Wednesday 8 April 2015

THIÊN I Hài kịch tráo rồng đổi phượng

Màn một
Sự thật về cái chết của Nguyễn Ái Quốc
 
Những ẩn số về con người Hồ Chí Minh
 
Trong tiểu sử Hồ Chí Minh, một câu hỏi luôn được đặt ra, ông là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam hay là Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan? Đây là vấn đề vô cùng quan trọng. Phải chăng Nguyễn Ái Quốcđã chết vào năm 1932? Người tiếp tục đóng vai ông liệu có phải l à Hồ Tập Chương? Các tác giả viết truyện ký về Hồ Chí Minh vào thời điểm 1932 đều khá mơ hồ, thậm chí còn tỏ ra không ít nghi ngờ. Vì vậy không có cách nào chứng thực được cái chết của Nguyễn Ái Quốc, nơi mai táng di thể cũng như thân phận của Hồ Tập Chương tiếp tục vai trò của ông. Vì thế, các học giả nghiên cứu về Hồ Chí Minh, cho đến nay, chỉ sử dụng những tư liệu chính thống do nhà nước Việt Nam biên soạn như "Truyện Hồ Chí Minh" hoặc "Hồ Chí minh và vấn đề văn hóa" v.v...nhằm ngoa truyền Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. Nhân đó khẳng định thân phận chân chính Hồ Chí Minh cùng những chi tiết thật giả lẫn lộn không thể phân biệt, đề lại cho hậu thế một nhân vật nhuốm màu thần bí. Nghiên cứu kỹ những ghi chép về hoạt động của Hồ Chí Minh từ năm 1933 đến năm 1945, ta sẽ thấy một số không nhỏ những điều vô lý được sử dụng qua hàng loạt chứng cứ ngụy tạo. Có thể dẫn chứng, người mà năm 1933 từ Hạ Môn đến Thượng Hải để đi Mạc Tư Khoa tuyệt đối không phải Nguyễn Ái Quốc mà là một người khác. Tình yêu và hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn khác nhau. "Nhật ký trong tù" không phải do Nguyễn Ái Quốc sáng tác. Tất cả đều là những vấn đề lớn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Vì thế phải làm rõ một điều, Hồ Chí Minh là Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Ái Quốc, hai người này không thể là một. Từ đó mới có thể xác định Nguyễn Ái Quốc đã chết vào năm 1932. Chết mà sống lại khiến người ta nghĩ đến trò chơi "mượn xác hoàn hồn", "dời hoa tiếp cây".
 
Nguyễn Ái Quốc chết thật hay chết giả?
 
Nguyễn Ái Quốc nhiều năm đã mắc chứng lao phổi, tháng 6 năm 1931 bị cảnh sát Hương Cảng bắt, được chuyển đến bệnh xá nhà giam điều trị, đầu năm 1932 mất tích, đến khoảng giữa tháng 7 và tháng 8 thì các báo đưa tin chết vì bệnh lao phổi.

Cũng thời gian này các báo Hương Cảng, Anh Quốc, Pháp Quốc và Nga Xô đều viết, sau khi Nguyễn Ái Quốc từ Singapore trở lại Hương Cảng, không rõ lý do mất tích, sau đó bị bệnh qua đời. Thời gian này, nhóm lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Phương Đông, Mạc Tư Khoa đã cử hành lễ truy điệu. Phái viên Quốc tế cộng sản đến thăm hỏi chia buồn. Hồ sơ Nguyễn Ái Quốc của cảnh sát Pháp năm 1933 cũng ghi chú Nguyễn Ái Quốc đã chết. Thế nhưng, mãi đến mười năm sau, một nhân viên tình báo Pháp lại gửi báo cáo về Paris khẳng định Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung. Chính phủ Pháp gửi điện trả lời: "Vô lý, chắc anh bị bệnh tâm thần nên mới chuyển về nước tin tức vớ vẩn này. Nguyễn Ái Quốc đã chết ở Hương Cảng vào đầu những năm 1930". Những tài liệu gốc nằm trong hồ sơ Nguyễn Ái Quốc được nhắc đến từng đăng tải trên báo chí đều là những tư liệu lịch sử từ năm 1932 đến năm 1941 đáng tin cậy. Trong khoảng mười năm, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn biệt vô âm tín, không có bất cứ ghi chép nào về hoạt động của ông, nhưng lại có
một người khác, xưng danh là Nguyễn Ái Quốc, tiếp tục sự nghiệp của ông., Đó là Hồ Tập Chương. Thế thân Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương phủ nhận cái chết vì bệnh phổi với lý do, vì có nhiệm vụ quan trọng phải rời Hương Cảng nên đã tung tin cái chết giả với báo chí. Quốc tế cộng sản và các yếu nhân Trung cộng đều ra sức che dấu những hoạt động của Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) từ năm 1929 đến năm 1933, mặt khác lại không ngừng dùng báo chí tuyên truyền khẳng định Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc vẫn hoạt động trên vũ đài chính trị. Ví như năm 1933, người ta đã tạo ra một hình ảnh Nguyễn Ái Quốc giả gặp người bạn Pháp là Vaillant Couturier tại Thượng Hải rồi tung lên các báo với ý đồ, làm cho người đời tin rằng, từ năm 1933, Nguyễn Ái Quốc vẫn hoạt động tại Thượng Hải , để đạt được mục đích "dời hoa tiếp cây". Gần mười năm sau khi Nguyễn Ái Quốc chết, ngày 6 tháng sáu năm 1941, lần đầu tiên Hồ Chí Minh công khai danh tính Nguyễn Ái Quốc trong bài "Thư gửi đồng bào toàn quốc" kêu gọi nhân dân Việt Nam đứng lên làm cách mạng, giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.
 
