn đuổi của báo chí.  Không biết là chàng cố ý nói hay rượu nói, vì nghe nói đêm khao quân 25/1, Hakuho uống hơi nhiều, mồm vẫn còn “nồng” mùi rượu trong buổi họp báo sáng hôm sau.
“Nỗi sầu Mông Cổ” vẫn còn và chưa biết bao giờ mới dứt.
----------------
Thôi bài viết đã dài hẹn quí vị kỳ sau, nếu còn hứng thú sẽ kể quí vị nghe tiếp về một vài nỗi “dại khờ” của…. người Nhật.

Kính chúc bà con cô bác một năm Ất Mùi được sức khỏe dồi dào, tài lộc hưng vượng, vạn sự như ý.

Sayonara
Vũ Đăng Khuê