Cờ rủ là lá cờ được treo ở giữa cột cờ. trong những trường hợp thật đặc biệt, ngày Quốc Tang (deuil national) hay một thiên tai (Tragedie), chỉ được quyết định bởi một quốc gia, và do một ủy ban chính thức lo về nghi lễ. Đó là những gì người ta tìm hiểu được trong Wikipedia.
Cờ được kéo lên tới đỉnh, rôi hạ xuống lưng chừng. Theo nguyên tắc, tất cả các cờ khác cũng được kéo xuống như vậy hay đưa ra chỗ khác.
- Một quốc vương băng hà: Treo cờ rủ kể từ khi có tin đến hoàng hôn của ngày tang lễ. Cờ sẽ lại được kéo tới đỉnh khi có quốc vương mới
- Một vị toàn quyền (gouverneur géneral) đang tại chức hay một thủ tướng đang tại chức qua đời : kể từ khi loan báo đến hoàng hôn ngày tang lễ
- Sự qua đời của một người trong gia đình hoàng gia (Anh) một cựu toàn quyền, một chánh quan tòa (juge en chef actuel), một bộ trưởng của chính phủ hiện tại, một cựu thủ tướng : Từ khi tin được loan báo đến hoàng hôn ngày tang lễ.
- Một nhân viên cảnh sát chết khi làm nhiệm vụ (agent de police en service)
- Ngày 28 tháng tư (dành cho các người tử nạn trong khi thi hành nhiệm vụ)
- Ngày 23 tháng sáu: ( những người chết vì nạn khủng bố)
- Ngày chủ nhật cuối của tháng chín (Ngày của các nhân viên cảnh sát, agents de police)
- Ngày 11 tháng 11: Ngày kỷ niệm cựu chiến binh Thế Chiến Thứ Nhất : Le Jour de Souvenir.
- Ngày 6 tháng 12: Ngày tưởng nhớ và hành động cho các phụ nữ chống bạo hành: Violences faites aux femmes.
Như vậy rất rõ ràng, không phải muốn treo cờ rủ lúc nào là treo, và không phải bất cứ người nào cũng có quyền quyết định việc này.
Mới đây, khi nhận được bản tin và hình ảnh ngày tưởng niệm 30 tháng tư hay «Hành Trình Tìm Tư Do», tôi không tin ở mắt mình. Nếu Canada treo cờ rũ cho ngày này thì quả là phép lạ. Bởi vậy tôi vào Patrimoine Canadien liền, và đã khám phá là vụ treo cờ rủ này, người ta dành cho tang lễ của ông chủ tịch Thượng Viện đương nhiệm chứ không dính dáng gì đến người Việt Nam hết. Không muốn các hình ảnh này truyền đi khắp thế giới một cách sai lạc, tôi đã báo động ngay.
Tưởng rằng sự sai lầm chấm dứt ở đây, nào ngờ ngày 3 tháng năm, trong một buổi nói chuyện của hai chị Dương Nguyệt Ánh và Lữ Anh Thư tại trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal, theo dõi vidéo ghi lại sinh hoạt ngày hôm đó, chúng ta lại thấy một thành viên của ban tổ chức của buổi lễ nói quả quyết là ông có nghe một ông Bộ Trưởng (Pierre Poilievre) tuyên bố như vậy, và vụ treo cờ rủ tưởng niệm ngày 30 tháng tư không cần bàn cãi nữa.
Tôi liên lạc ngay với văn phòng của ông Bộ Trưởng Pierre Poilievre xin xác định xem có phải ông Bộ Trưởng nói như vậy hay không???. Attaché de presse của ông này là Aeron Bell trả lời: Comme votre demande s’agit de la portefeuille de l’honorable Shelly Glover, Ministre du Patrimoine canadien et des langues officielles, veuillez contacter ma collègue. Marisa Monnin.
Tôi liên lạc với bà Marisa Monnin, và sau đây là câu trả lời của văn phòng Bà Shelly Glover : En ce qui concerne votre question, je peux vous dire que le drapeau sur la tour de la Paix, était en berne du 24 avril 2015 jusqu’au crépuscule le jeudi 30 Avril 2015, suite au déces de l’honorable Pierre Claude Nolin, sénateur et président du Senat,
Vous pouvez trouver les avis de mise enberne au site suivant http://pch.gc.ca/fra/1311704914994/1311705010488
Không thấy một chữ nào liên quan đến Việt Nam.
Vậy mà người ta tuyên bố trước công chúng 2 lần, một lần tại Ottawa, một lần tại Montréal.
Người Việt Nam cả tin, và hay vơ vào. Nay thì phải thêm một đức tính nữa, là «nhất định không bao giờ chúng tôi sai».
Trình đô một tập thể biểu hiện qua cách thảo luận trong các sinh hoạt của cộng đồng đó. Vidéo ngảy 3 tháng 5 năm 2015 của CĐ Montréal xin tùy người xem đánh giá.
Trần Mộng Lâm