Theo những mẩu chuyện tự kể về cuộc đời Hồ Chí Minh, những năm tháng sau khi Nguyễn Ái Quốc chết, rồi được làm cho sống lại từ màn kịch "dời hoa tiếp cây", nói rằng: "Mùa xuân năm 1932, Nguyễn Ái Quốc bí mật đến Hạ Môn chữa bệnhnửa năm, đầu năm 1933, từ Hạ Môn đến Thượng Hải, sau đó từ Thượng Hải đi Mạc Tư Khoa". Đó chính là trò chơi "ve sầu thoát xác" tạo nên một Hồ Chí Minh từ xác chết Nguyễn Ái Quốc được phù phép cho sống lại.

Sự thật về cái chết của Nguyễn Ái Quốc rất rõ ràng, nhưng lịch sử bị bóp méo, ngụy tạo ra cách giải thích, ông phải chạy trốn sang Pháp do bị đặc vụ săn đuổi. Tất cả những việc làm trên đều thực hiện bởi bàn tay Quốc tế cộng sản cùng giới lãnh đạo chóp bu Trung cộng, Việt cộng, chỉ nhằm một mục đích, bắt buộc người ta phải thừa nhận Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.
 
Báo chí đưa tin Nguyễn Ái Quốc chết bởi bệnh lao phổi
 
Sophie Quinn Judge trong tác phẩm "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1919 - 1941", đặc biệt tại chương 6, đã trực tiếp lấy việc Hồ Chí Minh "chết ở Hương Cảng, mai táng ở Mạc Tư Khoa" làm tiêu đề, đã nhận thấy có cái gì đó mù mờ trong chuyện sinh tử này. Sự nghi ngời của Quinn Judge phải chăng căn cứ từ các bài báo đương thời nhưng không có những tư liệu đáng tin cậy làm cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, trong năm ấy, báo chí cộng sản lại lần lượt đưa tin Nguyễn Ái Quốc chết do bị lao phổi. Ví như tờ "Sự thật" của đảng Cộng sản Liên Xô, tờ "Nhân đạo" của đảng Cộng sản Pháp, tờ "Lao động" của đảng Cộng sản Anh, đặc biệt, nhóm lưu học sinh Việt Nam tại Đại học Phương Đông, Mạc Tư Khoa đã cử hành lễ truy điệu Nguyễn Ái Quốc, Quốc tế cộng sản cũng phái đại biểu đến chia buồn.
 
1 - Trong tác phẩm "Hồ Chí Minh ở Trung Quốc", giáo sư sử học Đài
Loan Tưởng Vĩnh Kính, trang 74 - 75, đã viết:
 
Đầu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc sang Singapore nhưng bị cảnh sát bắt quay lại Hương Cảng, sau đó thì mất tích , nhưng phía Anh Quốc cũng không công bố việc này. Sau khi Nguyễn Ái Quốc mất tích, các báo đều đưa tin ông bị ho lao nặng và qua đời trong nhà giam. Những báo này bao gồm cả của nhà đương cục Pháp - Việt thực dân cho đến của các đảng Cộng sản như tờ "Lao động" của đảng Cộng sản Anh, tờ "Nhân đạo" của đảng Cộng sản Pháp, đến các báo của Nga Xô đều đăng tải tin Nguyễn Ái Quốc bị bệnh lao phổi chết. Nhóm lưu học sinh Việt Nam tại Đại học Phương Đông, Mạc Tư Khoa cử hành tang lễ, phái viên Quốc tế cộng sản đễn viếng và chia buồn. Hồ sơ của cảnh sát Pháp năm 1933 đã ghi chép về sự kiện này và chú thích "Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Hương Cảng". (Tác giả nhận định: Báo chí Nga Xô cụ thể là tờ "Sự thật" (Pravda), xem cuốn "Chủ tịch nước Việt Nam", Lý Gia Trung biên dịch, trang 224)
 
Những ghi chép của Tưởng giáo sư cùng các bài báo có liên quan đến cái chết của Nguyễn Ái Quốc dẫn từ "Bác Hồ" của Hoài Thanh, Thanh Tịnh, NXB Ngoại văn, 1962 và "Hoang Van Chi, From Colonialism to Communism" Ferederick A.Praeger, inc,1965 二書.(Hoàng Văn Chi, "Từ chủ nghĩa thực dân đến chủ nghĩa cộng sản" Ferederick A.Praeger, inc,1965, 2 quyển).
 
2 - Trong cuốn "Truyện Hồ Chí Minh", trang 209 và 212, William J.
Duiker viết:
 
Vào ngày 11 tháng 8 năm 1932, tờ nhật báo "Công nhân" của Quốc tế cộng sản phát hành tại London, đăng tin Nguyễn Ái Quốc chết trong nhà giam. Nhóm lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Stalin sớm đã biết tin Nguyễn Ái Quốc qua đời vì bệnh lao phổi nặng và tổ chức lễ truy điệu, cũng như trước đó, vào năm 1931, họ đã tổ chức lễ truy điệu Tổng bí thư Trần Phú chết ở nhà tù thực dân Pháp tại Việt Nam.

Những ghi chép của William J. Duiker thật ra không rõ ràng vì không dẫn được tư liệu gốc có tính thuyết phục. Những nghiên cứu của giáo sư Tưởng Vĩnh Kính, về đại thể là giống nhau, chỉ khác về tiểu sự nếu đem so sánh với các tư liệu viết về Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Bác Hồ" của Hoài Thanh và Thanh Tịnh do NXB Ngoại văn ấn hành năm 1962.
 
3 - Sophie Quinn Judge trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí
Minh, 1919- 1941", trang 194 đã viết:
 
Tháng 9 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc thừa nhận mình bị lao phổi. Trong một bức thư gửi Bộ Ngoại giao năm 1932, Tổng Lãnh sự Pháp tại Hương cảng Soulange Teissier cũng chứng thực Nguyễn Ái Quốc bị nhiễm lao mạn tính. Mùa hè năm 1932, lần đầu tiên một tờ báo viết: "Người (Nguyễn Ái Quốc) bị bệnh lao, thân thể suy nhược này chính là một lãnh đạo quan trọng của Việt Nam". Các báo Cộng sản tháng 8 năm 1932 đều đồng loạt đưa tin Nguyễn Ái Quốc qua đời bởi bệnh phế kết hạch (bệnh lao phổi).
 
Bí mật về cái chết của Nguyễn Ái Quốc
 
Tin Nguyễn Ái Quốc bị bệnh qua đời vì sao chỉ có các báo Cộng sản đăng tải? Vì sao lưu học sinh Việt Nam tại Mạc Tư Khoa tổ chức tang lễ? Lại vì sao đến mười năm sau Hồ Chí Minh mới giải thích việc mình chết rồi sống lại chính là một màn kịch để trốn khỏi Hương Cảng?

Đầu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc mất tích từ Hương Cảng, bí mật đến Thượng Hải để đi Mạc Tư Khoa. Kế hoạch này này là do Quôc tế cộng sản đạo diễn, vì thế chỉ có báo chí Cộng sản đưa tin. Có thể thấy, thời gian sau khi Nguyễn Ái Quốc chết, Quốc tế cộng sản vẫn chưa có ý định "cấy" Hồ Chí Minh thay thế ông ta, cho nên báo chí Cộng sản mới đưa tin Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao phổi và lưu học sinh Việt Nam tại Mạc Tư Khoa mới tổ chức lễ truy điệu.
 
Về cái chết của Nguyễn Ái Quốc, sau khi các báo đưa tin, tất cả đều im lặng, tuyệt nhiên không thấy Quốc tế cộng sản có bất cứ động thái gì. Trong khi ấy, liên lạc viên Cục Viễn Đông của Quốc tế cộng sản là Hồ Tập Chương, từ Thượng Hải đã đến Mạc Tư Khoa vào năm 1933. Hồ Tập Chương đã nhiều lần cùng làm việc với Nguyễn Ái Quốc, đặc biệt đã tham gia Ban Trù bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, lúc này, Quốc tế cộng sản yêu cầu Hồ Tập Chương thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc, tiếp tục tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Tập Chương (bí danh P.C.Lin), qua 5 năm, được sự giáo dục, cải tạo của Quốc tế cộng sản, lại đổi tên là Hồ Quang, Hồ Chí Minh hoạt động tại vùng biên giới Việt Trung. Cố nhiên, đây mới là chỉ dấu ban đầu nghi ngờ về cái chết của Nguyễn Ái Quốc và thân phận thực của Hồ Chí Minh sau khi đã đồng nhất với Nguyễn Ái Quốc.
 
Phải chăng, Nguyễn Ái Quốc đã chết vào mùa thu năm 1932 bởi bệnh lao phổi? Căn cứ vào hoàn cảnh lúc ấy mà suy đoán thì hầu như có thể khẳng định đó là sự thật. Theo hồi ức Lưu Đức Phương, một đảng viên Cộng sả n Việt Nam, thì từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc nỗ lực hoạt động vượt bậc. Chín trăm ngày đêm, công việc chồng chất như núi, ông phải làm việc thâu đêm, thân thể suy nhược, và nhất là ho rất nhiều, có lúc khạc ra máu. Từ tháng bảy đến tháng chín năm 1930, Nguyễn Ái Quốc viết 6 bức thư gửi Cục Viễn Đông, trình bày về việc mình bị bệnh lao phổi nặng, thường ho ra máu, thân thể suy nhược. Cuối tháng mười một năm 1931, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi đồng chí Lam Đức Thư của "Liên minh thanh niên cách mạng": "Tình trạng sức khỏe của tôi hiện rất nguy kịch, bệnh cũ tái phát, thường xuyên ho ra máu, rất đáng lo ngại , sợ rằng có thể chết trong ngục bất cứ lúc nào". Năm 1932, tình báo viên Anh Quốc là Paul Draken, dùng thủy phi cơ đưa Nguyễn Ái Quốc rời Hương Cảng đã nhìn thấy "Nguyễn Ái Quốc quá mệt mỏi, ho
liên tục, gần như không còn sức để nói". *
 
Như trên đã trình bày, từ khi rời Hương Cảng trốn đến Thượng Hải, tình trạng bệnh tật Nguyễn Ái Quốc đã khá trầm trọng, lại trải qua chặng đường dài vô cùng vất vả, vì thủy phi cơ rất xóc càng làm tổn hại sức khỏe. Huống nữa, sau khi lên bờ, đặc vụ Quốc dân đảng, cảnh sát tô giới Anh, với cặp mắt nhà nghế, luôn theo dõi nhất cử nhất động của những người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đâu dám công khai tìm thầy thuốc chữa bệnh mà chỉ cố chịu đựng để nhanh chóng đến được Mạc Tư Khoa. Cho nên ông bị chết ở Mạc Tư Khoa là hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì vậy, báo chí Cộng sản từ tờ "Sự thật" của Nga Xô đưa tin đầu tiên, sau đó đến tờ "Nhân đạo" của Đảng Cộng sản Pháp, tờ "Lao động" của Đảng Cộng sản Anh lần lượt đăng tải tin Nguyễn Ái Quốc chết vào tháng 7 và tháng 8 năm 1932. Cùng thời gian này, nhóm lưu học sinh Việt Nam tại Đại học Phương Đông đã tổ chức tang lễ cho Nguyễn Ái Quốc. Từ đó suy ra, Nguyễn Ái Quốc đã qua đời trên đường đến Mạc Tư Khoa, chôn cất tại Mạc Tư Khoa là sự thật, tuyệt đối không phải như Hồ Chí Minh tự thuật sau này nói về cái chết giả để tránh bị cảnh sát truy đuổi.
 
Chú thích:
 
* Dẫn từ: Paul Draken "Nhật ký Paul Draken- Ghi chép về Nguyễn Ái Quốc". "Nhật
ký Paul Draken" chính là cuốn hồi ký mà nội dung trong đó có nhật ký của thân phụ ông là
nam tước Draken chưa kịp xuất bản. Nhật ký thuật lại chuyến đi mạo hiểm của nam tước
Draken từ năm 1900. Đầu năm 2000, "Nhật ký Paul Draken có kèm theo tranh ảnh được
chuyển cho ngài Diêu Khai Dương thuộc Viện Bảo tàng Trung Quốc toàn quyền xử lý. Sau
này Diêu Khai Dương viết thư xin ý kiến Paul Draken trao bản quyền cho tập đoàn YAO xuất
bản và phát hành. "Nhật ký Paul Draken" có thiên thứ ba "Trân châu Trung Quốc" (1929 -
1932), chương 12, lấy tên Nguyễn Ái Quốc làm nhan đề chia ra hai phần "thượng", "hạ" ước khoảng ba nghìn chữ, kể lại việc ông tham gia vào kế hoạch giải cứu Nguyễn Ái Quốc. "Ghi chép về Nguyễn Ái Quốc" kể lại quá trình xây dựng kế hoạch và thực hiện giải cứu Nguyễn Ái Quốc là tác phẩm vô cùng quý giá, rất đáng đọc và suy ngẫm.